Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai...

Tài liệu Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai

.PDF
125
29
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG VIỆT ANH CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG VIỆT ANH CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Dũng THÁI NGUYÊN - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, ngày ... tháng 02 năm 2020 Tác giả luận văn Nông Việt Anh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Việt Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày ..... tháng 02 năm 2020 Tác giả luận văn Nông Việt Anh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ..............................................................................vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Bố cục của luận văn ................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP .............................................................. 4 1.1. Tổng quan về bệnh viện công lập ........................................................................4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bệnh viện công lập ..........................................................4 1.1.2. Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế ...........5 1.1.3 Vai trò của bệnh viện công lập...........................................................................6 1.2. Cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập .............................................7 1.2.1. Khái niệm và vai trò của cơ chế tự chủ tài chính ..............................................7 1.2.2. Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính ................................................................8 1.2.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính ......................................................................9 1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập ....17 1.3. Kinh nghiệm về cơ chế tự chủ tài chính ở một số bệnh viện công lập ở việt nam và bài học kinh nghiệm cho bệnh viện sản nhi lào cai ..............................................21 1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Bắc Kạn ..............................................................................................21 1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Bãi Cháy.........23 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai ......................................................................................................................26 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................28 iv 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................28 2.2. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................28 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .........................................................28 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ...........................................................29 2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin ...........................................................................30 2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................................30 2.3.1. Phương pháp so sánh.......................................................................................30 2.3.2. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian .................................................31 2.4. Hệ thống các tiêu nghiên cứu .............................................................................31 2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện tự chủ tài chính .........................31 2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh đánh giá tình hình tự chủ tài chính của đối tượng khảo sát ......................................................................................................................34 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI .........................................................................................................35 3.1. Khái quát chung về bệnh viện sản nhi lao cai ....................................................35 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................35 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy ........................................................37 3.1.3. Tổ chức bộ máy Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai .................................................40 3.1.4. Một số kết quả đạt được của bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai........................42 3.1.5. Những thuận lợi, khó khăn của Bệnh viện Sản Nhi trong thời gian tới..........47 3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài tại bệnh viện sản nhi lào cai .................................47 3.2.1. Cơ sở pháp lý về cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ...................................................................................................................................47 3.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ...........49 3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai ...................................................................................................................................78 3.3 đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai...........84 3.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................84 3.3.2. Những hạn chế ................................................................................................86 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................87 v CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI ........................................................90 4.1 định hướng phát triển của bệnh viện sản nhi lào cai ...........................................90 4.1.1 định hướng phát triển của bệnh viện sản nhi lào cai ........................................90 4.1.2 Định hướng tăng cường tự chủ, tự chịu nhiệm về quản lý tài chính tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai ........................................................................................................93 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai ...................................................................................................................................94 4.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu ......................................................94 4.2.2. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giám sát chặt chẽ các khoản chi ....................96 4.2.3. Tăng cường quản lý tài sản của đơn vị ...........................................................97 4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ............................................................................................99 4.2.5. Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ......................101 4.2.6. Nâng cao nhận thức cán bộ viên chức và người lao động trong Bệnh viện .102 4.3. Kiến nghị ..........................................................................................................103 4.3.1 Bộ Y tế ...........................................................................................................103 4.3.2 UBND tỉnh và Sở Y tế ...................................................................................103 4.3.3. Các bệnh viện tuyến trung ương ...................................................................104 KẾT LUẬN .....................................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................107 PHỤ LỤC.........................................................................................................................111 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính BVCL Bệnh viện công lập BVĐK Bệnh viện đa khoa CSSK Chăm sóc sức khỏe ĐVSN Đơn vị sự nghiệp ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập HĐND Hội đồng nhân dân HĐTX Hoạt động thường xuyên KCB Khám chữa bệnh KH Kế hoạch KTXH Kinh tế xã hội NĐ - CP Nghị định của Chính Phủ NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTƯ Ngân sách trung ương QLNS Quản lý ngân sách QLTC Quản lý tài chính TSCĐ Tài sản cố định TSNN Tài sản nhà nước TTB Trang thiết bị UBND Uỷ ban nhân dân vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert được sử dụng trong luận văn................................30 Bảng 3.1: Tình hình thực hiện hoạt động chuyên môn Bệnh viện Sản Nhi giai đoạn 2017 - 2019 ..............................................................................................44 Bảng 3.2: Quy mô nhân sự tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ..............................51 Bảng 3.3: Biên chế viên chức và lao động hợp đồng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ............................................................................................................52 Bảng 3.4: Tổng nguồn thu tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017 2019 .........................................................................................................54 Bảng 3.5: Kết quả đánh giá công tác thực hiện cơ chế tự chủ trong huy động và quản lý nguồn thu .............................................................................................57 Bảng 3.6: Tình hình thực hiện chi NSNN cấp tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017 - 2019 .....................................................................60 Bảng 3.7: Tình hình thực hiện chi từ nguồn viện phí, BHYT và nguồn khác tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017 - 2019 .........................62 Bảng 3.8: Kết quả đánh giá thực hiện cơ chế tự chủ trong sử dụng nguồn lực tài chính tại Bệnh viện ............................................................................................65 Bảng 3.9: Bổ sung và trích lập các quỹ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ...........71 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá phân phối kết quả hoạt động tài chính .......................72 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá công tác quản lý tài sản tại Bệnh viện ........................75 Bảng 3.12: Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính ........................78 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát nhân tố trình độ tổ chức bộ máy quản lý tài chính .....83 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ........................41 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Bệnh viện công lập luôn là tổ chức đứng đầu trong ngành y tế về cung cấp dịch vụ mang tính chất phúc lợi xã hội cao. Bệnh viện công lập có vai trò chủ đạo trong công tác khám chữa bệnh, đáp ứng phần lớn dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hiện nay, cùng với xu hướng đổi mới cơ chế, chính sách, ngành y tế thực hiện cải cách toàn hệ thống y tế là trao quyền tự chủ cho các bệnh viện công lập, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập. Quản lý tài chính bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cách nhìn bao quát tổng thể toàn bộ hoạt động tài chính của bệnh viện cùng với môi trường ngành y tế cũng như các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý tài chính bệnh viện. Tự chủ tài chính là xu thế tất yếu đối với các bệnh viện công lập. Tự chủ tài chính là quyền tự quyết định mọi hoạt động về việc sử dụng nguồn tài chính của chủ thể, tự quyền quyết định cách thức huy động và phân bổ tài chính để đạt được mục tiêu của đơn vị thực hiện tự chủ. Trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý, tự chủ tài chính là một phần quan trọng trong quá trình tự chủ tại các bệnh viện công lập. Thực hiện tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập nhằm giúp các bệnh viện công lập vượt qua khó khăn và sự kém hiệu quả trong cơ chế quản lý khi Nhà nước vẫn nắm giữ quyền sở hữu các bệnh viện công lập để đảm bảo bệnh viện công lập vẫn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ xã hội không vì mục đích lợi nhuận. Tại Việt Nam, các bệnh viện công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhưng có sự tham gia của Nhà nước trong điều phối hoạt động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Các bệnh viện được linh hoạt hơn trong tổ chức và hoạt động, giúp các bệnh viện xác định được hướng phát triển, cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất, vừa nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh vừa tăng thêm thu nhập cho cán bộ nhân viên. Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai mới được thành lập từ năm 2013, trên cơ sở tách từ Bệnh viện Đa khoa số 1 tỉnh Lào Cai. Là bệnh viện chuyên khoa hạng II của tỉnh về chuyên ngành Sản – Nhi, khi thành lập ban đầu bệnh viện chỉ có 150 giường với tổng số 139 cán bộ, đến năm 2019 số giường bệnh đã tăng lên 300 giường với tổng số 210 cán bộ. Ngay khi thành lập bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị 2 định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016 của Chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, hiện nay là nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Sau 06 năm thực hiện cơ chê tự chủ, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai bước đầu đã tạo ra những tác động nhất định trong cung ứng, sử dụng dịch vụ và chi trả dịch vụ y tế, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của bệnh viện. Chính vì vậy, cùng với kiến thức học ở trường và kinh nghiệm công tác cảu bản thân học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình, nhằm đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện cơ chế tự chủ tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập . - Đánh giá, phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai trong những năm tới. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019. - Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2019. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi bệnh viện Sản Nhi Lào Cai 4. Bố cục của luận văn - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai - Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nhi Lào Cai 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan về bệnh viện công lập 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bệnh viện công lập Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, “Dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác”. Theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ, “Đơn vị sự nghiệp y tế công lập” là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp y tế)”. Có rất nhiều quan điểm về Bệnh viện công lập, theo quan điểm hiện đại, Bệnh viện công là một tổ chức y tế của Nhà nước với các đặc trưng sau: - Là một hệ thống lớn bao gồm rất nhiều yếu tố và nhiều khâu liên quan chặt chẽ với nhau từ khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc. - Là một tổ chức y tế có chức năng hoạt động chính là khám chữa bệnh, bao gồm các yếu tố đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, nguồn tài chính, trang thiết bị, thuốc cần có để chẩn đoán và điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra viện hoặc phục hồi sức khỏe; hoặc người bệnh tử vong. - Ngoài chức năng chủ yếu là KCB cho nhân dân, Bệnh viện công còn có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế. - Nguồn tài chính để Bệnh viện hoạt động chủ yếu từ ngân sách nhà nước. - Mục tiêu chủ yếu của Bệnh viện công mang tính chất phúc lợi, phi lợi nhuận, nhằm bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. 5 Tổng hợp lại, có thể đưa ra khái niệm như sau: Bệnh viện công lập là tổ chức do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám chữa bệnh (Nguyễn Nguyên Hùng, 2019) Đặc điểm của bệnh viện công lập: - BVCL là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, được NSNN đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm một phần hay toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao; được sắp xếp lại, củng cố và ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động. - Bệnh viện chịu sự quản lý của Nhà nước về y tế của Bộ Y tế, chịu sự quản lý hành chính về lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi bệnh viện đặt trụ Sở. - BVCL có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng ở hệ thống Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, được bảo đảm trước pháp luật về hoạt động của tổ chức. - BVCL hoạt động trong lĩnh vực y tế theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động KCB phục vụ quản lý Nhà nước nhằm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước là cung ứng hàng hóa công cộng cho xã hội. BVCL hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi ích về mặt xã hội thông qua các chủ thể trong xã hội khi sử dụng dịch vụ công được hưởng lợi ích nhiều hơn so với chi phí phải chi trả. - BVCL có nguồn thu tài chính chủ yếu dưới hai dạng: NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp y tế. Căn cứ dự toán được giao, BVCL thực hiện chi hoạt động theo các tiêu chuẩn định mức, chế độ của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 1.1.2. Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế * Phân loại theo tuyến chuyên môn - Tuyến Trung ương: Có các BVĐK, chuyên khoa thuộc Bộ Y tế có chức năng điều trị các tuyến cuối với các can thiệp, chuyên khoa sâu với những kỹ thuật phức tạp và hiện đại. 6 - Tuyến tỉnh: Gồm các BVĐK, chuyên khoa thuộc tỉnh, thành phố trong đó có một số Bệnh viện đóng vai trò như Bệnh viện tuyến cuối của khu vực. - Tuyến huyện: Gồm các Bệnh viện quận, huyện, thị xã là các BVĐK hoặc đa khoa khu vực liên huyện thuộc tuyến 1 trong hệ thống Bệnh viện, đóng vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong khu vực; - Các Bệnh viện ngoài công lập (tư nhân, dân lập, vốn đầu tư nước ngoài….) * Phân loại theo các nhóm đơn vị sự nghiệp y tế - Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển; - Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên; - Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; - Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ * Phân loại Bệnh viện theo mức độ tự chủ - ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; - ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên; - ĐVSNCL đảm bảo một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí - ĐVSNCL do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp) (Nguyễn Nguyên Hùng, 2019, pp. 5-6) 1.1.3 Vai trò của bệnh viện công lập - Bệnh viện công giữ vai trò chủ đạo trong công tác khám chữa bệnh, đáp ứng phần lớn dịch vụ y tế cho người dân, đảm bảo sức khỏe cơ bản cho người dân. Qua đó, bệnh viện công lập phần đảm bảo mục tiêu phát triển quốc gia về con người. 7 - Bệnh viện công luôn là một tổ chức đứng đầu trong hệ thống ngành y tế về cung cấp dịch vụ y tế mang tính chất phúc lợi xã hội. Đảm bảo cho người dân đều được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với chi phí hợp lý, và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt, cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, sự phân hóa giữa các tầng lớp thu nhập ngày càng tăng. Các tổ chức y tế ngoài công lập đều hoạt động vì mục đích lợi nhuận, thì vai trò của tuyến công lập càng được coi trọng để đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe với nhiều đối tượng người dân trong xã hội. - Hiện nay, theo chủ trương xã hội hóa các bệnh viện tuyến công lập, thì các bệnh viện công có vai trò tiên phong trong nhiều mặt. Cụ thể là đi đầu trong công tác nghiên cứu và phát triển các phương pháp chuẩn đoán, khám chữa bệnh kỹ thuật cao. Là nơi đào tạo nhiều y bác sĩ giỏi cho cộng đồng. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cũng giúp cho các bệnh viện công nâng cao chất lượng khám chữa bệnh góp phần thực hiện mục tiêu phúc lợi xã hội, mà tiến tới còn đóng góp nhất định vào ngân sách nhà nước. (Nguyễn Thị Phương Hiếu, 2018, pp. 7-8) 1.2. Cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập 1.2.1. Khái niệm và vai trò của cơ chế tự chủ tài chính Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế, nhưng quan điểm chung nhất: Cơ chế là quá trình chuyển động dây chuyền của các bộ phận cấu thành hệ thống, trong đó có bộ phận khởi động và chủ động, các bộ phận bị động trung gian (bộ phận truyền dẫn) và bộ phận bị động cuối cùng (công, quả). Cơ chế quản lý là một hệ thống các nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý trong những giai đoạn khác nhau áp dụng cho những đối tượng khác nhau, những khâu khác nhau trong việc quản lý xã hội. Tự chủ là các chủ thể có quyền tự quyết, hành động trong khuôn khổ pháp luật, có tính chủ động và năng động trong việc điều hành các hoạt động của mình. Xét trên góc độ quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị quản lý) được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khổ pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. 8 Cùng với việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, cơ quan cấp trên cũng yêu cầu đơn vị được trao quyền tự chủ phải chịu trách nhiệm về quyền quyết định của mình. Đơn vị phải thực hiện tự đánh giá và tự giám sát việc thực hiện các quy định theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính và lĩnh vực khác được trao quyền tự chủ, sẵn sàng giải trình và công khai hóa các hoạt động của đơn vị mình, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị mình. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm gắn liền với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị và đảm bảo hoạt động đó luôn đúng theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế tự chủ tài chính ĐVSNCL được thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các ĐVSNCL. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công”. Như vậy thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập chính là việc các bệnh viện công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tạo lập và sử dụng nguồn tài chính để thực hiện các các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động của mình (Dương Thị Xoan, 2018) 1.2.2. Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm áp dụng đối với các ĐVSN y tế công lập nhằm hướng tới mục tiêu: - Phân biệt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế với chức năng điều hành các hoạt động của ĐVSN y tế công lập. Các đơn vị này hoạt động theo cơ chế riêng, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị trong lĩnh vực y tế. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ĐVSN y tế công lập thực sự phát huy có hiệu quả khi nó không làm giảm quyền lực thực thụ của Nhà nước trong công tác quản lý về y tế. - Tăng tính chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của các đơn vị trong đó có các hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. - Thực hiện chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của các 9 đơn vị trong đó có hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. - Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp của Nhà nước. (Dương Thị Xoan, 2018, p. 15) 1.2.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính 1.2.3.1. Tự chủ tài chính trong huy động và quản lý nguồn thu Nhìn chung, nguồn tài chính cơ bản của đa số các ĐVSNCL lĩnh vực y tế là nguồn từ NSNN cấp nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội mà đơn vị đảm nhiệm - chức năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân dân. Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực y tế được Nhà nước cho phép khai thác mọi nguồn thu ngoài NSNN đảm bảo cho các đơn vị tự chủ trong hoạt động chi tiêu. Tất cả các ĐVSNCL được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết (đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy. Như vậy, nguồn tài chính của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế bao gồm các nguồn sau: * Kinh phí do NSNN cấp, gồm: - Một là: Kinh phí bảo đảm HĐTX thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước giao. Nguồn kinh phí này chỉ áp dụng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp) và đơn vị do NSNN bảo đảm toàn 10 bộ chi phí hoạt động, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thì không có khoản kinh phí này. - Hai là, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ). - Ba là, kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức. - Bốn là, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. - Năm là, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác). Khoản kinh phí này chỉ áp dụng đới với ĐVSNCL tự bảo đảm chi phí hoạt động và tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. - Sáu là, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Bảy là, kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ nhà nước quy định (nếu có). - Tám là, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm TTB, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm. - Chín là, vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Mười là, kinh phí khác (nếu có). * Nguồn thu sự nghiệp, gồm: - Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định: + Thu viện phí (kể cả viện phí do cơ quan Bảo hiểm xã hội và Quỹ KCB cho người nghèo, Quỹ KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi thanh toán) theo các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được để lại đơn vị sử dụng theo quy định hiện hành. Mức thu viện phí của các loại hình KCB thực hiện theo các quy định hiện hành về thu viện phí. - Thu phí và lệ phí khác của ngành y tế được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. - Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị: 11 + Thu từ các hoạt động về KCB ngoài bệnh viện, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học của đơn vị theo hợp đồng dịch vụ và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Mức thu theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. + Thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm, giầy dép phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong. Các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước do Nhà nước quy định giá theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy. + Thu từ các hoạt động dịch vụ, cung ứng lao vụ do đơn vị tổ chức thực hiện như dịch vụ giặt là, ăn uống, vệ sinh, phương tiện đưa đón bệnh nhân. Mức thu do thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy. - Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quyđịnh của pháp luật. - Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng. Nguồn thu sự nghiệp này chỉ áp dụng đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. * Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. * Nguồn khác theo quy định của pháp luật, gồm: - Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị. - Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật 1.2.3.2. Tự chủ tài chính trong sử dụng nguồn lực tài chính * Chi thường xuyên Các cơ sở y tế công lập có thu được sử dụng nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các HĐTX theo những nội dung sau: - Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản trích nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Mức đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của người lao động trong đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành. - Chi tiền điện, nước, vệ sinh môi trường (kể cả chi thuê làm vệ sinh công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng