Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm lâm sàng của giãn mạch vùng mặt và hiệu quả của ánh sáng xung cường độ ...

Tài liệu đặc điểm lâm sàng của giãn mạch vùng mặt và hiệu quả của ánh sáng xung cường độ cao bước sóng 570 950nm trong điều trị giãn mạch trên da mặt tại bệnh viện đhyd thành phố hồ chí minh cơ sở 1

.PDF
96
9
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH −−−−−−−−− NGUYỄN THIÊN HƢƠNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA GIÃN MẠCH VÙNG MẶT VÀ HIỆU QUẢ CỦA ÁNH SÁNG XUNG CƢỜNG ĐỘ CAO BƢỚC SÓNG 570-950nm TRONG ĐIỀU TRỊ GIÃN MẠCH TRÊN DA MẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐHYD THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- CƠ SỞ 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Tp.Hồ Chí Minh-2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH −−−−−−−−− NGUYỄN THIÊN HƢƠNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA GIÃN MẠCH VÙNG MẶT VÀ HIỆU QUẢ CỦA ÁNH SÁNG XUNG CƢỜNG ĐỘ CAO BƢỚC SÓNG 570-950nm TRONG ĐIỀU TRỊ GIÃN MẠCH TRÊN DA MẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐHYD THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- CƠ SỞ 1 CHUYÊN NGHÀNH: DA LIỄU MÃ SỐ: 60720152 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THÁI VÂN THANH Tp.Hồ Chí Minh-2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Nghiên cứu viên Nguyễn Thiên Hương MỤC LỤC Mục lục ............................................................................................................ Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 1.1. Sơ lược về giãn mạch ....................................................................................... 4 1.1.1. Đại cương .................................................................................................... 4 1.1.2. Cấu tạo mạch máu ....................................................................................... 4 1.1.3. Sự phát triển mạch máu ............................................................................... 5 1.1.4. Quá trình điều chỉnh hình thành mạch máu da ........................................... 5 1.2. Yếu tố dịch tễ của giãn mạch ........................................................................... 7 1.3. Yếu tố liên quan giãn mạch .............................................................................. 7 1.3.1. Sử dụng corticoid ........................................................................................ 7 1.3.2. Tia tử ngoại ................................................................................................. 8 1.3.3. Nội tiết tố .................................................................................................... 8 1.3.4. Yếu tố di truyền .......................................................................................... 8 1.4. Nguyên nhân gây giãn mạch trên da ............................................................... 8 1.4.1. Nguyên phát ................................................................................................ 8 1.4.2. Thứ phát ..................................................................................................... 8 1.4.3. Không rõ nguyên nhân ................................................................................ 9 1.5. Lâm sàng ......................................................................................................... 9 1.5.1. Giãn mạch nguyên phát ............................................................................ 11 1.5.2. Giãn mạch thứ phát .................................................................................. 12 1.6. Cận lâm sàng ................................................................................................. 13 1.7. Điều trị............................................................................................................ 13 1.7.1. Điều trị thông thường ................................................................................ 13 1.7.2. Ánh sáng hoặc laser trị liệu ....................................................................... 13 1.7.2.1. Sơ lược về laser ...................................................................................... 13 1.7.2.2. Ánh sáng hay laser điều trị mạch máu ................................................... 15 1.8. Các nghiên cứu về ánh sáng và laser trị liệu trong điều trị giãn mạch .......... 19 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 20 2.1.1. Dân số đích – dân số nghiên cứu ............................................................ 20 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .............................................................................. 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 21 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 21 2.3.3. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 21 2.3.3.1. Máy laser ............................................................................................. 21 2.3.3.2. Thiết bị đo màu (colorimeter) ............................................................. 24 2.4. Thu thập số liệu .............................................................................................. 26 2.5. Tiến hành ........................................................................................................ 26 2.6. Định nghĩa số liệu .......................................................................................... 30 2.7. Xử lý số liệu ................................................................................................... 32 2.8. Tóm tắt qui trình nghiên cứu .......................................................................... 33 2.9. Vấn đề y đức................................................................................................... 34 2.10. Hạn chế nghiên cứu ...................................................................................... 34 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35 3.1. Đặc điểm dịch tễ ............................................................................................. 35 3.1.1. Tuổi ........................................................................................................... 35 3.1.2. Nơi cư trú .................................................................................................. 36 3.2. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan 3.2.1.Tiếp xúc ánh nắng mặt trời ........................................................................ 36 3.2.2. Sử dụng mỹ phẩm ..................................................................................... 37 3.2.3. Bệnh lý liên quan mạch máu ..................................................................... 38 3.2.4. Kem chống nắng........................................................................................ 38 3.2.5. Thuốc tránh thai ........................................................................................ 39 3.2.6. Thể lâm sàng ............................................................................................. 39 3.2.7. Sang thương da lâm sàng phối hợp với giãn mạch ................................... 40 3.3 Mối liên quan với mức độ giãn mạch ............................................................. 41 3.3.1. Mức độ giãn mạch ..................................................................................... 41 3.3.2. Mối liên quan dịch tễ và mức độ giãn mạch ............................................. 41 3.3.3. Mối liên quan lâm sàng và mức độ giãn mạch ......................................... 42 3.3.4.Phân tích đa biến với những yếu tố có tương quan (n = 62) ...................... 44 3.4. Hiệu quả sau điều trị IPL .............................................................................. 45 3.4.1. Số lần điều trị của 1 bệnh nhân ................................................................. 45 3.4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị IPL .................................................................. 46 3.4.2.1. Đánh giá chủ quan của thầy thuốc (n=32) .......................................... 46 3.4.2.2. Đánh giá khách quan theo chỉ số a* .................................................... 48 3.4.2.3. Năng lượng trong quá trình điều trị .................................................... 50 3.4.2.4.Tác dụng phụ trong vòng 1h sau điều trị ............................................. 51 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 52 4.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và các yếu tố liên quan ....................................... 52 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ........................................................................................ 52 4.1.2. Các đặc điểm lâm sàng liên quan đến giãn mạch ..................................... 53 4.2. Mối liên quan giữa các yếu tố với mức độ giãn mạch ................................... 57 4.3. Đánh giá hiệu quả IPL trên phụ nữ giãn mạch trên mặt ................................ 60 Kết luận ................................................................................................................. 67 Kiến nghị ............................................................................................................... 68 Đóng góp đề tài .......................................................................................... 69 HÌNH MINH HỌA TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH VIỆT Chữ viết tắt Thuật ngữ tiếng nƣớc ngoài Ánh nắng mặt trời ANMT FGF Dịch ra tiếng Fibroblast growth factor Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi Hồ Chí Minh HCM IPL Intense pulse light Ánh sáng xung cường độ cao IL Interleukin Laser Light Amplification By Sự khuếch đại ánh sáng Stimulated Emission of Radiation bằng bức xạ kích hoạt NO Nitơ monoxit OR Odd ratio Tỉ số chênh PIGF Placenta growth factor Yếu tố tăng trưởng nhau thai PDL Pulsed dye laser Laser nhuộm xung VEGF Vascular endothelial growth Yếu tố tăng trưởng mạch factor máu Vascular endothelial growth Thụ thể yếu tố tăng trưởng factor receptor 2 nội mô mạch máu UVR Ultraviolet ray Tia tử ngoại UVA Ultraviolet A Tia tử ngoại A UVB Ultraviolet B Tia tử ngoại B VEGFR-2 Tie-1 Receptor tirosine kinase-1 Thụ thể tyrosnine kinase Tie-2 Receptor tyrosine kinase-2 thụ thể tyrosnine kinase TGF- β Transforming growth factor Yếu tố tăng trưởng β từ tế bào nội mô Vascular endothelial growth thụ thể yếu tố tăng trưởng factor receptor 1 nội mô 1 Vascular endothelial growth yếu tố tăng trưởng nội mô factor receptor 2 2 TNFα Tumor necrosis factor α yếu tố hoại tử khối u α TRT Thermal relaxation time thời gian cần để nhiệt độ VEGF-1 VEGFR-2 mục tiêu giảm 50% Keratinocyte Tế bào sừng Electron Điện tử DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Phân bố giãn mạch theo thời gian tiếp xúc với ASMT ......................... 37 Bảng 3.2 Phân bố giãn mạch theo thời gian tiếp xúc với mỹ phẩm ..................... 37 Bảng 3.3 Phân bố giãn mạch theo bệnh lý mạch máu .......................................... 38 Bảng 3.4 Phân bố giãn mạch theo dùng kem chống nắng .................................... 38 Bảng 3.5 Phân bố giãn mạch theo dùng thuốc tránh thai ...................................... 39 Bảng 3.6 Phân bố thể lâm sàng giãn mạch ........................................................... 40 Bảng 3.7 Phân bố sang thương nám kèm theo giãn mạch .................................... 40 Bảng 3.8 Mối liên quan dịch tễ và mức độ giãn mạch.......................................... 41 Bảng 3.9 Mối liên quan lâm sàng và mức độ giãn mạch ...................................... 42 Bảng 3.10 Phân tích đa biến với những yếu tố liên quan ..................................... 44 Bảng 3.11 Đánh giá theo thang điểm cải thiện sau 3 lần điều trị ......................... 46 Bảng 3.12 Đánh giá theo thang điểm cải thiện từ lần thứ 4 đến lần thứ 7 ............ 46 Bảng 3.13 Số lượng mạch máu thay đổi sau 3 lần điều trị ................................... 47 Bảng 3.14 Số lượng mạch máu thay đổi từ lần thứ 4 đến lần thứ 7 ..................... 48 Bảng 3.15 Chỉ số a* của bệnh nhân cải thiện sau 3 lần điều trị............................ 49 Bảng 3.16 Chỉ số a* của bệnh nhân cải thiện từ lần thứ 4 đến lần thứ 7 .............. 49 Bảng 3.17 Mức năng lượng trong các lần điều trị ................................................ 50 Bảng 3.18 Tác dụng phụ trong vòng 1h sau điều trị ............................................. 51 Bảng 3.19 Tác dụng phụ sau 1 tháng .................................................................... 51 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố giãn mạch theo nhóm tuổi ................................................... 35 Biểu đồ 3.2 Phân bố giãn mạch lên khu vực cư trú .............................................. 36 Biểu đồ 3.3 Phân bố giãn mạch theo thời gian tiếp xúc với ASMT ..................... 36 Biểu đồ 3.4 Phân bố thể lâm sàng ........................................................................ 39 Biểu đồ 3.5 Phân nhóm giãn mạch theo mức độ (n=62) .......................................... Biểu đồ 3.6 Phân bố số lần điều trị IPL trên bệnh nhân giãn mạch ...................... 45 Biểu đồ 3.7 Số lượng mạch máu cải thiện theo thời gian ..................................... 47 Biểu đồ 3.8 Chỉ số a* của bệnh nhân cải thiện theo thời gian .............................. 48 Biểu đồ 3.9 Mức năng lượng trong các lần điều trị .............................................. 50 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Phân loại giãn mạch ............................................................................... 10 Hình 1.2 Hình chụp các loại giãn mạch ................................................................ 11 Hình 1.3 Phổ hấp thụ của oxyhemoglobin ............................................................ 17 Hình 2.1 Máy Harmony và tay cầm ...................................................................... 22 Hình 2.2 Công nghệ AFT ...................................................................................... 23 Hình 2.3 Máy IMS Smart probe 400 và cách đo màu sắc da................................ 24 Hình 2.4 Minh họa cách đếm mạch máu .............................................................. 30 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giãn mạch trên da mặt là tình trạng giãn các mạch máu nhỏ 0,11mm tạo nên những tổn thương nhỏ, màu sắc từ hồng tới tím, cách phân bố sang thương theo đường, nhánh, hoặc ngẫu nhiên trên bề mặt da, đặc biệt xung quanh mũi, má, cằm. Có nhiều nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát gây nên tình trạng này, chẳng hạn như giãn mạch lành tính di truyền, hoặc giãn mạch hình nhện, trứng cá đỏ, bệnh mô liên kết, sử dụng lâu dài corticosteroid… Giãn mạch tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ. Da mặt đỏ bừng trong môi trường nóng, khi tiếp xúc ánh nắng, khi thay đổi vận mạch theo cảm xúc... Điều trị nội khoa có thể giải quyết một số triệu chứng kèm theo nếu có trong giãn mạch ở mặt như teo da, mụn trứng cá, nám da nhưng chưa giải quyết được giãn mạch một cách triệt để. Hiện nay có một số phương thức điều trị giãn mạch như quang đông, phẫu thuật, laser và ánh sáng xung cường độ cao (Intense pulsed light- IPL), đặc biệt ánh sáng hoặc laser trị liệu có bước sóng từ xanh đến hồng ngoại gần, rất hiệu quả trong điều trị giãn mạch [4]. Mặc dù giãn mạch đã có nhiều loại laser điều trị, tuy nhiên chi phí cao khiến cho bệnh nhân khó tiếp cận được với phương pháp này, ánh sáng xung cường độ cao (IPL) là một thiết bị khá phổ biến trên thế giới trong điều trị giãn mạch và có thể được trang bị dễ dàng tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Trên thế giới, IPL đã được khuyến cáo điều trị giãn mạch [2], Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam ghi nhận hiệu quả chuyên biệt trong điều trị giãn mạch của IPL bước sóng 570 - 950nm và ứng dụng của 2 nó trong điều trị giãn mạch trên mặt. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng giãn mạch vùng mặt và hiệu quả của ánh sáng xung cƣờng độ cao bƣớc sóng 570-950nm trong điều trị giãn mạch trên da mặt tại bệnh viện ĐHYD Thành phố Hồ Chí Minh- cơ sở 1.” 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Đánh giá đặc điểm lâm sàng của giãn mạch vùng mặt và hiệu quả của ánh sáng xung cường độ cao bước sóng 570-950nm trong điều trị giãn mạch trên da mặt. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT 1. Xác định các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của giãn mạch trên da mặt. 2. Xác định hiệu quả của ánh sáng bước sóng 570-950nm trong điều trị giãn mạch trên da mặt. 3. Xác định tác dụng phụ của ánh sáng bước sóng 570-950nm trong điều trị giãn mạch trên da mặt. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lƣợc về giãn mạch 1.1.1. Đại cương: Giãn mạch trên da mặt là tình trạng giãn mao mạch có kích thước dao động từ 0,1-1mm, nằm ở vùng hạ bì nông với độ sâu trung bình từ 1-1,5mm [6]. Giãn mạch trên da mặt từng người rất khác nhau, từ vị trí giải phẫu, kích thước màu sắc hồng tới tím, cách phân bố sang thương cho tới dịch tễ học. 1.1.2. Cấu tạo mạch máu: Mao mạch là mạch máu nhỏ nhất, bao gồm một lớp tế bào biểu mô có cấu trúc phân cực bên trong, với một màng đáy, xung quanh là các tế bào giống cơ trơn hay còn gọi là tế bào chu mạch (pericytes). Không giống như mạch máu lớn, các tế bào giống cơ trơn này không bao lấy toàn bộ lớp vi mạch mà sắp xếp tạo thành vỏ bao không liên tục. Lớp tế bào nội mô là lớp tế bào chính của mao mạch là lớp ngăn cách giữa mô và các thành phần có trong máu. Nó tham gia vào quá trình điều hòa tại chỗ của dòng máu và kích thước mạch. Các chất nội sinh được tổng hợp bởi tế bào biểu mô như prostaglandin, yếu tố khuếch đại phân cực có nguồn gốc nội mô, Nitơ monoxit (NO) có chức năng gây giãn mạch trong điều kiện sinh lý của cơ thể. Hệ thống mao mạch da được chia thành đám rối mao mạch nông có kích thước 1-1,5mm, nằm ngay dưới lớp thượng bì và đám rối mao mạch sâu nằm ở vùng nối giữa lớp bì và dưới lớp bì. Tại hệ mạch nông, các vòng mao mạch được hình thành tại các nhú bì giúp thẩm thấu dinh dưỡng cho lớp thượng bì. Vòng mao mạch gồm tiểu động mạch xuống, vòng trao đổi chất giữa tiểu động - tĩnh 5 mạch và tiểu tĩnh mạch xuống. Đám rối mạch nông và sâu tạo thành mạng lưới xuyên suốt lớp bì của da. Mạng lưới này phát triển nhất ở phần trên hạ bì, quanh đơn vị nang lông- tuyến bã và tuyến mồ hôi [30]. Số lượng vòng mao mạch và đường kính của mao mạch cũng khác nhau trên từng vùng ở mặt [54]. 1.1.3. Sự phát triển mạch máu [30] Các mạch máu đầu tiên được hình thành từ nguyên bào tạo mạch máu, có nguồn gốc từ trung bì. Nguyên bào tạo mạch chịu sự ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng mạch máu (vascular endothelial growth factor-VEGF), thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (vascular endothelial growth factor receptor 2VEGFR-2), men kinase nguồn gốc gan trong thời kỳ phôi thai FLK-1 (fetal liver kinase-1) và những thụ thể tyrosnine kinase Tie-1( receptor tirosine kinase-1), Tie-2 ( receptor tyrosine kinase-2), phân tử liên kết giữa tế bào nội mạch VEcadherin (vascular endothelial- cadherin) tạo thành mạng lưới mạch máu nguyên thủy của cơ thể. Sau đó, quá trình tái cấu trúc mạch máu bao gồm hình thành, thoái hóa và chết tế bào nội mô mạch máu sẽ diễn ra dưới ảnh hưởng của VEGF, angiopoietins và ephrins.Yếu tố tăng trưởng β từ tế bào nội mô ( tranforming growth factor - TGF- β) và yếu tố tăng trưởng β có nguồn gốc từ tiểu cầu giúp biệt hóa của các tế bào cơ trơn và sự trưởng thành của mạch máu. 1.1.4. Quá trình điều chỉnhhình thành mạch máu da Quá trình hình thành mạch máu ở người lớn khỏe mạnh xảy ra như là một chuỗi có trật tự của các sự kiện: Tăng tính thấm của vi mạch Thoái hóa màng đáy và chất nền mô kẽ dưới tác động của enzym phân hủy protein Di cư tế bào nội mô thông qua protein xuyên màng 6 Tăng sinh tế bào nội mô Mạch máu trưởng thành [30]. Ở người trưởng thành, mao mạch quanh nang lông ngoài việc mở rộng và co hồi trong chu trình phát triển lông còn có khả năng khởi động chu trình hình thành mạch máu mới trong quá trình lành vết thương, quá trình viêm, và sự phát triển của ung thư. Bình thường, sự ổn định của mạch máu được duy trì ưu thế bởi các chất ức chế sự hình thành mạch nội sinh hơn là bởi chất tạo mạch [33]. VEGF là chất hình thành mạch, một glycoprotein gắn vào thụ thể tyrosine kinase loại III, hoạt động chủ yếu trên các tế bào nội mô mạch máu thông qua 2 thụ thể là thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô 1 (VEGF-1-vascular endothelial growth factor receptor 1) và yếu tố tăng trưởng nội mô 2 (VEGFR-2-vascular endothelial growth factor receptor 2). VEGF kích thích việc phát hành acid arachidonic phosphoryl hóa và kích hoạt của cytosolic phospholipase A2 [55].VEGF xuất hiện với nồng độ thấp ở lớp biểu bì, thiếu oxy hoặc nồng độ glucose thấp trong tế bào dẫn đến kích hoạt VEGF, yếu tố tăng trưởng nhau thai (PIGF- placenta growth factor), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGFfibroblast growth factor) và Ang-2 (angiopoietin-2), thúc đẩy sự tăng trưởng của các mao mạch máu mới từ các mạch máu đã có. Quá trình này được gọi là quá trình hình thành mạch máu [10]. Một số tế bào được chọn trong quá trình hình thành mầm mao mạch, tạo ra men phân hủy protein, phân hủy lớp màng đáy, tái cấu trúc lại lớp ngoại bào [10]. Tế bào được chọn dưới tác động của sự gia tăng nồng độ VEGF, bị phân cực và mở rộng để kích thích khiến các tế bào chu mạch (periocyte) khác di chuyển về phía tác nhân kích thích tạo mạch máu. Các tế bào periocyte theo sau 7 này sau đó sẽ sinh sôi nảy nở, mở rộng các mầm mao mạch. Tế bào tăng sinh thiết lập mối nối với các tế bào lân cận và giải phóng các phân tử liên kết với các thành phần màng ngoài tế bào và điều chỉnh trong lòng mạch máu [33]. Khi các đầu tận của mạch máu gặp nhau sẽ nối lại với nhau và tạo thành một lòng mạch liên tục [10]. Khi lưu lượng máu được thiết lập, oxy và dinh dưỡng làm giảm kích thích tạo mạch thông qua giảm VEGF tái lập trạng thái ổn định của mạch máu. 1.2. Yếu tố dịch tễ của giãn mạch Giãn mạch trên mặt là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 15% người trưởng thành [6]. 1.3. Các yếu tố liên quan giãn mạch 1.3.1. Sử dụng corticoid Dùng corticoid kéo dài làm nhăn da, mất độ bóng da đồng thời làm đỏ da và giãn mạch [45], do: - Teo lớp thượng bì kết quả từ việc giảm kích thước tế bào [15]. - Mất cấu trúc nâng đỡ thành mạch của tế bào bởi thoái biến colagen nâng đỡ thành mạch [48]. - Sản xuất quá nhiều NO, yếu tố giãn mạch được tiết ra từ tế bào nội mô mạch máu để cân bằng với tình trạng co mạch do corticoid gây ra [38]. -NO ức chế sự di chuyển của các tế bào nội mô mà là một bước thiết yếu trong angiogenesis [28]. Ngoài ra, NO được chứng minh để ức chế sự hình thành mạch trong vitro và trong vivo [37]. NO còn được chứng minh là quan trọng đối với các thuộc tính tạo mạch của VEGF [35]. 8 1.3.2. Tia tử ngoại (ultraviolet rays- UVR) DNA trong tế bào sừng (keratinocyte) rất nhạy cảm với tia UVR. Khi DNA bị hư hại sẽ giải phóng các cytokine, bao gồm các interleukin (IL-1 , IL1β, IL-3) và yếu tố hoại tử khối u α (tumor necrosis factor α -TNFα). Những cytokine này có thể làm thoái biến collagen, gây giãn mạch và hoạt hóa tế bào T [20]. UVB ( ultraviolet B) chiếu lên da gây những biến đổi trong mạch máu, kết hợp với sự điều chỉnh lên các yếu tố hình thành mạch như VEGF [9], [31], nguyên bào sợi cơ bản, yếu tố tăng trưởng, và interleukin-8 [8], [49], [58]. 1.3.3. Nội tiết tố Nội tiết tố estrogen gây ảnh hưởng đến yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF [24]. Estradiol đã được chứng minh điều chỉnh lên NO [12], [50]. 1.3.4. Yếu tố di truyền Những bệnh lý giãn mạch nguyên phát liên quan đến di truyền. 1.4. Nguyên nhân gây giãn mạch trên da [19] 1.4.1. Nguyên phát - Giãn mạch hình nhện - Giãn mạch tính di truyền ( Hội chứng Osler- Weber- Rendu) - Giãn mạch dạng nevus một bên 1.4.2.Thứ phát - Bệnh lý hệ thống + Lupus thể hồng ban phù nề + Lupus đỏ bán cấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất