Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi hở thành bụng tại bệnh viện...

Tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi hở thành bụng tại bệnh viện nhi đồng ii từ 2012 – 2014

.PDF
119
3
105

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN TRỌNG TÍN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI HỞ THÀNH BỤNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II TỪ 2012 – 2014 CHUYÊN NGÀNH NHI Mã số: 60.72.01.35 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BS. ĐOÀN THỊ NGỌC DIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và các cộng sự. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Trần Trọng Tín . . MỤC LỤC Trang Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, sơ đồ Danh mục các hình ảnh Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4 1.1 Đại cương .............................................................................................. 5 1.2 Cơ chế bệnh sinh ................................................................................... 5 1.3 Tổn thương ruột trong hở thành bụng bẩm sinh ................................. 10 1.4 Phân loại .............................................................................................. 11 1.5 Dịch tễ học .......................................................................................... 11 1.6 Chẩn đoán ........................................................................................... 12 1.7 Quản lý tiền sản................................................................................... 14 1.8 Điều trị ................................................................................................ 18 1.9 Tiên lượng ........................................................................................... 28 1.10 Các nghiên cứu về hở thành bụng bẩm sinh ....................................... 29 CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 32 2.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 33 2.2 Địa điểm và thời điểm nghiên cứu ...................................................... 33 2.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 33 2.4 Tiêu chí chọn mẫu ............................................................................... 33 2.5 Định nghĩa biến số .............................................................................. 33 2.6 Kiểm soát sai lệch ............................................................................... 39 . . 2.7 Thu thập và xử lý số liệu..................................................................... 40 2.8 Các bước tiến hành nghiên cứu........................................................... 40 2.9 Y đức ................................................................................................... 41 2.10 Khả năng khái quát hoát và tính ứng dụng ......................................... 42 2.11 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 42 2.12 Kế hoạch thực hiện ............................................................................. 42 2.14 Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................ 43 CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 44 3.1 Đặc điểm dân số, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh. ..................................................................................................... 45 3.2 Đặc điểm điều trị và kết quả điều trị bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh ...................................................................................................... 54 3.3. Xác định các yếu tố liên quan đến dự hậu của bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh .............................................................................................. 59 CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN ........................................................................... 65 4.1 Đặc điểm dân số, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh ...................................................................................................... 66 4.2 Đặc điểm điều trị và kết quả điều trị bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh ...................................................................................................... 75 4.3 Xác định các yếu tố liên quan đến dự hậu của bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh .............................................................................................. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 PHỤ LỤC 1 – DANH SÁCH BỆNH NHÂN PHỤ LỤC 2 – PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN PHỤ LỤC 3 – BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CỦA TUỔI SƠ SINH . . DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN BẢNG STT TRANG Bảng 1.1 Các yếu tố tăng nguy cơ hở thành bụng 9 Bảng 2.1 Liệt kê các biến số 33 Bảng 2.2 Chỉ số Apgar 39 Bảng 2.3 Chỉ số Silverman 39 Bảng 3.1 Các tỉnh có số lượng các trường hợp hở thành bụng 46 bẩm sinh nhiều nhất Bảng 3.2 Số ca và tỉ lệ số lần sanh của mẹ 46 Bảng 3.3 Sự phân bố thời điểm chẩn đoán tiền sản 47 Bảng 3.4 Sự phân bố nơi sanh của trẻ hở thành bụng bẩm 48 sinh Bảng 3.5 Mối tương quan giữa được chẩn đoán tiền sản và 48 nơi sanh Bảng 3.6 Số ca và tỉ lệ về cách sanh 49 Bảng 3.7 Sự phân bố các nguyên nhân sanh mổ 49 Bảng 3.8 Sự phân bố giới tính của trẻ hở thành bụng bẩm 49 sinh Bảng 3.9 Sự phân bố tuổi thai của trẻ hở thành bụng bẩm sinh 50 Bảng 3.10 Sự phân bố cân nặng khi so với tuổi thai 50 Bảng 3.11 Sự phân bố chỉ số Apgar 5 phút sau sanh 51 Bảng 3.12 Số ca và tỉ lệ các bất thường đi kèm 51 Bảng 3.13 Hematocrit, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu 52 Bảng 3.14 Số ca và tỉ lệ các trường hợp thiếu máu và cô đặc 52 máu Bảng 3.15 Sự phân bố các nhóm số lượng tiểu cầu 53 Bảng 3.16 Số ca và tỉ lệ các đặc điểm về đông máu 53 . . Bảng 3.17 Số ca và tỉ lệ các đặc điểm về chỉ số sinh hóa 54 Bảng 3.18 Số ca và tỉ lệ các phương pháp bảo vệ khối thoát vị 54 ở tuyến trước Bảng 3.19 Số ca và tỉ lệ các đặc điểm điều trị khác ở tuyến 55 trước Bảng 3.20 Số ca và tỉ lệ các phương pháp điều trị sưởi ấm, đặt 56 sonde dạ dày tại Khoa Cấp cứu Bảng 3.21 Số ca và tỉ lệ về thời gian từ lúc sanh đến lúc phẫu 56 thuật Bảng 3.22 Mô hình hồi quy đơn biến các yếu tố tiên lượng tử 59 vong Bảng 3.23 Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố tiên lượng tử 60 vong Bảng 3.24 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian để đạt dinh 61 dưỡng đường ruột hoàn toàn Bảng 3.25 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nằm viện 62 Bảng 3.26 Tương quan giữa nhiễm trùng và phương pháp 63 đóng bụng Bảng 3.27 Tương quan giữa nhiễm trùng với thời gian đạt dinh 63 dưỡng đường ruột hoàn trong mỗi phương pháp đóng bụng Bảng 3.28 Tương quan giữa nhiễm trùng với thời gian nằm viện trong mỗi phương pháp đóng bụng . 64 . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 2.1 TRANG Các bước tiến hành nghiên cứu 43 Biểu đồ 3.1 Sự phân bố tuổi mẹ 45 Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ được chẩn đoán tiền sản 47 Biểu đồ 3.3 So sánh các phương pháp bảo vệ khối thoát vị tại 55 Khoa Cấp cứu và tuyến trước Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ các phương pháp đóng bụng 57 Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng 58 Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ được chẩn đoán tiền sản các trường hợp hở 68 thành bụng bẩm sinh ở các nước châu Âu và Việt Nam . . DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TÊN HÌNH ẢNH STT TRANG Hình 1.1 Hở thành bụng bẩm sinh 5 Hình 1.2 Hình ảnh siêu âm của thai kỳ hở thành bụng bẩm 13 sinh . . DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ tiếng Việt CNLS Cân nặng lúc sanh DDĐRHT Dinh dưỡng đường ruột hoàn toàn KTC Khoảng tin cậy TGNV Thời gian nằm viện Chữ tiếng Anh AFI Amniotic fluid index (Chỉ số ối) AGA Appropriate for gestational age (Cân nặng tương xứng với tuổi thai) APTT Activated partial thromboplastin time (Thời gian đông máu nội sinh) BPD Biparietal diameter (Đường kính lưỡng đỉnh) BPP Biophysical profile (Trắc đồ sinh vật lý) CRP C reactive protein CRT Capillary refill time (Thời gian đổ đầy mao mạch) EFW Estimated fetal weight (Trọng lượng thai ước đoán) EUROCAT European Surveillance of Congenital Anomalies (Hệ thống giám sát các dị tật bẩm sinh châu Âu) FL Femur length . . (Chiều dài xương đùi) ICBDMS International clearinghouse for Birth Defects Monitoring Systems (Trung tâm thông tin quốc tế và hệ thống giám sát bất thường sinh sản) IL Interleukine IQ Intelligence quotient (Chỉ số thông minh) LGA Large for gestational age (Cân nặng lớn hơn so với tuổi thai) mBPP Modified biophysical profile (Trắc đồ sinh vật lý cải tiến) MCP Monocyte Chemoattractant Protein (Protein hoá hướng động tế bào đơn nhân) MMPs Matrix metalloproteinase MSAFP Marternal serum alpha – feto – protein (Nồng độ alpha – feto – protein huyết thanh của mẹ) NCPAP Nasal Continuous Positive Airway Pressure (Thở áp lực dương liên tục qua mũi) NICU Neonatal intensive care unit (Đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh) NST Non – stress test OFD Occipitofrontal diameter (Đường kính chẩm trán) OR Odds ratio PT Prothrombine time (Thời gian đông máu ngoại sinh) . . SGA Small for gestational age (Cân nặng nhỏ hơn so với tuổi thai) . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hở thành bụng một trong hai dị tật bẩm sinh thành bụng thường gặp nhất, với tỉ lệ mắc phải khoảng 4 – 5/10.000 trẻ sơ sinh [20],[47],[83]. Hở thành bụng là tình trạng ruột chui qua khiếm khuyết thành bụng trước, thường ở bên phải và không có túi thoát vị bao bọc. Hở thành bụng thường là tổn thương đơn độc. Hiếm khi các bất thường cấu trúc khác và bất thường nhiễm sắc thể hiện diện, nếu có chủ yếu là các bất thường tại đường tiêu hóa như teo ruột non, ruột xoay bất toàn [22]. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự tiến bộ của y học, công tác hồi sức và chăm sóc trẻ sơ sinh nói chung và trẻ hở thành bụng bẩm sinh đã có nhiều thành tựu. Điều này đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ biến chứng và tỉ lệ tử vong của trẻ hở thành bụng bẩm sinh so với trước đây. Tỉ lệ sống còn của bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh lên đến 90% [8],[38],[52],[65],[92]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong đã được báo cáo cao hơn so với các nước Âu Mỹ. Một báo cáo của tác giả Hồ Tấn Thanh Bình và Huỳnh Thị Duy Hương về tỉ lệ tử vong của những bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh là 21% [2]. Hầu như những trẻ hở thành bụng bẩm sinh đều có nguy cơ cao sinh non và chậm tăng trưởng trong tử cung. Cho nên, sau sinh, trẻ thường phải đối diện với nhiều biến cố bất lợi hơn những trẻ khác như mất nước, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng, suy hô hấp. Thêm vào đó, nguy cơ tổn thương các quai ruột ngoài cơ thể là rất lớn nếu không có phương pháp bảo vệ phù hợp. Chính vì thế, công tác hồi sức cho trẻ hở thành bụng bẩm sinh sau sanh là cực kỳ quan trọng, góp phần đảm bảo cho trẻ những điều kiện thuận lợi trước phẫu thuật cũng như tránh làm nặng thêm tổn thương ruột ở trẻ. . . 2 Mặt khác, kiểm soát nhiễm trùng đang là một vấn đề nan giải ở tất cả các bệnh viện nước ta nói chung và Bệnh viện Nhi đồng 2 nói riêng. Đặc biệt là đối với trẻ hở thành bụng bẩm sinh sau phẫu thuật khi nguy cơ nhiễm trùng của nhóm đối tượng này là rất lớn như tuổi sơ sinh, non tháng, nhẹ cân, chăm sóc tại đơn vị chăm sóc sơ sinh tích cực và phải chịu nhiều thủ thuật xâm lấn. Các biến chứng nhiễm trùng này thường là nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng liên quan đến catheter [9]. Theo báo cáo của tác giả Uribe – Leitz, có đến 67,5% các trường hợp hở thành bụng bẩm sinh có biến chứng nhiễm trùng [105]. Bệnh viện Nhi đồng II là một bệnh viện lớn mạnh trong lĩnh vực ngoại nhi tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tại đây đánh giá công tác hồi sức cho trẻ hở thành bụng bẩm sinh cũng như tầm quan trọng của biến chứng nhiễm trùng ở trẻ. Chính vì thế, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu này, nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biện pháp điều trị bệnh lý hở thành bụng tại bệnh viện Nhi đồng II, tập trung vào vấn đề hồi sức sau sanh và xác định các yếu tố liên quan đến dự hậu ở trẻ hở thành bụng bẩm sinh, đặc biệt là yếu tố nhiễm trùng. Câu hỏi nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biện pháp điều trị bệnh lý hở thành bụng tại bệnh viện Nhi đồng II là như thế nào? . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi hở thành bụng bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi đồng II từ 01/2012 đến 12/2014 2. Mục tiêu chuyên biệt 2.1. Xác định tỉ lệ, trung bình các đặc điểm về dân số, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi hở thành bụng 2.2. Xác định tỉ lệ các biện pháp điều trị và kết quả bệnh nhi hở thành bụng 2.3. Xác định các yếu tố liên quan đến dự hậu của bệnh nhi hở thành bụng . . 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương 1.2 Cơ chế bệnh sinh 1.3 Tổn thương ruột trong hở thành bụng bẩm sinh 1.4 Phân loại 1.5 Dịch tễ học 1.6 Chẩn đoán 1.7 Quản lý tiền sản 1.8 Điều trị 1.9 Tiên lượng 1.10 Các nghiên cứu về hở thành bụng bẩm sinh . . 5 1.1. Đại cương Trong quá trình phát triển của thai nhi, thành bụng phải được khép kín hoàn toàn sau 12 tuần. Bất kỳ một sai sót nào xuất hiện trước thời gian đó đều ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của thành bụng trước và tạo ra các dị tật thành bụng trước. Các dị tật thành bụng trước rất thường gặp, bao gồm thoát vị rốn, hở thành bụng, ngũ chứng Cantrell (Pentalogy of Cantrell), bàng quang lộn ngoài (Bladder extrophy). Hở thành bụng là một dị tật bẩm sinh thành bụng trước, biểu hiện là một lỗ khiếm khuyết, thường nằm bên phải đường giữa. Kết quả là các tạng trong ổ bụng chui ra ngoài lơ lửng tự do trong khoang ối, thường nhất là ruột non. Đôi khi là dạ dày, ruột già, buồng trứng. Hình 1.1. Hở thành bụng bẩm sinh Trái với thoát vị rốn, hở thành bụng không có màng bao bọc và thường không liên quan với các bất thường nhiễm sắc thể. Do đó, dù có thể đi kèm với các bất thường đường tiêu hóa khác như teo ruột non, ruột xoay bất toàn, hở thành bụng bẩm sinh có tiên lượng tốt hơn nhiều so với thoát vị rốn [22]. 1.2. Cơ chế bệnh sinh 1.2.1. Phôi thai học [3] Nhiều giả thuyết giải thích cơ chế bệnh sinh của hở thành bụng đã được đưa ra nhưng vẫn còn nhiều bàn cãi. Vì thế, để hiểu các giả thuyết, chúng ta cần phải biết được quá trình phát triển bình thường trong thời kì phôi thai. . . 6 1.2.1.1. Sự khép lá phôi Sự khép lá phôi là biến cố quan trọng biến đĩa phôi 3 lá dạng tấm thành một cơ thể dạng ống với 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong là ngoại bì, trung bì và thượng bì. Vào tuần lễ thứ ba, đĩa phôi có 3 lá, hình bầu dục dẹt. Sang tuần lễ thứ tư, đĩa phôi tăng trưởng nhanh, đặc biệt về chiều dài và khép lại tạo nên một cơ thể dạng ống đặc trưng cho loài có dây sống. Cùng với đĩa phôi, túi ối tăng trưởng nhanh hơn so với túi noãn hoàng vẫn gắn vào đĩa phôi nên đĩa phôi phồng ra rồi cuộn khép lại. Dây sống, ống thần kinh và các đốt phôi tương đối cứng chắc làm trục cho phôi khép lại. Phôi cuộn khép lại nhờ các bản phôi mỏng, dễ uốn. Sự khép phôi diễn ra theo hướng đầu – đuôi và hai bên ở các vùng đầu, đuôi và giữa. Khi các mép bản phôi hai bên dính vào nhau thì ngoại bì, trung bì và nội bì của hai bên nối vào nhau theo đúng thứ tự ngoại bì với ngoại bì, trung bì với trung bì và nội bì với nội bì. Kết quả là ngoại bì bao ngoài toàn bộ phôi, nội bì tạo nên ống ruột và túi noãn hoàng được thu nhỏ lại. 1.2.1.2. Sự hình thành ống ruột Khi nội bì khép lại, phần đầu biến thành ruột trước, phần đuôi biến thành ruột sau và đều là ống kín. Duy phần giữa khép chưa hết tạo nên ruột giữa hở, thông với túi noãn hoàng ngoài phôi. Về sau, ruột giữa thu nhỏ lại dần dần tạo nên ruột giữa dạng ống kín. Khoảng cuối tuần lễ thứ sáu, ống ruột hình thành xong và phần túi noãn hoàng ngoài phôi chỉ còn là ống hẹp được gọi là ống noãn hoàng. 1.2.1.3. Sự phát triển của ruột giữa Ruột giữa tạo nên (1) phần lớn tá tràng và toàn bộ đoạn ruột non còn lại, (2) manh tràng và ruột thừa, (3) đại tràng lên, (4) 2/3 phải của đại tràng ngang. . . 7 Khoảng tuần thứ năm, giữa hồi tràng với đại tràng có xuất hiện manh tràng. Do hồi tràng dài thêm rất nhiều nên ruột giữa xếp lại hình kẹp tóc và được gọi là quai rốn. Cành trên của quai rốn sẽ trở thành hỗng tràng, cành dưới tiếp nối với ruột sau sẽ cho ra đại tràng lên và 2/3 đại tràng ngang. Đầu quai rốn neo vào rốn nhờ ống noãn hoàng. Động mạch mạc treo tràng trên nằm dọc theo trục quai rốn có vai trò như một trục xoay. Khoảng đầu tuần thứ sáu, ruột giữa dài thêm và do áp lực của các cơ quan mới hình thành trong ổ bụng đẩy quai rốn tụt vào trong rốn. Đây là một tình trạng thoát vị sinh lý. Trong khi bị đẩy vào trong rốn, quai rốn xoay 90o ngược chiều kim đồng hồ theo trục trước sau. Lần xoay này kết thúc vào đầu tuần lễ thứ tám. Trong khi xoay, ruột giữa vẫn biệt hóa, hỗng tràng và hồi tràng dài thêm và chỗ manh tràng phình ra như con sâu được gọi là ruột thừa. Sau khi tụt trở lại vào khoang bụng, quai rốn xoay thêm lần thứ hai 180o ngược chiều kim đồng hồ. Cơ chế làm quai rốn trở về khoang bụng vẫn chưa rõ, có lẽ do khoang bụng to thêm. Vào khoảng tuần thứ 11, quai rốn trở về khoang bụng hoàn toàn, các cơ thành bụng khép lại để lại đường trắng. 1.2.2. Các giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của hở thành bụng. Vị trí của lỗ khuyết trong hở thành bụng bẩm sinh thường gặp ở bên phải đường giữa. Nhiều giả thuyết giải thích cơ chế bệnh sinh của hở thành bụng đã được đưa ra, bao gồm: (1) Trung bì thất bại trong quá trình hình thành thành bụng trước [32], (2) Vỡ màng ối xung quanh cuống rốn [93], (3) Sự tiêu đi bất thường của tĩnh mạch rốn bên phải dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và tạo ra một điểm yếu ở thành bụng trước [29], (4) Tổn thương động mạch noãn hoàng phải gây thiếu máu cục bộ [51]. Trong những giả thuyết trên, giả thuyết cuối cùng được ủng hộ nhiều nhất bởi liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc gây co mạch ở người mẹ. . . 8 Yếu tố gen và môi trường đóng một vai trò trong sinh bệnh học của hở thành bụng bẩm sinh, trong đó yếu tố môi trường có vai trò quan trọng hơn cả. Một số ít trường hợp đã được báo cáo ghi nhận hở thành bụng có tính chất gia đình. Nguy cơ hở thành bụng đối với một trẻ khi có anh chị ruột mắc hở thành bụng là 2,4% [58]. Một trường hợp song sinh nữ cũng đã được báo cáo khi cùng mắc hở thành bụng, dù người mẹ đã được theo dõi tiền sản và không ghi nhận tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị tật [15]. Những báo cáo trên cho thấy yếu tố di truyền có thể đóng góp một vai trò nhất định trong sinh bệnh học của hở thành bụng. Ngược lại, yếu tố môi trường đã được chứng minh rõ ràng vai trò đối với hở thành bụng. Đó là tình trạng phơi nhiễm của người mẹ đối với các hóa chất có khả năng gây quái thai từ môi trường, cụ thể hơn là việc sử dụng những thuốc gây co mạch. Nhóm thuốc đó bao gồm pseudoephedrine, phenylpropanolamin, methylene – dioxymethamphetamin, aspirine, ibuprofen. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hở thành bụng tăng lên ở những người mẹ có tiền sử sử dụng thuốc gây co mạch trong thời gian mang thai [54],[66],[107],[112],[111]. Việc sử dụng các chất kích thích cũng gây nguy cơ hở thành bụng. Đặc biệt là vai trò của thuốc lá, đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Nhiều báo cáo cho thấy người mẹ hút thuốc lá khi mang thai có nguy cơ sinh con hở thành bụng bẩm sinh gấp đôi những bà mẹ không hút thuốc lá [22]. Ngoài vai trò của các chất gây co mạch, phải kể đến những hóa chất từ môi trường sinh sống mà người mẹ có thể bị phơi nhiễm cũng có ảnh hường đến nguy cơ sinh con hở thành bụng, như hydro sulfua, benzen [36],[63]. Các yếu tố khác cũng ghi nhận liên quan đến hở thành bụng bẩm sinh là con so, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ ở người mẹ [102]. Con so có nguy cơ hở thành bụng bẩm sinh hơn, điều này có thể liên quan đến tình trạng miễn dịch . . 9 của người mẹ đối với con. Chế độ ăn thiếu alpha-protein và glutathion toàn phần cũng góp phần tăng tần suất sinh con hở thành bụng bẩm sinh [102]. Tuổi mẹ trẻ thường được nhắc đến như một yếu tố nguy cơ liên quan đến sư tăng tần suất của hở thành bụng. Tuy nhiên, đây không phải là một yếu tố nguy cơ có ý nghĩa. Chính lối sống đặc trưng của nhóm dân số này mới đóng vai trò trực tiếp trong bệnh sinh của hở thành bụng [22],[47]. Bảng 1.1. Các yếu tố tăng nguy cơ hở thành bụng Nhóm gây quái thai Yếu tố nguy cơ liên quan dịch tễ Mẹ hút thuốc Mẹ trẻ tuổi (dưới 20 tuổi) Rượu Tình trạng kinh tế – xã hội thấp Cocain Trình độ học vấn của mẹ thấp Aspirin Chế độ ăn của mẹ nghèo nàn Ibuprofen Con so Pseudoephedrine và ephedrine Phenylpropanolamine Methylene-dioxymethamphetamin Nguồn: “Gastroschisis: sonographic diagnosis, associations, management and outcome”, 2008 [26] Đối với hở thành bụng bên trái, đây là một bất thường cực kỳ hiếm gặp với chỉ 21 ca được báo cáo trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây [48],[67]. Cũng như hở thành bụng bên phải, cơ chế của hở thành bụng bên trái cũng chưa được hiểu rõ. Những giả thuyết tương tự đã được đưa ra như sự thoái triển bất thường của tĩnh mạch rốn bên trái, sự khép phôi không hoàn toàn khi túi noãn hoàng nằm bất thường ở bên trái [29],[35]. Một giả thuyết khác là do sự định hướng bất thường trục trái – phải trong sự hình thành cơ thể, đã được báo cáo trong một trường hợp đảo ngược phủ tạng [110]. Hở thành bụng bẩm sinh bên trái .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất