Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm sau phẫu thuật u thần kinh nội ti...

Tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm sau phẫu thuật u thần kinh nội tiết ở tụy

.PDF
114
1
124

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LÊ THỊ ĐỨC MINH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ SỚM SAU PHẪU THUẬT U THẦN KINH NỘI TIẾT Ở TỤY CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI KHOA MÃ SỐ: CK 62 72 07 50 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN MINH TRÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên kí tên LÊ THỊ ĐỨC MINH . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: CT Scan: chụp cắt lớp điện toán. MRI: chụp cộng hưởng từ EUS: siêu âm qua nội soi EUS – FNA: siêu âm qua nội soi, sinh thiết u WHO: tổ chức y tế thế giới ESMO: hiệp hội ung thư nội khoa châu Âu . . BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT: CT Scan (Computed Tomography): chụp cắt lớp điện toán. MRI (Magnetic Resonance Imaging): chụp cộng hưởng từ EUS(Endoscopic ultrasound): siêu âm qua nội soi EUS – FNA (Endoscopic ultrasound-guided fine-needle aspiration): siêu âm qua nội soi, sinh thiết u WHO (World Health Organization): tổ chức y tế thế giới ESMO (European Society for Medical Oncology): hiệp hội ung thư nội khoa châu Âu . . MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Giải phẫu tuyến tuỵ ................................................................................. 4 1.2. Giới thiệu về u thần kinh nội tiết ở tuỵ ................................................... 5 1.2.1. Lịch sử các thuật ngữ và phân loại u thần kinh nội tiết .......................... 5 1.2.2. Dịch tễ ..................................................................................................... 6 1.2.3. U thần kinh nội tiết ở tụy có nhiều loại khác nhau ................................. 7 1.2.4. Cận lâm sàng ......................................................................................... 14 1.2.5. Các loại xét nghiệm được sử dụng để kiểm tra từng loại u thần kinh nội tiết của tuỵ cụ thể .................................................................................. 21 1.2.6. Phân giai đoạn ....................................................................................... 23 1.2.7. Điều trị .................................................................................................. 26 . . Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 39 2.1. Đối tượng ................................................................................................. 39 2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh .............................................................................. 39 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 39 2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 39 2.6. Đạo đức y sinh.......................................................................................... 44 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 45 3.1. Phần đặc điểm chung ............................................................................... 45 3.1.1.Tuổi ........................................................................................................ 45 3.1.2. Giới ........................................................................................................ 45 3.1.3. Tiền sử bệnh nhân có các bệnh lí kèm theo .......................................... 46 3.1.4. Thời gian chuẩn bị tiền phẫu ................................................................. 47 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................ 49 3.2.1. Lý do vào viện ....................................................................................... 49 3.2.2. Các triệu chứng thường gặp .................................................................. 49 3.2.3. Đặc điểm của u thần kinh nội tiết ở tụy ................................................ 50 3.2.4. Phân bố vị trí của u thần kinh nội tiết ở tụy .......................................... 50 3.2.5. Các dấu ấn để chẩn đoán u thần kinh nội tiết ở tụy .............................. 51 . . 3.2.6. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh .................................................... 51 3.2.7. Giải phẫu bệnh ...................................................................................... 54 3.3. Đặc điểm phẫu thuật................................................................................. 55 3.3.1. Các phương pháp phẫu thuật................................................................. 55 3.3.2. Các phương pháp tiếp cận phẫu thuật ................................................... 56 3.3.3. Thời gian phẫu thuật ............................................................................. 57 3.3.4. Đặt ống dẫn lưu ..................................................................................... 58 3.3.5. Rút ống dẫn lưu ..................................................................................... 59 3.3.6. Thời gian trung tiện .............................................................................. 61 3.3.7. Thời gian sử dụng kháng sinh ............................................................... 62 3.3.8. Thời gian bắt đầu ăn đường miệng và thời gian hậu phẫu.................... 63 3.3.9. Thời gian nằm viện ............................................................................... 65 3.3.10. Biến chứng .......................................................................................... 66 3.3.11. Đường huyết sau mổ ở nhóm bệnh nhân Insulinoma ......................... 69 3.3.12. Kết quả sớm sau phẫu thuật ................................................................ 70 3.4. Ghi nhận thông tin sau mổ ....................................................................... 70 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 73 4.1. Phần đặc điểm chung ............................................................................... 73 4.1.1.Tuổi73 . . 4.1.2 Giới ......................................................................................................... 73 4.1.3. Tiền sử có các bệnh lý kèm theo ........................................................... 73 4.1.4. Thời gian chuẩn bị tiền phẫu ................................................................. 74 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sang ........................................................ 74 4.2.1. Lý do vào viện ....................................................................................... 74 4.2.2. Các triệu chứng thường gặp .................................................................. 75 4.2.3. Đặc điểm của u thần kinh nội tiết ở tụy ................................................ 75 4.2.4. Phân bố vị trí của u thần kinh nội tiết ở tụy .......................................... 76 4.2.5. Các dấu ấn để chẩn đoán u thần kinh nội tiết ở tụy .............................. 76 4.2.6. Giải phẫu bệnh ...................................................................................... 76 4.2.7. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh .................................................... 77 4.3. Đặc điểm phẫu thuật................................................................................. 78 4.3.1. Các phương pháp phẫu thuật................................................................. 78 4.3.2. Các phương pháp tiếp cận phẫu thuật ................................................... 79 4.3.3. Thời gian phẫu thuật ............................................................................. 79 4.3.4. Đặt ống dẫn lưu ..................................................................................... 80 4.3.5. Rút ống dẫn lưu ..................................................................................... 80 4.3.6. Thời gian trung tiện ............................................................................... 80 4.3.7. Thời gian bắt đầu ăn đường miệng và thời gian hậu phẫu.................... 81 4.3.8. Biến chứng ............................................................................................ 81 . . 4.4. Phần ghi nhận thông tin sau phẫu thuật ................................................... 83 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại u thần kinh nội tiết ở tuỵ ................................................. 23 Bảng 1.2. Bảng phân loại u thần kinh nội tiết tụy theo TNM ......................... 25 Bảng 1.3. Giai đoạn bệnh ............................................................................... 26 Bảng 3.1. Liên quan giữa đặc điểm u thần kinh nội tiết của tụy và thời gian tiền phẫu .......................................................................................................... 48 Bảng 3.2.Liên quan giữa các bệnh lý đi kèm và thời gian chuẩn bị tiền phẫu 48 Bảng 3.3. Các lý do nhập viện ........................................................................ 49 Bảng 3.4. Tỉ lệ hình ảnh đặc trưng của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh 52 Bảng 3.5. Các phương pháp phẫu thuật .......................................................... 56 Bảng 3.6. So sánh thời gian phẫu thuật của mổ mở và mổ nội soi ................. 57 Bảng 3.7. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật ở các phương pháp mổ khác nhau ................................................................................................................. 58 Bảng 3.8. Thời gian lưu ống dẫn luu ở nhóm có và không có biến chứng ..... 60 Bảng 3.9. Thời gian để ống dẫn lưu trung bình ở các phương pháp phẫu thuật khác nhau......................................................................................................... 60 Bảng 3.10. Thời gian trung tiện ở các phương pháp mổ ................................ 61 Bảng 3.11. Thời gian sử dụng kháng sinh ở các phương pháp mổ khác nhau 63 Bảng 3.12. Thời gian dùng kháng sinh ở nhóm có và không có biến chứng . 63 Bảng 3.13. Liên quan giữa thời gian hậu phẫu với các phương pháp mổ ...... 64 Bảng 3.14. Thời gian hậu phẫu của nhóm có và không có biến chứng .......... 65 . . Bảng 3.15. So sánh các phương pháp phẫu thuật và thời gian nằm viện ....... 65 Bảng 3.16. Tỉ lệ biến chứng ở các phương pháp phẫu thuật khác nhau ......... 66 Bảng 3.17. Các biến chứng và cách xử trí ...................................................... 67 Bảng 3.18. Rò tuỵ ở các phương pháp phẫu thuật khác nhau ......................... 68 Bảng 4.1. Các nghiên cứu về biến chứng sau các phẫu thuật cắt khối tá tụy.. 82 Bảng 4.2. Các nghiên cứu về cắt tụy trung tâm .............................................. 82 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biều đổ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi ................................................. 45 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ bệnh nhân theo giới tính..................................................... 46 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các bệnh lý kèm theo .......................................................... 46 Biểu đồ 3.4. Thời gian tiền phẫu ..................................................................... 47 Biểu đồ 3.5. Các triệu chứng thường gặp ....................................................... 49 Biểu đồ 3.6. Đặc điểm của u thần kinh nội tiết ở tụy...................................... 50 Biểu đồ 3.7. Phân bố vị trí của u thần kinh nội tiết......................................... 50 Biểu đồ 3.8. Xét nghiệm các dấu ấn u thần kinh nội tiết của tuỵ ................... 51 Biểu đồ 3.9. Giải phẫu bệnh sau mổ ............................................................... 54 Biểu đồ 3.10. Các phương pháp phẫu thuật .................................................... 55 Biểu đồ 3.11. Các phương pháp tiếp cận phẫu thuật ...................................... 56 Biểu đồ 3.12. Thời gian phẫu thuật ................................................................. 57 Biểu đồ 3.13. Số lượng ống dẫn lưu .............................................................. 58 Biểu đồ 3.14. Thời gian lưu ống dẫn lưu ........................................................ 59 Biểu đồ 3.15. Thời gian trung tiện .................................................................. 61 Biểu đồ 3.16. Thời gian dùng kháng sinh ....................................................... 62 Biểu đồ 3.17. Biến chứng sau mổ ................................................................... 66 Biểu đồ 3.18. Tỉ lệ của các biến chứng sau mổ .............................................. 67 Biểu đồ 3.19. Cân nặng sau mổ ...................................................................... 71 Biểu đồ 3.20.Tình trạng tiêu hoá sau mổ ........................................................ 72 . . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình1.1. Tụy ở tại chỗ ...................................................................................... 4 Hình1.2. Tiểu đảo Langerhan............................................................................ 5 Hình 1.3. (A) Gastrinoma ở tá tràng (mũi tên). (B) U Gastrin thường ở tam giác Gastrinoma ................................................................................................ 9 Hình 1.4. Mô bệnh học của gastrinoma ............................................................ 9 Hình 1.5. Hoá mô miễn dịch dương tính với gastrin ........................................ 9 Hình 1.6. Insulinoma trong mổ ....................................................................... 10 Hình 1.7. Giải phẫu bệnh của insulinoma biệt hoá cao .................................. 10 Hình 1.8. Đại thể của khối glucagonoma 6cm, xâm lấn lách ......................... 11 Hình 1.9. Khối u glucagonoma vùng đuôi tuỵ, có điểm hoại tử và xuất huyết bên trong .......................................................................................................... 11 Hình 1.10. Mô bệnh học của glucagonoma .................................................... 11 Hình 1.11. Hình ảnh siêu âm: Insulinoma nhỏ mặt trước vùng thân tụy........ 15 Hình 1.12. Siêu âm khối u không chức năng vùng đầu tuỵ ............................ 15 Hình 1.13. Hình ảnh CTscan thì tĩnh mạch cửa: Insulinoma nhỏ mặt trước vùng thân tụy ................................................................................................... 16 Hình 1.14. CT mặt phẳng đứng ngang cho thấy khối u insulinoma tuỵ ......... 16 Hình 1.15. Hình ảnh CTscan thì tĩnh mạch cửa: u thần kinh nội tiết không chức năng dạng nang vùng đuôi tụy ............................................................... 17 Hình 1.16. Khối u to, không chức năng vùng đầu tuỵ .................................... 17 Hình 1.17. Hình ảnh MRI thì tĩnh mạch cửa: u thần kinh nội tiết không chức năng dạng nang vùng đuôi tụy ........................................................................ 17 Hình 1.18. Hình ảnh MRI khối insulinoma nhỏ vùng thân tuỵ, có tín hiệu thấp trên T1W ......................................................................................................... 18 . . Hình 1.19. Hình ảnh MRI khối insulinoma nhỏ vùng thân tuỵ, tăng tín hiệu mạnh sau tiêm thuốc cản từ ............................................................................. 18 Hình 1.20. Khối u nội tiết nhỏ vùng eo tuỵ .................................................... 19 Hình 1.21. EUS-FNA u thần kinh nội tiết 2cm vùng đầu tụy......................... 19 Hình 1.22. U thần kinh nội tiết của tuỵ trên octreoscan ................................. 20 Hình 1.23. Sự khác nhau về hình thái và dấu ấn hóa mô miễn dịch của u thần kinh nội tiết độ 1 và độ 2 ở tụy ....................................................................... 24 Hình 1.24. Carcinoma thần kinh nội tiết độ 3 ................................................. 24 Hình 1.25. Cắt khối tá tuỵ ............................................................................... 30 Hình 1.26. Giữ lại các mạch máu lách trong cắt tuỵ đoạn xa bảo tồn lách .... 30 Hình 1.27. Thắt mạch máu lách trong cắt tuỵ đoạn xa bảo tồn lách............... 31 Hình 1.28. Cắt tuỵ đoạn xa kèm cắt lách ........................................................ 31 Hình 1.29. Bóc u tuỵ qua nội soi ổ bụng......................................................... 32 Hình 1.30. Cắt tụy trung tâm........................................................................... 33 Hình 1.31. Nối tuỵ- hỗng tràng kiểu Roux-en-Y ............................................ 33 Hình 1.32. Nối tuỵ với thành sau dạ dày......................................................... 33 Hình 3.1. Hình ảnh CTScan bụng cản quang cho thấy 1 khối insulinoma vùng đuôi tuỵ ........................................................................................................... 53 Hình 3.2. Hình ảnh MRI phát hiện 2 khối insulinoma vùng đuôi tuỵ so với 1 tổn thương được phát hiện trên CTScan ......................................................... 53 . . 1 MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ: Các khối u thần kinh nội tiết đường tiêu hóa, còn được gọi là carcinoids ở tuyến nội tiết, các khối u ác tính có nguồn gốc từ các tế bào thần kinh nội tiết. U thần kinh nội tiết có thể gặp ở bất kỳ nơi nào dọc theo đường tiêu hóa như dạ dày, ruột, gan, đường mật và tuỵ. U thần kinh nội tiết đường tiêu hóa được đặc trưng bởi khả năng sản xuất, lưu trữ và tiết ra một số lượng lớn nội tiết tố như insulin, gastrin, serotonin, glucagon… gây ra các hội chứng lâm sàng đặc trưng tương ứng. Các u thần kinh nội tiết được phân chia thành các khối u có chức năng và không có chức năng (có hoặc không có hội chứng lâm sàng do sự tăng cường nội tiết tố tương ứng). Tuy nhiên, một điều không may là hầu hết các khối u này không tiết ra các hoạt chất sinh học nên được phát hiện khá muộn cho đến khi bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng của khối u chèn ép hoặc di căn xa. Mặc dù những khối u này được coi là bệnh hiếm gặp, nhưng dữ liệu gần đây nhất từ Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng hơn gấp 4 lần trong khoảng thời gian 29 năm, tăng từ 1,09/100.000 dân năm 1973 đến 5,25/100.000 dân năm 2004 [74]. Trong một nghiên cứu ở Tây Ban Nha, từ 2001 đến 2008, các khối u thần kinh nội tiết ở tụy, là một trong những u thần kinh nội tiết đường tiêu hóa phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 34% bệnh nhân trong tổng số 400 bệnh nhân [4]. U có kích thước nhỏ hơn 2 cm thường được lựa chọn phương pháp bóc u tại chỗ, trong khi u kích thước lớn hơn 2cm phải phẫu thuật cắt rộng rãi u kèm cắt cơ quan xâm lấn. . . 2 Các u thần kinh nội tiết ở tụy có triệu chứng bao gồm insulinoma, gastrinoma, khối u tiết vasoactive intestinal peptid, glucagonoma… tạo ra các hội chứng tăng tiết nội tiết tố cụ thể tương ứng. Các u không có triệu chứng chiếm phần lớn trong các u thần kinh nội tiết ở tụy, gây ra bệnh tật và tử vong bằng cách xâm lấn, chèn ép mô bình thường và di căn, nên dễ bị bỏ sót khi chẩn đoán. Một ước tính về mức độ phổ biến của u thần kinh nội tiết ở tụy là khoảng 25-30 / 100.000 dân ở Hoa Kỳ và tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng do sự cải thiện trong chẩn đoán và phát hiện bệnh. Biểu hiện của các khối u này rất khác nhau, từ gần như lành tính đến cực kỳ ác, nhưng phần lớn các u thần kinh nội tiết ở tụy có phân độ mô học ác tính từ thấp đến trung bình [74]. Tại Việt Nam, ở bệnh viện Chợ Rẫy, theo thống kê từ 1/2015 đến 12/2018 có 249 trường hợp u thần kinh nội tiết nói chung được chẩn đoán giải phẫu bệnh, trong đó 14 trường hợp u thần kinh nội tiết ở tụy được phẫu thuật. Đã có một số đề tài báo cáo ca, loạt ca về u thần kinh nội tiết đường tiêu hoá nhưng chưa có đề tài trong nước nào báo cáo riêng cho nhóm bệnh u thần kinh nội tiết ở tuỵ. Để có thêm bằng chứng về đặc điểm bệnh và tính khả thi của phẫu thuật khối u thần kinh nội tiết đường tiêu hóa nguyên phát ở tụy, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu này. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u thần kinh nội tiết ở tụy. 2. Đánh giả kết quả sớm sau phẫu thuật của u thần kinh nội tiết ở tụy. . . 4 Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu tuyến tuỵ: Tuỵ là tuyến thuộc bộ máy tiêu hoá vừa nội tiết vừa ngoại tiết, tạng sau phúc mạc, nằm sau dạ dày. Tuỵ đi từ phần xuống tá tràng đến cuống lách, nằm vắt ngang trước cột sống thắt lưng, chếch lên sang trái và được chia thành các phần đầu, thân, và đuôi tụy. Các tế bào tuyến ngoại tiết của tụy tiết men tụy vào các ống nhỏ và đổ về hai ống dẫn lớn đó là ống tuỵ chính và ống tuỵ phụ. Ống tuỵ chính hợp với ống mật chủ tạo thành bóng gan tụy (bóng Vater). Sau đó bóng gan tụy đổ vào tá tràng ở nhú tá lớn. Ống tuỵ phụ đổ vào tá tràng ở nhú tá bé trên nhú tá lớn khoảng 2.5cm. Phần nội tiết tiết ra các nội tiết tố đi thẳng vào máu qua các mao mạch trong tuyến [1] . Nguồn: Atlas giải phẫu người Frank H, Netter M.) . 5 Có hai loại tế bào trong tuyến tụy:  Các tế bào tuyến tụy nội tiết tạo ra một số loại nội tiết tố, chẳng hạn như insulin để kiểm soát lượng đường trong máu . Chúng tụ lại thành nhiều nhóm nhỏ (đảo nhỏ) trên khắp tuyến tụy. Các tế bào tuyến tụy nội tiết còn được gọi là tế bào đảo hoặc đảo Langerhans. Các khối u hình thành trong các tế bào đảo được gọi là khối u tế bào đảo , khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy. Ống tuỵ Ống mật Tuỵ Tá tràng Nhú tá lớn Mạch máu của nang ngoại tiết Mạch máu Các nang ngoại tiết Tế bào alpha: tiết insulin Tế bào beta: tiết glucagon Ống trong tiểu thuỳ Hình1.2. Tiểu đảo Langerhan. Nguồn Stedman’s Medical Dictionary, xuất bản lần thứ 27  Các tế bào tuyến tụy ngoại tiết tạo ra các enzyme được giải phóng vào ruột non để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. 1.2. Giới thiệu về u thần kinh nội tiết ở tuỵ: 1.2.1. Lịch sử các thuật ngữ và phân loại u thần kinh nội tiết: . . 6 - Thuật ngữ “carcinoid” được dùng đầu tiên năm 1907 bởi Siegfried Oberndorfe để mô tả tế bào bướu ruột non có hình thái không điển hình và lành tính. - Năm 1969, I. Sziji giới thiệu thuật ngữ “apudomas”, được cho là đặc trưng của tế bào nội tiết ở tuỵ. Tuy vậy, thuật ngữ “u tế bào đảo tuỵ” được sử dụng thường xuyên hơn [53] [70]. - Từ năm 2000 đến 2004, Tổ chức y tế thế giới đã công bố bảng phân loại bệnh học ở mục dạ dày – ruột – tụy. Trong đó có dùng thuật ngữ carcinoid để chỉ u thần kinh nội tiết và chia làm ba nhóm mô học bất kể nguồn gốc nguyên phát: u thần kinh nội tiết biệt hoá rõ có khả năng lành tính cao, u thần kinh nội tiết biệt hóa rõ với khả năng lành tính chưa rõ, carcinoma thần kinh nội tiết biệt hóa kém với độ ác cao. - Vào năm 2010, Tổ chức y tế thế giới một lần nữa định nghĩa lại toàn bộ các u thần kinh nội tiết như là các khối tân sinh thần kinh nội tiết. Thuật ngữ “khối tân sinh thần kinh nội tiết” được dùng đồng nghĩa với “u thần kinh nội tiết”. U thần kinh nội tiết ở đường tiêu hóa được phân loại dựa vào chỉ số phân bào và mức độ Ki67 (chỉ dấu của sự tăng sinh tế bào). 1.2.2. Dịch tễ: U thần kinh nội tiết chiếm tỉ lệ dưới 3% trong tổng số các khối u tân sinh ở tuỵ, tuy nhiên tỉ lệ này gia tăng trong 20 năm qua. Dữ liệu từ Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng hơn gấp 4 lần trong khoảng thời gian 29 năm, tăng từ 1,09/100.000 dân năm 1973 đến 5,25/100.000 dân năm 2004. Tỉ lệ mắc theo giới tính và chủng tộc cũng có sự khác biệt. Nam giới có tần suất bị bệnh cao hơn (0,38/100.000) so với nữ (0,27/100.000). Người Mỹ gốc Phi có tỉ lệ mắc là 0,36/100.000, người Mỹ gốc Ấn có tỉ lệ mắc là 0,20/100.000 [76]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất