Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các trường hợp nhiễm khuẩn gram âm kháng c...

Tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các trường hợp nhiễm khuẩn gram âm kháng carbapenem tại bệnh viện bệnh nhiệt đới

.PDF
131
1
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN MỸ HÒA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CÁC TRƢỜNG HỢP NHIỄM KHUẨN GRAM ÂM KHÁNG CARBAPENEM TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2019 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN MỸ HÒA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CÁC TRƢỜNG HỢP NHIỄM KHUẨN GRAM ÂM KHÁNG CARBAPENEM TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI CHUYÊN NGÀNH: TRUYỀN NHIỄM MÃ SỐ: NT 62 72 38 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIÊP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. NGUYỄN VĂN VĨNH CHÂU TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2019 . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn NGUYỄN MỸ HÒA . ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH- BIỂU ĐỒ- SƠ ĐỒ x MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1 Chƣơng 1. 1.1. TỔNG QUAN Y VĂN…………………………………………….4 Sơ lƣợc về các vi khuẩn gram âm gây bệnh trên lâm sàng…………………4 1.2. Đại cƣơng về nhóm kháng sinh carbapenem……………………………… 5 1.3. Vị trí của kháng sinh nhóm carbapenem trong điều trị hiện nay………….. 10 1.4. Các cơ chế kháng các thuốc kháng sinh nhóm carbapenem……………... 12 1.5. Tình hình nhiễm trùng vi khuẩn gram âm kháng carbapenem trên thế giới và Việt Nam……………………………………………………………………. 16 1.6. Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn gram âm kháng carbapenem... 19 1.7. Vài nét về vấn đề điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm kháng carbapenem…………………………………………………………………….. 21 1.8. Phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm kháng carbapenem……. 24 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………25 . iii 2.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu………………………………….. 25 2.2. Quy trình kỹ thuật………………………………………………………... 30 2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu……………………………………………37 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………….. 37 Chƣơng 3. KẾT QUẢ………………………………………………………. 38 3.1. Đặc điểm về dân số nghiên cứu…………………………………………. 38 3.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ……………………………………………. 39 3.3. Đặc điểm vi sinh…………………………………………………………. 48 3.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trƣớc khi điều trị…………………... 60 3.5. Điều trị…………………………………………………………………… 63 3.6. Đáp ứng điều trị………………………………………………………….. 66 3.7. So sánh hai nhóm có đáp ứng điều trị và tử vong sau khi có kết quả kháng sinh đồ………………………………………………………………………….. 68 Chƣơng 4. BÀN LUẬN……………………………………………………... 71 4.1. Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu…………………………………… 71 4.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ…………………………………………….. 72 4.3. Đặc điểm vi sinh…………………………………………………………. 78 4.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trƣớc khi điều trị…………………... 84 4.5. Điều trị…………………………………………………………………… 86 KẾT LUẬN……………………………………………………………………..88 . iv KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………….90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng thu thập số liệu nghiên cứu Phụ lục 2. Phiếu cung cấp thông tin nghiên cứu Phụ lục 3. Phiếu chấp nhận đồng ý tham gia nghiên cứu Phụ lục 4. Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu . v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BAL Bronchoalveolar lavage CDC Centers for Disease Control and Prevention CRE Carbapenem-resistant Klebsiella pneumoniae ESBL Extended-spectrum beta-lactamases HIV Human immunodeficiency virus ICU Intensive care unit IMP Imipenemase metallo-β- lactamase MDR Multidrug resistance MIC Minimum inhibitory concentration MRSA Methicillin resistant S. aureus MSSA Methicillin-sensitive Staphylococcus aureus NDM New Delhi metallo-β- lactamase PBP Penicillin-binding protein VIM Verona integron- encoded metallo-β- lactamase . vi DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT Bronchoalveolar lavage Dịch rửa phế quản phế nang Centers for Disease Control and Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch Prevention bệnh Carbapenem-resistant Klebsiella Klebsiella pneumoniae kháng carbapenem Pneumoniae Extended-spectrum Men beta-lactamases phổ rộng beta-lactamases Human immunodeficiency virus Vi rút suy giảm miễn dịch ở ngƣời Intensive care unit Đơn vị chăm sóc đặc biệt Multidrug resistance Kháng đa thuốc Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu Methicillin resistant S. aureus Tụ cầu kháng methicillin Methicillin sensitive Tụ cầu nhạy methicillin Staphylococcus aureus Penicillin-binding protein . Protein gắn kết với penicillin vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dƣợc lực học của kháng sinh nhóm carbapenem ............................... 10 Bảng 1.2. Cơ chế đề kháng của một vài vi khuẩn Gram âm................................ 16 Bảng 1.3. Hƣớng dẫn của Sanford 2015- điều trị vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc .................................................................................................................... 22 Bảng 2.1. Điểm cắt của các kháng sinh nhóm Carbapenem đối với Enterobacteriaceae theo CLSI 2018.................................................................... 35 Bảng 2.2. Điểm cắt của các kháng sinh nhóm Carbapenem đối với Pseudomonas aeruginosa theo CLSI 2018 ................................................................................. 36 Bảng 2.3. Điểm cắt của các kháng sinh nhóm Carbapenem đối với Acinetobacter spp theo CLSI 2018 .............................................................................................. 36 Bảng 3.1. Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu ................................................. 38 Bảng 3.2. Tần suất các bệnh mạn tính hay cơ địa đặc biệt ................................. 39 Bảng 3.3. Tần suất tiếp xúc và thời gian tiếp xúc kháng sinh trong 3 tháng trƣớc khi phân lập vi khuẩn ........................................................................................... 40 Bảng 3.4. Đặc điểm các trƣờng hợp có tiền căn sử dụng Carbapenem ............... 42 Bảng 3.5. Đặc điểm các trƣờng hợp có tiền căn sử dụng Cephalosporin phổ rộng .............................................................................................................................. 43 Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân có tiền căn nằm viện và có thủ thuật xâm lấn ......... 44 Bảng 3.7. Đặc điểm phân bố bệnh nhân có tiền căn nằm viện ............................ 45 Bảng 3.8. Tần suất các loại thủ thuật đã thực hiện ............................................. 46 . viii Bảng 3.9. Phân bố thời gian lƣu từng loại thiết bị xâm lấn ................................. 47 Bảng 3.10. Tần suất phân bố theo vị trí nhiễm trùng chung trong toàn bộ mẫu . 49 Bảng 3.11. Bảng phân bố vị trí nhiễm trùng theo từng loại vi khuẩn.................. 51 Bảng 3.12. Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của nhóm A. baumannii và P. aeruginosa .............................................................................................................................. 53 Bảng 3.13. Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của A. Baumannii và P. aeruginosa ...... 55 Bảng 3.14. Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh trong nhóm không phải A. baumannii và P. aeruginosa ....................................................................................................... 56 Bảng 3.15. Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của từng vi khuẩn trong nhóm không phải A. baumannii và P. aeruginosa ............................................................................ 58 Bảng 3.16. Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng gợi ý nhiễm trùng trƣớc khi điều trị .......................................................................................................................... 60 Bảng 3.17. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo vị trí nhiễm trùng............. 61 Bảng 3.18. Tần suất điều trị kháng sinh trƣớc khi có kháng sinh đồ và sự phù hợp kháng sinh đồ ................................................................................................ 63 Bảng 3.19. Số ca điều trị kháng sinh sau khi có kháng sinh đồ........................... 63 Bảng 3.20. Kháng sinh điều trị sau khi có kết quả kháng sinh đồ ....................... 64 Bảng 3.21. Thời gian điều trị kháng sinh sau khi có kết quả kháng sinh đồ ....... 65 Bảng 3.22. Kết quả điều trị .................................................................................. 66 Bảng 3.23. Thời gian cắt sốt theo từng kháng sinh.............................................. 67 . ix Bảng 3.24. So sánh tỷ lệ vi khuẩn phân lập đƣợc giữa 2 nhóm tử vong và không tử vong .................................................................................................................. 68 Bảng 3.25. So sánh tỷ lệ nguồn nhiễm trùng giữa 2 nhóm tử vong và không tử vong ...................................................................................................................... 69 Bảng 3.26. So sánh đặc điểm dịch tễ, vi sinh và lâm sàng giữa 2 nhóm tử vong và không tử vong .................................................................................................. 69 . x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của kháng sinh nhóm carbapenem ............................. 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các vi khuẩn kháng carbapenem…………………………….48 Biểu đồ 3.2. Phân bố các loại nhiễm trùng trong toàn mẫu…………………..50 Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nhiễm trùng bệnh viện- nhiễm trùng cộng đồng……. .............................................................................................................................. 50 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh chung của nhóm A. baumannii và P. aeruginosa………………………………………………………………………53 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của A. baumannii và P. aeruginosa…..55 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của nhóm không phải A. baumannii và P. aeruginosa………………………………………………………………57 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của từng vi khuẩn trong nhóm không phải A. baumannii và P. aeruginosa…………………………………………..58 . xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………..28 . 1 MỞ ĐẦU Kể từ khi kháng sinh đƣợc tìm ra dùng để điều trị các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, tỷ lệ bệnh tật và tử vong đã giảm nhiều so với thời kỳ trƣớc khi có kháng sinh. Trong nhiều thập kỷ qua, rất nhiều kháng sinh đã ra đời, đặc biệt là các kháng sinh thuộc họ beta-lactam gồm penicillin và dẫn xuất của penicillin gồm các cephalosporin, carbapenem và các chất ức chế betalactamase. Các kháng sinh này đều có một nhân beta-lactam trong phân tử. Trong các loại beta-lactam, cephalosporin là kháng sinh đƣợc sử dụng phổ biến nhất cho điều trị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, không phù hợp nhƣ không đúng chỉ định, không đủ thời gian, kháng sinh chất lƣợng kém làm xuất hiện và lan truyền ngày càng nhiều các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Có rất nhiều cơ chế kháng với kháng sinh nhóm beta-lactam. Phổ biến và quan trọng nhất là vi khuẩn tiết các men beta-lactamase nhƣ men kháng beta-lactam phổ rộng (ESBL Extended-Spectrum Beta-lactamase), men AmpC beta-lactamase (AmpC) và beta-lactamase thủy phân carbapenem. Tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng, ESBL đã đƣợc biết đến từ lâu và đƣợc công bố ở trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. AmpC beta-lactamase mới đƣợc biết đến trong 2 thập niên gần đây. Các vi khuẩn tiết những men này sẽ đề kháng với cephalosporin phổ rộng. Và nhóm carbapenem là kháng sinh đƣợc lựa chọn trong điều trị các vi khuẩn này. Nhƣng những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm trùng do các vi khuẩn kháng luôn với các kháng sinh thuộc nhóm carbapenem ngày càng gia tăng làm gia tăng tỷ lệ tử vong và gánh nặng y tế cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã quan sát tỷ lệ CREs- carbapenem resistant Enterobacteriaceae ở Châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ . 2 thấy rằng ở các bệnh viện của New York có tỷ lệ nhiễm trùng CREs sớm hơn. Giữa năm 2000 và 2010, tỷ lệ nhiễm trùng CREs tăng từ 1% đến 12% trong 42 bang và tỷ lệ tử vong đến 50% [7]. Một nghiên cứu khác của Patel và cộng sự báo cáo rằng 38% tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng và 48% tỷ lệ tử vong trong bệnh viện với bệnh nhân nhiễm trùng do Klebsiella pneumonia kháng carbapenem so với 12% và 20% đối với các bệnh nhân nhiễm trùng do Klebsiella pneumonia nhạy carbapenem [31]. Trong báo cáo vi sinh năm 2018 của tác giả Nguyễn Phú Hƣơng Lan [3] tại bệnh viên Bệnh nhiệt đới báo cáo tỷ lệ P. aeruginosa kháng imipenem là 4,1% và kháng meropenem là 1,4%; tỷ lệ A. baumannii kháng carbapenem trong BAL là 75% và trong máu là 31%. Những nghiên cứu trên cho thấy sự xuất hiện các vi khuẩn kháng với carbapenem là một vấn đề cần quan tâm hiện nay và việc tìm ra những tác nhân này góp phần quan trọng trong điều trị nhiễm trùng, và cung cấp dữ liệu về dịch tễ học từ đó bệnh nhân đƣợc điều trị kháng sinh phù hợp hơn để giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Tại bệnh viên Bệnh nhiệt đới là bệnh viện tuyến cuối về truyền nhiễm và nhiễm trùng của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía nam, các trƣờng hợp nhiễm trùng vi khuẩn kháng carbapenem đã đƣợc ghi nhận nhƣng chƣa có một khảo sát chi tiết về bệnh cảnh của các tác nhân này. Các yếu tố về dịch tễ, cơ địa bệnh nhân, về tiếp xúc kháng sinh, các đặc điểm về vi sinh, đặc điểm điều trị và đáp ứng điều trị của các tác nhân này nhƣ thế nào? Những vấn đề này cần đƣợc tìm hiểu để góp phần vào việc điều trị đúng mức các nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm. . 3 Trên cơ sở trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả các đặc điểm dịch tễ và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm kháng carbapenem. 2. Mô tả đặc điểm vi sinh và tính kháng thuốc của vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm trùng do gram âm kháng carbapenem. 3. Mô tả cách đáp ứng điều trị ở bệnh nhân nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm kháng carbapenem. . 4 Chƣơng 1 1.1 TỔNG QUAN Y VĂN Sơ lƣợc về vi khuẩn gram âm gây bệnh trên lâm sàng Vi khuẩn gram âm là một nhóm các loại vi khuẩn không giữ đƣợc tinh thể tím khi cho phản ứng với hóa chất thử nghiệm theo tiêu chuẩn nhuộm Gram. Vi khuẩn gram âm gồm cầu khuẩn gram âm và trực khuẩn gram âm. Trực khuẩn gram âm là nguyên nhân thƣờng gặp nhất trong các bệnh lý nhiễm trùng trong lâm sàng và tình trạng đề kháng kháng sinh ở các vi khuẩn này ngày càng gia tăng, là một trong các vấn đề đƣợc quan tâm nhất trong điều trị nhiễm trùng hiện nay. Trực khuẩn gram âm gây bệnh có thể chia thành 2 nhóm chính là: trực khuẩn gram âm họ Enterobacteriaceae và trực khuẩn gram âm không thuộc họ Enterobacteriaceae. Các trực khuẩn gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae còn đƣợc gọi là các vi khuẩn gram âm đƣờng ruột. Đây là họ vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp nhất trong điều trị lâm sàng. Các vi khuẩn thƣờng gặp trong họ này gồm: E. coli, K. pneumoniae, Proteus spp., samonella spp., Enterobacter spp. Các trực khuẩn gram âm không thuộc họ Enterobacteriaceae gồm Pseudomonas spp., và các vi khuẩn gram âm không lên men lactose. Các vi khuẩn thƣờng gặp trên lâm sàng thuộc họ này bao gồm: họ vi khuẩn Pseudomonas spp (thƣờng gặp nhất là Pseudomonas aeruginosa), họ vi khuẩn Aeromonas spp., họ Vibrio spp., Stenotrophomonas maltophila và họ Acinetobacter spp. . 5 1.2 Đại cƣơng về nhóm kháng sinh carbapenem Carbapenem là nhóm kháng sinh thuộc họ beta-lactam bán tổng hợp, hầu hết đƣợc tổng hợp từ thienamycin tạo ra các dẫn chất có phổ tác dụng rộng, kháng β-lactamase đặc biệt của vi khuẩn gram âm, tác dụng mạnh lên trực khuẩn mủ xanh. Cấu trúc phân tử khác với các kháng sinh penicillin là có một nguyên tử carbon thay thế cho nguyên tử lƣu huỳnh trong cấu trúc vòng thiazollidin và có liên kết đôi giữa C-2 và C-3. Ngoài ra, cấu trúc của carbapenem có nhóm ethylhydoroxyl liên kết với vòng beta-lactam, còn kháng sinh cephalosporin và penicillin là nhóm acylamino. Nhóm kháng sinh này gồm có: imipenem, meropenem, ertapenem và doripenem lần lƣợt đƣợc cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn vào năm 1985, 1996, 2001 và 2007. Imipenem và meropenem có hoạt phổ rộng chống lại hầu hết các chủng Pseudomonas và các chủng sinh β-lactamase. Ertapenem và doripenem có hoạt phổ hẹp hơn các carbapenem khác trên P.aeruginosa và Acinetobacter spp [1]. 1.2.1. Cấu trúc hóa học Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của kháng sinh nhóm carbapenem . 6 Hình 1.1 mô tả cấu trúc hóa học của 4 kháng sinh trong nhóm carbapenem: ertapenem, imipenem, meropenem và doripenem. 1.2.2. Cơ chế tác dụng Carbapenem là nhóm kháng sinh thuộc họ β-lactam nên có cơ chế tác dụng chung của kháng sinh họ β-lactam. Cơ chế tác dụng của các kháng sinh β-lactam là ức chế quá trình sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn dẫn đến sự dung giải tế bào. Để có đƣợc tác dụng này, chúng phải xâm nhập vào vách tế bào vi khuẩn qua các kênh porin và gắn với protein gắn penicillin (PBP). Những protein này thực tế là các enzym (transpeptidases) tham gia vào quá trình tạo liên kết chéo peptidoglycan- thành phần chính của vách tế bào vi khuẩn. Carbapenem có liên kết ái lực cao với các protein liên kết penicillin (PBP) của vi khuẩn gram âm và gram dƣơng [24], [45]. Các kháng sinh này ức chế giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn làm gián đoạn quá trình sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn dẫn đến vi khuẩn không có vách tế bào che chở sẽ bị tiêu diệt [45]. Carbapenem có khả năng thấm tốt qua màng và bền vững với β-lactamase so với các β-lactam khác. Vì vậy, thuốc có phổ kháng khuẩn rộng và không bị kháng chéo với các thuốc khác trong nhóm β-lactam [24]. 1.2.3. Phổ tác dụng Carbapenem là nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng, tác dụng lên cả vi khuẩn gram dƣơng và gram âm hiếu khí, vi khuẩn kị khí và bền với các vi khuẩn sinh β-lactamase [45]. Các thuốc trong nhóm có phổ tác động tƣơng tự nhau. Ertapenem không có tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter . 7 baumannii [11]. Tất cả các thuốc đều tác dụng tốt trên cầu khuẩn gram dƣơng. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn nhanh do tƣơng tác với các PBP trên màng ngoài của vi khuẩn. Trên vi khuẩn hiếu khí gram dƣơng: các carbapenem có hoạt lực mạnh chống lại hầu hết các Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin (MSSA), tuy nhiên chúng không có tác dụng trên Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Chủng Streptococcus pneumoniae có mức độ kháng mạnh và kháng trung gian với penicillin vẫn còn nhạy cảm với carbapenem. Tác dụng chống lại Enterococci của các kháng sinh carbapenem khác nhau đáng kể giữa các loài. Hầu hết các Enterococcus faecalis đều nhạy cảm hoặc nhạy cảm ở mức độ vừa, trong khi đó hầu hết các chủng Enterococcus faecium đều kháng lại carbapenem. Trên in vitro imipenem thể hiện hoạt lực mạnh hơn meropenem và ertapenem trong việc chống lại vi khuẩn gram dƣơng hiếu khí. Trên vi khuẩn hiếu khí gram âm: Carbapenem thể hiện hoạt lực in vitro mạnh, tất cả kháng sinh trong nhóm đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh trên Enterobacteriaceae đa kháng các kháng sinh β-lactam khác. Đối với Pseudomonas aeruginosa, imipenem và meropenem có tác dụng tƣơng đƣơng. Do bền vững với các β-lactamase, tất cả các kháng sinh carbapenem đều có hoạt lực mạnh với các chủng E. coli và K. pneumoniae sinh ESBL [45]. Trên vi khuẩn kỵ khí: Carbapenem có hoạt tính mạnh chống lại hầu hết các chủng vi khuẩn kỵ khí quan trọng. Các kháng sinh trong nhóm thể hiện tác dụng tƣơng đƣơng nhau trên in vitro đối với các vi khuẩn kỵ khí. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất