Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam...

Tài liệu Chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam

.PDF
209
362
92

Mô tả:

Chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ _______________________________________________________ NGUYỄN LÊ QUÝ HIỂN CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ _______________________________________________________ NGUYỄN LÊ QUÝ HIỂN CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số: 62.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THANH 2. TS. TRẦN TIẾN CƯỜNG Hà Nội - 2012 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC 1 2 3 DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HỘP 5 6 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7 8 PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển biến QHSH trong CPH DNNN 9 1.1 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 19 19 1.1.1 Doanh nghiệp nhà nƣớc 19 1.1.2 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc 26 1.2. Chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 1.2.1 Chuyển biến quan hệ sở hữu 33 33 1.2.2 Chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc 40 1.3. Kinh nghiệm về cổ phần hóa và chuyển biến quan hệ sở hữu ở một số quốc gia 52 1.3.1 Các hình thức cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc ở Nga và Trung Quốc 52 1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 66 Chương 2. Chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 67 2.1. 2.1.1. Tổng quan về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 67 Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc 67 3 2.1.2. Tổ chức thực hiện 2.2. 74 Chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 2.2.1. Cơ cấu sở hữu trong các doanh nghiệp cổ phần hóa 90 90 2.2.2. Quan hệ quản lý và quan hệ phân phối trong các doanh nghiệp cổ phần hóa 100 2.2.3. Tác động của chuyển biến quan hệ sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hóa 107 Đánh giá chung về tác động của chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 134 Một số đánh giá chung về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc 135 2.3. 2.3.1. 2.3.2. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hóa 2.3.3. Hiệu quả hoạt động kinh tế theo mức độ chi phối của sở hữu nhà nƣớc trong doanh nghiệp cổ phần hóa 139 140 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 144 Chương 3. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020 145 3.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam 145 3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 145 3.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nƣớc 147 Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển biến quan hệ sở 3.2. hữu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở 154 Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020 3.2.1. Một số quan điểm về hoàn thiện quan hệ sở hữu trong quá trình 154 cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam Một số giải pháp thúc đẩy chuyển biến tích cực quan hệ sở hữu 3.2.2. nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cổ phần hóa 161 trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020 KẾT LUẬN CHUNG 177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 181 PHẦN PHỤ LỤC 187 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Số lƣợng DNCPH qua các giai đoạn. 88 Hình 2.2 Sở hữu Nhà nƣớc tại các DNCPH từ 1998-2004 92 Hình 2.3 Sở hữu Nhà nƣớc tại các DNCPH tính đến hết ngày 31/12/2008 93 Hình 2.4 Chủ sở hữu tại các DNCPH 96 Hình 2.5 Sự thay đổi cán bộ quản lý và ngƣời đại diện vốn Nhà nƣớc tại các DNCPH 106 Hình 2.6 Sự tăng quy mô trung bình một DNCPH theo vốn 108 Hình 2.7 Các chỉ số so sánh về hiệu quả kinh tế của DNCPH 109 Hình 2.8 Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô vốn 116 Hình 2.9 Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành 116 Hình 2.10 Phƣơng thức CPH DNNN 136 Hình 2.11 Sự phát triển của DNCPH có tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nƣớc dƣới 50% 137 5 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HỘP Trang Bảng 2.1 Số doanh nghiệp đƣợc quản lý hoặc bán vốn tại SCIC sau 5 năm hoạt động (2006-2010) 95 Bảng 2.2 So sánh chỉ số số lƣợng DNNN và vốn Nhà nƣớc đã CPH 99 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của DNCPH 109 Kiểm định những thay đổi của một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tại 77 doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý 118 Bảng 2.5 Bảng kiểm định những thay đổi của một số chỉ tiêu hiệu quả a kinh tế theo 3 nhóm doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý 119 Bảng 2.5 Bảng kiểm định những thay đổi của một số chỉ tiêu hiệu quả b kinh tế theo 3 nhóm doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý 120 Bảng 2.5 Bảng kiểm định những thay đổi của một số chỉ tiêu hiệu quả c kinh tế theo 3 nhóm doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý 120 Bảng 2.4 Bảng 2.6 Kiểm định sự khác biệt giữa trung vị của các tiêu chí giữa các cặp trong 3 nhóm doanh nghiệp CPH do SCIC quản lý 124 Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu cơ bản của DNCPH và DNNN thuộc khu vực kinh tế Nhà nƣớc từ 31/12/2000 đến 31/12/2008 138 Hộp 2.1 Tóm tắt một số kết quả của cuộc điều tra khảo sát 367 doanh nghiệp do Bộ Tài chính thực hiện 110 6 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Trang Tóm tắt một số kết quả điều tra của mẫu khảo sát 367 doanh Phụ lục 1 nghiệp sắp xếp lại theo hình thức cổ phần hóa giai đoạn 2000 188 - 2009 của Bộ Tài chính Phụ lục 2 Các kết quả kiểm định Phụ lục 3 194 Số liệu tổng hợp các chỉ tiêu kinh doanh của mẫu khảo sát 77 doanh nghiệp cổ phần hóa do SCIC quản lý, giai đoạn 2006 - 2010 7 209 BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đủ nghĩa BCHTW Ban Chấp hành Trung ƣơng CPH Cổ phần hóa CTSH Chủ thể sở hữu DNCPH Doanh nghiệp nhà nƣớc đã cổ phần hóa DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc ĐTSH Đối tƣợng sở hữu LLSX Lực lƣợng sản xuất QHSH Quan hệ sở hữu QHSX Quan hệ sản xuất ROA Tỷ suất lợi nhuận so với tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu SCIC Tổng Công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc XHCN Xã hội Chủ nghĩa 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng, chuyển đổi nền kinh tế tại tất cả các quốc gia có hoàn cảnh và điều kiện tƣơng tự nƣớc ta cho thấy: Quan hệ sở hữu (QHSH) trong doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) đã bộc lộ những tồn tại nhất định là nguyên nhân cơ bản tác động tiêu cực tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... Do đó, đổi mới DNNN là một yêu cầu có tính phổ biến ở tất cả các quốc gia trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng. Mỗi quốc gia có cách lựa chọn giải pháp để thực hiện quá trình này khác nhau. Ở nƣớc ta, cổ phần hóa (CPH) DNNN là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN. Từ năm 1992 đến nay, Đảng và Nhà nƣớc đã từng bƣớc xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quan điểm, đƣờng lối, chính sách, biện pháp, bƣớc đi... và đã tiến hành CPH một số lƣợng khá lớn DNNN. Quá trình này đã có những tác động tích cực, đúng hƣớng đối với việc chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN, qua đó tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện chủ trƣơng này, CPH DNNN cũng đã bộc lộ không ít những khuyết điểm, thiếu sót, hạn chế đối với việc tạo chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN cả ở phƣơng diện nhận thức, lý luận; quan điểm, đƣờng lối đến những vấn đề phát sinh trong công tác tổ chức thực hiện. Những tồn tại, thiếu sót trong quá trình chuyển biến QHSH tại DNNN đã CPH (DNCPH) đã có những tác động tiêu cực tới quá trình CPH DNNN nói riêng và phát triển LLSX xã hội nói chung. Thực chất, CPH DNNN là một quá trình chuyển đổi sở hữu về tƣ liệu sản xuất trong DNCPH từ đơn sở hữu nhà nƣớc sang đa sở hữu (có sự tham gia của các hình thức sở hữu phi nhà nƣớc). Do đó, CPH DNNN sẽ làm chuyển biến QHSH trong DNCPH. Vậy, chuyển biến QHSH trong quá trình 9 CPH DNNN sẽ tác động nhƣ thế nào đến quan hệ tổ chức, quản lý, phân phối và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNCPH? Thực trạng chuyển biến QHSH tác động đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNCPH giai đoạn 1992 – 2010 ở Việt Nam nhƣ thế nào? Cần có giải pháp gì để thúc đẩy chuyển biến QHSH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCPH trong thời gian tới? Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu trên, tôi chọn đề tài “Chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của Luận án Tiến sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề CPH DNNN dƣới nhiều góc độ khác nhau. Điển hình có một số công trình khoa học và Luận án sau: - Những công trình nghiên cứu trong nƣớc: (1) PTS Nguyễn Hữu Tủ (chủ nhiệm): Công ty cổ phần và CPH DNNN ở nƣớc ta hiện nay, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Khoa Kinh tế – Tổ chức sản xuất, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993. Trong đề tài này, tập thể các tác giả đã tập trung nghiên cứu về: Một số vấn đề chung về công ty cổ phần và vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trƣờng; Một số kinh nghiệm thế giới về CPH DNNN; CPH DNNN ở nƣớc ta hiện nay và một số kiến nghị. (2) PTS Bùi Hà: Luận cứ khoa học của việc CPH DNNN trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng, Hà Nội 6/1994. Tập thể tác giả đã nghiên cứu luận cứ khoa học bao gồm các vấn đề: DNNN và CPH DNNN; quá trình đổi mới, cơ cấu lại DNNN ở Việt Nam; chính sách và giải pháp CPH ở Việt Nam. (3) PGS.TS. Hoàng Công Thi: Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc CPH DNNN ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Tài chính – Bộ Tài Chính, Hà Nội 7/1998. Đề tài này tập trung phân tích, luận giải và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: CPH và tƣ nhân hóa là 2 hay là 1? Cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về CPH nhƣ thế nào? CPH có làm nƣớc ta chệch hƣớng Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) hay không? Tại sao tiến trình CPH diễn ra chậm chạp nhƣ 10 vậy? Nguyên nhân thực sự là do đâu? (4) TS Nguyễn Thị Kim Phƣơng: Các yếu tố tâm lý, xã hội ảnh hƣởng đến quá trình CPH DNNN hiện nay, Đề tài Khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tâm lý xã hội ảnh hƣởng đến quá trình CPH các DNNN; trên cơ sở đó dự báo xu hƣớng phát triển và đề xuất các giải pháp để hình thành và phát triển tâm lý tích cực đối với quá trình CPH DNNN trong thời gian tới. (5) Th.s Chu Đức Hoài: Bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động trong quá trình CPH DNNN, Chuyên đề nghiên cứu Khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội 2002. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động trong các DNNN tiến hành CPH; trên cơ sở đó đƣa ra các quan điểm và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN. (6) Phạm Quang Huy: Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với vấn đề CPH DNNN, Đề tài Khoa học cấp cơ sở của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Hà Nội 2002. Có 3 mục tiêu nghiên cứu đƣợc đặt ra trong đề tài này là: Những tác động của hoạt động thị trƣờng chứng khoán đến quá trình CPH của Việt Nam; những bất cập của phát triển thị trƣờng chứng khoán và thực hiện CPH hiện nay; một số giải pháp để phát triển thị trƣờng chứng khoán nhằm thúc đẩy vấn đề CPH DNNN. (7) PGS.TS Nguyễn Cảnh Hoan: Một số giải pháp hoàn thiện thể chế tài chính trong tiến trình CPH DNNN Việt Nam hiện nay, Đề tài Khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2002. Đề tài tập trung nghiên cứu 2 vấn đề cơ bản là: Phân tích thực trạng, tìm ra những vƣớng mắc, rút ra một số nguyên nhân về mặt thể chế tài chính đang ảnh hƣởng đến tiến trình CPH DNNN Việt Nam; Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp về hoàn thiện thể chế tài chính trong tiến trình CPH DNNN ở nƣớc ta hiện nay. - Những Luận án Tiến sỹ đã công bố trong thời gian qua: (1) Nguyễn Đăng Liêm: CPH DNNN: Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học Kinh tế chuyên ngành Kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Thành phố Hồ Chí Minh, 11 1994. Nội dung nghiên cứu của Luận án bao gồm: Những vấn đề lý luận về công ty cổ phần, CPH và xu hƣớng có tính phổ biến về CPH trên thế giới; Nghiên cứu thực trạng các DNNN Việt Nam chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh (qua khảo sát thực tế CPH ở Xí nghiệp Cơ điện lạnh và LEGAMEX) để đề xuất các giải pháp có tính khả thi khi tiến hành CPH DNNN nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả các DNNN đƣợc CPH trong nền kinh tế thị trƣờng. (2) Trần Hồng Thái: Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH DNNN, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế quản lý và Kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Luận án tập trung nghiên cứu về một số vấn đề sau: Quá trình phát triển của kinh tế cổ phần và các loại hình doanh nghiệp mang tính cổ phần để khẳng định quá trình phát triển này có tính quy luật; qua nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống xí nghiệp quốc doanh, “mổ xẻ” thực trạng hệ thống DNNN để đi đến khẳng định “vai trò điều tiết của nhà nƣớc và cơ chế chính sách, kỹ thuật CPH làm cho tiến trình CPH chậm, không đạt đƣợc so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế; đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH DNNN giai đoạn 2001 – 2010. (3) Lê Văn Hội: CPH một số DNNN trong ngành giao thông vận tải – Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003. Luận án đã giải quyết ba nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản là: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của CPH DNNN đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học về CPH DNNN nói chung, trong ngành giao thông vận tải nói riêng; Phân tích, đánh giá thực trạng CPH DNNN trong ngành giao thông vận tải Việt Nam để nêu ra những vƣớng mắc, hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân cần khắc phục; Đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp về kỹ thuật và chiến lƣợc nhằm tiếp tục đẩy mạnh CPH DNNN trong ngành giao thông vận tải Việt Nam trong thời gian tới. 12 (4) Hoàng Kim Huyền: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH DNNN trong công nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003. Mục đích nghiên cứu của Luận án là: Đánh giá thực trạng công tác CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp thời gian qua, phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc cản trở quá trình CPH và tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vƣớng mắc đó; từ đó, đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp. (5) Đỗ Thị Phi Hoài: Tiếp tục đẩy mạnh quá trình CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn đến 2010, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003. Luận án đã đánh giá toàn bộ quá trình CPH DNNN ở Việt Nam sau 10 năm thực hiện; phân tích những khó khăn, vƣớng mắc cần tháo gỡ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình CPH DNNN ở Việt Nam. (6) Võ Thị Quý: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các DNNN sau CPH, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Thành phố Hồ Chí Minh 2003. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là: Phản ánh thực trạng hoạt động quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng của các DNNN sau CPH; Phản ảnh tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN sau CPH; Tìm ra giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính và nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các DNNN sau khi CPH; Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trƣờng tài chính góp phần cải tiến hoạt động quản trị tài chính trong các DNCPH. (7) Vũ Văn Sơn: Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy quá trình CPH các DNNN ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Tài chính – lƣu thông tiền tệ và tín dụng, Hà Nội 2006. Tác giả Luận án đã đánh giá thực trạng ảnh hƣởng của cơ chế, chính sách tài chính đối với tiến trình CPH DNNN qua đó tìm ra những tồn tại, khó khăn, vƣớng mắc cản trở quá 13 trình CPH DNNN và những nguyên nhân chủ quan, khách quan để đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH DNNN trong giai đoạn tới. Những nghiên cứu trên mặc dù đã đề cập đến quá trình CPH DNNN ở Việt Nam dƣới nhiều khía cạnh khác nhau cả về lý luận, thực tiễn cũng nhƣ đề xuất các giải pháp… Nhƣng có thể khẳng định, chƣa có nghiên cứu nào trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam đến năm 2010. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án a. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích thực trạng chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN từ 1992 đến nay; làm rõ chuyển biến về QHSH đã tác động nhƣ thế nào đến quan hệ tổ chức, quản lý, quan hệ phân phối và cuối cùng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNCPH; trên cơ sở đó Luận án đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án phải giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Một là, làm rõ nhận thức, lý luận về một số vấn đề liên quan đến QHSH, chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN. - Hai là, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về CPH DNNN ở CHLB Nga và Trung Quốc về vấn đề nghiên cứu. - Ba là, tổng quan quá trình xây dựng quan điểm, đƣờng lối, chính sách liên quan đến chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN. Đồng thời, tổng hợp, đánh giá lại quá trình thực hiện công tác CPH DNNN ở nƣớc ta thời 14 gian qua để khẳng định những thành công, kết quả và phát hiện những thiếu sót, tồn tại liên quan đến công tác CPH DNNN. - Bốn là, phân tích thực trạng chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN, chỉ rõ chuyển biến sở hữu này có tác động nhƣ thế nào đến quan hệ tổ chức, quản lý, quan hệ phân phối và cuối cùng là hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNCPH. - Năm là, đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở nƣớc ta trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN thông qua quá trình tổ chức thực hiện CPH DNNN trong thời gian qua; trong đó, chủ yếu nghiên cứu tác động của chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN tới quan hệ tổ chức, quản lý, phân phối và cuối cùng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCPH. b. Phạm vi nghiên cứu - Những quan điểm, đƣờng lối, chính sách và giải pháp về CPH DNNN. - Nghiên cứu chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN thông qua phân tích định tính, định lƣợng về tác động của chuyển biến QHSH đối với hiệu quả hoạt động của các DNCPH. - Thời gian nghiên cứu: Quá trình CPH DNNN từ 1992 đến nay; trong đó có việc lƣợng hóa và so sánh hiệu quả hoạt động của DNCPH theo mức độ chi phối của chủ thể sở hữu (CTSH) Nhà nƣớc (đối với các DNCPH do Tổng Công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc – SCIC quản lý) thực hiện trong các năm từ 2006 – 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án áp dụng phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phƣơng pháp lô gíc lịch sử của chủ 15 nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở vận dụng những quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển và hội nhập kinh tế; kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống khác nhƣ phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh... để phân tích, trình bày tổng quan về CPH cũng nhƣ những đánh giá khái quát về các nội dung cơ bản và xu hƣớng chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCPH, trong đó đặc biệt so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa các DNCPH có sở hữu Nhà nƣớc chi phối và các DNCPH có sở hữu Nhà nƣớc không chi phối. Ở đây, luận án đã thực hiện phƣơng pháp thống kê chọn mẫu cho việc phân tích sự thay đổi trong hiệu quả kinh doanh của các DNCPH thuộc SCIC quản lý giai đoạn 2006 - 2010. Mẫu nghiên cứu bao gồm 77 doanh nghiệp, đƣợc thiết kế dựa trên phân tầng về ngành và quy mô, kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm đảm bảo tính đại diện cũng nhƣ thỏa mãn các tiêu chí nghiên cứu của đề tài. Các chỉ tiêu nghiên cứu về hiệu quả kinh tế bao gồm: Các thƣớc đo tuyệt đối nhƣ doanh thu; tài sản; vốn chủ sở hữu; lợi nhuận; và các thƣớc đo tƣơng đối nhƣ tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE); tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS); và tỷ suất lợi nhuận/tài sản (ROA). Đây là phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc TS. Mohammed Omran sử dụng trong công trình nghiên cứu “Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình tƣ nhân hoá các DNNN ở Ai Cập: Tác động của cấu trúc quyền sở hữu đến hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ hậu cổ phần hoá” [81]. Các chỉ tiêu tuyệt đối đƣợc điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát từng năm giai đoạn 2006 – 2010, rồi tất cả các chỉ tiêu đƣợc chuẩn hóa với năm đầu tiên: 1,00 và các năm khác đƣợc xác định tƣơng ứng. Theo đó cho mỗi doanh nghiệp, kỳ gốc của các chỉ tiêu đều có giá trị là 1,00 và giá trị của kỳ nghiên cứu của từng doanh nghiệp chính là trung bình số học trên cơ sở số năm nghiên cứu. Các kiểm định phi tham số nhƣ kiểm định sắp hạng có dấu 16 Wilcoxon để kiểm định những thay đổi quan trọng trong các trung vị của mỗi chỉ tiêu trong mẫu nghiên cứu, còn kiểm định tỷ lệ đƣợc sử dụng để xác định số phần trăm doanh nghiệp có sự gia tăng hoặc giảm xuống ở các chỉ tiêu nghiên cứu, tỷ lệ đƣợc so sánh là 50%. Để hoàn tất việc so sánh về chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa các nhóm nhỏ trong mẫu nghiên cứu, luận án sử dụng một thƣớc đo tƣơng đối: C = (Pt - Po)/Po với C đƣợc xác định nhƣ là mức thay đổi tƣơng đối của các chỉ tiêu nghiên cứu và P là trung vị của chỉ tiêu nghiên cứu. Sau khi xác định C cho mỗi chỉ tiêu và mỗi doanh nghiệp, kiểm định Mann-Whitney đƣợc áp dụng để xem liệu có sự khác biệt có ý nghĩa nào giữa các trung vị của từng cặp nhóm trong mẫu. Nhƣ vậy, bằng phƣơng pháp thống kê chọn mẫu kết hợp với các kiểm định giả thiết nghiêm ngặt, những kết luận về sự thay đổi hiệu quả kinh tế của các DNCPH nói chung cũng nhƣ so sánh giữa các nhóm doanh nghiệp theo mức độ chi phối của sở hữu Nhà nƣớc trong quá trình chuyển biến QHSH nói riêng, đã đƣợc cung cấp cùng với độ tin cậy tƣơng ứng. Đây là những căn cứ về mặt thống kê khi khái quát những kết luận này cho tổng thể các DNCPH. 6. Đóng góp mới của của Luận án - Luận án khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về QHSH, chuyển biến QHSH trong CPH DNNN thông qua các hình thức, phƣơng thức CPH và tác động đến quan hệ tổ chức, quản lý, quan hệ phân phối cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCPH. - Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm tƣ nhân hóa ở CHLB Nga và CPH DNNN ở Trung Quốc, Luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam. - Luận án phân tích, đánh giá về mặt định tính, định lƣợng về tác động của chuyển biến QHSH đến hiệu quả hoạt động của các DNCPH đối với mức độ chi phối về vốn của CTSH Nhà nƣớc ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010. 17 - Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển biến QHSH trong CPH DNNN ở Việt Nam thời gian qua với các mức độ chi phối khác nhau của CTSH nhà nƣớc và bối cảnh quốc tế, trong nƣớc Luận án đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNCPH trong giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo..., nội dung của Luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển biến QHSH trong CPH DNNN Chương 2. Chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam Chương 3. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển biến QHSH trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020. 18 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 1.1.1 Doanh nghiệp nhà nước 1.1.1.1 Sở hữu nhà nước - Khái niệm Một số nhà nghiên cứu cho rằng sở hữu nhà nƣớc chính là hình thức biểu hiện phổ biến của sở hữu toàn dân: “Sở hữu toàn dân đƣợc biểu hiện phổ biến dƣới hình thức sở hữu nhà nƣớc, với nhiều dạng, nhiều mức độ, trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân” [63,tr.115]. Sở hữu toàn dân đƣợc hiểu là một hình thức sở hữu trong đó của cải tự nhiên, nhân tạo đƣợc toàn dân sử dụng, các thành viên trong xã hội có quyền ngang nhau trong việc sử dụng của cải này. Những nhà nghiên cứu theo quan điểm này đều thống nhất: Sở hữu nhà nước là một bộ phận của sở hữu toàn dân (bao gồm những tài nguyên thiên nhiên, tƣ liệu sản xuất nhất định...) đƣợc chuyển cho cơ quan nhà nƣớc điều hành và sử dụng theo ý chí của nhân dân, theo quyết định của cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân với những điều kiện nhất định. Các tác giả Nguyễn Cúc và Kim Văn Chính đã đƣa ra khái niệm về phạm trù sở hữu nhà nƣớc dựa vào các yếu tố cấu thành quan hệ sở hữu: “Sở hữu nhà nƣớc là hình thức sở hữu mà chủ sở hữu là nhà nƣớc và đối tƣợng sở hữu là các vật phẩm tự nhiên hoặc nhân tạo (của cải vật chất) đƣợc pháp luật hiện hành thừa nhận thuộc chủ quyền của quốc gia, của nhà nƣớc” [14,tr.42]. Đây là một cách tiếp cận hợp lý. Nhƣ vậy, sở hữu nhà nước là một phạm trù kinh tế khách quan trong mọi chế độ xã hội từ khi có nhà nước; trong đó một cộng đồng các thành viên của xã hội chiếm hữu chung tƣ liệu sản xuất ở những quy mô khác nhau, liên kết với nhau trong lao động và có địa vị ngang nhau về kinh tế. Việc sử dụng, chi phối tƣ liệu sản xuất đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của xã hội. 19 Rõ ràng là, sở hữu nhà nước là một trong các vấn đề phức tạp của hệ thống lý luận kinh tế do tính chất đặc biệt của chủ thể nhà nƣớc cũng nhƣ vai trò của nhà nƣớc mang lại. “Dù phát triển theo hƣớng nào, Tƣ bản chủ nghĩa hay XHCN, các nƣớc đều có khu vực kinh tế quốc doanh. Sự khác nhau chủ yếu biểu hiện ở mức độ chiếm giữ trong các khu vực ngành, ở mục tiêu và cách thức hoạt động” [57, tr.9]. Trong mọi nền kinh tế, nhà nƣớc vừa đóng vai trò là một pháp nhân bình đẳng hoàn toàn với các pháp nhân khác vừa là “ngƣời” xác lập và kiểm soát “sân chơi chung” của nền kinh tế... Theo chúng tôi, sở hữu nhà nƣớc là một phạm trù kinh tế khách quan trong mọi chế độ xã hội từ khi có nhà nƣớc. Nó là một hình thức sở hữu trong đó một cộng đồng các thành viên của xã hội chiếm hữu chung tƣ liệu sản xuất ở những quy mô khác nhau, liên kết với nhau trong lao động và có địa vị ngang nhau về kinh tế. Việc sử dụng, chi phối tƣ liệu sản xuất đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của xã hội. Nói cách khác, sở hữu nhà nƣớc là một loại hình công hữu đặc biệt trong đó CTSH là một tổ chức đại diện cho một chính thể, một chế độ và đối tƣợng sở hữu (ĐTSH) đƣợc cấu thành bởi hai nhóm là: ĐTSH đặc biệt và các loại tƣ liệu sản xuất khác; mục tiêu cuối cùng trong việc khai thác quyền sở hữu là để phục vụ lợi ích của xã hội. - Đặc trưng của sở hữu nhà nước Sở hữu nhà nước có một số đặc trưng cơ bản về CTSH và ĐTSH. Chủ thể của sở hữu nhà nước: Chủ thể của sở hữu nhà nƣớc cũng chính là chủ thể định ra các khuôn khổ, thể chế cho xã hội đồng thời là một pháp nhân bình đẳng trƣớc pháp luật. Chủ thể của sở hữu nhà nước cũng có sự biến đổi qua các giai đoạn phát triển của xã hội loài người từ khi có nhà nƣớc. Nếu dƣới chế độ phong kiến, triều đình phong kiến là cơ quan đại diện cho nhà nƣớc trong đó vua chính là ngƣời đại diện duy nhất; thì trong xã hội tƣ bản chủ nghĩa, bộ máy nhà nƣớc đã hoàn thiện hơn nên kể từ đây, đại diện nhà nƣớc là một cộng đồng ngƣời. Đồng thời, sự biến đổi CTSH đó cũng dẫn tới những khác biệt trong mục đích của sở hữu nhà nƣớc, nó làm cho mục đích của sở hữu nhà nƣớc ngày 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119