Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm nuôi ăn đường ruột qua ống thông dạ dày tại khoa tiêu hóa bệnh viện nhi...

Tài liệu Đặc điểm nuôi ăn đường ruột qua ống thông dạ dày tại khoa tiêu hóa bệnh viện nhi đồng 1

.PDF
127
1
112

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LÊ TẤN GIÀU ĐẶC ĐIỂM NUÔI ĂN ĐƯỜNG RUỘT QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LÊ TẤN GIÀU ĐẶC ĐIỂM NUÔI ĂN ĐƯỜNG RUỘT QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 CHUYÊN NGÀNH: NHI TIÊU HÓA MÃ SỐ: CK 62 72 16 05 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI QUANG VINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả Lê Tấn Giàu . . MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Danh mục các phụ lục ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………….. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. NUÔI ĂN ĐƯỜNG RUỘT 1.1.1. Định nghĩa nuôi ăn đường ruột............................................................. 4 1.1.2. Công thức dinh dưỡng đường ruột ....................................................... 7 1.1.3. Cách nuôi ăn đường ruột .................................................................... 13 1.1.4. Nuôi ăn đường ruột trường hợp đặc biệt ............................................ 21 1.1.5. Các loại ống thông .............................................................................. 26 1.1.6. Cách đặt thông dạ dày nuôi ăn............................................................ 27 1.1.7. Các phương pháp kiểm tra vị trí thông mũi dạ dày ............................ 30 1.2. TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NUÔI ĂN ĐƯỜNG RUỘT 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về nuôi ăn đường ruột .......................... 32 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về nuôi ăn đường ruột ............................ 33 1.2.3. Các nghiên cứu về xác định vị trí ống thông mũi dạ dày…….. ......... 34 1.2.4. Các nghiên cứu về vai trò siêu âm trong việc xác định vị trí thông mũi dạ dày..................................................................................................... 37 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 40 . . 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 41 2.3. Y đức...................................................................................................... 51 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 52 3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị ............................... 53 3.2. Đặc điểm nuôi ăn đường ruột qua ống thông dạ dày............................. 62 3.3. Sự tương đồng giữa hút dịch dạ dày, siêu âm và X quang trong việc xác định vị trí đầu thông dạ dày ................................................................... 67 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 71 4.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị ............................... 71 4.2. Đặc điểm nuôi ăn đường ruột qua ống thông dạ dày............................. 80 4.3. Sự tương đồng giữa hút dịch dạ dày, siêu âm và X quang trong việc xác định vị trí đầu thông dạ dày ................................................................... 87 4.3. Hạn chế và những điểm mới của nghiên cứu ........................................ 96 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 97 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Phiếu thu thập số liệu 2. Phiếu thông tin cho người tham gia nghiên cứu 3. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu 4. Công thức tính năng lượng cơ bản 5. Chế độ ăn Bệnh viện . . DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT ARHB Age-Related, Height Based Liên quan tuổi, chiều cao BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể DRI Dietary Reference Intakes Thu nhập thức ăn tham khảo cho cá nhân EEN Exclusive Enteral Nutrition Dinh dưỡng đường ruột hoàn toàn EFA Essential Fatty Acid Acid béo thiết yếu EN Enteral Nutrition Dinh dưỡng đường ruột ESPEN The European Society for Hội dinh dưỡng đường tĩnh mạch Parenteral and Enteral và tiêu hóa Châu Âu Nutrition ESPGHAN The European Society for Hiệp hội Tiêu hóa - Gan mật Paediatric Gastroenterology Dinh dưỡng Nhi khoa châu Âu Hepatology and Nutrition GAL Gut Associated Lymphoid Mô bạch huyết liên quan đường ruột GER Gastroesophageal Reflux Trào ngược dạ dày thực quản HAZ Heigh for Age Z score Z score chiều cao theo tuổi LCT Long Chain Triglycerides Triglycerides chuỗi dài MCT Medium Chain Triglycerides Triglycerides chuỗi trung bình NEC Necrotizing Entero Colitis Viêm ruột hoại tử NEMU Nose-Ear-Mid-xiphoid- Mũi-tai-giữa Umbilicus xương ức và rốn Nose-Ear-Xiphoid Mũi-tai-mỏm kiếm xương ức NEX . mỏm kiếm . PEG Percutaneous Endoscopic Mở dạ dày ra da qua nội soi Gastrostomy PLE Protein Losing Enteropathy Bệnh lý mất protein qua đường ruột PVC Polyvinylchloride Polyvinylchloride REE Resting Energy Requirement Năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi SGA Subjective Global Phương pháp đánh giá toàn thể Assessment WAZ Weight for Age Z score Z score cân nặng theo tuổi WHZ Weight for Heigh Z score Z score cân nặng theo chiều cao WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới . . DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT CN/T Cân nặng theo tuổi CC/T Chiều cao theo tuổi CN/CC Cân nặng theo chiều cao Emax Năng lượng tối đa HCRN Hội chứng ruột ngắn SDD Suy dinh dưỡng TBHTKR Tế bào hạch thần kinh ruột . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 1.1 Trang Năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng và tính thẩm thấu 12 của các công thức đa phân, bán phân và đơn phân Bảng 1.2 Các phương thức nuôi ăn đường ruột 14 Bảng 1.3 Biến chứng của nuôi ăn đường ruột 19 Bảng 1.4 Vật liệu các loại ống thông 26 Bảng 1.5 Các nghiên cứu về xác định vị trí thông mũi dạ dày 34 Bảng 1.6 Nghiên cứu vai trò siêu âm xác định vị trí thông dạ dày 37 ở bệnh nhân người lớn Bảng 2.1 Các biến số chính 43 Bảng 2.2 Các biến số độc lập 45 Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhi theo tháng tuổi 53 Bảng 3.2 Phân bố tuổi thai 54 Bảng 3.3 Phân bố cân nặng lúc sinh 54 Bảng 3.4 Phân bố tình trạng dinh dưỡng 55 Bảng 3.5 Phân bố bệnh lý nền 56 Bảng 3.6 Phân loại bệnh phẫu thuật tiêu hóa 57 Bảng 3.7 Đặc điểm lâm sàng nhóm hội chứng ruột ngắn 58 Bảng 3.8 Phân bố bạch cầu, hemoglobin, CRP máu 59 Bảng 3.9 Phân bố Glucose, albumin, Natri, Kali, Magie, Phospho 60 máu Bảng 3.10 Phân bố phương thức hỗ trợ hô hấp 61 Bảng 3.11 Phân bố kết quả điều trị 61 Bảng 3.12 Nguyên nhân tử vong, xin về 62 Bảng 3.13 Phân bố cỡ ống thông mũi dạ dày 62 . . Bảng 3.14 Cách cho ăn qua ống thông mũi dạ dày 63 Bảng 3.15 Phân bố loại thức ăn đường ruột 63 Bảng 3.16 Thể tích, năng lượng nuôi ăn đường ruột 64 Bảng 3.17 Thể tích, năng lượng nuôi ăn đường ruột ở 3 nhóm: 65 không phải HCRN, HCRN không suy ruột, HCRN có suy ruột Bảng 3.18 Phân bố thời gian nuôi ăn đường ruột 66 Bảng 3.19 Đặc điểm hút dịch dạ dày 67 Bảng 3.20 Phân bố tỷ lệ vị trí đầu ống thông dạ dày trên X quang 67 Bảng 3.21 Phân bố tỷ lệ vị trí đầu ống thông dạ dày trên siêu âm 68 Bảng 3.22 Sự tương đồng giữa hút dịch dạ dày và X quang 68 Bảng 3.23 Sự tương đồng giữa siêu âm và X quang 69 Bảng 3.24 Sự tương đồng giữa hút dịch dạ dày và siêu âm 69 Bảng 3.25 Độ nhạy, độ đặc hiệu của hút dịch dạ dày, siêu âm trong 70 việc xác định vị trí thông dạ dày . . DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, LƢU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………... 41 Lưu đồ 3.1. Lưu đồ dân số nghiên cứu………………………………………… 52 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Ở mọi lứa tuổi, các khía cạnh quan trọng nhất liên quan đến bệnh tật là chẩn đoán và điều trị thích hợp. Vì lý do này, nhiều loại thuốc và phương pháp phẫu thuật đã được phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tầm quan trọng của điều trị dinh dưỡng ngày càng tăng, quan tâm đến dinh dưỡng đang gia tăng trong y học hiện đại. Trong các phương pháp điều trị dinh dưỡng, nuôi ăn đường ruột (EN) ngày càng có vai trò quan trọng. Khái niệm nuôi ăn đường ruột có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại và Hy Lạp sau này [53]. Nuôi ăn đường ruột là cung cấp chất dinh dưỡng qua thực quản thông qua ống thông đến dạ dày hoặc sau môn vị [71]. Trong năm 2014, một báo cáo ở Hoa Kỳ cho thấy 25% bệnh nhân nhập viện được nuôi ăn đường ruột là trẻ em. Trong đó, 6% là các bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi [59]. Một nghiên cứu năm 2016 đã báo cáo rằng khoảng 25% bệnh nhân nhi nhập viện cần tạm thời nuôi ăn đường ruột bằng ống thông [72]. Nuôi ăn đường ruột được chỉ định ở bệnh nhân có hệ thống tiêu hóa hoạt động ít nhất một phần khi ăn uống không đủ hoặc ăn thực phẩm bình thường không phù hợp để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân [28]. Nuôi ăn đường ruột dễ cung cấp và an toàn hơn nuôi ăn tĩnh mạch [107]. Vì không cần phải truyền tĩnh mạch, nuôi ăn đường ruột không có tác dụng phụ liên quan đến catheter, biến chứng chuyển hóa và có lợi trong việc bảo tồn chức năng đường tiêu hóa [107]. Việc lựa chọn vị trí và cách nuôi ăn đường ruột tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, cấu trúc, chức năng đường tiêu hóa, mục đích nuôi ăn đường ruột, nguy cơ viêm phổi hít. Trong đó nuôi ăn dạ dày là tốt nhất vì sinh lý hơn [107]. Ống thông mũi dạ dày thường được lựa chọn khi nuôi ăn đường ruột. Mặc dù đặt ống thông mũi dạ dày như là một thực hành thường gặp trên lâm sàng nhưng lại được thực hiện như một thủ thuật mù. Phần lớn ống thông mũi dạ dày được đặt đúng vị trí nhưng cũng có trường hợp bị đặt sai vị trí. Một . . ống thông mũi dạ dày đặt sai vị trí làm tổn hại đến sự an toàn của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ biến chứng nặng và thậm chí gây tử vong. Do đó, việc xác nhận vị trí trong dạ dày sau khi đặt ống là rất quan trọng. Có nhiều cách xác định vị trí ống thông dạ dày như Xquang, phương pháp nghe, phát hiện carbon dioxide, phương pháp chiếu sáng qua mô, siêu âm, đo pH, bilirubin. Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 là nơi tiếp nhận, điều trị các bệnh lý về tiêu hóa nhi, trong đó có các bệnh nhi được nuôi ăn đường ruột. Tại Việt Nam, có nhiều đề tài nghiên cứu về nuôi ăn tĩnh mạch ở trẻ em nhưng những nghiên cứu về nuôi ăn đường ruột còn khá ít. Vì những lý do trên, chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu: Nuôi ăn đường ruột trẻ em tại khoa tiêu hóa phục vụ những đối tượng bệnh lý nào ? Nuôi ăn đường ruột trẻ em có những đặc điểm gì ? Kiểm tra vị trí thông dạ dày ở trẻ nhỏ bằng hút dịch dạ dày, siêu âm và X quang có tương đồng tốt không ? Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm nuôi ăn đường ruột qua ống thông dạ dày tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1”. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị bệnh nhi được nuôi ăn đường ruột qua thông dạ dày. 2. Xác định tỷ lệ các đặc điểm nuôi ăn đường ruột qua ống thông dạ dày. 3. Xác định sự tương đồng giữa 3 xét nghiệm hút dịch dạ dày, siêu âm bụng và Xquang trong xác định vị trí ống thông dạ dày. . . CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nuôi ăn đƣờng ruột 1.1.1. Định nghĩa nuôi ăn đƣờng ruột Nuôi ăn đường ruột cung cấp thực phẩm qua thực quản thông qua ống thông đến dạ dày hoặc sau môn vị [53]. Trong các hướng dẫn gần đây của Hội dinh dưỡng đường tĩnh mạch và tiêu hóa Châu Âu (ESPEN), thuật ngữ nuôi ăn đường ruột còn bao gồm cả việc sử dụng thực phẩm cho các mục đích y tế đặc biệt [28]. Những thực phẩm đặc biệt này dành cho những người có nhu cầu dinh dưỡng không thể đáp ứng bằng thực phẩm bình thường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa nuôi ăn đường ruột là nuôi ăn qua thông dạ dày. Chỉ định nuôi ăn đƣờng ruột Nuôi ăn đường ruột được chỉ định khi các yêu cầu về năng lượng và dinh dưỡng không thể được đáp ứng bằng lượng thức ăn thường xuyên ở bệnh nhân có ít nhất một phần ruột có chức năng [28]. Ngoài ra, nuôi ăn đường ruột được lựa chọn như là phương pháp điều trị bệnh (ví dụ, bệnh Crohn, không dung nạp thực phẩm) [45], [55]. Nuôi ăn đường ruột có những ưu điểm sau so với nuôi ăn tĩnh mạch: bảo tồn chức năng đường tiêu hóa, kỹ thuật đơn giản hơn, an toàn hơn, tránh các biến chứng liên quan đến nuôi ăn tĩnh mạch như nhiễm trùng huyết liên quan đến catheter và bệnh gan, chi phí thấp hơn gấp 2 đến 4 lần [85] . Ti u ch chỉ định h tr dinh dƣ ng [28] : - Không có khả năng đáp ứng 60% đến 80% nhu cầu cá nhân trong ngày . 10 . - Ở trẻ lớn hơn 1 tuổi, nên bắt đầu hỗ trợ dinh dưỡng trong vòng 5 ngày và ở trẻ dưới 1 tuổi trong vòng 3 ngày kể từ khi ăn uống thiếu - Tổng thời gian cho ăn ở trẻ khuyết tật 4 đến 6 giờ/ngày. : - Tăng trưởng hoặc tăng cân không đủ trong 1 tháng ở trẻ dưới 2 tuổi - Giảm cân hoặc không tăng cân trong khoảng thời gian 3 tháng ở trẻ lớn hơn 2 tuổi - Thay đổi trọng lượng theo tuổi trên 2 kênh tăng trưởng trên biểu đồ tăng trưởng - Nếp gấp cơ tam đầu cánh tay - Giảm vận tốc chiều cao - Giảm vận tốc chiều cao 5% percentile theo tuổi 0,3 SD/năm 2 cm/năm so với năm trước trong giai đoạn đầu /giữa tuổi dậy thì. Các tình huống lâm sàng có thể y u cầu nuôi ăn đƣờng ruột [28] : - Rối loạn bú và nuốt  Sinh non  Bệnh lý thần kinh (ví dụ, bại não, chứng khó nuốt) - Bất thường bẩm sinh của đường tiêu hóa trên  Lỗ rò khí thực quản - Khối u  Ung thư miệng  Ung thư đầu cổ - Chấn thương và bỏng mặt rộng - Bệnh nặng  Thở máy - Trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng . . - Ác cảm thực phẩm, chán ăn, trầm cảm. ê óa : - Xơ nang - Hội chứng ruột ngắn - Bệnh viêm ruột - Hội chứng kém hấp thu do dị ứng thực phẩm  Protein sữa bò  Nhiều thức ăn - Viêm ruột do nhiễm trùng mãn tính  Giardia lamblia - Tiêu chảy kéo dài - Tiêu chảy khó chữa - Suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải - Bệnh gan mãn tính - Bệnh ghép chống chủ - Lỗ rò ruột - Rối loạn nhu động đường tiêu hóa  Tắc nghẽn giả mãn tính  Bệnh Hirschsprung - Tăng nhu cầu dinh dưỡng  Bệnh cơ quan mãn tính: thận, tim, gan  Bệnh viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng), đa chấn thương, bỏng rộng - Thất bại tăng trưởng hoặc suy dinh dưỡng mãn tính - Bệnh chuyển hóa. Chống chỉ định nuôi ăn đƣờng ruột . . Chống chỉ định của nuôi ăn đường ruột bao gồm liệt ruột, tắc ruột, thủng ruột và viêm ruột hoại tử. Các chống chỉ định tương đối bao gồm rối loạn chức năng đường ruột, viêm đại tràng nhiễm độc, viêm phúc mạc, chảy máu đường tiêu hóa, rò đường ruột cao, nôn mửa nghiêm trọng và tiêu chảy. Trong những trường hợp lâm sàng này, nuôi ăn đường ruột nên được cung cấp ở mức độ tối đa cho bệnh nhân dung nạp. Ngay cả số lượng tối thiểu các chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa (được gọi là cho ăn trophic) có thể thúc đẩy tưới máu đường ruột, kích thích giải phóng hormon ruột và cải thiện chức năng hàng rào ruột [78], [98]. 1.1.2. Công thức dinh dƣ ng đƣờng ruột 1.1.2.1. Thành phần dinh dƣ ng của nuôi ăn đƣờng ruột Carbohydrate Carbohydrate trong công thức đường ruột có nguồn gốc từ các loại tinh bột khác nhau, bao gồm ngô và bột sắn. Maltodextrin và bột ngô thủy phân, sacarit có nguồn gốc glucose và ngô được sử dụng phổ biến nhất [46]. Liên quan đến đường sữa, phần lớn các công thức đường ruột ở trẻ em không chứa đường sữa hoặc có số lượng hạn chế. Lượng carbohydrate tối ưu trong các công thức đường ruột chưa được biết, nhưng hầu hết các công thức đường ruột tiêu chuẩn có sẵn cho trẻ em đều chứa 40 - 55% carbohydrate. Protein Hầu hết các protein trong công thức đường ruột là casein, whey hoặc protein đậu nành. Hàm lượng protein chủ yếu là khoảng 10%, nhưng có thể thay đổi từ 10% -20%. Tỷ lệ calo từ nitơ đến không nitơ là khoảng 1 đến 150 [46]. Lipid Trong dinh dưỡng qua đường ruột, lipid được sử dụng chủ yếu dưới dạng triglyceride hoặc là triglyceride axit béo chuỗi dài (LCT) hoặc . . triglyceride axit béo chuỗi trung bình (MCT). MCT có nguồn gốc chủ yếu từ dầu dừa, được thủy phân nhanh chóng và hấp thụ hiệu quả vào tuần hoàn, ngay cả khi các enzyme tuyến tụy có nồng độ thấp và trong trường hợp không có axit mật. Tuy nhiên, hàm lượng năng lượng trên một đơn vị MCT thấp hơn khoảng 14% so với LCT, một lượng hấp thụ cao có thể thúc đẩy tiêu chảy thẩm thấu và nó không chứa axit béo thiết yếu (EFA). LCT thúc đẩy nhu động ruột và kích thích bài tiết mật và tụy. Tuy nhiên, sự dư thừa LCT trong lòng ruột, đặc biệt là nếu nó bị hydroxyl hóa bởi vi khuẩn sẽ đảo ngược sự hấp thụ nước và chất điện giải, do đó làm sự kém hấp thu trầm trọng hơn. Tổng lượng lipid nên là 3 đến 4 g/kg/ngày, tùy theo độ tuổi, khả năng hấp thụ và khả năng tiêu hóa [64]. Chất xơ Các công thức đường ruột ban đầu có hàm lượng chất xơ thấp. Tuy nhiên, chất xơ có lợi ở những bệnh nhân bị táo bón, và đóng vai trò là chất nền để vi khuẩn sản xuất các axit béo chuỗi ngắn. Các axit béo chuỗi ngắn, đặc biệt là butyrate, được xem là có tác dụng dinh dưỡng trên niêm mạc ruột già vì chúng được ưu tiên sử dụng như một nguồn năng lượng cho tế bào ruột già. Điều này đã được chứng minh bằng kết quả phân tích tổng hợp các nghiên cứu có kiểm soát ở người lớn và trẻ em so sánh bổ sung chất xơ với các công thức không có chất xơ cho thấy một lợi ích đáng kể về chức năng ruột, cả ở bệnh nhân và ở những người khỏe mạnh, bất kể triệu chứng chủ yếu trước đây là tiêu chảy hay táo bón [41]. Vi chất dinh dƣ ng Do sự tăng trưởng và trưởng thành nội tạng, trẻ em có tăng nhu cầu về vitamin và các nguyên tố vi lượng. Mặc dù lượng vi chất dinh dưỡng khác nhau giữa các sản phẩm thức ăn đường ruột khác nhau, hầu hết các công thức đường ruột cho trẻ em đều chứa đủ các vi chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu . . cầu tăng khi stress và chữa lành vết thương với điều kiện là cung cấp liều lượng khuyến cáo hàng ngày. 1.1.2.2. Nồng độ dinh dƣ ng và độ thẩm thấu [15] Hàm lượng calo trong sữa bột trẻ em thường là 0,67 kcal/ml, hàm lượng calo trong các công thức đường ruột tiêu chuẩn ở trẻ em là 1 kcal/ml. Các công thức đường ruột cô đặc hơn cũng có sẵn (1,3-2,0 kcal/ml) cho bệnh nhân có nhu cầu năng lượng tăng hoặc hạn chế dịch. Tính thẩm thấu bị ảnh hưởng bởi nồng độ của tất cả các thành phần như axit amin, carbohydrate, lipid và chất điện giải. Các công thức có độ thẩm thấu cao hơn chất lỏng cơ thể bình thường tạo ra hiệu ứng thẩm thấu trên thành ruột, hút nước vào lòng ruột có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn và trướng bụng. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ em bị bệnh đường ruột nặng, hoặc khi nuôi ăn trực tiếp vào hỗng tràng. Ở những bệnh nhân này, các công thức có độ thẩm thấu khoảng 300 mOsm/l được ưu tiên. 1.1.2.3. Lựa chọn công thức dinh dƣ ng đƣờng ruột Các công thức đường ruột nên cung cấp một lượng năng lượng cân bằng và các chất dinh dưỡng khác để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển phù hợp với lứa tuổi. Thành phần dinh dưỡng và năng lượng phải phù hợp với độ tuổi và chỉ sau 8 đến 10 tuổi, một công thức dành cho người lớn mới có thể được sử dụng trong trường hợp không có sẵn công thức nhi khoa phù hợp. Để lựa chọn công thức đường ruột thích hợp, cần xem xét các yếu tố sau: • Tiền sử không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng • Chức năng đường ruột liên quan đến tiêu hóa và hấp thu • Vị trí nuôi ăn và cách thức nuôi ăn • Đặc điểm công thức như độ thẩm thấu, độ nhớt, hàm lượng dinh dưỡng • Sở thích hương vị .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất