Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở bệnh nhân cư...

Tài liệu đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở bệnh nhân cường giáp tại bệnh viện nhi đồng 2 từ 4 2014 đến 4 2019

.PDF
148
3
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ∞∞&∞∞ NGÔ THỊ MAI PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, NGUYÊN NHÂN, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN CƯỜNG GIÁP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 4/2014 ĐẾN 4/2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ∞∞&∞∞ NGÔ THỊ MAI PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, NGUYÊN NHÂN, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN CƯỜNG GIÁP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 4/2014 ĐẾN 4/2019 Ngành: Nhi khoa Mã số: 8720106 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. NGUYỄN HUY LUÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Ngô Thị Mai Phương . . LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến: TS.BS. Nguyễn Huy Luân và TS.BS. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Bộ môn Nhi – Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình động viên, dìu dắt, hướng dẫn tôi những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. TS.BS. Hoàng Thị Diễm Thuý, Trưởng khoa Thận – Nội Tiết Bệnh viện Nhi Đồng 2, đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và làm việc tại khoa để thực hiện nghiên cứu. Tập thể các Anh/Chị bác sĩ, điều dưỡng của Khoa Thận – Nội Tiết Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã giúp đỡ để tôi có thể thu thập số liệu thuận lợi giúp hoàn thành tốt nghiên cứu. Ban Giám Đốc cùng các Anh/Chị nhân viên Phòng Kế hoạch – Tổng hợp và Kho lưu trữ hồ sơ đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Gia đình và bạn bè đã luôn là nguồn động lực đi cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến tất cả ! . . MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Giải phẫu và sinh lý tuyến giáp............................................................ 4 1.2. Cường giáp ......................................................................................... 14 1.3. Hồi cứu y văn ..................................................................................... 33 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 35 2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 35 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 35 2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số ............................................................. 36 2.4. Phương pháp tiến hành ...................................................................... 45 2.5. Kiểm soát sai lệch .............................................................................. 45 2.6. Xử lý số liệu ....................................................................................... 47 2.7. Vấn đề y đức ...................................................................................... 47 2.8. Triển vọng đề tài, khả năng khái quát hóa và tính ứng dụng ............. 48 2.9. Nơi thực hiện đề tài ............................................................................ 48 2.10. Thời gian thực hiện nghiên cứu ....................................................... 48 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 49 . . 3.1. Đặc điểm dịch tễ ................................................................................ 49 3.2. Đặc điểm nguyên nhân....................................................................... 53 3.3. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 54 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................... 57 3.5. Đặc điểm về điều trị ........................................................................... 65 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 69 4.1. Đặc điểm dịch tễ dân số nghiên cứu .................................................. 69 4.2. Đặc điểm nguyên nhân....................................................................... 73 4.3. Đặc điểm lâm sàng lúc chẩn đoán...................................................... 74 4.4. Đặc điểm cận lâm sàng lúc chẩn đoán ............................................... 79 4.5. Đặc điểm về điều trị ........................................................................... 90 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................... 96 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT ACTH Adrenocorticotropic hormone Hormone hướng vỏ thượng thận. ALT Alanine Aminotransferase ANCA Anti-neutrophil cytoplasmic Kháng thể kháng tương bào antibody bạch cầu đa nhân. AST Aspartate Aminotransferase CRH Corticotropin-releasing Hormone giải phóng hormone hormone hướng vỏ. DNA Deoxyribonucleic acid A-xít deoxyribonucleic. DIT Diiodotyrosin ECG Electrocardiography Điện tâm đồ. EF Ejection fraction Phân suất tống máu. FDA Food and Drug Administration Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. fT3 Free-3,5,3’ triiodothyronine fT4 Free-thyroxine HCG Human chorionic gonadotropin Kích tố sinh dục màng đệm người. HLA-DR Human Leukocyte Antigen- Kháng nguyên D liên quan đến D related kháng nguyên bạch cầu. Interferon Interferon- loại protein đặc biệt. IFN . . ii KGTH Kháng giáp tổng hợp. MIT Monoiodotyrosin PAS Para-Aminosalicylate Sodium PTU Propylthiouracil RNA Ribonucleic acid T3 3,5,3’ triiodothyronine T4 Thyroxine TBG Thyroxin binding globulin Globulin gắn thyroxin. TBPA Thyroxin binding prealbumin Tiền albumin gắn thyroxin. Tg-Ab Anti-thyroglobulin Kháng thể kháng thyroglobulin. Th T- help Tế bào T giúp đỡ. TPO Thyroid peroxidase Men peroxidase tuyến giáp. TPO-Ab Anti-thyroid peroxidase Kháng thể kháng men peroxidase antibody tuyến giáp. TRAb TSH receptor antibody Kháng thể kháng thụ thể TSH. TRbAb TSH blocking receptor Kháng thể thụ thể ức chế TSH. Muối natri- aminosalicylate. A-xít ribonucleic. antibody TRsAb TSH stimulating receptor Kháng thể thụ thể kích thích TSH. antibody Ts T-suppressor Tế bào T ức chế. TSH Thyroid stimulating hormone Hormone kích thích tuyến giáp. WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới. . . iii DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự ...... Tên bảng ........................................................................................... .Trang Bảng 1.1. Trọng lượng tuyến bình thường theo tuổi.................................................. 5 Bảng 1.2. Thể tích tuyến bình thường theo tuổi ........................................................ 5 Bảng 1.3. Nguyên nhân cường giáp trẻ em .............................................................. 16 Bảng 2.1. Liệt kê các biến số ................................................................................... 36 Bảng 2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................................... 48 Bảng 3.1. Tỉ lệ phân bố theo nhóm tuổi ................................................................... 50 Bảng 3.2. Tỉ lệ phân bố nhóm tuổi theo giới ........................................................... 51 Bảng 3.3. Phân bố tiền căn gia đình bệnh tuyến giáp theo giới ............................... 52 Bảng 3.4. Tỉ lệ các bệnh lý đi kèm của bản thân ..................................................... 53 Bảng 3.5. Tỉ lệ các nguyên nhân cường giáp ........................................................... 53 Bảng 3.6. Phân bố nguyên nhân theo giới ............................................................... 54 Bảng 3.7. Tỉ lệ phân bố theo lý do nhập viện .......................................................... 54 Bảng 3.8. Đặc điểm về thể trạng .............................................................................. 55 Bảng 3.9. Tần suất các triệu chứng lâm sàng........................................................... 56 Bảng 3.10. Phân độ bướu cổ trên lâm sàng.............................................................. 56 Bảng 3.11. Huyết áp và nhịp tim ............................................................................. 57 Bảng 3.12. Nồng độ hormone tuyến giáp lúc chẩn đoán ......................................... 57 Bảng 3.13. Nồng độ kháng thể tuyến giáp lúc chẩn đoán ........................................ 58 Bảng 3.14. Tỉ lệ fT3/fT4 và nguyên nhân ................................................................ 58 Bảng 3.15. Phân tầng tăng nồng độ kháng thể tuyến giáp theo nguyên nhân.......... 59 . . iv Bảng 3.16. Đặc điểm bất thường trên ECG lúc chẩn đoán ...................................... 59 Bảng 3.17. Đặc điểm siêu âm tim bệnh nhân cường giáp lúc chẩn đoán ................ 60 Bảng 3.18. Đặc điểm tưới máu tuyến giáp và nhân giáp trên siêu âm..................... 61 Bảng 3.19. Nồng độ men gan lúc chẩn đoán ........................................................... 61 Bảng 3.20. Nồng độ kali máu tại thời điểm chẩn đoán ............................................ 62 Bảng 3.21. Tình trạng hemoglobin ở bệnh nhân cường giáp ................................... 63 Bảng 3.22. Đặc điểm về đường huyết bệnh nhân lúc chẩn đoán ............................. 64 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nồng độ hormone giáp và TSH với lồi mắt ............ 64 Bảng 3.24. Mối liên quan nồng độ kháng thể tuyến giáp với lồi mắt ...................... 65 Bảng 3.25. Loại thuốc KGTH điều trị ban đầu ........................................................ 65 Bảng 3.26. Liều thuốc methimazole đạt mục tiêu bình giáp theo nhóm tuổi .......... 67 Bảng 3.27. Tác dụng phụ của methimazole ............................................................. 67 Bảng 3.28. Đặc điểm lồi mắt, bướu cổ trước và sau điều trị giai đoạn tấn công ..... 68 Bảng 4.1. Các báo cáo ca trên thế giới về cường giáp trẻ dưới 4 tuổi ..................... 70 Bảng 4.2. Các báo cáo trên thế giới về phù niêm ở trẻ cường giáp ......................... 78 . . v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Thứ tự ........ Tên biểu đồ .................................................................................... Trang Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phân bố giới tính ................................................................. 49 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm phân bố giới tính theo nhóm tuổi ........................................ 50 Biểu đồ 3.3. Phân bố nơi cư trú ............................................................................... 51 Biểu đồ 3.4. Tiền căn gia đình bệnh lý tuyến giáp................................................... 52 Biểu đồ 3.5. Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc được chẩn đoán .................... 55 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ thể tích tuyến giáp lớn hơn so với tuổi ........................................ 61 Biểu đồ 3.7. Bạch cầu máu lúc chẩn đoán ............................................................... 62 Biểu đồ 3.8. Nồng độ hemoglobin trong nghiên cứu ............................................... 63 Biểu đồ 3.9. Biểu đồ phân bố liều khởi đầu methimazole trong nghiên cứu ........... 66 . . vi DANH MỤC CÁC HÌNH Thứ tự ... Tên hình .............................................................................................. Trang Hình 1.1. Giải phẫu tuyến giáp ................................................................................. 4 Hình 1.2. Mô học tuyến giáp..................................................................................... 5 Hình 1.3. Cấu trúc hormone giáp .............................................................................. 6 Hình 1.4. Sinh tổng hợp hormone giáp ..................................................................... 8 Hình 1.5. Điều hòa sản xuất hormone giáp ............................................................... 9 Hình 1.6. Lưu đồ tiếp cận cường giáp không phụ thuộc thyrotropin ...................... 15 Hình 1.7. Cơ chế bệnh sinh bệnh Basedow ............................................................ 17 Hình 1.8. Biểu hiện HLA nhóm 2 ở bệnh Basedow ............................................... 18 Hình 1.9. Tổng hợp hormone tuyến giáp và vị trí tác dụng của thuốc KGTH ....... 27 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................... 46 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cường giáp là bệnh lý nội tiết thường gặp ở trẻ em. Cường giáp ở trẻ em và thanh thiếu niên có biểu hiện tương tự ở người lớn. Đặc trưng lâm sàng của cường giáp phần lớn không phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong những nguyên nhân gây cường giáp, tần suất bệnh Basedow chiếm tỉ lệ cao nhất với 96% số trường hợp [132]. Tần suất cường giáp chiếm 12,22% - đứng hàng thứ tư trong số các bệnh nội tiết [4]. Bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với tỉ lệ mắc tăng dần theo tuổi: cao nhất ở tuổi vị thành niên, thường gặp ở lứa tuổi 5-15 tuổi (chiếm 60,41%), gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai 5-6 lần [2], [17]. Những nguyên nhân khác ít gặp hơn bao gồm: viêm giáp lympho bào mạn tính với giai đoạn độc giáp “Hashitoxicosis”, viêm giáp u hạt bán cấp, viêm giáp mủ cấp, cường giáp và nhân giáp đơn độc, bướu giáp đa nhân, cường giáp do iode, độc giáp sau chấn thương vùng cổ, độc giáp do phóng xạ, u tuyến yên chế tiết TSH (Thyroid stimulating hormone), đề kháng hormone giáp, độc giáp giả tạo. Khởi phát các biểu hiện lâm sàng cường giáp thường âm thầm có thể vài tháng tới vài năm. Cơ thể trẻ em là cơ thể đang tăng trưởng và phát triển, cường giáp gây ảnh hưởng nặng nề lên sự phát triển thể chất, tâm thần và dậy thì của trẻ. Điều trị cường giáp trẻ em có thể dùng phương pháp nội khoa như thuốc kháng giáp tổng hợp (KGTH), điều trị iode phóng xạ hay phẫu thuật. FDA (Food and Drug Administration) khuyến cáo sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp nhóm methimazole điều trị cho trẻ em có chỉ định điều trị nội khoa, không sử dụng propylthiouracil (PTU) điều trị ban đầu cho trẻ em. Ngoài tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, thuốc KGTH còn làm giảm số lượng và chức năng các tế bào lympho, ức chế sản xuất tự kháng thể kháng thụ thể TSH (TSH receptor antibody - TRAb) từ các tế bào lympho. Tuy nhiên thuốc KGTH không ức chế được hoàn toàn quá trình sản xuất tự kháng thể TRAb nên tỉ lệ tái phát sau khi ngừng điều trị khá cao, khoảng 50-60% [1]. Khi được điều trị kịp thời, phần lớn cường . . 2 giáp trẻ em có tiên lượng rất tốt. Vì vậy, cần nhận biết được các dấu hiệu để chẩn đoán sớm cường giáp, điều trị đúng lúc, lựa chọn điều trị phù hợp, đánh giá đáp ứng điều trị, tỉ lệ tái phát để có kế hoạch điều trị tiếp theo. Trên thế giới, các nghiên cứu về cường giáp ở trẻ em phần lớn về bệnh Basedow. Ở Việt Nam, dù cường giáp ở trẻ em cũng được quan tâm từ lâu nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này. Vẫn chưa có đề tài nào về đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của nhóm cường giáp nói chung. Với mong muốn góp phần cung cấp một số thông tin hữu ích về tình hình cường giáp ở trẻ em, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để giải quyết câu hỏi: “Các đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở bệnh nhi cường giáp như thế nào?” . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên các bệnh nhi bị cường giáp tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2019: 1. Xác định tỉ lệ, trung bình hoặc trung vị các đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, lâm sàng. 2. Xác định tỉ lệ, trung bình hoặc trung vị các đặc điểm cận lâm sàng. 3. Xác định tỉ lệ, trung bình hoặc trung vị các đặc điểm điều trị. . . 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu và sinh lý tuyến giáp: 1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp : Tuyến giáp là một tuyến nội tiết đơn, nằm ở giữa phía trước dưới cổ, gồm 2 thùy nối với nhau bởi eo giáp. Thùy phải chứa nhiều mạch máu hơn thùy trái nên thường lớn hơn khi có xáo trộn lan tỏa [1]. Lưu lượng máu qua tuyến giáp trung bình là 4-6 mL/gram/phút. Hình 1.1. Giải phẫu tuyến giáp (Nguồn: Netter F.H. (2007). Atlas Giải Phẫu Người. Nhà xuất bản Y Học, tr. 74). . . 5 Bảng 1.1. Trọng lượng tuyến giáp bình thường theo tuổi [1] Tuổi Trọng lượng (gram) Sơ sinh 2,6 14 tuổi 10 15-20 tuổi 18 20-50 tuổi 20-25 Bảng 1.2. Thể tích tuyến giáp bình thường theo tuổi [1] Tuổi 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 V (mL) 3,5 4 4,5 5 6 7 8 9 10,5 12 14 16 Nang tuyến giáp Tế bào C Biểu mô hình khối Nang Thyroglobulin dự trữ trong chất keo giáp giáp Tuyến giáp Nang giáp Hình 1.2. Mô học tuyến giáp (Nguồn: http://homepage.smc.edu/wissmann_paul/intranetstuff/dept/ scienceLRC/wissmann_site/thyroid.htm). . . 6 Tuyến giáp được bao bọc bởi bao giáp, di động khi nuốt và có quan hệ mật thiết với các mạch máu, dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp. Mô giáp gồm những tiểu thùy tạo thành bởi 30-40 đơn vị chức năng gọi là nang giáp có đường kính khoảng 100-300 µm. Mỗi nang có thành gồm một lớp tế bào tuyến với khoang nang chứa đầy chất keo mà thành phần chủ yếu là thyroglobulin. Trọng lượng và thể tích tuyến giáp thay đổi theo tuổi (Bảng 1.1 và 1.2). 1.1.2. Sinh lý tuyến giáp: *Sinh tổng hợp hormone giáp và các yếu tố ảnh hưởng [3]: • Chức năng chủ yếu của tuyến giáp là tổng hợp T4 (Thyroxine) và T3 (3,5,3’ triiodothyronine) với nguyên liệu chính là iode. Iode này được cung cấp từ thức ăn và sự thoái biến hormone giáp. Nhu cầu về iode của trẻ như sau [12]: o < 6 tháng: 110 µg/ngày o 6-12 tháng: 130 µg/ngày o 1-5 tuổi: 90 µg/ngày o 6-12 tuổi: 120 µg/ngày o Thanh thiếu niên: 150 µg/ngày Hình 1.3. Cấu trúc hormone giáp (Nguồn: Barret K.E., Barman S.M. (2019). Ganong’s Review of Medical Physiology 26th. The McGraw Hill. Chapter 20: The thyroid gland). . . 7 • Sự tổng hợp hormone giáp trạng trải qua các giai đoạn: o Gắn iode vào tuyến giáp: iode vô cơ trong máu được gắn vào tuyến giáp nhờ hoạt động của bơm iode. Sự chuyên chở chủ động này được kích thích bởi TSH và ức chế bởi Br-, perchlorate, thiocyanate. o Hữu cơ hóa iode: nhờ hoạt động của peroxidase. Iode hữu cơ sẽ gắn vào đơn vị tyrosin của thyroglobulin (protein có trọng lượng phân tử 660 KDa do tuyến giáp tổng hợp) để tạo thành các monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT). Giai đoạn này được kích thích bởi TSH và ức chế bởi thiouracyl. o Kết đôi các iodotyrosin: để hình thành iodothyronin nhờ peroxidase. Giai đoạn này được kích thích bởi TSH và ức chế bởi sự dư thừa iode và các kháng giáp trạng tổng hợp. Hormone tạo thành được dự trữ dưới dạng thyroglobulin trong lòng các nang tuyến và trong tế bào chất của tế bào tuyến. Tuyến giáp dự trữ nhiều hormone đủ cung cấp cho cơ thể trong 1-3 tháng. o Phóng thích hormone giáp: T3, T4 được phóng thích khỏi thyroglobulin nhờ men tiêu đạm. Phần iodotyrosin còn lại sẽ bị mất iode cùng tyrosin sẽ được sử dụng lại để tổng hợp hormone mới. Giai đoạn này được kích thích bởi TSH và ức chế bởi lithium, thuốc KGTH. • Khoảng 93% hormone giáp được tiết ra là T4 và 7% là T3. Trong máu, nồng độ trung bình của T4 khoảng 8 µg/dL và T3 là 120 ng/dL. Sau khi được bài tiết vào máu, 99% T3 và T4 sẽ gắn kết trực tiếp với các protein chuyên chở gồm thyroxine-binding globulin (TBG), thyroxine-binding prealbumin và albumin. Hầu hết T4 sẽ được chuyển hóa thành T3 ở các mô. • Chức năng của hai hormone giáp này giống nhau nhưng khác nhau về cường độ và thời gian tác dụng. T3 mạnh hơn T4 gấp 4 lần nhưng T3 hiện diện trong máu với nồng độ thấp hơn và tác dụng trong thời gian ngắn hơn nhiều so với T4. Thời gian tiềm tàng của T3 ngắn từ 6 đến 12 giờ và tác dụng tối . . 8 đa trong 2 đến 3 ngày. T3 là dạng hormone giáp hoạt động chính, chịu trách nhiệm cho hầu hết các tác dụng sinh học. • Hormone giáp bị thoái biến tại gan và thận. Huyết tương Tế bào nang giáp Chất keo Mô ngoại vi Quá trình tổng hợp hormone giáp gồm: 1. Bắt giữ iode vào nang giáp; 2. Khuếch tán iode vào đỉnh tế bào; 3. Vận chuyển iode vào chất keo; 4. Oxit hóa iode vô cơ thành iodine và gắn iode vào tyrosine ; 5. Kết hợp 2 phân tử DIT thành T4 hay MIT với DIT thành T3; 6. Chuyển thyroglobulin từ chất keo vào nang giáp, sau đó ly giải thành T4, T3, MIT và DIT; 7. Phóng thích T4, T3 vào tuần hoàn; 8. Khử iode hóa từ DIT và MIT. Hình 1.4. Sinh tổng hợp hormone giáp (Nguồn: John A.H., Paul M.S. (2016), Oxford Textbook of Endcrinology and Diabetes. Oxford University Press. Chapter 3: The Thyroid). .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất