Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện nhi đồng 2...

Tài liệu đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện nhi đồng 2

.PDF
123
1
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ NGUYỄN TRẦN THU HẬU ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ CHÍ MINH – NĂM 2018 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ NGUYỄN TRẦN THU HẬU ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2. NGÀNH: NHI KHOA MÃ SỐ: 8720106 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS CAM NGỌC PHƢỢNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. NGUYỄN TRẦN THU HẬU . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Định nghĩa và phân loại trẻ sơ sinh ......................................................... 4 1.2. Định nghĩa thiếu máu............................................................................... 5 1.3. Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng ........................................... 5 1.4. Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng ..................................... 7 1.5. Biểu hiện lâm sàng thiếu máu ở trẻ sơ sinh ........................................... 10 1.6. Cận lâm sàng thiếu máu ......................................................................... 12 1.7. Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng ....................................... 15 1.8. Điều trị thiếu máu .................................................................................. 16 1.9. Chọn lựa truyền máu ............................................................................. 19 1.10. Tai biến truyền máu ............................................................................... 23 1.11. Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về thiếu máu và truyền máu ở trẻ sơ sinh ..................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 31 2.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 31 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 31 2.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 31 . 2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 32 2.5. Phương kiểm soát sai lệch ..................................................................... 34 2.6. Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 34 2.7. Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 45 2.8. Vấn đề y đức .......................................................................................... 45 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ............................................................................... 47 3.1. Đặc điểm dịch tễ, tiền sử, lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sinh non ........................................................................................... 47 3.2. Nguyên nhân thiếu máu ......................................................................... 52 3.3. Điều trị thiếu máu .................................................................................. 54 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 61 4.1. Về đặc điểm dịch tễ, tiền sử, lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán thiếu máu ................................................................................................................ 61 4.2. Về nguyên nhân thiếu máu .................................................................... 69 4.3. Về đặc điểm điều trị thiếu máu .............................................................. 71 HẠN CHẾ ...................................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Nghĩa CNLS Cân nặng lúc sinh CNHT Cân nặng hiện tại ĐTĐ Đái tháo đường HC Hồng cầu HCL Hồng cầu lắng NKQ Nội khí quản NTH Nhiễm trùng huyết PMNB Phết máu ngoại biên TB Trung bình THA Tăng huyết áp . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Nghĩa Chữ viết tắt Chữ gốc AGA aPTT ARC CPAP DIC EPO FDA Appropriate for Gestational Age activated Partial Thời gian hoạt hóa từng phần Thromboplastin Time Absolute Thromboplastatin Reticulocyte Count Continuous Positive Airway Pressure Disseminated Intravascular Coagulation Erythropoietin Food Cân nặng phù hợp tuổi thai Số lượng hồng cầu lưới tuyệt đối Thở áp lực ―dương‖ liên tục Đông máu nội mạch lan tỏa Erythropoietin and Drug Administration Cục quản lí thực phẩm và thuốc FiO2 Fraction of insptired oxygen Nồng độ Oxy trong khí hít vào Hb Hemoglobin Huyết sắc tố Hct Hematocrit Dung tích hồng cầu HFO High Frequency Oscillation Thở rung tần số cao LGA Large for Gestational Age Lớn cân so với tuổi thai MAP Mean Airway Pressure Áp lực đường thở trung bình MCH MCV Mean Corpuscular Lượng Hb trung bình trong một Hemoglobin hồng cầu Mean Corpuscular Volume Thể tích trung bình hồng cầu . Nghĩa Chữ viết tắt Chữ gốc PEEP Positive End Expiratory Pressure Áp lực cuối kì thở ra PT Prothrombin Time ROP Retinopathy Of Prematurity Bệnh lí võng mạc ở trẻ sinh non SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn SGA Small for Gestational Age Nhỏ cân so với hơn tuổi thai SpO2 Peripheral Saturation . Thời gian Prothrombin Oxygen Độ bão hòa Oxy ngoại biên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1 Giá trị Hb thấp nhất .......................................................................... 7 Bảng 1. 2 Giá trị HC theo tuổi ........................................................................ 16 Bảng 1. 3 Truyền nhóm máu toàn phần và HCL phù hợp ABO nhóm máu người nhận ....................................................................................................... 20 Bảng 1. 4 Chọn lựa máu toàn phần, HCL theo nhóm máu Rh (D)................. 20 Bảng 1. 5 Chọn nhóm ABO của nhóm máu khi nhóm máu mẹ và con không phù hợp ABO .................................................................................................. 20 Bảng 1. 6 Chọn lựa nhóm máu truyền khi máu mẹ và con phù hợp ABO ..... 21 Bảng 2. 1 Giá trị Hb và Hct chẩn đoán thiếu máu .......................................... 31 Bảng 2. 2 Các biến số chính ............................................................................ 34 Bảng 3. 1 Các đặc điểm dịch tễ, tiền sử ......................................................... 47 Bảng 3. 2 Các đặc điểm lâm sàng .................................................................. 48 Bảng 3. 3 Các đặc điểm về bệnh nền .............................................................. 49 Bảng 3. 4 Các đặc điểm cận lâm sàng............................................................. 50 Bảng 3. 5 Đặc điểm chẩn đoán........................................................................ 52 Bảng 3. 6 Các nguyên nhân thường gặp ......................................................... 52 Bảng 3. 7 Nguyên nhân thường gặp theo ngày truyền HCL lần đầu .............. 53 Bảng 3. 8 Các phương pháp điều trị................................................................ 54 Bảng 3. 9 Đặc điểm các trường hợp truyền HCL ........................................... 54 Bảng 3. 10 Đặc điểm về các trẻ truyền HCL không đúng chỉ định ................ 56 Bảng 3. 11 Đáp ứng truyền HCL .................................................................... 57 Bảng 3. 12 Các tai biến truyền HCL ............................................................... 57 Bảng 3. 13 Đặc điểm các trường hợp có tai biến truyền HCL........................ 58 Bảng 3. 14 Các đặc điểm bổ sung sắt ............................................................. 58 . Bảng 3. 15 Đặc điểm những trẻ khỏe xuất viện không truyền HCL và không bổ sung sắt ....................................................................................................... 59 Bảng 3. 16 Đặc điểm về kết cục điều trị ......................................................... 60 Bảng 4. 1 So sánh nguyên nhân thường gặp với các tác giả........................... 71 Bảng 4. 2 So sánh đáp ứng truyền HCL với các tác giả ................................. 75 . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1 Tiến trình thực hiện nghiên cứu................................................... 466 . DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin trẻ sơ sinh thiếu máu Phụ lục 2: Phiếu chấp nhận tham gia nghiên cứu Phụ lục 3: Thang điểm New Ballard Score Phụ lục 4: Biểu đồ Fenton Phụ lục 5: Các chỉ số hồng cầu theo tuổi Phụ lục 6: Hướng dẫn truyền máu Phụ lục 7: Hướng dẫn truyền máu quốc tế ở trẻ sơ sinh Phụ lục 8: Hướng dẫn truyền máu tại đại học New Mexico Phụ lục 9: Chỉ định truyền máu ở trẻ sơ sinh bệnh lí Phụ lục 10: Chỉ định truyền HCL ở trẻ sơ sinh đang được áp dụng tại khoa Sơ Sinh và Hồi Sức Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 Phụ lục 11: Phân độ nặng của viêm ruột hoại tử theo Bell cải biên Phụ lục 12: Bảng điểm chẩn đoán DIC theo Hiệp Hội Huyết Khối Và Đông Máu Thế Giới Phụ lục 13: Giá trị đông máu theo ngày tuổi . ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2016, có hơn 140 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra trên toàn thế giới trong đó có hơn 15 triệu trẻ sinh non chiếm hơn 10%. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có gần 1 triệu trẻ em tử vong vì biến chứng sinh non vào năm 2015 [65], [78]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi đã giảm từ 53/1.000 trẻ sinh sống năm 1990 xuống 16/1.000 trẻ sinh sống năm 2011, trong cùng thời gian, tử vong trẻ sơ sinh giảm từ 44 xuống 14/1.000 trẻ sinh sống [15]. Ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh non có nhiều yếu tố dẫn đến thiếu máu nhưng nguyên nhân thiếu máu thường không được biết rõ. Năm 2007, tỷ lệ truyền máu ở trẻ sơ sinh của khoa Sơ sinh của bệnh viện Từ Dũ là 1,6% (195/11.700 trẻ), trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Hương và cộng sự từ tháng 11/2006 – 5/2007, tỷ lệ truyền máu ở trẻ đủ tháng và non tháng là 28,8% và 69,5% [6]. Năm 2015, theo nghiên cứu của tác giả Lê Nguyễn Nhật Trung có 38,1% ở trẻ từ 26 – 34 tuần và 93,1% ở trẻ từ 26 – 28 tuần nhận ít nhất một lần truyền HCL [16]. Tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo cụ thể về tỷ lệ thiếu máu và truyền máu ở trẻ sơ sinh. Theo y văn thế giới, truyền HCL vẫn là lựa chọn ưu tiên trong điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh nhằm giúp hồi phục và duy trì khả năng chuyên chở oxy cho mô và là biện pháp cứu sống trẻ trong trường hợp mất máu cấp. Tuy nhiên, truyền HCL đặt trẻ trước nguy cơ các tai biến của truyền máu như tán huyết, sốt không liên quan tán huyết, nhiễm trùng, bệnh ghép chống chủ ở trẻ suy giảm miễn dịch, quá tải thể tích tuần hoàn hay ứ sắt trong trường hợp truyền máu nhiều trong thiếu máu mạn. Các tai biến trên có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, truyền HCL ở trẻ sơ sinh gây tốn kém và làm cha mẹ và người chăm sóc trẻ thêm lo lắng. Vì vậy, việc phòng ngừa . thiếu máu và giảm thiểu nguy cơ truyền máu ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh non là rất quan trong trong công tác chăm sóc trẻ sơ sinh. Trước tình hình trên và tìm hiểu y văn trong nước, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu về thiếu máu ở trẻ sơ sinh chưa phổ biến nhưng tỷ lệ truyền máu ở trẻ sơ sinh đặc biệt ở trẻ sơ sinh non tháng chiếm tỷ lệ cao từ đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: ―Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2‖. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng như thế nào? Nguyên nhân thiếu máu thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng là gì? Đặc điểm điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng là như thế nào ? . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT: Khảo sát đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 6 tháng từ 11/2017 – 04/2018. MỤC TIÊU CỤ THỂ: Trên những trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 được chẩn đoán thiếu máu từ tháng 11/2017 – 04/2018: 1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về dịch tễ, tiền sử, lâm sàng cận lâm sàng và chẩn đoán. 2. Xác định tỷ lệ các nguyên nhân thường gặp. 3. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về điều trị, đặc biệt là truyền hồng cầu lắng. . CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH Sơ sinh là trẻ dưới 28 ngày hay 4 tuần tuổi (theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới). Có các phân loại ở trẻ sơ sinh dựa trên CNLS và tuổi thai: 1.1.1. Phân nhóm sơ sinh theo CNLS [45], [70], [76] CNLS là cân nặng trẻ sơ sinh được ghi nhận ngày đầu tiên sau sinh: - Đủ cân: CNLS 2.500 – 3.999 gram. - Nhẹ cân: CNLS 1.500 – 2.499 gram. - Rất nhẹ cân: CNLS 1.000 – 1.499 gram. - Cực nhẹ cân: CNLS < 1.000 gram. 1.1.2. Phân nhóm sơ sinh theo tuổi thai [45], [47], [70] Sơ sinh non tháng: là các trẻ sinh sống trước 37 tuần hay 259 ngày kể từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng. - Non tháng muộn: tuổi thai trong khoảng 340/7 tuần – 366/7 tuần. - Non tháng vừa: tuổi thai trong khoảng 320/7 tuần – 336/7 tuần. - Rất non tháng: tuổi thai trong khoảng 280/7 tuần – 316/7 tuần. - Cực non tháng: tuổi thai nhỏ hơn 28 tuần. Tuần tuổi thai được làm tròn, ví dụ trẻ sinh ra lúc 26 tuần 4 ngày sẽ được làm tròn là 26 tuần hoặc cụ thể hơn 264/7 tuần. 1.1.3. Định nghĩa cân nặng phù hợp tuổi thai, nhẹ cân so với tuổi thai, lớn cân so với tuổi thai [45], [47] - LGA: cân nặng lớn hơn 90th bách phân vị tuổi thai theo biểu đồ Fenton. - AGA: cân nặng từ 10th – 90th bách phân vị tuổi thai theo biểu đồ Fenton. - SGA: cân nặng từ 3th – 10th bách phân vị tuổi thai theo biểu đồ Fenton. . 1.1.4. Tiêu chuẩn xác định tuổi thai Các tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán tuổi thai trong thực hành lâm sàng.  Tiêu chuẩn Sản khoa - Xác định tuổi thai qua siêu âm từ tuần thứ 12 là phương pháp chính xác nhất. Tuy nhiên siêu âm không phải lúc nào cũng thực hiện được [45]. - Tuổi thai được tính theo kinh chót (ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng). Ngày sinh – kinh chót = Tổng số ngày. Số tuần = Tổng số ngày / 7.  Tiêu chuẩn Nhi khoa Trong thực hành lâm sàng Nhi khoa, có nhiều tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá tuổi thai như tiêu chuẩn Ballard, Dubowitz, Valerie – Farr. Đánh giá tuổi thai theo thang điểm New Ballard qua các dấu hiệu về trưởng thành thực thể và thần kinh cơ. Trong một số nghiên cứu trước đây, đánh giá theo thang điểm New Ballard cho kết quả tuổi thai tăng nhẹ hơn so với phương pháp tính theo kinh chót hay siêu âm (tăng tương ứng 0,15 và 0,32 tuần ) ở nhóm sơ sinh < 26 tuần tuổi thai. Kết quả tương tự nhau khi khám và đánh giá tuổi thai trong vòng 96 giờ đầu ở nhóm sơ sinh > 26 tuần tuổi thai [45]. 1.2. ĐỊNH NGHĨA THIẾU MÁU Thiếu máu là tình trạng giảm khối lượng HC hoặc Hb trong máu dưới giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Trong thực hành, thiếu máu được định nghĩa khi Hct hoặc Hb nhỏ hơn – 2SD so với tuổi. Giá trị của Hb và Hct thay đổi theo tuổi thai, tuổi sau sinh [8], [25], [31], [39]. 1.3. ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG Cùng với sự trưởng thành của thai nhi, hệ thống tạo máu cũng được hình thành và phát triển rất nhanh trong suốt thai kì. Sau sinh sự tạo máu diễn ra rất mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể. Thiếu máu sinh lý ở trẻ đủ . tháng khỏe mạnh là lành tính, không triệu chứng và không cần thiết phải điều trị [25]. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng là sự phóng đại của tình trạng thiếu máu sinh lý, nhưng không còn là hiện tượng sinh lý và lành tính, do nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh góp phần gây nên. Nguy cơ thiếu máu ở trẻ sinh non tỷ lệ nghịch với sự trưởng thành của thai và cân nặng của trẻ [19], [28], [32], [55], [72]. - Do CNLS thấp và vận chuyển sắt từ mẹ sang thai chủ yếu xảy ra ở 3 tháng cuối thai kì nên khối lượng HC và dự trữ sắt giảm ở trẻ sinh non. Tuy nhiên, Hb sau sinh tương tự ở trẻ sinh non và trẻ đủ tháng. - Hb thấp nhất đạt được sớm hơn ở trẻ sinh non (4 – 8 tuần) so với trẻ sơ sinh đủ tháng (8 – 12 tuần) có thể do:  Khối lượng HC thấp hơn ở trẻ sinh non.  Tốc độ tăng trưởng ở trẻ sinh non nhanh hơn ở trẻ sơ sinh đủ tháng.  Nhiều trẻ sinh non bị giảm khối lượng HC và dự trữ sắt do việc lấy máu xét nghiệm trong quá trình điều trị.  Thiếu vitamin E là phổ biến trừ khi được cung cấp vitamin E ngoại sinh. Ngoài ra, thiếu folate và vitamin B12 cũng làm nặng thêm tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh cực non tháng. - Hb thấp nhất ở trẻ sinh non thấp hơn ở trẻ đủ tháng bởi vì EPO được sản xuất khi Hb 10 – 11 g/dL ở trẻ đủ tháng và 7 – 9 g/dL ở trẻ sinh non. Điều này được giải thích bởi ở trẻ sinh non sản xuất EPO vẫn diễn ra ở gan nhiều hơn ở thận, nhưng gan lại ít nhạy cảm với sự thiếu máu và thiếu oxy mô. Do đó, sản xuất EPO không được kích hoạt cho đến khi Hb giảm thấp. - Dự trữ sắt trước 10 – 14 tuần không làm tăng Hb thấp nhất hay giảm thời gian đạt mức thấp nhất của Hb nhưng nó được dự trữ để sử dụng sau. . - Khi Hb thấp nhất, sản xuất HC được kích thích và sắt dự trữ nhanh chóng được sử dụng hết bởi vì sắt dự trữ ở trẻ sinh non ít hơn trẻ đủ tháng. Bảng 1. 1 Giá trị Hb thấp nhất Tuổi thai lúc sinh Sơ sinh đủ tháng Sơ sinh non tháng (1.200 – 2.500 gram) Sơ sinh non tháng (< 1.200 gram) Hb thấp nhất Thời gian đạt mức thấp nhất (g/dL) (tuần) 9,5 – 11 6 – 12 8 – 10 5 – 10 6,5 – 9 4–8 Nguồn: Manual of neonatal care 8th edition, pp.614. 1.4. NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG Thiếu máu ở trẻ sinh non là kết quả của một hoặc kết hợp của 3 quá trình: mất máu, tán huyết và giảm sản xuất [7], [24], [44]. 1.4.1. Giảm sản xuất Sản xuất HC không đủ cho sự tăng trưởng của trẻ. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là ―thiếu máu sinh non‖ hay sự phóng đại của thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh non tháng, do nhiều yếu tố góp phần gây nên. Thiếu EPO, thiếu sắt – là thiếu những yếu tố cần thiết trong việc sản xuất HC, từ đó làm giảm sản xuất HC gây nên tình trạng ―thiếu máu sinh non‖. - Giảm EPO – EPO giúp điều hòa sản xuất HC, được sản xuất ở gan và thận để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy. EPO không qua được nhau thai và sản xuất EPO tăng theo tuổi. Ở trẻ sinh non, EPO tăng với tình trạng thiếu oxy nhưng thấp hơn trẻ lớn và người lớn cùng mức độ thiếu máu (do ở trẻ sinh non EPO được sản xuất chủ yếu ở gan thay cho thận như trẻ lớn và người lớn, mà gan lại ít nhạy cảm với giảm oxy hơn thận). . - Thiếu sắt do mẹ thiếu sắt, giảm dự trữ do sinh non, mất sắt do truyền máu thai – mẹ, truyền máu song thai hoặc mất máu trong thời kì chu sinh, không cung cấp đủ sắt trong thời kì sơ sinh và nhu cầu sắt nhiều cần cho sự phát triển nhanh chóng của trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Ngoài ra còn do thiếu vitamin B12 và folate. Bên cạnh đó, giảm sản xuất HC còn do suy tủy xương gồm suy tủy dòng HC hoặc suy tủy xương (có thể là nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải). 1.4.2. Tán huyết hay tăng phá hủy HC Đời sống HC ở trẻ lớn và người lớn là 100 – 120 ngày nhưng ở trẻ sơ sinh non tháng chỉ 50 – 80 ngày. Hội chứng tán huyết là giảm tuổi thọ HC do bị phá hủy sớm hơn bình thường. Thiếu máu do tán huyết trong thời kì sơ sinh có thể do các nguyên nhân. - Tán huyết miễn dịch: là sự phá hủy HC thai nhi hoặc trẻ sơ sinh do kháng thể IgG của mẹ, những kháng thể này được sản xuất khi HC thai nhi đi vào tuần hoàn mẹ, thường liên quan đến bất đồng nhóm máu chính Rh và ABO nhưng bất đồng nhóm máu phụ vẫn có thể xảy ra. - Tán huyết không do miễn dịch: có thể là bệnh di truyền hay mắc phải, trong đó các nguyên nhân thường gặp là bất thường về màng HC (HC hình cầu, thiếu men G6PD…), bất thường Hb (thalassemia, HbE, HbS…). Ngoài ra, có thể gặp các nguyên nhân như NTH, tổn thương cơ học (van tim nhân tạo), cường lách, thiếu vitamin E, độc chất và bệnh chuyển hóa. 1.4.3. Mất máu Có thể xảy ra trước, trong hoặc sau sinh [7], [24], [31]. - Trước sinh (trong bào thai): truyền máu thai nhi – mẹ, truyền máu song thai, các chấn thương của nhau, dây rốn… [31], [52], [55], [69]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất