Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Con người và thiên nhiên trong ông già và biển cả và “săn cá thần...

Tài liệu Con người và thiên nhiên trong ông già và biển cả và “săn cá thần

.PDF
93
1
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN THỊ THIẾT CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ VÀ SĂN CÁ THẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN THỊ THIẾT CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ VÀ SĂN CÁ THẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Phƣơng Chi PGS.TS Phùng Ngọc Kiên Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Thiết ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài “Con ngƣời và thiên nhiên trong Ông già và biển cả và Săn cá thần” tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Phƣơng Chi, PGS.TS Phùng Ngọc Kiên, Viện nghiên cứu văn học – những ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và triển khai luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng cùng tập thể các thầy cô khoa Khoa học Xã hội Văn hóa và Du lịch và các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận văn học, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin phép bày tỏ sự biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi có đƣợc công trình này. Phú Thọ, ngày tháng 6 năm 2021 Học viên Trần Thị Thiết iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................2 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................7 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................7 6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................7 Chƣơng 1: GIỚI THUYẾT CHUNG ..........................................................................8 1.1. Cơ sở lí thuyết ......................................................................................................8 1.1.1. Các phƣơng pháp chính trong Văn học so sánh ................................................8 1.1.2. Mô hình đặt cạnh nhau trong văn học so sánh ................................................10 1.2. Nhà văn Ernest Hemingway và nhà văn Đặng Thiều Quang ............................12 1.2.1. Nhà văn Ernest Hemingway: ..........................................................................12 1.2.2. Nhà văn Đặng Thiều Quang: ..........................................................................14 1.3. Tác phẩm Ông già và biển cả và Săn cá thần: ...................................................16 1.3.2. Tác phẩm “Săn cá thần” ..................................................................................18 Chƣơng 2. SỰ THỐNG TRỊ CỦA CON NGƢỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THIÊN NHIÊN .........................................................................................................22 2.1. Thiên nhiên là nguồn lợi vật chất:......................................................................22 2.2. Con ngƣời tự tin về sự hiểu biết của mình đối với loài vật ................................26 2.3. Thiên nhiên là nơi để con ngƣời thể hiện sức mạnh ..........................................32 Chƣơng 3. SỰ THẤT BẠI CỦA CON NGƢỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THIÊN NHIÊN .........................................................................................................44 3.1. Sức mạnh của tự nhiên .......................................................................................44 3.2. Sự bí ẩn của thiên nhiên .....................................................................................53 3.3. Con ngƣời bị thiên nhiên trừng phạt ..................................................................56 iv 3.4. Con ngƣời nhận thức về sức mạnh hữu hạn của mình trong quan hệ với thiên nhiên ..........................................................................................................................63 KẾT LUẬN ...............................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con ngƣời đã thay đổi cảnh quan từ khi bắt đầu nền văn minh, thông qua các hoạt động nông nghiệp, khai thác rừng, xây đập, hoặc thông qua các con đƣờng, hầm mỏ, đƣờng hầm, khu định cƣ và các thực tiễn khác dẫn đến sự biến đổi của tự nhiên và môi trƣờng. Với sự bành trƣớng của châu Âu vào Thế giới mới và các lục địa khác, những biến đổi này đã trở thành phạm vi toàn cầu. Chính điều này đã dẫn đến sự gia tăng các hoạt động thƣơng mại, hệ thống giao thông lớn hơn và cho phép tăng dân số chƣa từng có. Các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và công nghệ phát triển nhanh chóng dẫn tới nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu ngày càng nhiều, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên càng đƣợc mở rộng. Sự khai thác mỏ quặng, việc khai thác rừng, san lấp đất đã làm phá huỷ cảnh quan tự nhiên, đất đai, rừng, động vật và sự đa dạng sinh học, khiến nhiều loài bị tuyệt chủng. Tác động này của con ngƣời đối với thiên nhiên đƣợc tăng cƣờng triệt để trong cuộc Cách mạng Công nghiệp và gần đây hơn là trong Cuộc đại tốc của những năm 1950 dẫn đến sự phát triển của công nghệ hạt nhân và thƣơng mại toàn cầu hóa. Những sự phát triển này đã khiến các nhà khoa học nhƣ Paul Crutzen, Eugene Stoermer, Will Steffen, Jan Zalasiewicz, Reinhold Leinfelder, và những ngƣời khác gọi thời đại của chúng ta bằng một cái tên mới, tên Anthropocene. Đó là thời đại con ngƣời lấy mình trung tâm cho mọi hành xử đối với thiên nhiên. Từ đó dẫn đến những thay đổi theo chiều phá hủy đối với các hệ sinh thái, môi trƣờng, thảm động - thực vật của trái đất. Văn học đã góp phần cảnh tỉnh con ngƣời về những biến đổi này và thể hiện sự cảnh tỉnh đó trong cả chủ đề và cấu trúc của văn bản. Nó trình bày các biến đổi môi trƣờng trong một ánh sáng tích cực, trung tính hoặc tiêu cực thông qua quan điểm của các nhân vật hƣ cấu, ngƣời kể chuyện và các nhân vật kịch tính tham gia với họ, hoặc phê duyệt hoặc phê bình. Thông qua văn học, độc giả có thể tham gia vào các cuộc đàm phán này và chia sẻ số phận của các nhân vật hƣ cấu đƣợc tiếp 2 xúc với những biến đổi của phong cảnh hoặc, trong một số trƣờng hợp, đang tích cực tham gia vào việc thúc đẩy họ. Văn học, đặc biệt là văn học sinh thái đã cảnh tỉnh con ngƣời về sự thất bại của họ trong việc làm chủ thế giới tự nhiên và lấy mình làm trung tâm thế giới. Hai tác phẩm đƣợc lựa chọn của đề tài là Ông già và biển cả (1952) của nhà văn Mĩ Ernest Hemingway (1899 – 1961) và Săn cá thần (2013) của nhà văn Việt Nam Đặng Thiều Quang (1974) đều tập trung vào cuộc vật lộn giữa con ngƣời và thiên nhiên. Hai tác phẩm này thuộc hai truyền thống văn học và văn hóa khác nhau. Vì thế, việc khám phá hai tác phẩm trong sự đối sánh làm phát lộ những ý nghĩa mới trong mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài Con người và thiên nhiên trong “Ông già và biển cả” và “Săn cá thần”. Đề tài này góp phần chứng tỏ giá trị của văn học trong việc tham gia các vấn đề nóng hổi của thời đại. Đó là vấn đề con ngƣời xác định lại vị trí của mình trong quan hệ với môi trƣờng và tự nhiên. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Ra đời từ năm 1952, Ông già và biển cả của Ernest Hemingway đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này ở nhiều phƣơng diện khác nhau. Trong lời mở đầu cuốn sách dịch Ông già và biển cả, nhà văn Huy Phƣơng đã viết: “Với một số nội dung tƣởng chừng nhƣ đơn giản, thiên tiểu thuyết đã nêu lên đƣợc những nét rất sâu sắc và cảm động về sức mạnh và khát vọng của con ngƣời” Trong cuốn Ernest Hemingway - Núi băng và Hiệp sĩ, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999 của GS. Lê Huy Bắc cũng đề cập đến một vấn đề có liên quan đến đề tài của chúng tôi đang khai thác. Trong phần Núi băng dài gần 20 trang, tác giả Lê Huy Bắc đã phân tích nguyên lí Tảng băng trôi của Hemingway và sự vận dụng nguyên lí qua các bình diện: đối thoại, độc thoại, nhân vật … Khi bàn về Ông già và biển cả, Lê Nguyên Cẩn cũng có lời bình: “Ông già nhỏ bé ấy đƣợc đặt vào biển cả mênh mông. Nhƣng cái mênh mông này lại mang lại 3 cái đơn điệu bởi sự trống vắng của nó…”, đó là vấn đề mối liên hệ giữa ông già và biển cả. Trong bài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hemingway của tác giả Lê Huy Bắc đăng trên Tạp chí văn học số 7, năm 1995 cũng bàn đến nhân vật Santiago trong tác phẩm Ông già và biển cả: Lão không quan tâm đến chuyện ăn uống nhọc nhằn…chỉ quyết tâm bắt cho bằng đƣợc con cá xứng đáng với khả năng của mình… hành động ấy của ông lão nhƣ một nhằm khẳng định sự tồn tại” [44]. Bởi lẽ, với dân chài, không đánh đƣợc cá có nghĩa là đã chết. Việc ông lão chiến thắng đƣa ra một thông điệp: Con ngƣời có thể bị tiêu diệt nhƣng không thể bị khuất phục. Trong bài Ông già và biển cả in trên Tạp chí văn học nƣớc ngoài số 3, năm 1999, tác giả Lê Huy Bắc đã nhận xét: “Là kiệt tác quyết định giải Nobel, Ông già và biển cả chứa đựng vô số mối quan hệ. Tập trung lại tôi thấy nổi bật nhất là quan hệ giữa ông già và biển cả…”[26]. Có thể thấy đa số các tài liệu, bài viết và các công trình nghiên cứu trên đều tập trung nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Ông già và biển cả. Có những bài đã đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến đề tài của chúng tôi đang nghiên cứu nhƣ: quan hệ giữa ông già và biển cả, sự khẳng định sức mạnh của con ngƣời trƣớc thiên nhiên trong tác phẩm… Nhƣng phần lớn các công trình đều tập trung thể hiện sức mạnh và sự hiểu biết của con ngƣời trƣớc tự nhiên. Cũng có một số công trình nghiên cứu về tác phẩm Ông già và biển cả tập trung vào vấn đề mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên và một số công trình có phân tích tiểu thuyết Săn cá thần của Đặng Thiều Quang từ góc độ phê bình sinh thái. Trong sách giáo viên Ngữ văn lớp 12 (Phần văn học nƣớc ngoài – lí luận văn học – Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), PGS.TS Đặng Anh Đào khi bàn đến tác phẩm Ông già và biển cả cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa biển cả với ông già, biển cả - khung cảnh kì vĩ tƣơng ứng với môi trƣờng sáng tạo của con ngƣời. Trong công trình nghiên cứu mang tên Ernest Hemingway – Ông già và biển cả do GS Lê Huy Bắc chủ biên đã tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu bàn về tác phẩm Ông già và biển cả. Trong đó nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu đã 4 chỉ rõ: “Tác phẩm miêu tả cuộc vật lộn gay gắt của con ngƣời với thiên nhiên đầy chân thực, từ đó nâng lên tầng ý nghĩa thứ hai, nêu bật lên cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng chống trả của con ngƣời” [24;149] và “không loại trừ khả năng nhà văn muốn viết một tác phẩm để thử thách xem nghệ thuật độc thoại nội tâm dƣới ngòi bút của mình có thể tung hoành đến đâu…”[24;145]. Trong bài báo Ông già và biển cả của Lê Phong đăng trên Tạp chí văn học năm 1962 cũng đã đƣa ra ý kiến, bàn luận về tác phẩm này nhƣ sau: “Vấn đề chủ yếu đặt ra trong thiên truyện là vấn đề đấu tranh giữa con ngƣời và thiên nhiên”[23;118]. Hay trong bài Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway của Lê Đình Cúc, in trên Tạp chí văn học số 2 năm 1985 cũng đã có phát hiện những lớp nghĩa mới khá bất ngờ, táo bạo của Ông già và biển cả nhƣ: Santiago và tôn giáo, kinh thánh, Santiago và chiến tranh, Santiago và vấn đề sinh thái môi trƣờng. Trong bài viết Ông già và biển cả đăng trên Tạp chí Châu Mĩ ngày nay, số 3, năm 1998, nhà nghiên cứu Huy Liên đã nhận định: “Hoàn cảnh thách thức gay gắt và khốc liệt làm nổi bật sức mạnh tinh thần vô song của nhân vật. Câu chuyện vừa bắt đầu nhân vật đã đƣợc đặt trong một tình huống cực hạn…”, và theo Huy Liên “quan hệ giữa nhân vật và thế giới tự nhiên là quan hệ phức tạp, vừa hài hòa, vừa mâu thuẫn” [54,55]. Bài viết “Muối của rừng” (Nguyễn Huy Thiệp) trong so sánh với “Ông già và biển cả” (Ernest Hemingway) từ góc nhìn sinh thái của Phan Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí Khoa học của Đại học Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh số 7, năm 2019 cũng đề cập đến mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên đƣợc nói đến trong hai tác phẩm. Ông già và biển cả cũng nhƣ Muối của rừng đều mang đến những thông điệp sâu sắc về quan hệ “sống và cùng chung sống” giữa con ngƣời với tự nhiên nhƣ đảm bảo cho hạnh phúc nhân loại và sự sống trên Trái Đất. Trong khi tiểu thuyết của Hemingway thể hiện mong muốn tìm kiếm điểm cân bằng nội tâm giữa tôn trọng, hòa nhập với tự nhiên và chinh phục tự nhiên, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp suy tƣ về mối đe dọa khủng hoảng sinh thái, những tƣơng tác 5 giữa tiến hóa văn minh và quan hệ đạo đức của con ngƣời với môi trƣờng sống của họ. Xuất bản năm 2013, Săn cá thần của Đặng Thiều Quang đƣợc bạn đọc biết đến khá nhiều, nhƣng lại chƣa có nhiều bài viết hay các công trình nghiên cứu về nó. Trong khả năng hạn hẹp của mình, chúng tôi mới tìm ra đƣợc một số rất ít bài viết có đề cập đến tác phẩm. Trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái của Nguyễn Thùy Trang cũng có đề cập đến mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014. Tiểu thuyết Săn cá thần của Đặng Thiều Quang cũng đƣợc nhắc đến trên phƣơng diện phƣơng thức kết nối với tự nhiên của con ngƣời thông qua độc thoại, suy tƣởng, tự vấn của con ngƣời và cả tự nhiên. Từ hậu giải cấu trúc trong phê bình sinh thái để nỗ lực về mặt lý luận nhằm xây dựng những quy tắc, chuẩn mực định hƣớng con ngƣời tiến hành xóa bỏ quan niệm “nhân loại trung tâm”, thiết lập mối quan hệ tƣơng giao mới với tự nhiên. Nhƣ vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề con ngƣời và thiên nhiên trong Ông già và biển cả của Hemingway, Săn cá thần của Đặng Thiều Quang cũng đã đƣợc quan tâm trên phƣơng diện phƣơng thức kết nối giữa con ngƣời và tự nhiên. Tuy nhiên chƣa có công trình nào đối sánh hai tác phẩm này với nhau. Đối sánh hai tác phẩm không chỉ là một cách thức khai thác sâu thêm giá trị của hai tiểu thuyết trong hai nền văn học khác nhau. Đó còn là cách thức để nhìn rõ hơn quan niệm của một tác giả Việt và một tác giả nƣớc ngoài trong cái nhìn về sinh thái cũng nhƣ mối quan hệ của nó với con ngƣời. Vì lẽ đó, chúng tôi mạnh dạn bƣớc đầu có cái nhìn đối sánh khi tìm hiểu Con ngƣời và thiên nhiên trong Ông già và biển cả và Săn cá thần. 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài khảo sát tìm ra điểm tƣơng đồng và khác biệt trong nội hàm về mối quan hệ con ngƣời và thiên nhiên trong Ông già và biển cả và Săn cá thần. Đồng 6 thời tìm ra điểm tƣơng đồng và khác biệt trong cách thể hiện mối quan hệ con ngƣời và thiên nhiên ở trong hai tác phẩm. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng của đề tài là con ngƣời và thiên nhiên trong Ông già và biển cả và Săn cá thần. 7 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hai tiểu thuyết: Ông già và biển cả của Ernest Hemingway (1952), Lê Huy Bắc dịch của Nhà xuất bản Văn học và Săn cá thần của Đặng Thiều Quang (2013), nhà xuất bản Thời đại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích văn bản văn học theo đặc trưng thể loại Đề tài đọc văn bản hai tác phẩm, tìm hiểu các ý nghĩa nội dung – mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên - đƣợc thể hiện qua các hình thức nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh,…). 4.2. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm tìm hiểu sự giống nhau và khác biệt trong nội hàm cũng nhƣ hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên trong hai tiểu thuyết Ông già và biển cả và Săn cá thần. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đem lại một cái nhìn mới về cách thức thể hiện mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên trong hai tiểu thuyết ở hai nền văn học và hai thời đại khác nhau, từ đó mở ra một hƣớng mới trong việc tiếp cận các tiểu thuyết. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thuyết chung. Chƣơng 2: Sự thống trị của con ngƣời trong mối quan hệ với thiên nhiên. Chƣơng 3: Sự thất bại của con ngƣời trong mối quan hệ với thiên nhiên 8 Chƣơng 1: GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Cơ sở lí thuyết 1.1.1. Các phương pháp chính trong Văn học so sánh Văn học so sánh ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XX. Ngay từ khi xuất hiện, các nhà lý luận đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để bổ sung vào hệ thống lý thuyết, đồng thời áp dụng vào thực tiễn để từng bƣớc thấy đƣợc những mối liên hệ giữa văn học Việt Nam với văn học các dân tộc trên thế giới. Từ đó, họ cũng đƣa ra các nhận định về văn học so sánh của riêng mình. Trong bài báo Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh, Trƣơng Đăng Dung đã định nghĩa về Văn học so sánh nhƣ sau: “Văn học so sánh là một trong những ngành khoa học văn học, nghiên cứu mối quan hệ qua lại cũng nhƣ những đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa các nền văn học nhằm tiếp cận tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới”[26]. Nguyễn Văn Dân, trong cuốn Lí luận văn học so sánh cũng viết: “Văn học so sánh có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc”[26]. Có thể thấy, các định nghĩa của các nhà lí luận trên đây có những chỗ không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn học so sánh là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học, một ngành khoa học độc lập tƣơng đối, có mục đích, đối tƣợng đặc thù, có phƣơng pháp nghiên cứu riêng. Nghĩa là nó có một cơ sở phƣơng pháp luận riêng. Nó cần đƣợc hiểu là khoa học so sánh trong văn học nhƣ nhiều ngành khoa học khác mà không xác định trƣớc đƣờng biên. Vấn đề không phải là so sánh các nền văn học, mà là tra vấn nền văn học bằng cách đặt các tác phẩm vào nhóm, chuỗi, loại... để từ đó làm phát lộ những nét khác biệt của tác phẩm, tác giả, văn bản... Nhƣ thế, tập hợp các tác phẩm không phải là một dữ liệu nghiên cứu, mà là một chân trời/giới hạn nghiên cứu (horizon problematique) mà nhà nghiên cứu tiến lại gần để nhận ra những giới hạn, đƣờng biên, những bƣớc đi, những ngã tƣ - những khái niệm thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu so sánh. Nói cách khác, các nhà so sánh xây dựng các không gian mà trong đó họ nỗ lực tiến lại những tác phẩm đƣợc thực hiện (viết/đọc/dịch) từ một nền văn hóa khác. Thế là kẻ xa lạ trở thành đối tƣợng chính của nghiên cứu so sánh. 9 Có rất nhiều phƣơng pháp so sánh, phải kể đến 3 phƣơng pháp so sánh đại diện của 3 trƣờng phái nghiên cứu văn học so sánh. Cụ thể: Một là, so sánh ảnh hưởng của trƣờng phái Pháp: Trƣờng phái văn học so sánh Pháp đi vào “nghiên cứu ảnh hƣởng” một bộ phận của lịch sử văn học nhằm làm sáng tỏ ảnh hƣởng của nền văn học dân tộc này đối với văn học dân tộc khác, thông qua các đại diện cụ thể với các quan hệ thực tế. Trụ cột của trƣờng phái Pháp là P.Van Tieghem (1871-1948), J. M.Carré (1887-1958) và M.F.Guyard (1921-). Các tác giả này đã đề xƣớng việc “nghiên cứu ảnh hƣởng”. Trong công trình Bàn về văn học so sánh (1931), Van Tieghem cho rằng văn học so sánh là một phân ngành của văn học sử, có nhiệm vụ khám phá nguồn gốc ảnh hƣởng của một tác phẩm cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó đối với sáng tác sau đó. Nhƣ vậy văn học so sánh là sự mở rộng kết quả của các văn học sử, liên kết các kết quả văn học sử này lại để tạo thành một lĩnh vực độc lập, có tác dụng “bổ sung cho văn học sử dân tộc”. Văn học so sánh phải nghiên cứu ba yếu tố: ngƣời cung cấp, ngƣời tiếp nhận, ngƣời truyền bá. Cho đến nay chỗ mạnh của trƣờng phái Pháp là khai phá tƣ liệu, tìm tòi nhiều con đƣờng nghiên cứu ảnh hƣởng. Hai là, so sánh sự tương đồng của trrƣờng phái Mỹ: Trƣờng phái Văn học so sánh Mỹ tiến hành nghiên cứu sự tƣơng đồng giữa tác phẩm văn học của hai hay nhiều nƣớc mà không có quan hệ ảnh hƣởng. Đồng thời đề xƣớng việc nghiên cứu hàng ngang, đối chiếu song song theo từng vấn đề, nhƣ đối chiếu nghiên cứu văn học hai nƣớc trở lên về các mặt thể loại, chủ đề, phƣơng thức biểu hiện… Trƣờng phái Mỹ nổi tiếng với các tên tuổi nhƣ René Wellek, Harry Levin, H. Remak, A.Warren, H.J.Clements,… Họ xuất hiện với tƣ cách là ngƣời phê phán trƣờng phái Pháp, đổi mới phƣơng hƣớng nghiên cứu Văn học so sánh. Ba là, so sánh loại hình lịch sử của trƣờng phái Nga. Đây là cống hiến đặc sắc của văn học so sánh Xô viết. Khái niệm và quan niệm về các loại hình lịch sử của văn học các dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đƣợc hình thành dựa trên triết học mác-xít và học thuyết về các hình thái kinh tế - xã hội. Với tinh thần tiếp thu chọn lọc và phê phán các thành tựu của văn học so sánh phƣơng Tây, văn học so sánh Xô viết dần dần 10 xác lập quan điểm và phƣơng pháp của mình trên cơ sở triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với các tên tuổi đầy uy tín nhƣ: V.Zhirmunsky, D.Likhatchev, M.Alexeev, I.Anissimov và nhiều ngƣời khác. Nổi bật là N.Conrad với tác phẩm Phương Tây và Phương Đông, biên soạn theo quan điểm văn học so sánh Xô viết. Dựa trên triết học mác-xít và học thuyết về các hình thái kinh tế - xã hội, từ đó hình thành khái niệm và quan niệm về các loại hình lịch sử của văn học các dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Bốn là, các khuynh hướng khác Bên cạnh các trƣờng phái văn học so sánh nói trên, các trung tâm nghiên cứu văn học nhiều nƣớc trên thế giới cũng thể hiện những khuynh hƣớng nghiên cứu với những định hƣớng và phƣơng pháp độc đáo. Văn học so sánh xuất hiện ở Hunggari từ cuối TK XIX. Trong những năm 1941 và 1962, Hunggari đã tổ chức những cuộc hội nghị quốc tế về văn học so sánh. Với hoạt động của các nhà khoa học nhƣ Istvan Soter, G.M.Vajda, văn học so sánh Hunggari có đƣợc một gƣơng mặt rõ nét: nghiên cứu văn học Hunggari trong văn cảnh văn học châu Âu, khám phá cội nguồn châu Âu của văn học Hunggari, đồng thời vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, thay thế nguyên tắc ảnh hƣởng bằng nguyên tắc tiếp nhận, làm cho văn học so sánh nƣớc này đứng vào hàng ngũ những nƣớc hàng đầu của ngành nghiên cứu này. Một số nƣớc nhƣ Tiệp Khắc, Rumani, Ba Lan… cũng có nhiều thành quả, hình thành những tên tuổi có uy tín trong nghiên cứu văn học so sánh. Những năm gần đây, ngành văn học so sánh Trung Quốc đã hồi sinh sau khi khắc phục các hậu quả của thời kỳ cách mạng văn hóa. Là những ngƣời đi sau, các nhà văn học so sánh Trung Quốc đã học tập, vận dụng các phƣơng pháp, quan niệm hiện đại của văn học so sánh, khắc phục các quan niệm cũ, đồng thời họ cũng xác định cho mình một hƣớng đi riêng. Đó là nghiên cứu so sánh văn học Trung Quốc và phƣơng Tây. 1.1.2. Mô hình đặt cạnh nhau trong văn học so sánh Đề tài này xuất phát từ mô hình so sánh cận kề vốn đƣợc phát triển trong ngành văn học so sánh (the juxtapositional model of comparative literature) từ những năm cuối thế kỉ XX. Mô hình này nhấn mạnh “sự kết nối các văn bản thuộc 11 các nền văn hóa, nơi chốn và thời gian khác nhau; đƣa các văn bản từ ngữ cảnh này sang một ngữ cảnh khác mà không kể tới sự gắn kết về địa lí - lịch sử và văn hóa khác nhau của chúng”[20]...Nhƣ thế, các tác phẩm văn học đƣợc tách ra khỏi bối cảnh truyền thống và đặt chúng vào những bối cảnh mới. Các bối cảnh mới này xuất hiện khi tác phẩm đƣợc “đặt cạnh”, đƣợc“cắt ghép”, và đƣợc “va chạm” với những tác phẩm không có sự gắn kết và tƣơng ứng với nó về địa lí, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, thể loại và về vị trí trong bức tranh văn học thế giới. Đặc trƣng của bƣớc ngoặt này theo quan sát của Christian Moaru, đƣợc thể hiện là “các nhà văn học so sánh hiện nay đƣợc khuyến khích hơn bao giờ hết […] trong việc thừa nhận tính năng động, […] tính phi đồng nhất, bất hợp lí, sự xung đột hay xung khắc – của các mô hình thế giới.” Ông chỉ ra rằng cơ cấu mới này của ngành văn học so sánh “đang từng bƣớc hƣớng tới một mô thức liên kết hay quan hệ đƣợc hứa hẹn trong những kết nối xuyên - văn hóa, xuyên - địa lí đã thực sự diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng nhƣ trong cả sự kề cận, sự vay mƣợn hay đổi chác.”[21]. Susan Stanford Friedman trong bài viết Tại sao không so sánh? (Why Not Compare”), một bài viết đƣợc cho là bàn luận một cách tập trung và hệ thống nhất về mô hình cận kề, cho rằng, hƣớng văn học so sánh này đề xƣớng một “bộ khung so sánh đối chiếu” và đƣợc xác định thông qua “sự tiếp giáp ngẫu nhiên, sự cách ly mang tính phả hệ, và sự đụng độ đạo đức.” Việc so sánh hai tác phẩm xa lạ với nhau sẽ làm phát lộ ra những ý nghĩa mới, khác với các ý nghĩa quen thuộc trƣớc đó của tác phẩm khi chúng đứng một mình hay đƣợc so sánh với những tác phẩm khác. Theo tổng hợp của TS. Phạm Phƣơng Chi, Friedman đã tổng hợp ba cách thức của mô hình đặt cạnh nhau trong văn học so sánh. Thứ nhất, đó là cách thức va chạm nhau (collision). Đây là phƣơng thức dựa trên “việc biết đọc ra mối quan hệ” và “việc nhận ra sự khác nhau” vốn sinh ra từ những bối cảnh lịch sử, địa lí khác biệt và không tƣơng xứng của hai tác phẩm. Ngƣời tiến hành so sánh phải “lắng nghe, nói, và sống với” những cộng đồng đa dạng, những suy nghĩ mới mẻ vốn sẽ xuất hiện khi “đặt cạnh nhau một cách cực đoan” những tác phẩm khác nhau, không xung đột nhau nhƣng không tƣơng thích nhau.[21] Thứ hai, đó là cách thức “phá vỡ sự quen thuộc lẫn nhau” [reciprocal 12 defamilization]. Cách thức này này chấp nhận sự không quen thuộc hay sự xa lạ xuất hiện trong phép so sánh, từ đó phát triển ý thức về sự cộng sinh và sự cùng tồn tại của các nền văn học và văn hóa khác biệt. Theo Friedman, trong cách thức “phá vỡ sự quen thuộc lẫn nhau” này, các vế trong phép so sánh đƣợc lấy từ một hệ thống ý nghĩa lớn hơn của chúng, bản thân chúng đã đầy tiềm năng trong việc mở cửa cho những ảnh hƣởng và phạm vi khác trong các phép lai ghép. Và ở phƣơng thức này, các vế đƣợc so sánh sẽ “trở nên có thể nghe thấy nhau”, đối thoại đƣợc với nhau vì chúng thừa nhận sự tồn tại của những điều khác biệt với nó. Do vậy, cách thức này có tiềm năng trong việc tháo gỡ mối quan hệ đối lập giữa Ta và Kẻ khác – mối quan hệ vốn sẽ duy trì các hệ thống mang tính thống trị về nhận thức[31;758]. Thứ ba là cách thức cắt dán (Collage). Phƣơng thức này, nhƣ Friedman viết, đƣợc mƣợn từ mƣợn từ chủ nghĩa dada và thi học hiện đại đặt cạnh nhau những câu không liên quan. Phƣơng thức này duy trì tính cụ thể riêng biệt của từng vế so sánh, nó từ chối trật tự trên dƣới và xu hƣớng công cụ (instrumentalism), với mục tiêu là xác nhận những khái quát mới dựa trên những điểm mà các văn bản chia sẻ với nhau. Friedman dùng các thuật ngữ tƣơng đƣơng “cách đặt cạnh nhau về văn hóa” hay “sự cắt dán văn hóa” để chỉ việc đặt cạnh nhau một cách cực đoan những văn bản đến từ những khu vực văn hóa, địa lý lịch sử khác nhau. Việc đặt các văn bản cạnh nhau, nghiên cứu tính có thể so sánh/không thể so sánh của chúng sẽ làm nảy sinh các nghĩa mới cho văn bản và làm phát lộ những ngữ cảnh, bối cảnh mới về văn bản[20]. Đề tài này đặt cạnh nhau hai tác phẩm thuộc hai nền văn hóa và hai giai đoạn lịch sử khác biệt nhau là tiểu thuyết Săn cá thần của Đặng Quang Thiều và Ông già và biển cả của Ernest Hemingway. Từ đó khám phá sự tƣơng đồng, sự đối thoại, sự kế tiếp trong nội hàm và sự biểu đạt về mối quan hệ con ngƣời và thiên nhiên của hai tác giả trong hai tác phẩm. 1.2. Nhà văn Ernest Hemingway và nhà văn Đặng Thiều Quang 1.2.1. Nhà văn Ernest Hemingway: Ernest Hemingway là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Mĩ. Ông sinh 13 ngày 21 tháng 7 năm 1899 tại thị trấn Oak Pak, Illinois - một vùng ngoại ô nƣớc Mĩ trong một gia đình trung lƣu. Cha mẹ Hemingway là những ngƣời có ảnh hƣởng rất lớn đối với ông. Nếu tiết điệu ngôn từ của nhà văn sau này chịu nhiều ảnh hƣởng từ những giai điệu tiết tấu trong những bản nhạc của ngƣời mẹ thì lòng yêu thiên nhiên, thú vui săn bắn nhƣng không đam mê giết chóc và một lòng quả cảm tuyệt vời của Hemingway lại đƣợc khơi dậy từ ngƣời cha. Hemingway cũng chịu nhiều ảnh hƣởng từ cha cách giải thích sự vật, hiện tƣợng một cách cực kỳ đơn giản và hấp dẫn, điều này tạo nên dấu ấn riêng trong phong cách tự sự Hemingway. Ngay từ khi còn học ở trƣờng trung học, Hemingway đã bắt đầu viết văn và tham gia vào các hoạt động báo chí của trƣờng. Năm 1917, ông rời trƣờng trung học. Thay vì đi học đại học, ông tới thành phố Kansas làm phóng viên cho tờ báo The Kansas City Star. Vốn là ngƣời ƣa thích mạo hiểm nên nghề phóng viên không hấp dẫn ông đƣợc lâu. Hemingway rời tòa báo, tình nguyện đăng ký vào Hội hồng thập tự Hoa Kỳ và qua miền bắc nƣớc Ý làm tài xế xe cứu thƣơng. Đến năm 1919, Hemingway trở về Hoa Kỳ. Tại đây ông đƣợc đón tiếp nhƣ một vị anh hùng song ông cảm thấy không thể nào hoà nhập vào không khí nơi đây. Năm 1920, ông đến Chicago và cộng tác với tờ báo nổi tiếng “Diễn đàn Chicago”. Tháng 12 – 1921, ông sang Pháp và có dịp tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ Pari nhƣ Anderson, Getrrudestein… Hemingway chịu nhiều ảnh hƣởng của những văn nghệ sĩ này khá rõ nét khi mới bắt đầu sáng tác. Năm 1936, Hemingway tới Tây Ban Nha làm phóng viên về nội chiến Tây Ban Nha cho tờ North American Newspaper Alliance (Liên Minh Báo chí Bắc Mỹ). Chiến tranh thế giới II bùng nổ, ông sang Pháp sung vào một đội du kích và đƣợc vinh dự là một trong những chiến sĩ đầu tiên trở về thành phố Paris giải phóng. Sau chiến tranh, Hemingway có một thời gian dài sống ở Cuba. Ông đón chào cách mạng Cuba với nhiệt tình của một nhà văn yêu chuộng chính nghĩa và một ngƣời bạn thân thiết của ngƣời dân Cuba. Sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động với các cuộc chiến tranh xảy ra liên tục, Hemingway đã chứng kiến biết bao số phận đau khổ, những cuộc đời bị chiến tranh cƣớp mất. Ông tìm đƣợc sự đồng cảm với những số phận nhỏ bé, yếu 14 thế và chọn họ làm hình mẫu sáng tác. Đi nhiều, viết nhiều nên những sáng tác của Hemingway thƣờng ngắn gọn, súc tích. Ông viết về những con ngƣời khắc kỉ và ông ca ngợi sự mạnh mẽ không hề yếu đuối của họ [4;5]. Hơn 40 năm sáng tác, Hemingway đã để lại một số lƣợng lớn các tác phẩm có giá trị mang tính thời đại và con ngƣời. Có thể kể đến tập truyện ngắn “Trong thời đại của chúng ta” (tựa gốc: In Our Time) của ông đƣợc xuất bản năm 1925, “Mặt trời vẫn mọc” (1926), “Giã từ vũ khí” (1929), “ Winner Take Nothing” (Kẻ thắng chẳng đƣợc gì) (1933), “To Have and Have Not” (Có và không có) (1937), “For Whom the Bell Tolls” (Chuông nguyện hồn ai) (1940), “The Old Man and the Sea” (Ông già và biển cả) (1952)… Năm 1954, Hemingway đƣợc viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm Ông già và biển cả. Ngày 2 tháng 7 năm 1961, cả thế giới bàng hoàng trƣớc tin Hemingway – “một con ngƣời có thể bị huỷ diệt nhƣng không thể bị khuất phục” – đã tự sát bằng khẩu súng săn của mình. Trong suốt 62 năm tồn tại, nhà văn, nhà báo đồng thời cũng là ngƣời chiến sĩ Hemingway đã gióng lên hồi chuông ngợi ca lòng dũng cảm, phê phán cái xấu trong cuộc đời. Giữa những làn khói đạn ngất trời, Hemingway đã làm đẹp con ngƣời. Giữa biển sóng mù khơi, Hemingway đã tôn vinh giá trị con ngƣời. Nhƣ ngôi sao chổi băng qua thế kỷ XX, Hemingway đã đi vào lịch sử văn học nhƣ một huyền thoại giữa cuộc đời thƣờng. 1.2.2. Nhà văn Đặng Thiều Quang: Đặng Thiều Quang là một nhà văn trẻ của Việt Nam. Anh sinh năm 1974 tại Lào Cai, trong một gia đình viên chức bình thƣờng. Ngay từ khi còn nhỏ, chất văn chƣơng đã ngấm trong máu anh do ảnh hƣởng từ ngƣời mẹ là giáo viên văn. Khi còn là sinh viên năm nhất trƣờng Đại học Kiến trúc, Đặng Thiều Quang đã là cây bút khá nổi tiếng với bút danh d‟Artagnan, có nhiều tác phẩm đăng trên báo Hoa học trò và báo Tiền phong. Ban đầu, Đặng Thiều Quang đến với văn chƣơng không gì ngoài chữ “ngông”. Sự xuất hiện của d‟Artagnan với cách viết bỡn cợt, hài hƣớc, khác hẳn với những kiểu viết trong trẻo, mơ màng, đậm chất lãng mạn đang tràn ngập trên các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng