Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm bệnh nhi ruột xoay bất toàn tại bệnh viện nhi đồng 1 năm 2011 – 2015...

Tài liệu đặc điểm bệnh nhi ruột xoay bất toàn tại bệnh viện nhi đồng 1 năm 2011 – 2015

.PDF
106
4
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THUỲ DƯƠNG ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI RUỘT XOAY BẤT TOÀN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2011 – 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THUỲ DƯƠNG ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI RUỘT XOAY BẤT TOÀN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2011 – 2015 CHUYÊN NGÀNH NHI KHOA MÃ SỐ: 60 72 01 35 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. BS. NGUYỄN ANH TUẤN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Tác giả Nguyễn Thuỳ Dương MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các sơ đồ Danh mục các hình vẽ Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3 Chương 1: Tổng quan về tài liệu ............................................................... 4 1.1 Giới thiệu tổng quan ................................................................................ 4 1.2 Phôi thai học ............................................................................................ 4 1.3 Dịch tể .................................................................................................... 7 1.4 Lâm sàng ................................................................................................. 8 1.5 Cận lâm sàng ......................................................................................... 11 1.6 Chẩn đoán .............................................................................................. 17 1.7 Chẩn đoán phân biệt .............................................................................. 17 1.8 Điều trị................................................................................................... 18 1.9 Biến chứng hậu phẫu ............................................................................. 22 1.10 Tiên lượng ........................................................................................... 23 1.11 Phòng ngừa .......................................................................................... 23 1.12 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới ........................... 23 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................... 26 2.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 26 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 26 2.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26 2.4 Thu thập số liệu ..................................................................................... 27 2.5 Liệt kê và định nghĩa các biến số .......................................................... 28 2.6 Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................... 37 2.7 Y đức ..................................................................................................... 37 Chương 3: Kết quả nghiên cứu ................................................................ 38 3.1 Đặc điểm dịch tể.................................................................................... 39 3.2 Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 40 3.3 Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................... 44 3.4 Chẩn đoán .............................................................................................. 48 3.5 Điều trị................................................................................................... 50 Chương 4: Bàn luận .................................................................................. 57 4.1 Đặc điểm dịch tể.................................................................................... 57 4.2 Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 58 4.3 Đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................... 62 4.4 Chẩn đoán .............................................................................................. 65 4.5 Điều trị................................................................................................... 68 4.6 Ưu và khuyết điểm của đề tài................................................................ 70 Kết luận ...................................................................................................... 72 Kiến nghị .................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT BVNĐ1 Bệnh viện Nhi Đồng 1 CTM Công thức máu RXBT Ruột xoay bất toàn XQBKSS X-quang bụng không sửa soạn XQ X-quang pp Phương pháp BN Bệnh nhân ĐMMTTT Động mạch mạc treo tràng trên TMMTTT Tĩnh mạch mạc treo tràng trên DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT CRP C – Reative Protein (Protein phản ứng C) CT Computed Tomography (Chụp cắt lớp vi tính) Hct Hematocrit (Dung tích hồng cầu) RBC Red blood cells (Hồng cầu) SMA Superior mesenteric artery (Động mạch mạc treo tràng trên) SMV Superior mesenteric vein (Tĩnh mạch mạc treo tràng trên) WBC White blood cells (Bạch cầu) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Chẩn đoán thiếu máu ............................................................... 35 Bảng 3.1 Phân bố theo độ tuổi ................................................................ 39 Bảng 3.2 Phân bố bệnh theo nơi cư trú ................................................... 40 Bảng 3.3 Các dị tật bẩm sinh khác kèm theo .......................................... 42 Bảng 3.4 Phân bố biểu hiện lâm sàng tương quan với tuổi .................... 43 Bảng 3.5 Các dấu hiệu gợi ý RXBT trong XQBKSS ............................. 46 Bảng 3.6 X-quang đường tiêu hoá trên hàng loạt cản quang .................. 47 Bảng 3.7 Các chẩn đoán lúc nhập viện ................................................... 48 Bảng 3.8 Các chẩn đoán sau phẫu thuật.................................................. 49 Bảng 3.9 Tương quan giữa tuổi với xoắn ruột ........................................ 49 Bảng 3.10 Các phương pháp phẫu thuật cụ thể ...................................... 51 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới ................................................................. 39 Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh theo tuổi và giới ............................................ 40 Biểu đồ 3.3 Lý do nhập viện ................................................................... 41 Biểu đồ 3.4 Phân bố tiền căn................................................................... 41 Biểu đồ 3.5 Phân bố triệu chứng lâm sàng ............................................. 43 Biểu đồ 3.6 Xét nghiệm sinh hoá ............................................................ 45 Biểu đồ 3.7 X-quang bụng không sửa soạn ............................................ 45 Biểu đồ 3.8 Siêu âm bụng ....................................................................... 46 Biểu đồ 3.9 Các dấu hiệu gợi ý RXBT trên siêu âm bụng...................... 47 Biểu đồ 3.10 Phương pháp phẫu thuật .................................................... 50 Biểu đồ 3.11 Phân bố các trường hợp phẫu thuật lại .............................. 52 Biểu đồ 3.12 Biến chứng sau phẫu thuật ................................................ 53 Biểu đồ 3.13 Phân bố các loại kháng sinh được sử dụng ....................... 54 Biểu đồ 3.14 Các loại kháng sinh kết hợp với nhau ............................... 55 Biểu đồ 3.15 Kết quả điều trị .................................................................. 56 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1 : Lưu đồ nghiên cứu ................................................................ 28 Sơ đồ 3.1: Khái quát cách tiến hành nghiên cứu .................................... 38 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Sự xoay bình thường trong quá trình phát triển của ruột .......... 5 Hình 1.2: Các giai đoạn xoay bình thường của ruột giữa ......................... 6 Hình 1.3: XQBKSS ở bệnh nhi RXBT ................................................... 12 Hình 1.4: XQ đường tiêu hoá trên cản quang ......................................... 13 (tá tràng không vượt qua đường giữa và ruột non nằm bên phải ổ bụng) Hình 1.5: XQ đường tiêu hoá trên cản quang ......................................... 14 (tắc bán phần đoạn xa tá tràng, dấu “xoắn lại” ở đoạn xuống) Hình 1.6: XQ đường tiêu hoá dưới cản quang ........................................ 15 (hình ảnh vị trí manh tràng ở một phần tư trên phải ổ bụng) 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ruột xoay bất toàn (RXBT) là một bất thường vị trí ruột bẩm sinh do sự xoay và cố định bất thường hoặc không hoàn chỉnh của ruột giữa trong quá trình phát triển phôi thai. RXBT có thể dẫn đến xoắn ruột cấp hoặc mạn tính, tắc tá tràng cấp hoặc mạn tính và thoát vị nội. Tất cả đều cần phải can thiệp ngoại khoa kịp thời. Nếu chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật trễ sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn hấp thu điện giải và dinh dưỡng, nặng hơn có thể gây nhồi máu ruột, hoại tử ruột và dẫn đến hậu quả là hội chứng ruột ngắn. RXBT xuất hiện khoảng 1/500 đến 1/200 trẻ sinh sống [17],[76]. Tuy nhiên chỉ có khoảng 1/6.000 trẻ sinh sống có triệu chứng điển hình [13]. Tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 3–8,7% tuỳ theo mức độ hoại tử ruột và tiên lượng sau phẫu thuật [23],[43]. Ngoài ra một số nghiên cứu còn ghi nhận mối liên hệ giữa RXBT với các yếu tố chủng tộc và trọng lượng lúc sinh của bệnh nhi [27]. Nôn ra mật là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ RXBT sơ sinh: 71% bệnh nhi sơ sinh RXBT có triệu chứng nôn ra mật. Ở trẻ >2 tháng tuổi những triệu chứng thường gặp là nôn ra mật (49%) hoặc không mật (49%), đau bụng (31%). Máu trong phân là triệu chứng báo động gợi ý thiếu máu cục bộ ruột hoặc hoại tử ruột [61]. Do đó chẩn đoán RXBT luôn được nghĩ đến khi trẻ có triệu chứng nôn và đau bụng tiến triển, đặc biệt là triệu chứng nôn ra mật. Chẩn đoán hình ảnh là cận lâm sàng quan trọng để chẩn đoán RXBT mà trong đó X-quang đường tiêu hoá trên hàng loạt có cản quang là phương pháp 2 quan trọng nhất. Các phương pháp khác vẫn tiếp tục được nghiên cứu để tăng khả năng chẩn đoán xác định RXBT. Khoảng 75-85% bệnh nhi được chẩn đoán trong thời kỳ sơ sinh và nhũ nhi [5]. Ngược lại, việc chẩn đoán có thể bị trì hoãn ở trẻ vị thành niên và thậm chí là người trưởng thành. Tác động thực sự của RXBT đối với những cộng đồng lớn hơn rất khó đánh giá vì hầu hết sẽ không có biểu hiện điển hình xuyên suốt cuộc sống của họ [30]. Một số chỉ được xác định trong quá trình phẫu thuật hoặc mỗ tử thi [77]. Phẫu thuật Ladd đã đặt viên gạch nền tảng cho phẫu thuật điều trị RXBT ngày hôm nay. Ngoài ra sử dụng nội soi ổ bụng để chẩn đoán và điều trị RXBT đã được nghiên cứu nhiều trong hơn 2 thập kỷ gần đây [59]. Tại Việt Nam nghiên cứu về RXBT ở bệnh nhi không nhiều. Trong những năm gần đây đã có một số tác giả nghiên cứu về RXBT như: tác giả Lê Tấn Sơn và cộng sự nghiên cứu về giá trị của X-quang trong chẩn đoán RXBT năm 2000 [2], tác giả Nguyễn Hữu Chí – Võ Công Đồng nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán xoắn ruột do RXBT năm 2007 [1]. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu chủ yếu về đặc điểm liên quan giữa cận lâm sàng với chẩn đoán RXBT mà không có nghiên cứu về đặc điểm khác của RXBT ở trẻ em như: dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị,… Do sự khó khăn trong việc chẩn đoán RXBT ở trẻ em cùng với mức độ nguy hiểm của việc chẩn đoán trễ nên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm của bệnh nhi RXBT tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2011 – 2015” để khảo sát đặc điểm dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng , chẩn đoán và kết quả điều trị RXBT tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2011 - 2015. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1/ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Mô tả đặc điểm dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị RXBT tại bệnh viên Nhi Đồng 1 từ 01/01/2011 đến 31/12/2015. 2/ MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT Trên các bệnh nhi RXBT tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong khoảng thời gian từ 01/01/2011 đến 31/12/2015, chúng tôi tiến hành: 1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về dịch tể 2. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về lâm sàng 3. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về cận lâm sàng 4. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về chẩn đoán và kết quả điều trị 4 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN RXBT được biết như là sự không xoay hoặc xoay không hoàn chỉnh của ruột, liên quan đến sự bất thường của sự xoay và cố định của ống tiêu hoá trong quá trình phát triển. Sự gián đoạn của sự xoay và cố định điển hình của ruột trong quá trình phát triển của bào thai có thể dẫn đến những biểu hiện cấp tính và mạn tính của bệnh. Hình thức phổ biến nhất của bệnh nhi là ruột xoay không hoàn chỉnh dẫn đến xoắn ruột giữa, đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu [48],[79]. 1.2 PHÔI THAI HỌC 1.2.1 Sự phát triển bình thường của ruột giữa Tuần thứ 5 của phôi thai, ruột giữa thông với túi noãn hoàng bằng cuống noãn hoàng. Ranh giới ở đầu phía đầu phôi của ruột giữa tương đương với chỗ mở vào tá tràng của ống mật và tận cùng ở chỗ nối đoạn 2/3 gần với 1/3 xa của đại tràng ngang. Sự phát triển của ruột giữa được đặc trưng bởi sự dài ra rất nhanh tạo thành quai ruột nguyên thuỷ vẫn nối thông với túi noãn hoàng qua ống noãn hoàng. Động mạch mạc treo tràng trên (ĐMMTTT) cung cấp máu cho ruột giữa và chia ruột giữa thành 2 phần: phần đầu là phần trước động mạch và phần đuôi là phần sau động mạch. Bình thường ruột giữa xoay quanh trục là ĐMMTTT. Sự xoay và cố định này xảy ra qua 3 giai đoạn và được mô tả lần đầu bởi Frazer và Robbins [28]. 5 Giai đoạn 1 xuất hiện giữa tuần thứ 5 đến thứ 10 của thai kỳ. Đoạn trước động mạch xoay 180º ngược chiều kim đồng hồ quanh trục ĐMMTTT khi thoát ra ổ bụng thông qua cuống rốn, ngược lại, đoạn sau động mạch xoay 90º ngược chiều kim đồng hồ. Giai đoạn 2 xuất hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ khi ruột giữa quay trở lại vào ổ bụng. Đoạn trước động mạch đi trước vào ổ bụng và xoay thêm 90º ngược chiều kim đồng hồ, đoạn sau động mạch đi theo sau vào ổ bụng và xoay thêm 180º ngược chiều kim đồng hồ. Kết quả của sự xoay này là tá tràng có dạng ống hình chữ C với đoạn xa tá tràng vượt qua và ở phía dưới ĐMMTTT trong khi đó đại tràng ngang vượt qua và ở phía trên ĐMMTTT. Hình 1.1. Sự xoay bình thường trong quá trình phát triển của ruột ĐMMTTT là trục, tá hỗng hồi tràng (mũi tên đỏ) bắt đầu từ phía trên ĐMMTTT, đại tràng (mũi tên xanh) bắt đầu từ phía dưới ĐMMTTT [10] 6 Giai đoạn 3 xuất hiện từ tuần thứ 11 của thai kỳ cho đến lúc chuyển dạ. Giai đoạn này bao gồm sự di chuyển xuống một phần tư hố chậu phải của manh tràng và sự cố định của mạc treo tràng. Hình 1.2: Các giai đoạn xoay bình thường của ruột giữa [35] A: tuần thứ 6 thai kỳ, B:tuần thứ 8 thai kỳ, C tuần thứ 9 thai kỳ D: tuần thứ 11 thai kỳ, E: tuần thứ 12 thai kỳ 7 1.2.2 Sự xoay và cố định bất thường của ruột giữa. Không xoay: với hình ảnh đặc trưng là ruột non khu trú bên phải ổ bụng và ruột già khu trú bên trái ổ bụng. Trong trường hợp này, cả hai đoạn trước và sau động mạch của ruột giữa đều chịu sự xoay 90º ngược chiều kim đồng hồ nhưng lại không tiếp tục xoay thêm 180º ngược chiều kim đồng hồ nữa. Từ “không xoay” thì thật sự không chính xác vì ruột vẫn xoay nhưng ngắn hơn so với quá trình xoay hoàn chỉnh bình thường. “Xoay không hoàn chỉnh” là từ được gợi ý để dùng thay thế cho từ “không xoay” trong các trường hợp trên [72]. Xoay ngược: xảy ra khi đoạn sau động mạch là đoạn đầu tiên quay trở lại vào ổ bụng và kết quả là tá tràng sẽ ở phía trên ĐMMTTT và đại tràng ngang sẽ ở phía dưới ĐMMTTT [72]. Xoay bất thường: xảy ra khi sự xoay bình thường của ruột bị gián đoạn hoặc lệch hướng trong vài giai đoạn. Thường nhất là vị trí bất thường của manh tràng nằm ở bờ dưới gan hoặc trung tâm ổ bụng [72]. Bệnh nhân có ruột giữa “không xoay” thì ít nguy hiểm hơn so với “xoay bất thường” vì nhìn chung trong trường hợp này gốc của mạc treo tràng rộng hơn và có ít nguy cơ bị xoắn lại hơn [16]. 1.3 DỊCH TỂ RXBT xuất hiện khoảng 1/500 đến 1/200 trẻ sinh sống [17],[76]. Tuy nhiên chỉ có khoảng 1/6.000 trẻ sinh sống có triệu chứng điển hình [13]. RXBT có thể xuất hiện kết hợp với những bất thường bẩm sinh khác : khoảng 30-62% bệnh nhi RXBT có những bất thường bẩm sinh khác kèm theo. Tất cả bệnh nhi thoát vị hoành, thoát vị thành bụng, thoát vị rốn đều phát 8 hiện RXBT. Ngoài ra, RXBT còn được thấy trong khoảng 17% bệnh nhi hẹp tá tràng và 33% bệnh nhi hẹp hỗng tràng [21],[31]. Tỷ lệ tử vong của RXBT ở người lớn và trẻ em dao động khoảng 0-14%, tỷ lệ tử vong cao hơn đối với các trường hợp xoắn ruột cấp, chẩn đoán trễ, hoặc có sự hiện diện của xoắn ruột [22],[52],[55],[64],[74]. Bệnh nhi RXBT có kết hợp với những bất thường khác cũng làm tăng tỷ lệ tử vong [46]. Ở trẻ sơ sinh tỷ lệ bệnh nhiều hơn ở giới nam, tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Tuy nhiên không thấy có sự khác biệt tỷ lệ về giới tính ở những trẻ lớn hơn 1 tuổi [56]. Khoảng 75% đến 85% bệnh nhi RXBT được phát hiện ở năm đầu tiên của tuổi [5]. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ bệnh RXBT được xác định ngày càng tăng ở người lớn [56],[20]. 1.4 LÂM SÀNG RXBT có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính hoặc mạn tính tuỳ thuộc vào sự sự khiếm khuyết trong quá trình xoay của ruột giữa. Triệu chứng điển hình của RXBT có xoắn ruột cấp ở trẻ sơ sinh là triệu chứng nôn ra mật. Nôn ra mật là triệu chứng gợi ý vị trí tắc nghẽn nằm dưới bóng Vater [45]. Tuy nhiên nôn ra mật không phải là triệu chứng chẩn đoán xác định RXBT. Thực tế đa số (khoảng 60%) trẻ có triệu chứng nôn ra mật nhưng không có tắc nghẽn cấu trúc giải phẫu ruột, nhưng chỉ định chẩn đoán hình ảnh thì cần thiết trong những trường hợp này để loại trừ trường hợp xấu như xoắn ruột trong RXBT. Hầu hết bệnh nhân RXBT và nhiều bệnh nhân bị xoắn ruột có bệnh sử và cận lâm sàng đều bình thường. Những triệu chứng cấp tính khác của bệnh RXBT là: đau bụng từng cơn, tiêu chảy, táo bón, xuất huyết trực tràng (triệu chứng xuất hiện trễ ở khoảng 10-15% bệnh nhân RXBT 9 và có tiên lượng xấu vì gợi ý dấu hiệu hoại tử ruột)[12]. Bệnh nhân có biểu hiện như viêm phúc mạc, phản ứng thành bụng, tiêu phân máu, rối loạn huyết động (dấu hiệu và triệu chứng của sốc) thì có tiên lượng rất xấu, đây là biểu hiện của những trường hợp lâm sàng RXBT có xoắn ruột bị chẩn đoán sai dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết. RXBT có thể biểu hiện âm thầm với những triệu chứng mạn tính tăng dần qua từng ngày, từng tháng thậm chí là từng năm. Trong nghiên cứu của Spigland và cộng sự cho thấy khi RXBT hiện diện sau giai đoạn sơ sinh thì sự chậm trễ trong việc chẩn đoán trung bình là 1,7 năm [69]. Các triệu chứng mạn tính bao gồm: đau bụng từng đợt, nôn ói từng đợt, rối loạn hấp thu, chậm phát triển. Bệnh nhân có thể bị chẩn đoán nhầm với những hội chứng đau bụng khác hay ói chu kỳ thậm chí là rối loạn về tâm lý [4]. Tuy nhiên cần chú ý rằng khoảng 70% bệnh nhân RXBT có rối loạn dinh dưỡng [36]. 1.4.1 Xoắn ruột cấp: Thường xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi, khởi phát đột ngột với nôn ra mật cấp tính và đau bụng lan toả. Hơn 50% trẻ sơ sinh RXBT có biến chứng xoắn ruột [25]. Xoắn ruột xuất hiện khi ruột non xoắn quanh ĐMMTTT nên có thể gây tổn thương mạch máu từ đó gây chảy máu trong lòng ống tiêu hoá gây tiêu máu và hoặc nôn máu. Đây là dấu hiệu báo động nhồi máu ruột hoặc hoại tử ruột. Khám lâm sàng thường thấy bụng chướng, có thể có đề kháng thành bụng. Trong một số trường hợp nặng có thể khám thấy các dấu hiệu của sốc như: da nhợt, mất nước, nước tiểu giảm, hạ áp. 1.4.2 Xoắn ruột mạn: Thường xuất hiện do xoắn ruột gián đoạn hoặc xoắn ruột một phần được gây ra bởi sự tắc nghẽn các tuyến bạch huyết và tĩnh mạch. 10 Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng lập đi lập lại và hội chứng rối loạn hấp thu [75]. Nếu xoắn ruột một phần có thể khám thấy dấu hiệu xoắn ruột cấp. Khám bụng thấy bụng mềm và chướng. 1.4.3 Tắc tá tràng cấp: Thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi và do tá tràng bị đè nén và xoắn lại bởi các dải màng bụng (dải Ladd).Lâm sàng bệnh nhi thường có biểu hiện nôn gắng sức, có thể nôn ra mật hoặc không mật tuỳ thuộc vào mối tương quan vị trí tắc tá tràng với chỗ đổ mật vào tá tràng của ống mật chủ (bóng Vater). Khám thấy bụng chướng, có thể xuất hiên sóng dạ dày. Thường không có dấu hiệu viêm phúc mạc hoặc sốc trừ khi có xoắn ở đoạn xa nơi tắc nghẽn. 1.4.4 Tắc tá tràng mạn: Thường xuất hiện ở lứa tuổi sau nhũ nhi và trước tuổi đến trường. Lâm sàng bệnh nhi có biểu hiện nôn ói và thường nôn ra mật. Bệnh nhi cũng có thể xuất hiện những cơn đau bụng gián đoạn (thường được chẩn đoán là đau bụng do co thắt) và chậm tăng trưởng. Khám thường không phát hiện bất thường, đôi khi khám thấy bụng chướng. 1.4.5 Thoát vị nội: Thường là nguyên nhân của các triệu chứng mạn tính. Bệnh nhi có những cơn đau bụng lập đi lập lại và tiến triển dần từ những cơn đau bụng gián đoạn thành đau bụng liên tục. Bệnh nhi cũng có thể xuất hiện nôn ói kèm táo bón và thường được chẩn đoán có vấn đề về tâm lý. Các trường hợp thoát vị mạc treo tràng trái có thể liên quan đến tắc nghẽn tĩnh mạch như: tiêu máu, trĩ, tĩnh mạch bụng trước giãn. Nếu ruột bị tắc nghẽn tại thời điểm khám có thể có đề kháng thành bụng và sờ thấy một khối cầu mềm tại nơi thoát vị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất