Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm lâm sàng những trường hợp cấy que implanon sau phá thai tại bệnh viện n...

Tài liệu Đặc điểm lâm sàng những trường hợp cấy que implanon sau phá thai tại bệnh viện nhân dân gia định

.PDF
115
1
146

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH MAI HẢI LÝ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHỮNG TRƢỜNG HỢP CẤY QUE IMPLANON SAU PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Chuyên ngành: Sản phụ khoa Mã số: CK 62 72 13 03 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỒNG HOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Tác giả MAI HẢI LÝ . . MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Tổng quan về phá thai ............................................................................. 4 1.2. Đại cương về các BPTT .......................................................................... 7 1.3. Que cấy tránh thai Implanon ................................................................. 12 1.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 27 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 33 2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 33 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 33 2.3. Cỡ mẫu .................................................................................................. 34 2.4. Phương pháp tiến hành.......................................................................... 34 2.5. Sơ đồ các bước nghiên cứu ................................................................... 37 2.6. Biến số................................................................................................... 37 2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 43 2.8. Vấn đề y đức ......................................................................................... 44 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 45 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 46 3.2. Đặc điểm lâm sàng của khách hàng sau khi đặt QCTT ........................ 57 3.3. Tỉ lệ khách hàng giữ QCTT sau 3 tháng và 6 tháng ............................. 65 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 658 4.1. Về phương pháp nghiên cứu ................................................................. 68 . . 4.2. Về đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................ 69 4.3. Đặc điểm lâm sàng của khách hàng sau khi đặt QCTT ........................ 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải BCS Bao cao su BPTT Biện pháp tránh thai BS Bác sỹ DCTC Dụng cụ tử cung KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình MSNC Mã số nghiên cứu NHS Nữ hộ sinh PTNK Phá thai nội khoa QCTT Que cấy tránh thai TDKMM Tác dụng không mong muốn TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTSKSS Trung tâm sức khỏe sinh sản . . DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Body Mass Index Chỉ số giọti cơ thể Long Acting Steroid Delivery Tránh thai bằng hệ thống phóng thích Systems steroid tác dụng dài Non- Steroidal Anti- Inflamtory Drug Thuốc kháng viêm không steroid United Nations Population Fund Quỹ dân số liên hợp quốc Activities World Health Organization . Tổ chức Y tế thế giới . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại BPTT theo hiệu quả và thời hạn tránh thai....................... 9 Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................... 46 Bảng 3.2. Đặc điểm về dân số - văn hóa - xã hội của đối tượng nghiên cứu (tt) ......................................................................................................................... 47 Bảng 3.3. Đặc điểm hôn nhân gia đình và số con hiện có .............................. 48 Bảng 3.4. Tiền sử phá thai và nhu cầu sinh con trong tương lai.................... 49 Bảng 3.5. Tỉ lệ sử dụng từng loại BPTT trước thời điểm phá thai ................. 50 Bảng 3.6. Đặc điểm thai kỳ và biện pháp phá thai của lần phá thai trước khi đặt QCTT......................................................................................................... 51 Bảng 3.7. Thời gian từ lúc phá thai đến lúc đặt QCTT................................... 52 Bảng 3.8. Tóm tắt tuổi thai, hình thức phá thai, thời gian đặt QCTT sau phá thai. .................................................................................................................. 53 Bảng 3.9. Đặc điểm về chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng thống kinh trước khi đặt QCTT......................................................................................................... 55 Bảng 3.10. Đặc điểm sức khỏe của khách hàng trước khi đặt QCTT ............ 56 Bảng 3.11. Đặc điểm kinh nguyệt sau đặt QCTT ........................................... 57 Bảng 3.12. Đặc điềm TDKMM sau đặt QCTT sau 1 tháng .......................... 59 Bảng 3.13. Đặc điềm TDKMM sau đặt QCTT sau 3 tháng ........................... 60 Bảng 3.14. Đặc điềm TDKMM sau đặt QCTT sau 6 tháng ........................... 61 Bảng 3.15. Đặc điểm phối hợp các nhóm TDKMM ở các khách hàng .......... 62 Bảng 3.16. Đánh giá của phụ nữ sau khi đặt QCTT 3 tháng .......................... 63 Bảng 3.17. Đánh giá của phụ nữ sau khi đặt QCTT 6 tháng .......................... 64 Bảng 3.18. Tỷ lệ khách hàng giữ QCTT sau 3 và 6 tháng .............................. 65 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phối hợp các nhóm TDKMM ở các khách hàng. .............. 63 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hiệu quả của các phương pháp tránh thai ....................................... 10 Hình 1.2. Implanon gồm 1 thanh chứa 68 mg etonogestrel. ........................... 16 Hình 1.3. Implanon gồm 1 thanh chứa 68 mg etonogestrel. ........................... 16 Hình 1.4. Nexplanon gồm 1 thanh chứa 68 mg etonogestrel. ........................ 16 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Phá thai đặc là một vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), đa dạng các BPTT và đưa tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại ngày càng tăng, theo UNFPA sử dụng các BPTT hiện đại ở VN tăng từ 37% (1988) lên 67% (2016). Nhưng tình trạng mang thai ngoài ý muốn và tỷ lệ phá thai vẫn cao, khoảng 1,2 -1,6 triệu khách hàng mỗi năm [18]. Tỷ lệ phá thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 21,1% [11], tỷ lệ phá thai lặp lại là 31,7% [49]. Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện Đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh với qui mô 1500 giường nội trú. Khoa Khám bệnh tiếp nhận 3.500 – 4.200 lượt bệnh khám mỗi ngày. Trong đó Tổ khám sản có các phòng khám thai, khám phụ khoa, phòng khám, tư vấn và thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Hàng năm phòng KHHGĐ tiếp nhận khoảng 5000 khách hàng, trong đó tỷ lệ đến tư vấn và thực hiện các phương pháp KHHGĐ chiếm khoảng 20%. Tỷ lệ phá thai tại bệnh viện năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 22,9%, 23,43% và 20,77% [2]. Từ nhiều năm trước phòng khám KHHGĐ của bệnh viện Nhân dân Gia Định đã áp dụng đa dạng các BPTT, thực hiện tư vấn để khách hàng có thể lựa chọn một BPTT phù hợp, an toàn, hiệu quả. Trong những năm gần đây đối tượng khách hàng đến phá thai cũng đã được chú trọng thêm về tư vấn các BPTT mà khách hàng có thể lựa chọn sau phá thai. Trong đó BPTT đặt que cấy tránh thai (QCTT) Implanon là một BPTT đã được thực hiện từ tháng 5/2018 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tháng 1/2019 bắt đầu thực hiện đặt QCTT trên các đối tượng sau phá thai. QCTT là một BPTT dài hạn có hiệu quả, hiệu quả ngừa thai không phụ thuộc vào người sử dụng, không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục, phục hồi khả . . năng sinh sản ngay sau khi lấy que ra, cùng với tính an toàn đã được chứng minh cũng như được WHO khuyến cáo sử dụng. Bên cạnh tác dụng ngừa thai, QCTT còn có những tác dụng có lợi là giảm lượng máu kinh, giảm co thắt và giảm đau bụng kinh không do nguyên nhân thực thể…[7, 19, 40, 60]. Tuy nhiên QCTT có giá thành tương đối cao, có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn (TDKMM) như làm thay đổi kiểu xuất huyết âm đạo, rong huyết, vô kinh, khô âm đạo, tăng cân, mụn trứng cá… ở người sử dụng. Đã có nhiều nghiên cứu về TDKMM của QCTT ở các phụ nữ sử dụng BPTT này. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của QCTT như thế nào trên đối tượng khách hàng của bệnh viện Nhân dân Gia Định, đặc biệt ở đối tượng sau phá thai, là những đối tượng đang có sự thay đổi nội tiết, bản thân sau phá thai cũng có thể gây rong huyết, khi lựa chọn BPTT là que cấy Implanon thì ảnh hưởng làm thay đổi kiểu xuất huyết âm đạo có khác biệt gì hay không? Từ những thắc mắc đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng những trƣờng hợp cấy que Implanon sau phá thai tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định” cũng như để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân đặt QCTT Implanon sau phá thai tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định là nhƣ thế nào?” Từ đó để có một cái nhìn cụ thể hơn về việc lựa chọn BPTT này, là cơ sở để các BS mạnh dạn hơn trong tư vấn BPTT hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn thực hiện KHHGĐ, giúp người phụ nữ không mang thai ngoài ý muốn nhằm tránh phá thai lặp lại. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả và xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng: những thay đổi đặc điểm kinh nguyệt, rong huyết, ra huyết thấm giọt, vô kinh và các tác dụng không mong muốn không liên quan tới kinh nguyệt như: nhức đầu, đau ngực, tăng cân, mụn trứng cá, khô âm đạo của những đối tượng đặt QCTT Implanon sau phá thai tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. 2. Xác định tỷ lệ tiếp tục duy trì QCTT Implanon 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng trên những đối tượng này. . . CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁ THAI 1.1.1. Tình hình phá thai ở Việt Nam và thế giới Phá thai là một vấn đề còn tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hầu như cứ 3 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ có 1 phụ nữ có 1 lần phá thai [41]. 95% trong số đó là ở các quốc gia đang phát triển [45]. Tỷ lệ phá thai trên thế giới khoảng 28-29/1000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 từ năm 2003-2008 nhưng tỷ lệ phá thai không an toàn tăng từ 44% (1995) lên 49% (2008) [32]. Tỷ lệ phá thai không an toàn tăng từ 32/1000 phụ nữ (2002) lên 48/1000 phụ nữ (2012) [59]. 1/3 trong số những phụ nữ phá thai ở Canada sẽ có lần phá thai tiếp theo [44]. Trên thế giới gần 1 nửa số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có phá thai và năm 2008 có 44 triệu khách hàng phá thai trong đó gần 50% là phá thai không an toàn và hầu hết là do thiếu 1 BPTT hiệu quả hoặc không sử dụng 1 BPTT nào [42, 49]. Theo báo cáo nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ KHHGĐ tại Việt Nam 08/5/2018 của UNFPA thì Việt Nam có tổng tỷ suất phá thai là 0,42 [18]. Cứ 5 phụ nữ thì có 2 phụ nữ đã từng phá thai ít nhất 1 lần trong toàn bộ giai đoạn sinh sản. Số lần phá thai trung bình là 1,3 lần/1 phụ nữ. Trong số những phụ nữ này, 73,1% từng phá thai 1 lần trong đời, 21,8% đã từng phá thai 2 lần và 5,1% đã từng phá thai ít nhất 3 lần. Theo Báo cáo hội nghị 29/3/2019 tại Hà Nội của tổng cục Dân số - KHHGĐ nhân ngày tránh thai thế giới cho thấy kết quả điều tra biến động dân số 01/4/2016 của Tổng cục thống kê thì cứ 100 khách hàng phá thai ở phụ nữ 15 – 49 tuổi thì có 62 khách hàng là mang thai ngoài ý muốn [12]. Theo báo cáo số 39/ BC- CCDS 30/3/2019 của Chi cục dân số KHHGĐ TPHCM [6] và báo cáo tổng kết hoạt động dự án . . chăm sóc sức khoẻ năm 2018 của TTSKSS TPHCM: tỷ lệ phá thai tại TPHCM là 46,34% (2016), 42,11%( 2017) và 41,13% (2018) 1.1.2. Hậu quả của phá thai Hậu quả và tai biến của phá thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản cũng như tâm lý của người phụ nữ [53]. Phá thai, đặc biệt là phá thai không an toàn sẽ gây ra nhiều biến chứng như: băng huyết, nhiễm trùng, thủng tử cung, cũng như là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong mẹ. Một nghiên cứu trên 115 quốc gia giai đoạn 2003-2009 của WHO cho thấy 7,9% tử vong mẹ là do phá thai, chủ yếu do các biến chứng của phá thai là băng huyết, nhiễm trùng, rối loạn huyết áp gây nên [53]. Theo một báo cáo tổng quan của Rasch V. về vấn đề phá thai an toàn và chăm sóc sau phá thai thì trên thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 66500 khách hàng tử vong do phá thai không an toàn, một số lượng lớn phụ nữ phải chịu hậu quả về sức khỏe là các biến chứng gần như: nhiễm trùng, chảy máu, chấn thương đường sinh dục, shock nhiễm trùng… và biến chứng xa như: đau vùng chậu mạn, viêm nhiễm đường sinh dục, có thể dẫn đến vô sinh thứ phát…[52]. Một nghiên cứu của Ikeako thực hiện tại Nigeria năm 2014 khảo sát 1562 bệnh nhân nhập viện vì các tai biến sau phá thai thì có tới 15,7% trường hợp tử vong, 84,3% các trường hợp còn lại có nhiều biến chứng khác nhau: 59% bị nhiễm trùng huyết, 47% bị thiếu máu, 39,4% bị xuất huyết, thủng tử cung là 30,1%. 84,3% những bệnh nhân bị tai biến mà sống sót này không có bằng chứng là đã được tư vấn về các BPTT sau phá thai và 59% không có kiến thức về các BPTT [44]. Tại Việt Nam nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Nhung thực hiện trên 243 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Hùng Vương về biến chứng sau nạo hút thai cho thấy rằng sót nhau hoặc sót phần thai là biến chứng thường gặp . . nhất (56,8%), tiếp theo là nhiễm trùng (37,5%), ứ dịch lòng tử cung (2,1%), dính buồng từ cung (1,6%), thủng tử cung (1,2%), băng huyết (0,8%) [9]. 1.1.3. Tình hình sử dụng các BPTT sau phá thai Phá thai thường là hậu quả của việc áp dụng thất bại 1 BPTT hoặc thiếu 1 BPTT hiệu quả [45]. Những người phụ nữ trải qua phá thai có xu hướng muốn sử dụng một BPTT và họ được cho là có nguy cơ cao sẽ có thai ngoài ý muốn lặp lại. Đó là lý do phá thai là một thời điểm hợp lý để có một BPTT thích hợp hiệu quả ban đầu. Có bằng chứng mạnh cho việc nên sử dụng các BPTT bằng DCTC và QCTT ngay sau thời điểm phá thai. Hầu hết các phụ nữ có hiện tượng rụng trứng ngay tháng đầu tiên sau phá thai, khoảng 1 nửa số phụ nữ sẽ rụng trứng trong khoảng 2-3 tuần sau phá thai và 54% phụ nữ có quan hệ tình dục sau phá thai từ 2-5 tuần [36, 45, 61]. Có tới 37% phụ nữ phá thai sẵn sàng sử dụng BPTT ngay ngày phá thai [56]. Nếu sự cung cấp BPTT bị trì hoãn, người phụ nữ dường như sẽ ít sử dụng 1 BPTT hiệu quả và có nhiều khả năng sẽ có thai ngoài ý muốn lặp lại. Một BPTT hiệu quả ngay sau phá thai sẽ làm giảm nguy cơ có thai và phá thai lặp lại cũng như giảm tỷ lệ bỏ cuộc sử dụng BPTT mà các khách hàng đã lựa chọn [36]. Trong 1 nghiên cứu 211215 phụ nữ đi phá thai ở Anh 85% số phụ nữ này chấp nhận tư vấn ngừa thai, điều này cho phép tiến tới sự quyết định thực hiện một BPTT sau đó [22]. Theo khuyến cáo của WHO, tất cả các BPTT đều có thể bắt đầu ngay sau phá thai, cả PTNK và phá thai ngoại khoa. Đối với PTNK, phần lớn các BPTT như thuốc viên tránh thai, QCTT, thuốc tiêm tránh thai, BCS… đều có thể bắt đầu ngay sau khi uống Misoprostol, riêng DCTC và triệt sản nên thực hiện ở chu kỳ tiếp theo [57, 62]. Theo nghiên cứu đánh giá chất lượng KHHGĐ tại Việt Nam năm 2017 của UNFPA cho thấy: 80,5% phụ nữ kết hôn trong độ tuổi 15-49 đang sử dụng một BPTT nào đó. Trong đó sử dụng . . các BPTT hiện đại là 64,4%, thất bại chung là 7,4%. Trung bình 9,1% phụ nữ (cứ 11 người trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người) mang thai ngoài ý muốn. Trong số họ, 24,4% đã từng mang thai ngoài ý muốn nhiều hơn 1 lần [18]. Theo Ferreira khảo sát 186 phụ nữ sau 8 - 15 ngày sau phá thai ở Brazil năm 2008 về lựa chọn BPTT cho thấy có tới 97,55% phụ nữ sau phá thai chấp nhận ít nhất một BPTT, 26,6% có tiền sử phá thai trước đó và 68,6% phụ nữ không sử dụng BPTT tại thời điểm phá thai [37]. Trong 1 báo cáo cáo tổng quan của Rasch V. về vấn đề phá thai không an toàn cũng như chăm sóc sau phá thai thì vấn đề số 2 trong 3 vấn đề thiết yếu của mô hình chăm sóc sau phá thai đã được phát triển năm 1994 và được triển khai ở nhiều quốc gia là tư vấn và thực hiện các dịch vụ KHHGĐ sau phá thai [52]. Như vậy có thể thấy rằng tư vấn tránh thai sau phá thai là một vấn đề hết sức cần thiết và hầu hết các phụ nữ sau phá thai được tư vấn đều có xu hướng chấp nhận một BPTT. Đa số lựa chọn các BPTT hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn những phụ nữ lựa chọn các BPTT truyền thống mặc dù biết tỷ lệ thất bại cao. Đây là những đối tượng có nguy cơ cao của phá thai lặp lại. Vì vậy việc tư vần KHHGĐ sau phá thai đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn và giảm tỷ lệ phá thai lặp lại ở các đối tượng này. 1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ CÁC BPTT 1.2.1. Định nghĩa BPTT BPTT là biện pháp mà các cặp vợ chồng hay bạn tình sử dụng nhằm kiểm soát việc sinh đẻ, để tránh có thai ngoài ý muốn. Các BPTT có thể là một biện pháp tự nhiên hay sử dụng một phương tiện : hàng rào cơ học, hóa học, nội tiết hay phẫu thuật với mục đích ngăn cản sự thụ tinh hoặc ngăn chặn sự làm tổ của trứng. . . 1.2.2. Các thuật ngữ liên quan về BPTT: Tránh thai vĩnh viễn: chỉ sử dụng một lần, sau đó đạt hiệu quả tránh thai không thời hạn, khó có thể phục hồi lại khả năng sinh sản. Tránh thai tạm thời: để đạt hiệu quả tránh thai phải sử dụng lặp lại trong một khoảng thời hạn nhất định, tùy theo mỗi BPTT, phục hồi khả năng sinh sản ngay khi ngừng sử dụng hay hết thời gian hiệu quả. Tránh thai dài hạn: sau mỗi lần sử dụng, sau đó đạt hiệu quả tránh thai nhiều năm tùy theo loại BPTT, phục hồi khả năng sinh sản ngay khi ngừng sử dụng hay hết thời gian hiệu quả. Tránh thai khẩn cấp: sử dụng một loại BPTT ngay sau lần quan hệ tình dục không an toàn. Tránh thai có nội tiết: chỉ có sự hiện diện progestin hay kết hợp với estrogen ở một hàm lượng và tỉ lệ cho phép đạt hiệu quả tránh thai hợp lý trong thành phần cấu tạo của loại BPTT. Tránh thai an toàn: là sự an toàn, không gây hại cho người sử dụng Tránh thai hiệu quả: là khả năng tránh thai của một biện pháp cụ thể trong một năm sử dụng. BPTT thích hợp: là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục và không ảnh hưởng đến khả năng có thai của người sử dụng sau khi ngừng sử dụng. 1.2.3. Phân loại các BPTT Hiện nay có nhiều BPTT được sử dụng và phân loại theo nhiều cách: Theo lịch sử phát triển: truyền thống, hiện đại Theo cơ chế tránh thai: tự nhiên, rào cản, hóa học, nội tiết Theo đường sử dụng: uống, tiêm, dán, đặt, cấy, phẫu thuật Theo tình huống sử dụng: có, không khẩn cấp . . Theo giới tính sử dụng: nam, nữ Theo ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục : có , không Theo thời hạn tránh thai: vĩnh viễn, tạm thời ngắn hạn hay dài hạn Theo hiệu quả tránh thai: cao, thấp Có thể phân nhóm các BPTT theo hiệu quả và thời hạn tránh thai sau Bảng 1.1. Phân loại BPTT theo hiệu quả và thời hạn tránh thai Phân loại các BPTT Phân loại theo theo thời hạn tránh thai hiệu quả Tạm thời tránh thai Ngắn hạn Vĩnh viễn Dài hạn Tự nhiên THẤP Rào cản Hóa chất Nội tiết ngoại sinh: Dụng cụ tử cung (uống, tiêm, dán, chứa đồng đặt âm đạo) CAO Dụng cụ tử cung Nội tiết nội sinh: chứa progestin (cho bú vô kinh) Triệt sản nam Triệt sản nữ Que cấy tránh thai 1.2.4. Hiệu quả của các BPTT Tính hiệu quả của một phương pháp tránh thai là khả năng có thể có thai ở một người sử dụng một BPTT trong một khoảng thời gian. Để theo dõi và tính toán điều này bằng cách dựa vào chỉ số Pearl: là tỉ lệ có thai ở 100 phụ nữ được theo dõi sử dụng một BPTT liên tục trong thời gian 1 năm, được tính theo công thức sau [3]. Chỉ số Pearl . Số thai kỳ x 12 = Số phụ nữ x Số tháng x 100 0. Hiệu quả tránh thai càng cao thì chỉ số Pearl càng thấp. Các BPTT có hiệu quả tùy vào chỉ số Pearl khác nhau và còn phụ thuộc vào người sử dụng. Trong số các BPTT tạm thời, que cấy phóng thích chậm progestogen, DCTC phóng thích chậm progestogen và DCTC chứa đồng là các phương pháp hiệu quả nhất. Thuốc tiêm phóng thích chậm progestogen, viên estrogen-progestogen phối hợp, vòng đặt âm đạo phóng thích chậm estrogen-progestogen cũng có hiệu quả tránh thai khá cao [3, 5, 7, 31]. Hình 1.1. Hiệu quả của các phương pháp tránh thai (Nguồn: wikipedia.org) 1.2.5. Các hệ thống phóng thích steroid dài hạn Tránh thai bằng các hệ thống phóng thích steroid tác dụng dài (LASDS) là các phương pháp tránh thai tạm thời có hiệu quả tránh thai cao nhất. Các LASDS có thành phần hoạt chất là một progestogen. Progestogen được phóng thích với lượng vừa đủ hàng ngày để đảm bảo tác dụng. Các LASDS khác nhau tùy theo loại progestogen, trữ lượng, đường dùng và phương thức phóng thích. Gồm có: các “kho chứa trong mô”, que cấy . 1. dưới da, DCTC phóng thích progestogen, vòng đặt âm đạo phóng thích chậm steroid. Kho chứa trong mô ở dạng huyền dịch treo trong nước, được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. DCTC phóng thích levonogestrel cũng là “kho chứa” phóng thích chậm levonogestrel, được đặt trong buồng tử cung, đây là “kho chứa” nằm nửa trong nửa ngoài cơ thể. Vòng đặt âm đạo Nuva-Ring® chứa cả 2 steroids là EE và etonogestrel. Nuva-Ring® được đặt vào âm đạo, là một kho chứa nằm gần như là ngoài cơ thể. Cơ chế tránh thai của các LASDS không giống nhau, do sự khác biệt trong liều lượng phóng thích progestogen hàng ngày của từng loại LASDS cũng như hoạt tính progestogenic của hoạt chất. Cơ chế tránh thai của LASDS có thể là: Ngăn phóng noãn bằng cách ức chế LH, tác dụng progestogenic làm nội mạc không tương thích cho làm tổ và thay đổi chất nhầy cổ tử cung. DCTC phóng thích progestogen còn có thêm cơ chế tác dụng của DCTC LASDS có thể có một số tác dụng ngoại ý liên quan đến bất thường trong hành kinh gồm xuất huyết tử cung bất thường do thuốc và vô kinh. Nội mạc tử cung bị ảnh hưởng rất nhiều do mất đồng bộ, không còn sự hiệp đồng estrogen-progesterone. Chính điều này tạo ra hiệu quả tránh thai cho LASDS, nhưng cũng chính nó lại gây khó chịu cho người dùng do thay đổi tính chất hành kinh. Thuốc tiêm tránh thai, QCTT gây vô kinh do không phóng noãn, trong khi đó DCTC phóng thích progestogen gây vô kinh do tác dụng trực tiếp của levonogestrel lên nội mạc tử cung. Cả thuốc tiêm tránh thai, QCTT lẫn DCTC phóng thích progestogen đều có thể gây rong huyết, không có tính chu kỳ do tác động không đồng bộ của estrogen-progesterone trên nội mạc tử cung. Xuất huyết tử cung bất thường có thể thấy khi dùng bất cứ LASDS nào. Tuy nhiên thường thấy xuất huyết tử cung bất thường khi dùng thuốc tiêm tránh thai so với khi dùng các .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất