Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của ung thư biểu mô đường mật trong gan...

Tài liệu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của ung thư biểu mô đường mật trong gan

.PDF
93
6
88

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ NGUYỄN TẤN TÀI ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỂN TẤN TÀI ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN Chuyên ngành: Chẩn Đoán Hình Ảnh Mã số: NT 62 72 05 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS PHẠM NGỌC HOA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Nguyễn Tấn Tài . . i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH .................................................. vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................x DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. xi ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN..............................................................................4 1.1. Dịch tễ học ung thư đường mật ........................................................................ 4 1.2. Giải phẫu học gan và đường mật ...................................................................... 5 1.3. Mô học hệ thống đường mật ............................................................................. 7 1.4. Bệnh học ung thư biểu mô đường mật trong gan ............................................. 8 1.4.1 Bệnh sinh .....................................................................................................8 1.4.2 Đại thể .......................................................................................................10 1.4.3 Vi thể .........................................................................................................10 1.4.4 Diễn tiến ....................................................................................................10 1.5. Các phương tiện chẩn đoán ............................................................................ 13 1.5.1 Chỉ dấu ung thư .........................................................................................13 1.5.2 Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh ........................................................14 1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ......................................... 19 1.6.1 Trong nước ................................................................................................19 . . ii 1.6.2 Nước ngoài ................................................................................................20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 21 2.1.1 Dân số mục tiêu .........................................................................................21 2.1.2 Dân số chọn mẫu .......................................................................................21 2.1.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu ................................................................................21 2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................21 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................................21 2.2.2 Cỡ mẫu ......................................................................................................21 2.2.3 Phương pháp tiến hành ..............................................................................22 2.2.4 Kỹ thuật chụp ............................................................................................22 2.3. Định nghĩa biến số .......................................................................................... 24 2.3.1 Nhóm biến số nền ......................................................................................24 2.3.2 Nhóm biến số các chỉ số xét nghiệm dấu ấn ung thư ................................24 2.3.3 Nhóm biến số đặc điểm hình thái u ...........................................................25 2.3.4 Nhóm biến số đặc điểm tín hiệu và đặc tính bắt thuốc của u ....................27 2.4. Cách xử lý số liệu: .......................................................................................... 32 2.5. Y đức ............................................................................................................... 32 Chương 3. KẾT QUẢ ...............................................................................................33 3.1. Đặc điểm chung về tuổi và giới ...................................................................... 33 3.2. Đặc điểm về giá trị các dấu ấn ung thư .......................................................... 34 3.3. Đặc điểm hình thái của UTBMĐMTG trên CHT........................................... 35 3.3.1 Số lượng u .................................................................................................35 . . iii 3.3.2 Vị trí u .......................................................................................................35 3.3.3 Kích thước u ..............................................................................................36 3.3.4 Hình dạng u ...............................................................................................36 3.3.5 Giới hạn u ..................................................................................................36 3.3.6 Hoại tử trong u...........................................................................................37 3.3.7 Xâm lấn mạch máu ....................................................................................37 3.3.8 Dãn đường mật ..........................................................................................37 3.3.9 Kéo lõm vỏ bao gan...................................................................................37 3.3.10 Sỏi đường mật trong gan .........................................................................38 3.4. Đặc điểm về tín hiệu và đặc tính bắt thuốc..................................................... 38 3.4.1 Tín hiệu u trên T1W ..................................................................................38 3.4.2 Tín hiệu u trên T2W ..................................................................................38 3.4.3 Tín hiệu trên DWI .....................................................................................39 3.4.4 Đặc điểm bắt thuốc của u ..........................................................................39 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................41 4.1. Đặc điểm chung về tuổi và giới ...................................................................... 41 4.1.1 Tuổi............................................................................................................41 4.1.2 Giới ............................................................................................................41 4.2. Đặc điểm về giá trị các dấu ấn ung thư: ......................................................... 42 4.2.1 Carbohydrate Antigen 19-9 .......................................................................42 4.2.2 Carcinoembryonic Antigen .......................................................................42 4.3. Đặc điểm hình thái của UTBMĐMTG trên CHT........................................... 43 4.3.1 Số lượng u .................................................................................................43 4.3.2 Vị trí u .......................................................................................................43 . . iv 4.3.3 Kích thước .................................................................................................44 4.3.4 Hình dạng u ...............................................................................................45 4.3.5 Giới hạn u ..................................................................................................46 4.3.6 Vỏ bao .......................................................................................................47 4.3.7 Hoại tử trong u...........................................................................................49 4.3.8 Xâm lấn mạch máu ....................................................................................50 4.3.9 Dãn đường mật quanh tổn thương .............................................................51 4.3.10 Kéo lõm vỏ bao gan.................................................................................52 4.3.11 Sỏi đường mật trong gan .........................................................................54 4.4. Đặc điểm về tín hiệu và đặc tính bắt thuốc..................................................... 56 4.4.1 Tín hiệu u trên T1W ..................................................................................56 4.4.2 Tín hiệu u trên T2W ..................................................................................56 4.4.3 Tín hiệu u trên DWI ..................................................................................57 4.4.4 Đặc điểm bắt thuốc của u ..........................................................................60 KẾT LUẬN ...............................................................................................................65 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BN Bệnh nhân CHT Cộng hưởng từ HPT Hạ phân thùy SNV Số nhập viện UTBMĐMTG Ung thư biểu mô đường mật trong gan UTBMTBG Ung thư biểu mô tế bào gan XQCLVT X quang cắt lớp vi tính TIẾNG ANH ADC Apparent diffusion coefficient BilIN Biliary intraepithelial neoplasm CA - 125 Cancer antigen - 125 CA 19-9 Carbohydrate antigen 19-9 CEA Carcinoembryonic antigen DWI Diffusion weighted imaging FOV Field of view FS Fat saturation Gd Gadolinium HASTE Half fourier acquisition single shot turbo spin echo HE Hematoxylin and Eosin IPNB Intraductal papillary neoplasm of the bile duct T1W T1W-weighted imaging T2W T2W-weighted imaging TE Echo time TR Repetition time . . vi TRUFISP True fast imaging with steady state precession VIBE Volumetric interpolated breath-hold examination WHO World health organization . . vii BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH Tiếng Việt Tiếng Anh Chỉ dấu ung thư Tumor marker Cộng hưởng từ Magnetic resonance imaging Cường độ tín hiệu Signal intensity Dấu hiệu hình bia Target sign Điểm cắt Cut - off Kéo lõm vỏ bao gan Capsular retraction Mặt cắt đứng dọc Saggital Mặt cắt đứng ngang Coronal Mặt cắt ngang Axial Ống trung gian Bile ductule Tân sinh biểu mô đường mật Biliary intraepithelial neoplasm Tân sinh dạng trụ trong ống Intraductal tubulo neoplasm Tân sinh nhú trong ống Intraductal papillary neoplasm Tăng sinh trong ống Intraductal growth Tạo khối Mass forming Thâm nhiễm quanh ống Periductal infiltrating Thuốc tương phản từ MRI contrast agent Tiểu quản mật Bile canaliculus Tổn thương vệ tinh Satellite lesions U máu gan Hemangioma Ung thư biểu mô Carcinoma Ung thư biểu mô đường mật trong gan Intrahepatic cholangiocarcinoma Ung thư biểu mô tiết nhầy Mucinous carcinoma Ung thư biểu mô tuyến Adenocarcinoma Ung thư biểu mô tuyến nang đường mật Biliary cystadenocarcinoma Ung thư dạng tại chỗ . Carcinoma in situ . viii Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát Primary sclerosing cholangitis Xóa mỡ Fat saturation . . ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các chuỗi xung chụp CHT vùng bụng ......................................................23 Bảng 3.1 Đặc điểm giá trị các dấu ấn ung thư ở UTBMĐMTG ...............................34 Bảng 3.2 Nồng độ CA 19-9 và CEA theo giới tính ..................................................34 Bảng 3.3 Số lượng u ..................................................................................................35 Bảng 3.4 Vị trí u ........................................................................................................35 Bảng 3.5 Hình dạng u................................................................................................36 Bảng 3.6 Giới hạn u ..................................................................................................36 Bảng 3.7 Tín hiệu u trên T1W ..................................................................................38 Bảng 3.8 Tín hiệu u trên T2W ..................................................................................38 Bảng 3.9 Đặc điểm bắt thuốc thì động mạch ............................................................39 Bảng 4.1 Tỉ lệ phân bố giới tính trong các nghiên cứu .............................................41 Bảng 4.2 So sánh vị trí u trong các nghiên cứu ........................................................44 Bảng 4.3 Tỉ lệ kích thước u trong các nghiên cứu ....................................................45 Bảng 4.4 Đặc điểm giới hạn u trong các nghiên cứu ................................................47 Bảng 4.5 Tỉ lệ kéo lõm vỏ bao gan trong các nghiên cứu.........................................53 Bảng 4.6 Tỉ lệ dấu hiệu hình bia trên DWI trong các nghiên cứu ............................59 Bảng 4.7 Đặc điểm bắt thuốc thì động mạch trong các nghiên cứu .........................61 Bảng 4.8 Đặc điểm tăng quang sau tiêm trong các nghiên cứu ................................63 . . x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố giới tính của UTBMĐMTG. ......................................33 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân bố theo nhóm tuổi của UTBMĐMTG. ............................34 Biểu đồ 3.3 Đặc điểm tăng quang qua các thì của UTBMĐMTG ............................40 . . xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Phân thùy gan theo đường mạch mật. ..........................................................6 Hình 1.2 Giải phẫu tiểu thùy gan. ...............................................................................7 Hình 1.4 Hình thái đại thể của các dạng UTBMĐMTG. ............................................8 Hình 1.5 Tổn thương tiền ung thư của UTBMĐMTG. ...............................................9 Hình 1.6. Đại thể ung thư biểu mô đường mật trong gan. ..........................................9 Hình 1.7 Đặc điểm tăng trưởng của UTBMĐMTG. .................................................11 Hình 1.8 Đặc điểm phát triển của UTBMĐMTG. ....................................................11 Hình 1.9 Ung thư biểu mô đường mật trong gan. .....................................................12 Hình 1.10 Ung thư đường mật trong gan xâm lấn nhu mô gan xung quanh. ...........12 Hình 1.11 Ung thư biểu mô đường mật trong gan trên siêu âm. ..............................14 Hình 1.12 Ung thư biểu mô đường mật trong gan trên XQCLVT. ..........................16 Hình 1.13 Ung thư biểu mô đường mật trong gan trên XQCLVT. ..........................16 Hình 1.14 Hình ảnh điển hình của UTBMĐMTG trên XQCLVT và đại thể. ..........17 Hình 1.15 Hình ảnh CHT của UTBMĐMTG. ..........................................................18 Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu. ...........................................................22 Hình 2.2 U bắt thuốc kiểu 1. .....................................................................................30 Hình 2.3 U bắt thuốc kiểu 2. .....................................................................................30 Hình 2.4 U bắt thuốc kiểu 3. .....................................................................................31 Hình 2.5 U bắt thuốc kiểu 4. .....................................................................................31 Hình 4.1 Hình ảnh vỏ bao trên các chuỗi xung .........................................................48 Hình 4.2 Hình ảnh hoại tử trong u qua các thì ..........................................................49 Hình 4.3 Hình ảnh xâm lấn tĩnh mạch cửa nhánh phải .............................................50 Hình 4.4 Dãn đường mật trong tổn thương ...............................................................52 Hình 4.5 Dấu hiệu kéo lõm vỏ bao gan .....................................................................54 Hình 4.6 Sỏi đường mật trong gan ............................................................................55 Hình 4.7 Tổn thương có hạn chế khuếch tán trên CHT ............................................58 Hình 4.8 Dấu hiệu hình bia trên DWI .......................................................................60 . . xii Hình 4.9 Đặc điểm tín hiệu và động học tăng quang của UTBMĐMTG. ................64 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư biểu mô đường mật trong gan (UTBMĐMTG) là một loại ung thư tương đối ít gặp, đứng hàng thứ 2 trong số các ung thư nguyên phát tại gan, sau ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), chiếm 3% trong số các loại ung thư đường tiêu hóa nói chung [61], [91]. Tương đối hiếm gặp ở phương tây, với tần suất khoảng 12/100000, tuy nhiên UTBMĐMTG lại xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á – vốn là vùng dịch tễ của các loại sán lá gan, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, với tần suất ở Trung Quốc là 10/100000, Thái Lan là 71/100000 [8], [77]. Dù vậy, tần suất hiện mắc của UTBMĐMTG lại càng ngày tăng tính trên toàn cầu [52]. Dựa vào hình thái và đặc điểm phát triển, UTBMĐMTG được chia làm 3 dạng: dạng tạo khối (mass-forming), dạng thâm nhiễm quanh ống (periductal infiltrating) và dạng tăng sinh trong ống (intraductal growth), trong đó dạng tạo khối là dạng phổ biến nhất, chiếm đến hơn 80% các trường hợp [82] [49], [53]. Về mặt vi thể, 90% UTBMĐMTG là ung thư biểu mô tuyến, xuất phát từ lớp biểu mô tuyến của đường mật, bao gồm các cấu trúc tuyến phát triển trong những vùng tế bào ngăn cách nhau bởi chất nền mô sợi [53]. UTBMĐMTG thường phát triển âm thầm không triệu chứng, và chỉ có 15% số trường hợp còn chỉ định mổ tại thời điểm chẩn đoán [81]. Cho đến hiện tại thì phẫu thuật cắt gan chứa u vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất giúp kéo dài thời gian sống còn cho bệnh nhân, với tỉ lệ sống 5 năm khoảng 13-42% [81], [97]. Vì lý do đó, hình ảnh học đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, tiên lượng điều trị và theo dõi tái phát sau mổ. Siêu âm là phương tiện đầu tay giúp chẩn đoán sự hiện diện của UTBMĐMTG. Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp thì hình ảnh siêu âm kém đặc hiệu, khó phân biệt với các loại u gan khác. Hình ảnh X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) bụng chậu tiến thêm một bước trong việc đánh giá bản chất các khối u trong gan, phát hiện dãn đường mật, mối liên quan của u với hệ thống cửa và phát hiện di căn hạch [25], [44]. Tuy nhiên nó cũng có vài điểm hạn chế. Khả năng đánh . . 2 giá di căn dọc theo đường mật chỉ khoảng 81%, và khả năng phát hiện di căn hạch chỉ khoảng từ 35-63% [25]. Cho đến thời điểm hiện tại thì cộng hưởng từ (CHT) được xem như là phương tiện chẩn đoán hình ảnh tối ưu được lựa chọn, nhờ vào độ phân giải mô mềm tốt và độ nhạy cao trong việc phát hiện tổn thương [7]. CHT giúp chẩn đoán u dựa vào các dấu hiệu điển hình, đánh giá mức độ xâm lấn của u với các cấu trúc xung quanh như đường mật, nhu mô gan và nhận diện các tổn thương di căn. Ngoài ra CHT có tiêm thuốc tương phản cung cấp thêm thông tin về đặc điểm bắt thuốc của khối u, xâm lấn mạch máu, và có di căn xa hay không. Rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài đã được thực hiện để mô tả những đặc điểm của UTBMĐMTG trên hình ảnh CHT. Tuy nhiên theo chúng tôi được biết thì hiện tại chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam được thực hiện để mô tả những đặc điểm của UTBMĐMTG trên CHT, cụ thể là dạng tạo khối vì tỉ lệ dạng này chiếm phần lớn, để so sánh sự khác biệt với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Với mong muốn đó, nay chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của ung thư biểu mô đường mật trong gan” với mục tiêu: - Mô tả những đặc điểm hình ảnh của ung thư biểu mô đường mật trong gan, cụ thể là dạng tạo khối, trên hình cộng hưởng từ. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả những đặc điểm hình ảnh của ung thư biểu mô đường mật trong gan, cụ thể là dạng tạo khối, trên hình cộng hưởng từ. . . 4 Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. Dịch tễ học ung thư đường mật UTBMĐMTG là một bệnh lý hiếm gặp, chiếm 3% ung thư đường tiêu hóa nói chung, 8-10% ung thư đường mật và 10-20% ung thư gan nguyên phát nói riêng, thường dễ bị chẩn đoán nhầm với UTBMTBG. UTBMĐMTG ít gặp ở BN dưới 40 tuổi, thường gặp ở lứa tuổi 50-60, ưu thế nhẹ ở nam so với nữ, với tỉ lệ từ 1,2 - 1,5 [25], [44]. Mặc dù hiếm, tần suất của loại u này đang ngày càng tăng trên toàn cầu [36], [70], [96]. Tần suất tăng không liên quan đến kích thước u cũng như giai đoạn phát hiện u, nên ít có khả năng là kết quả của việc phát hiện ở giai đoạn sớm, mà là do tỉ suất của UTBMĐMTG gia tăng thật sự [36]. Trong vòng 30 năm, tỉ lệ UTBMĐMTG ở Hoa Kì đã tăng 165%, lên đến 0,95/100000 dân, cũng tương tự như ở các quốc gia khác như Anh, Nhật Bản,… [36], [65]. Tần suất của nó không giống nhau giữa các vùng trên thế giới, với tỉ lệ tương đối cao ở khu vực châu Á khi so sánh với các nước ở phương Tây. Điều này được giải thích là do có liên quan đến khác biệt về phân bố địa lý các yếu tố nguy cơ của UTBMĐMTG. Nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định trong UTBMĐMTG. Trong số đó, đóng vai trò quan trọng nhất phải kể đến là sán lá gan Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini, được WHO xếp vào nhóm 1 các yếu tố sinh ung. Chúng gây nên tình trạng nhiễm trùng đường mật tái diễn, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển thành ung thư [37]. Ước tính khoảng 8-10% BN nhiễm sán lá sẽ tiến triển thành ung thư. Vùng dịch tễ của các loại sán lá này nằm ở Đông Nam Á, nơi tần suất UTBMĐMTG đặc biệt cao, lên đến 100/100000 ở Thái Lan [65]. Viêm cũng là một yếu tố nguy cơ được biết đến của UTBMĐMTG. Nó là tình trạng viêm xơ hóa đường mật tiến triển mạn tính, và tình trạng viêm này thúc đẩy sự sản sinh tế bào, tạo điều kiện cho UTBMĐMTG xuất hiện [65], [70]. Ở những bệnh nhân viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, nguy cơ UTBMĐMTG tăng lên 400 lần so với dân số bình thường, và u thường xuất hiện sớm hơn, với hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở tuổi 30-50 [5], [52]. Nguy cơ diễn tiến thành ung thư hàng . . 5 năm của bệnh nhân viêm đường mật xơ hóa nguyên phát là 2%, còn nguy cơ tích lũy 30 năm là 20% [56]. Sỏi đường mật trong gan cũng được cho là làm tăng nguy cơ UTBMĐMTG. Ở những bệnh nhân này, dịch mật thường bị nhiễm trùng bởi Escherichia coli, và người ta cho rằng tình trạng nhiễm trùng và ứ mật kéo dài, biểu mô đường mật phải liên tục tiếp xúc với dịch mật đã bị thay đổi về mặt sinh hóa, dẫn đến tăng sản biểu mô tuyến, chuyển sản, loạn sản và cuối cùng là ung thư [11], [21], [5]. Có báo cáo cho rằng tỉ lệ ung thư tăng lên 7% ở những bệnh nhân sỏi đường mật [70]. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác cũng được kể đến, như bệnh Caroli – vốn là tình trạng dãn đường mật trong gan bẩm sinh, viêm gan siêu vi, xơ gan, tiếp xúc hóa chất như thorotrast, radon, abestos,… được cho là cũng làm tăng nguy cơ của UTBMĐMTG. 1.2. Giải phẫu học gan và đường mật Gan là tạng đặc lớn nhất trong cơ thể nằm trong ổ bụng, ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang, trong ô dưới hoành phải nhưng lấn sang thượng vị và ô dưới hoành trái. Về mặt sinh lý học, gan vừa là tuyến ngoại tiết (tiết mật), vừa đóng vai trò nội tiết tham gia nhiều chức phận điều hòa đường huyết, chống nhiễm độc. Gan có 2 mặt là mặt hoành, mặt tạng và chỉ có một bờ duy nhất là bờ dưới. Gan được cố định tại chỗ bằng các dây chằng treo gan, bao gồm dây chằng hoành gan, dây chằng vành, dây chằng tròn, dây chằng liềm, dây chằng tam giác phải và trái, dây chằng tĩnh mạch, tĩnh mạch chủ dưới và mạc nối nhỏ. Dựa vào đường mạch mật, gan được phân chia thành 8 hạ phân thùy (HPT). Gan được chia thành hai nửa: gan phải và gan trái. Mỗi nửa gan lại được chia thành hai phân thùy, và mỗi phân thùy lại được chia thành hai HPT. Tổng cộng có tám HPT, cụ thể là: - Ở gan trái có:  Phân thùy giữa ở mặt hoành có HPT IV và ở mặt tạng có HPT IV và I. HPT I tương ứng với thùy đuôi. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất