Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm nhiễm khuẩn huyết bệnh viện tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện nhi đồng...

Tài liệu đặc điểm nhiễm khuẩn huyết bệnh viện tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện nhi đồng 2

.PDF
124
1
91

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ PHẠM NGUYỄN HẢI NAM ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HUYẾT BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ PHẠM NGUYỄN HẢI NAM ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HUYẾT BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Ngành: Nhi Khoa Mã số: 8720106 Luận văn Thạc sĩ Y học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. PHẠM DIỆP THÙY DƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Ký tên Phạm Nguyễn Hải Nam . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................... 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5 1.1. Định nghĩa ............................................................................................. 5 1.2. Dịch tễ học ............................................................................................. 6 1.3. Yếu tố nguy cơ....................................................................................... 7 1.4. Tác nhân gây bệnh ............................................................................... 10 1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán .......................................................................... 16 1.6. Nguyên tắc điều trị .............................................................................. 23 1.7. Tóm lược công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhiễm khuẩn huyết bệnh viện ............................................................................................. 26 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 28 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 28 2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 28 2.3. Thu thập dữ liệu ................................................................................... 30 2.4. Kiểm soát sai lệch ................................................................................ 34 2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu ................................................................... 34 2.6. Sơ đồ nghiên cứu: ................................................................................ 35 2.7. Biến số nghiên cứu .............................................................................. 36 . i. 2.8. Y đức ................................................................................................... 47 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 49 3.1. Đặc điểm dịch tễ, tiền căn của dân số nghiên cứu .............................. 49 3.2. Thời gian chẩn đoán NKHBV ............................................................. 51 3.3. Đặc điểm lâm sàng .............................................................................. 51 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng ........................................................................ 53 3.5. Đặc điểm điều trị ................................................................................. 54 3.6. Kết quả điều trị .................................................................................... 56 3.7. Đặc điểm kết quả cấy máu và PCR máu ............................................. 57 Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................... 60 4.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng........................................... 60 4.2. Đặc điểm điều trị ................................................................................. 75 4.3. Kết quả điều trị .................................................................................... 77 4.4. Kết quả cấy máu và PCR ..................................................................... 78 4.5. Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu............................................. 86 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 88 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt Nghĩa BV Bệnh viện HSSS Hồi sức sơ sinh NKH Nhiễm khuẩn huyết NKHBV Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện SS Sơ sinh SNK Sốc nhiễm khuẩn . v. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Viết tắt Tiếng Anh ALT Alanin Aminotransferase AST Aspartate Aminotransferase CDC/NHSN Center for Disease Control CLABSI CoNS Tiếng Việt Trung tâm Kiểm soát và Phòng and Prevention ngừa bệnh tật Central Line Associated Nhiễm trùng huyết liên quan tới Blood Stream Infections catheter tĩnh mạch trung tâm Coagulase-Negative Staphylococcus DNA Deoxyribonucleid Acid ICU Intesive Care Unit Khoa hồi sức tích cực INR International Normalized Chỉ số bình thường hóa quốc tế Ratio Laboratory Confirm Nhiễm khuẩn huyết chẩn đoán Bloodstream Infection bằng cận lâm sàng MAP Mean Arterial Pressure Huyết áp động mạch trung bình MRSA Methicillin-resistant Tụ cầu kháng methicillin LCBI Staphylococcus aureus NRP Neonatal Resuscitation Chương trình hồi sức sơ sinh Program NICU Neonatal Intesive Care Unit Khoa hồi sức sơ sinh PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng trùng hợp chuỗi PICU Pediatric Intesive Care Unit Đơn vị hồi sức tích cực trẻ em . . PPI Proton Pump Inhibitors Thuốc ức chế bơm proton WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới . . i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các tác nhân NKHBV thường gặp ................................................. 13 Bảng 1.2. Các tác nhân NKHBV ở các bệnh viện nhi tại Việt Nam năm 2012-2013 ....................................................................................................... 13 Bảng 1.3. Các tác nhân phân lập từ máu ở những trẻ NKBV tại khoa HSSS Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2008..................................................................... 14 Bảng 1.4 Tác nhân gây NKHBV ở trẻ sơ sinh bệnh viện nhi Đà Nẵng ........ 15 Bảng 1.5 Tiêu chuẩn về nhịp tim, nhịp thở, huyết áp tâm thu theo tuổi ........ 19 Bảng 1.6 Các ví dụ về vi sinh vật giống nhau ................................................ 20 Bảng 1.7 Các ví dụ về vi sinh vật giống nhau theo kháng sinh đồ ................. 21 Bảng 2.1 Bảng các biến số nghiên cứu ........................................................... 36 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn thiếu máu ở trẻ sơ sinh ................................................. 45 Bảng 2.3 Huyết áp động mạch trung bình của trẻ sơ sinh tại thời điểm 48-72h sau sinh ............................................................................................................. 46 Bảng 2.4 Creatinin theo tuổi ở trẻ sơ sinh....................................................... 47 Bảng 3.1 Bảng đặc điểm giới tính và tuổi thai................................................ 49 Bảng 3.2 Đặc điểm tiền căn ............................................................................ 50 Bảng 3.3 Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 51 Bảng 3.4 Đặc điểm công thức máu – chức năng đông máu ........................... 53 Bảng 3.5 Số lượng thuốc vận mạch sử dụng .................................................. 54 Bảng 3.6 Tỉ lệ các thuốc vận mạch được sử dụng .......................................... 55 Bảng 3.7 Số lượng kháng sinh được dùng ...................................................... 55 Bảng 3.8 Kết quả cấy máu .............................................................................. 57 Bảng 3.9 Kết quả PCR máu ............................................................................ 58 Bảng 3.10 Tỷ lệ dương tính kết quả cấy máu và PCR máu ............................ 58 . . ii Bảng 3.11 Tương quan kết quả cấy máu và PCR máu ................................... 59 Bảng 4.1 Tương quan kết quả cấy máu và PCR máu ..................................... 80 Bảng 4.2 Kháng sinh đồ của tác nhân gây NKHBV ....................................... 84 . . ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1 Quy trình xét nghiệm PCR……………………………………… 31 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………… 35 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ các kháng sinh được sử dụng ………………………...…..56 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện là một biến chứng nhiễm khuẩn nặng thường gặp của trẻ sơ sinh được chăm sóc tại các đơn vị hồi sức sơ sinh, theo các nghiên cứu trước đây ghi nhân tỉ lệ mắc phải chiếm khoảng 5-32%. Đặc biệt, ở nhóm trẻ rất nhẹ cân, tỉ lệ này ước tính khoảng 21%. Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện làm kéo dài thời gian điều trị, nguy cơ bệnh tật và làm tăng tỉ lệ tử vong lên tới 24% ở những trẻ cực nhẹ cân [118]. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn huyết bệnh viện được ghi nhận như: tuổi thai và cân nặng lúc sinh, sử dụng catheter trung ương, nuôi ăn đường tĩnh mạch… [36], [52] ,[60]. Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện có thể gây ra do nhiều tác nhân nhưng chủ yếu là vi khuẩn. Tuy vậy, phổ tác nhân gây bệnh không giống nhau ở các quốc gia [131]. Đối với nhiễm khuẩn huyết bệnh viện, việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh rất quan trọng. Để thực hiện được điều này, cần phải xác định được tác nhân gây bệnh cũng như mức độ nhạy cảm của kháng sinh đối với tác nhân đó. Việc xác định đâu là tác nhân gây bệnh giữa các tác nhân đồng nhiễm đã gây nên nhiều khó khăn cho điều trị [114]. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh còn gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các nguyên nhân khác như suy hô hấp, viêm phổi…Hiện nay cấy máu vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và xác định tác nhân gây bệnh trong các trường hợp nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, phương pháp này lại có độ nhạy thấp, nhất là đối với những trường hợp bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước đó hay có tạp nhiễm, đặc biệt đối với nhóm trẻ sơ sinh khi mà thể tích mẫu máu khá hạn chế [118]. Do đó, sự ứng dụng của những kĩ thuật mới đã được ra đời, trong đó có . . kĩ thuật sinh học phân tử như phản ứng trùng hợp chuỗi PCR giúp phát hiện được thành phần DNA của tác nhân. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy kết quả hứa hẹn với tỉ lệ dương tính cao gấp 2 lần cấy máu thông thường, độ nhạy có thể lên tới 100%. Ngoài ra PCR còn là một kỹ thuật cho thấy có hiệu quả ở những bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh [77], [88]. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và vi sinh của nhiễm khuẩn huyết bệnh viện ở trẻ sơ sinh. Riêng tại Việt Nam, các nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết bệnh viện còn ít, các thông tin chủ yếu được lấy từ các nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong 15 năm gần đây, tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, chúng tôi tìm thấy 10 nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ em; 2 nghiên cứu trong đó về nhóm trẻ sơ sinh đều được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2012. Tại khoa HSSS Bệnh viện Nhi Đồng 2, số lượng trẻ sơ sinh được nhập vào điều trị là rất lớn nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào về tình trạng nhiễm khuẩn huyết bệnh viện ở trẻ sơ sinh. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng cũng như vi sinh và kết quả điều trị của các bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết bệnh viện tại khoa Hồi Sức Sơ Sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, với việc xác đinh tác nhân gây bệnh thông qua cấy máu và PCR máu. . . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và điều trị của bệnh nhi bị nhiễm khuẩn huyết bệnh viện được điều trị tại khoa Hồi Sức Sơ Sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018 như thế nào ? . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị của bênh nhi nhiễm khuẩn huyết bệnh viện được điều trị tại khoa HSSS Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018. MỤC TIÊU CỤ THỂ Những bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết bệnh viện được điều trị tại khoa HSSS Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018. 1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng. 2. Xác định tỷ lệ các tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết bệnh viện. 3. Xác định tỷ lệ các biện pháp điều trị và kết quả điều trị. . . Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA Nhiễm khuẩn bệnh viện được định nghĩa là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà bệnh chưa xảy ra vào lúc nhập viên [53],[61]. Trẻ sơ sinh và đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng là những đối tượng nguy cơ cao của nhiễm khuẩn bệnh viện. NKHBV là một trong những nguyên nhân thường gặp của NKBV ở trẻ sơ sinh trong các đơn vị NICU. Tại Mỹ hàng năm ước tính có khoảng 250 000 trường hợp NKHBV được ghi nhận [80], [93]. Năm 2008, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ/ Mạng lưới an toàn chăm sóc y tế quốc gia, Hoa Kỳ - CDC/NHSN (Center for Disease Control and Prevention/ National Healthcare Safety Network) đã đưa ra định nghĩa cho 13 loại NKBV chính và 49 loại NKBV chuyên biệt theo vị trí. Theo đó, NKHBV được định nghĩa là nhiễm khuẩn huyết xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà sự ủ bệnh chưa xảy ra tại thời điểm nhập viện [61]. Nhiễm khuẩn huyết có thể là thứ phát hoặc nguyên phát. - Nhiễm khuẩn huyết thứ phát là nhiễm khuẩn có nguồn gốc từ các ổ nhiễm khác của cơ thể (đường tiết niệu, vết mổ, phổi, vết thương da…). - Nhiễm khuẩn huyết nguyên phát là nhiễm khuẩn không rõ ổ nhiễm đa số có liên quan tới việc sử dụng catheter trung ương, hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn huyết bệnh viện là nguyên phát [83], [125]. Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ năm 2008 nhiễm khuẩn huyết bệnh viện bao gồm: nhiễm khuẩn huyết cận lâm sàng và nhiễm khuẩn huyết lâm sàng. . . Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Châu Âu năm 2012 nhiễm khuẩn huyết bệnh viện được phân chia dựa trên nguồn gốc: vô căn, liên quan tới catheter hoặc thứ phát từ ổ nhiễm khác. Năm 2017, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Châu Âu đã đưa ra phân loại mới cho nhiễm khuẩn huyết trong đó nhiễm khuẩn huyết được xác định là nguyên phát- nhiễm khuẩn huyết chẩn đoán bằng cận lâm sàng (Laboratory Confirm Bloodstream Infection) - khi đã loại trừ do nguyên nhân thứ phát gây ra. 1.2. DỊCH TỄ HỌC Tại Hoa Kì ước tính hàng năm có khoảng 250.000 người mắc NKHBV, làm kéo dài thời gian nằm viện và là nguyên nhân của khoảng 62.000 người chết hàng năm [93], [80]. Trong nỗ lực nhằm đánh giá các đặc điểm của nhiễm khuẩn huyết BV từ năm 1995-2002 tại Hoa Kì cho thấy tỉ lệ của NKHBV khoảng 60 case/10000 bệnh nhân nhập viện, 15% số đó xảy ra ở trẻ em và 51% xảy ra ở các đơn vị hồi sức tích cực (ICU) [125]. Một nghiên cứu được thực hiện ở 1265 trung tâm ICU ở 75 quốc gia cho thấy NKH hiện diện ở 15% bệnh nhân NKBV. Trong những bệnh nhân bị NKH, một nửa số kết quả cấy máu dương tính là NKHBV, đa số là nguyên phát và liên quan đến đường truyền trung ương [119]. Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện là một trong những biến chứng nhiễm khuẩn thường gặp nhất tại NICU, theo báo cáo từ các nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc khoảng 5 – 32% [117],[56]. Theo báo cáo của CDC tỉ lệ NKHBV ở các trẻ sơ sinh rất nhẹ cân là 21%. Điều quan trọng là NKHBV làm kéo dài thời gian nằm viện (trung bình + 23 ngày) và làm tăng tỉ lệ tử vong lên 24% cho các trẻ ở nhóm tuổi này [79],[51],[92]. . . Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có con số chính xác về tỉ lệ NKHBV ở trẻ sơ sinh cũng như tỉ lệ tử vong. Theo một số nghiên cứu thực hiện tại khoa Hồi Sức Tích Cực bệnh viện Nhi Đồng 1 báo cáo năm 2005, tỉ lệ NKBV là 19,6% - 22,9% trẻ nhập khoa ICU, trong đó NKHBV chiếm tỉ lệ 16% - 27,3% các trường hợp NKBV [9],[4]. Nghiên cứu năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà và cộng sự tiến hành tại khoa HSSS Bệnh Viện Nhi Đồng 1 cho thấy tỉ lệ NKHBV chiếm tới 31% các trường hợp NKBV [1]. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mắc nhiễm khuẩn huyết bệnh viện do các yếu tố đi kèm như bệnh nền, nằm viện lâu dài, sử dụng các thủ thuật xâm lấn thiết bị hỗ trợ và do các vi khuẩn đề kháng thuốc [67]. Đặc biệt các bệnh nhi điều trị tại khoa chăm sóc tích cực có tỉ suất mới mắc cao hơn hẳn so với khoa khác [50]. 1.3. YẾU TỐ NGUY CƠ Có nhiều yếu tố làm tăng tỉ lệ NKHBV ở trẻ sơ sinh. Các yếu tố nguy cơ diễn tiến đến NKBV ở trẻ sơ sinh có thể được kể đến bao gồm: non tháng, nhẹ cân, thủ thuật xâm lấn, catheter mạch máu, nuôi ăn tĩnh mạch với nhũ tương lipid, biến đổi hàng rào niêm mạch, dùng thường xuyên kháng sinh phổ rộng, thời gian nằm viện kéo dài…[3], [41], [60], [107]. Trẻ sơ sinh non tháng là yếu tố tiên lượng mạnh cho NKBV. Theo Stoll và cộng sự báo cáo tỉ lệ NKH muộn của trẻ < 25 tuần là 46%, 28% cho trẻ 2528 tuần và 10% cho trẻ 29-32 tuần [107]. Những trẻ sơ sinh rất nhẹ cân thường cần được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, làm kéo dài thời gian sử dụng các đường truyền tĩnh mạch [106]. Sự phát triển chưa hoàn thiện của da, niêm mạch đường ruột… không đủ khả năng để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại [103]. IgG là globulin miễn dịch chính ở trẻ sơ sinh và được . . truyền từ mẹ chủ yếu ở tam cá nguyệt thứ 3, những trẻ sơ sinh non tháng chưa có khả năng để tổng hợp được đầy đủ globulin, đây là một yếu tố nguy cơ độc lập của NKHBV [19], [38]. Cân nặng lúc sinh thấp: các bằng chứng từ CDC và nhiều nghiên cứu khác cho mối liên hệ giữa cân nặng lúc sinh và nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết. Những trẻ < 1500g có nguy cơ nhiễm trùng gấp 2,69 lần những trẻ > 1500g [54],[105]. Sử dụng lipid trong nuôi ăn tĩnh mạch có thể là yếu tố nguy cơ độc lập của nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh non tháng. Các tác giả cho rằng nhũ tương lipid có tác động đến hệ miễn dịch của trẻ và có thể phục vụ cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm [31], [60]. Nuôi ăn tĩnh mạch và nhũ tương lipid dường như làm chậm sự phát triển của niêm mạc đường tiêu hóa do làm giảm nuôi ăn đường ruột, điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập qua lớp niêm mạc [132]. Mối liên hệ giữa việc sử dụng catheter trung ương và và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đã được đề cập trên rất nhiều nghiên cứu. Đường truyền tĩnh mạch trung ương thường được sử dụng để lấy máu xét nghiệm, nuôi ăn tĩnh mạch, truyền thuốc ở trẻ sơ sinh. So với người lớn, trẻ sơ sinh có nguy cơ NKH liên quan đến catheter cao hơn [13]. Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết do catheter trung ương ở NICU đã thay đổi trong nhiều năm qua, theo các thông tin nghiên cứu từ năm 1990 tỉ lệ này là 8,4/1000 đường truyền trung ương – ngày [12],[54], và tới năm 2000 đã giảm xuống còn 1,6/1000 đường truyền trung ương- ngày và có xu hướng giảm dẫn theo thời gian [47]. Theo báo cáo của Gaynes và cộng sự nhóm trẻ > 1500g có tỉ lệ CLABSI là 5,1/1000 đường truyền trung ương-ngày, tỉ lệ này ở nhóm trẻ < 1500g là 14,6 [54]. . . Catheter tĩnh mạch và động mạch rốn có ở hơn 50% trẻ sơ sinh < 1500g, nguy cơ NKH tăng lên tỉ lệ thuận với thời gian dùng catheter, với khoảng 20% nguy cơ cao hơn cho mỗi ngày [130]. Một số trung tâm chăm sóc đề nghị giới hạn thời gian sử dụng catheter rốn không quá 7 ngày [134]. Trẻ sơ sinh non tháng với cấy máu âm tính có thời gian dùng kháng sinh theo kinh nghiệm kéo dài (>5 ngày) làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết muộn. Những bệnh nhi được sử dụng Cephalosporin thế hệ 3 có nguy cơ cao bị nhiễm Candida [40], [69]. Việc hạn chế sử dụng kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh phổ rộng, làm giảm nguy cơ NKH tại ICU [32]. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, các thuốc antihistamin và PPI cũng được cho là làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết muộn liên quan tới vi khuẩn và Candida [102],[20]. Gần đây, Gupta và cộng sự chỉ ra rằng thuốc ức chế histamin làm thu hẹp phổ vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh và tác nhân chủ yếu là Proteobacteria [57]. Nhân viên y tế là yếu tố làm tăng nguy cơ NKHBV tại các đơn vị NICU. Theo dữ liệu từ mạng lưới Vermont-Oxford, Rogowski và cộng sự cho thấy tăng 1 đơn vị chuẩn của nhân viên y tế (khoảng 0,1 điều dưỡng / 1 trẻ) làm tăng 40% nguy cơ NKBV [98]. Sự tăng lên của số lượng bệnh nhi làm tăng khối lượng công việc cho nhân viên y tế đồng nghĩa với làm giảm sự tập trung vào công tác kiểm soát nhiễm khuẩn [132]. Mầm bệnh có thể tới từ mẹ, nhân viên y tế, các thiết bị y tế. Nguồn lây nhiễm quan trọng nhất là bàn tay nhân viên y tế [3]. Thời gian nằm viện kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ độc lập cho NKHBV [103]. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, là bệnh viện tuyến cuối số lượng bệnh nhi điều trị tại đây là rất lớn, khối lượng công việc nhiều trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế do đó còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất