Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm lâm sàng, vi trùng và kháng sinh đồ trong viêmdamủ nguyên phát ở trẻ em...

Tài liệu đặc điểm lâm sàng, vi trùng và kháng sinh đồ trong viêmdamủ nguyên phát ở trẻ em dưới 6 tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 thành phố hồ chíminh

.PDF
131
1
61

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----oOo----- TÔ THÀNH QUÝ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI TRÙNG VÀ KHÁNG SINH ĐỒ TRONG VIÊM DA MỦ NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----oOo----- TÔ THÀNH QUÝ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI TRÙNG VÀ KHÁNG SINH ĐỒ TRONG VIÊM DA MỦ NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN KHOA II: DA LIỄU MÃ SỐ: CK 62 72 35 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS. VĂN THẾ TRUNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tốt nghiệp Bác sỹ CKII “Đặc điểm lâm sàng, vi trùng và kháng sinh đồ trong viêm da mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2018 Tô Thành Quý . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT .................................................... ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iv DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................v ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. Viêm da mủ nguyên phát: ...................................................................................4 1.1.1. Chốc: .................................................................................................................6 1.1.2. Chốc loét: ........................................................................................................10 1.1.3. Viêm quầng – Viêm mô tế bào .......................................................................11 1.1.4. Viêm nang lông – Nhọt ...................................................................................15 1.1.5. Áp xe ...............................................................................................................18 1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA STAPHYLOCOCCI VÀ STREPTOCOCCI ....18 1.2.1. Staphylococci ..................................................................................................18 1.2.1.1 Tính chất vi trùng học: ..................................................................................18 1.2.1.2 Cơ chế gây bệnh ............................................................................................20 1.2.1.3 Vi sinh lâm sàng: ...........................................................................................21 1.2.2 Streptococci ................................................................................................22 1.2.2.1 Tính chất vi trùng học: ..................................................................................22 1.2.2.2 Cơ chế gây bệnh: ...........................................................................................25 1.2.2.3 Vi sinh lâm sàng: ...........................................................................................26 1.2.3 Vi trùng Gram (-): ............................................................................................27 . . 1.3. TÌNH TRẠNG KHÁNG THUỐC CỦA VI TRÙNG ........................................27 1.3.1 Staphylococcus aureus: ..............................................................................28 1.3.1.1 Trên thế giới: .................................................................................................28 1.3.1.2 Tại Việt Nam .................................................................................................32 1.3.2 Streptococcus pyogenes .............................................................................33 1.3.2.1 Trên thế giới: .................................................................................................33 1.3.2.2 Tại Việt Nam .................................................................................................34 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................35 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................35 2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................35 2.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................35 2.3.1. Dân số mục tiêu ...............................................................................................35 2.3.2. Dân số nghiên cứu ...........................................................................................35 2.3.3. Dân số chọn mẫu .............................................................................................35 2.3.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................................35 2.3.5. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................35 2.3.6. Cỡ mẫu ............................................................................................................36 2.3.7. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................36 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ...........................................................36 2.5. KỸ THUẬT NUÔI CẤY, ĐỊNH DANH VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ. ..........37 2.5.1. Vật liệu: ...........................................................................................................37 2.5.1.1. Môi trường nuôi cấy:....................................................................................37 2.5.1.2 Các chất tăng sinh: ........................................................................................37 2.5.1.3 Đĩa Petri: .......................................................................................................37 2.5.1.4. Khoanh giấy thấm kháng sinh:.....................................................................37 2.5.1.5 Thước đo vòng ức chế, pipet Pasteur, pipet 1 ml, tủ ấm...............................37 2.5.1.6 Lựa chọn các chất kháng khuẩn thử nghiệm................................................38 . . 2.5.2 Các bước tiến hành. ..........................................................................................38 2.5.2.1 Chuẩn bị môi trường. ....................................................................................39 2.5.2.2 Cấy Vi Khuẩn:...............................................................................................39 2.5.2.3 Chuẩn bị khoanh giấy kháng sinh: ................................................................40 2.5.3. Tóm tắt tiến trình nghiên cứu ..........................................................................41 2.6. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU: .................................................................................42 2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU: ..............................................................................................43 2.8. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU: ..............................................................................44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................45 3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ. ......................................................................................45 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG. .................................................................................48 3.2.1. Tiền căn và bệnh lý đi kèm: ............................................................................48 3.2.2. Đặc điểm các thể bệnh. ...................................................................................49 3.2.3. Thể bệnh - Nhóm tuổi .....................................................................................52 3.2.4. Thời gian mắc bệnh theo các thể bệnh: ...........................................................54 3.2.5. Phân bố thương tổn theo thể bệnh:..................................................................55 3.3. ĐẶC ĐIỂM VI TRÙNG ....................................................................................56 3.3.1. Tỷ lệ các loại vi trùng......................................................................................56 3.3.2. Phân bố tỷ lệ vi trùng theo thể bệnh................................................................57 3.4. ĐẶC ĐIỂM KHÁNG SINH ĐỒ. ......................................................................57 3.4.1. Tỷ lệ kháng sinh đối với vi trùng gây bệnh. ...................................................57 3.4.2. Tụ cầu vàng kháng Methicillin .......................................................................59 3.4.3. Phân bố thể bệnh theo tụ cầu đề kháng Methicillin ........................................60 3.4.4. Nồng độ ức chế tối thiểu theo vi trùng gây bệnh S.aureus .............................61 3.4.5. Nồng độ ức chế tối thiểu theo vi trùng gây bệnh CoN Staphylococcus. .........63 3.4.6. Nồng độ ức chế tối thiểu theo vi trùng gây bệnh Enterobacter spp. ..............66 3.4.7. Nồng độ ức chế tối thiểu theo vi trùng gây Streptococcus pyogenes .............67 . . CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................ 70 4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ................................ 70 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU: ...................................71 4.3. ĐẶC ĐIỂM VI TRÙNG: ...................................................................................75 4.4. ĐẶC ĐIỂM KHÁNG SINH ĐỒ: ......................................................................79 4.5. ĐẶC ĐIỄM TỶ LỆ KHÁNG THUỐC IN VITRO CỦA CÁC VI TRÙNG VIÊM DA MỦ ..........................................................................................................80 4.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHỦNG VI TRÙNG ...89 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................92 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 2: TỜ THÔNG TIN CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ (-) Âm (+) Dương ĐCL Độ lệch chuẩn . . ii BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Ý NGHĨA VIẾT TẮT NGUYÊN MẪU ANSORP The Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute cMRSA Community-Methicillin-resistant Staphylococcus aureus CoN Coagulase Negative DFA Direct fluorescent antibody Kháng thể huỳnh quang trực tiếp. GABHS Group A beta-hemolytic streptococcal Liên cầu tan huyết beta nhóm A MRSA Methicillin-resistant Staphylococcus aureus Tụ cầu vàng kháng Methicillin PBP Penicillin-binding protein Protein gắn penicillin SSSS Staphylococcal-scalded skin syndrome Hội chứng bong tróc da do tụ cầu S.aureus Staphylococcus aureus Tụ cầu vàng S. pyogen Streptococcus pyogenes Liên cầu β tan huyết nhóm A TEN Toxi epidermis necrolysis Ly thượng bì độc tố MSSA Methicillin-suscepcibleStaphylococcus aureus Tụ cầu vàng nhạy Methicillin MIC Minimum Inhibitory Concentration Nồng độ ức chế tối thiểu . Tụ cầu vàng kháng Methicillin trong cộng đồng . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến số nền ..................................................................................... 42 Bảng 2.2. Biến số về lâm sàng ........................................................................ 42 Bảng 2.3. Biến số về vi trùng .......................................................................... 43 Bảng 3. 1. Đặc điểm dịch tễ học ..................................................................... 45 Bảng 3. 2. Đặc điểm tiền căn bệnh lý ............................................................. 48 Bảng 3. 3. Phân bố các thể bệnh viêm da mủ. ................................................ 49 Bảng 3. 4. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 49 Bảng 3. 5. Tuổi theo các thể bệnh ................................................................... 52 Bảng 3. 6. Phân bố vị trí thương tổn theo các thể bệnh .................................. 55 Bảng 3. 7. Tỷ lệ các loại vi trùng. ................................................................... 56 Bảng 3. 8. Phân bố tỷ lệ vi trùng theo thể bệnh .............................................. 57 Bảng 3. 9. Tỷ lệ đáp ứng kháng sinh đối với vi trùng gây bệnh ..................... 57 Bảng 3. 10. Tụ cầu đề kháng Methicillin ........................................................ 60 Bảng 3. 11. Phân bố thể bệnh theo tụ cầu đề kháng Methicillin .................... 60 Bảng 3. 12. Nồng độ ức chế tối thiểu theo vi trùng gây bệnh S.aureus ......... 61 Bảng 3. 13. Nồng độ ức chế tối thiểu theo vi trùng gây bệnh CoNStaphylococcus. . 63 Bảng 3. 14. Nồng độ ức chế tối thiểu theo vi trùng gây bệnh Enterobacter spp. . 66 Bảng 3. 15. Nồng độ ức chế tối thiểu theo vi trùng gây Streptococcus pyogenes... 67 . . iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thời gian mắc bệnh viêm da mủ trong năm ............................... 46 Biểu đồ 3.2. Phân bố nhóm tuổi theo giới tính ............................................... 47 Biểu đồ 3.3. Tuổi theo các thể bệnh................................................................ 53 Biểu đồ 3.4. Thời gian mắc bệnh theo các thể bệnh ....................................... 54 Biểu đồ 3.5. MIC của các kháng sinh theo vi trùng gây bệnh Staphylococcus ........ 63 Biểu đồ 3.6. MIC của các kháng sinh theo vi trùng gây bệnh CoNStaphylococcus .... 66 Biểu đồ 3.7. MIC của các kháng sinh theo vi trùng gây bệnh Streptococcus pyogenes . 69 . . v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1. Tóm tắt tiến trình nghiên cứu ....................................................... 41 . . vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1. Vi trùng – Thể bệnh. ........................................................................ 6 Hình 1. 3. Chốc không bóng nước .................................................................. 10 Hình 1. 2. Chốc bóng nước ............................................................................. 10 Hình 1. 4. Chốc loét. ....................................................................................... 11 Hình 1. 5. Viêm quầng. ................................................................................... 13 Hình 1. 6. Viêm mô tế bào .............................................................................. 14 Hình 1. 7. Viêm mô tế bào vùng hậu môn ...................................................... 15 Hình 1. 8. Nhọt ................................................................................................ 18 Hình 1. 9. Dạng Staphylococci........................................................................ 19 Hình 1. 10. Hình dạng vi trùng Streptocci ...................................................... 22 Hình 1. 11. Streptocci theo các nhóm A, B, C, D … ...................................... 23 Hình 1. 12. Cơ chế gây bệnh vi trùng Streptococcus...................................... 25 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm da mủ và viêm mô cấu trúc dưới da là bệnh lý phổ biến nhất và thường gặp ở trẻ em bao gồm: chốc, chốc loét, viêm nang lông, mụn nhọt, nhiễm trùng vết thương, áp-xe, viêm mô tế bào, viêm quầng và hội chứng nhiễm trùng da do tụ cầu (Hội chứng 4S). Tác nhân chính do vi trùng S.aureus và S.pyogen liên cầu tan huyết β nhóm A và một số vi trùng khác gây ra[44],[17]. Viêm da mủ có liên quan đến các yếu tố môi trường, cá nhân và tùy thuộc vào mức độc lực và khả năng gây bệnh của vi trùng[40]. Tại Hoa Kỳ, nhiễm trùng da khoảng 3 triệu lượt trẻ khám trong mỗi năm.Với sự xuất hiện Staphylococcus aureus kháng Methicillin liên quan đến cộng đồng (CA-MRSA), tình trạng nhập viện cho viêm da mủ ở trẻ em đã tăng hơn gấp đôi trong 15 năm qua, hơn 70.000 mỗi năm và ảnh hưởng đến chi phí điều trị[76]. Châu Á nằm trong số các vùng với tỷ lệ S.aureus kháng Methicillin cao nhất (MRSA) trên thế giới[64]. ANSORP nghiên cứu cho thấy tỷ lệ MRSA là 38,1% đối với Philippines, 57% cho Thái Lan và 74,1% cho Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006.[99]. Theo ghi nhận tại bệnh viện Nhi đồng 1, năm 2017 có hơn 4600 trẻ dưới 6 tuổi được chẩn đoán nhiễm trùng da và mô dưới da khu trú. Đối với trẻ em viêm da mủ cấp tính cần điểu trị sớm với kháng sinh thích hợp với hoạt tính in vitro đối với các tác nhân gây bệnh, có khả năng hoạt tính sinh học tốt, tại vị trí thương tổn. Trên thực tế, bác sỹ lâm sàng điều trị kháng sinh phần lớn dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu.[53] Tình hình nhiễm trùng da do tụ cầu vàng và tình hình kháng thuốc trong cộng đồng ngày càng tăng trong vài thập niên (MRSA)[58]. Vấn đề đặt ra đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác lâm sàng và dựa vào cấy mủ định danh vi trùng . . 2 gây bệnh, điều trị kháng sinh thích hợp và làm tăng hiệu quả điều trị và làm giảm gánh nặng trong cộng đồng xã hội. Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu cho thấy tình hình kháng thuốc trong nhiễm trùng da. Nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu năm 2014 ở bệnh chốc trẻ em có tỷ lệ tác nhân chủ yếu là tụ cầu trùng, kháng cao với các kháng sinh Penicillin, Erythromycin, Clindamycin nhưng nhạy với Cefuroxime, Cotrimoxazole, Gentamycin và Ciprofloxacin[53]. Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện lớn chuyên khoa nhi ở khu vực phía nam, đối tượng bệnh nhi đến khám đa dạng, trong đó bệnh nhiễm trùng da khá đông nhưng chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm lâm sàng, tác nhân cũng như tính chất đề kháng kháng sinh của vi trùng. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, vi trùng và kháng sinh đồ trong viêm da mủ nguyên phát ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp. Hồ Chí Minh’’. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT: Xác định đặc điểm lâm sàng, vi trùng, tình trạng kháng thuốc và các yếu tố liên quan trên bệnh viêm da mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM từ 10/2016 đến 03/2018. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT: 1. Xác định đặc điểm lâm sàng viêm da mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi. 2. Xác định tỷ lệ các chủng vi trùng gây bệnh viêm da mủ. 3. Xác định tỷ lệ kháng thuốc in vitro của các vi trùng gây viêm da mủ. 4. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và tình trạng kháng thuốc. . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Viêm da mủ nguyên phát: Viêm da mủ nguyên phát là viêm nhiễm da chủ yếu do vi trùng sinh mủ Staphylococcus và Streptococcus. Viêm da mủ là bệnh tương đối phổ biến ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em. Nhiều báo cáo về sự kháng khuẩn đối với những kháng sinh được khuyến cáo trong vài năm qua[117]. Tuy nhiên, những khảo sát lại bổ sung mới lại hướng tới việc mô tả những đặc trưng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị của các thể viêm da mủ chủ yếu gồm: chốc, chốc loét, viêm mô tế bào, hội chứng nhiễm trùng da do tụ cầu và viêm nang lông Da bình thường có những loại vi trùng thường trú tồn tại dưới dạng vi trùng kết hợp và vi trùng tạm thời, đôi khi có thể khu trú ở da. Vi trùng thường trú bao gồm chủ yếu là: cầu khuẩn Gram (+) (Staplylococcus epidermidis), dạng khuẩn bạch hầu (Corynebacterium và Brevibacterium) và trực khuẩn que kỵ khí (Propionibacterium). Các vi trùng của dòng thường trú góp phần vào sự đề kháng chống lại sự tạo khúm của những vi trùng sinh bệnh bằng cách thủy phân các lipid và sản sinh các axit béo tự do, các axit béo này có tính gây độc đối với nhiều vi trùng [47],[96]. Dòng vi trùng tạm thời điển hình chính là Staphylococcus aureus (coagulase (+) và Streptococcus pyogenes. Những vi trùng này phát sinh từ môi trường, biểu hiện tính chất sinh bệnh trong một trường hợp có sự rối loạn của cấu trúc da nguyên vẹn [47]. Trong các loại Staphylococci, Staphylococcus aureus (S.aureus) là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất, gây ra sự viêm nhiễm nông hoăc sâu và các bệnh liên quan đến tác động của độc tố vi trùng. Da là nơi thường trú tự nhiên của nhiều chủng S.aureus Có sự tạo khúm vĩnh viễn với S.aureus ở những lỗ mủi trước 20% dân số. Khoảng 60% người khỏe mạnh đôi khi có sự tại khúm của . . 5 S.aureus tại một bộ phận nào đó trong cơ thể, nhất là vùng nách, đáy chậu, họng và lỗ mủi. Đề kháng chính chống lại Staphylococci là thực bào do bạch cầu trung tính. Những tình trạng thúc đẩy đến sự tạo khúm ở da do sức đề kháng kém bao gồm viêm vì do cơ địa, đái tháo đường, thẩm phân, tiêm thuốc tĩnh mạch, rối loạn chức năng gan và nhiễm HIV. Xâm lấn trực tiếp tại những chỗ trầy xước nhỏ ở niêm mạc, da và phần phụ của da gây ra rất nhiều viêm nhiễm nông [47],[55]. Liên cầu khuẩn hầu như luôn luôn tham gia vào dòng sinh vật ở miệng và đường tiêu hóa, và liên cầu là tác nhân gây ra bệnh phổ biến nhất ở con người. Streptococcus pyogenes (S.pyogenes) là vi trùng viêm nhiễm nhiều nhất của họ Streptococcaceae, có trong hầu họng 10% tổng dân số. Chỉ 1% dân số có S.pyogenes ở da người bình thường. Liên cầu độc hại nhất thuộc về nhóm A có protein M trên bề mặt của chúng để bảo vệ chống lại sự thực bào và làm tăng khả năng kết dính vào biểu mô [47]. Nhiễm S.pyogenes xảy ra nhiều hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Sự nhiễm trùng này là do viêm nhiễm liên tiếp (nhiều lần), có triệu chứng hoặc không rõ ràng với những serotypes lưu hành trong cộng đồng tồn tại kéo dài và miễn dịch đặc hiệu kháng lại S.pyogenes này. Tần suất viêm da mủ thay đổi tùy theo dân số; nhìn chung khoảng 7% dân số. Mùa hè tạo điều kiện sự tồn tại và duy trì của khí hậu nóng ẩm [55].[117] Trong sinh bệnh học của viêm da mủ chúng ta phải xem xét những nhân tố về ký chủ: sự hiện diện của vi trùng thường trú gây cản trở sự tạo khúm của những khúm khác và sản sinh các axit béo không bão hòa hình thành nên một rào cản hóa học, rào cản cơ học, độ ẩm của da: độ ẩm càng cao sự sinh sản của vi trùng càng dễ dàng; pH kiềm hỗ trợ cho sự tạo khúm vi trùng và khả năng miễn dịch của cá thể. Khi đề cập đến vi sinh vật, mức độ gây bệnh và tính chất độc hại cần được xem xét. Hai chất này về cơ bản bắt nguồn từ khả năng xâm . . 6 lấn được xác định bằng sự hiện diện của những phần tử kháng thực bào trên bề mặt vi trùng và khả năng sản sinh độc tố. Mặc dù nguyên nhân của viêm da mủ về cơ bản giống nhau, nhưng có một số thể lâm sàng riêng biệt khi về mặt hình thái học, sự tiến triển, sinh bệnh học, biến chứng và điều trị [55]. Hình 1. 1. Vi trùng – Thể bệnh. (Nguồn: Color Atlas of Dermatology Martin Rocken Martin Shaller Elke Sattler Walter Burgdorf 2010) 1.1.1. Chốc: Chốc là sự nhiễm trùng da nông chủ yếu do Staphylococci, một tỷ lệ nhỏ hơn do Streptococci hay sự kết hợp của 2 khuẩn. Chốc phổ biến và lưu hành cao hơn ở trẻ em [47]. . . 7 Có hai thể bệnh: chốc không bóng nước và chốc bóng nước. Staphylococci là tác nhân chủ yếu gây chốc bóng nước và liên cầu A là tác nhân chủ yếu gây chốc không bóng nước [98]. Thể không bóng nước 70% các trường hợp, còn có tên chốc lây (TilburyFox), khởi đầu một mụn nước mỏng hoặc mụn mủ, hầu như không nhìn thấy và sau đó vỡ ra, đôi khi trên một nền hồng ban. Dịch tiết mủ khô lại và hình thành nên mài cứng dày màu vàng nâu cổ điển gọi là meliceric. Khi bong ra, mày này nhanh chóng xuất hiện trở lại. Chốc có thể ảnh hưởng bất kỳ ở vị trí nào ở trẻ em nhưng ở người lớn những vùng da tiếp xúc dễ bị ảnh hưởng hơn [56]. Trong chốc bóng nước do Staphylococci, những chỗ rách nhỏ ở da tạo điều kiện cho sự khởi phát viêm nhiễm với sự hình thành những chỗ phồng do độc tố phát tán sinh sản tại chỗ. Bệnh ảnh hưởng đến trẻ em nhiều nhất ở mặt và hai chân. Tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng những vùng khác. Các thương tổn khởi đầu dưới da, dát sẩn hồng ban tiến triển thành những chỗ phồng trên bề mặt thành phần có chứa thành dịch. Dấu nick không hiện diện [47]. Những chỗ phồng này rất dễ vỡ đưa đến dự tạo những mảng trơn láng màu vàng nâu (mật ong) giống như lớp màng film tráng và lúc bong ra không để sẹo. Những thương tổn nhỏ có rất nhiều và những giai đoạn phát triển khác nhau. Chốc bóng nước không đe dọa sức khỏe nói chung của người bệnh và chỉ có sốt khi có nhiều thương tổn. Ở ngay vị trí tổn thương có cảm giác khó chịu ngứa tại chỗ. Ở thể trên, sau khi có sự vỡ bóng nước và tạo mài, sự sạch ở vùng trung tâm và lan rộng ra xung quanh. Những thương tổn cuộn tròn giống như những vi nấm trên bề mặt. Những thương tổn thường không gây triệu chứng và thỉnh thoảng ngứa hay nóng rát (nhẹ). Tiến triển nhanh tổn thương xung quanh do sự nhiễm bẩn của những vùng khác nhau do gãi hoặc tại nơi có tiếp xúc dịch tiết. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất