Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học...

Tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học

.DOC
124
1
52

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC & MẦM NON ----------------------- TỐNG LAN ANH CHỦ ĐỀ TỔ QUỐC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Giáo dục Tiểu học Phú Thọ, 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON ----------------------- TỐNG LAN ANH CHỦ ĐỀ TỔ QUỐC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Giáo dục Tiểu học NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ THU THỦY Phú Thọ, 2021 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Chủ đề Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học”, đến nay đề tài đã hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô trong ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại học Hùng Vương, đã tư vấn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy - giảng viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này. Tôi xin bày tỏ tình cảm sâu sắc tới gia đình, người thân đã ủng hộ, động viên, tạo điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh được những thiếu sót mà bản thân tôi chưa thể thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, tháng năm 2021 SV thực hiện Tống Lan Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Th.s. Nguyễn Thị Thu Thủy. Những kết quả và số liệu trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Phú Thọ, ngày tháng năm 2021 Người thực hiện đề tài Tống Lan Anh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4 7. Cấu trúc khóa luận.............................................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu...............................................................................................7 1.1.1. Nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học................................................................................................................................7 1.1.2. Nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ qua hình tượng nói chung và hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiểu học nói riêng. ..................................................................................................................................................................9 1.2. Cơ sở lí luận.....................................................................................................................11 1.2.1. Thể loại tác phẩm.....................................................................................................11 1.2.1.1. Quan niệm về thơ và đặc trưng của thơ...........................................11 1.2.1.2. Truyện ngắn và đặc trưng của truyện ngắn...................................16 1.2.2. Hình tượng nghệ thuật........................................................................................18 1.2.3. Năng lực cảm thụ văn học................................................................................23 1.2.3.1. Cảm thụ văn học..................................................................................................23 1.2.3.2. Năng lực cảm thụ văn học...........................................................................25 1.2.4. Thống kê và khảo sát các tác phẩm trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học viết về hình tượng Tổ quốc.....................................................................27 1.3. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng dạy và học cảm thụ văn học ở trường Tiểu học hiện nay)..............................................................................................................................29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..........................................................................................................31 CHƯƠNG 2: ĐẶC SẮC HÌNH TƯỢNG TỔ QUỐC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC.................................................................................32 2.1. Đặc sắc nội dung của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học..........................................................................................................................32 2.1.1. Tổ quốc nhìn từ phương diện địa lí..........................................................32 2.1.2. Tổ quốc trong chiều dài lịch sử dân tộc...............................................39 2.1.3. Tổ quốc kết tụ trong bề dày truyền thống, văn hóa.....................50 2.1.4. Tổ quốc gắn liền nhân dân, Tổ quốc là nhân dân.........................62 2.2. Đặc sắc về nghệ thuật của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học ........................................................................................................................68 2.2.1. Đặc sắc nghệ thuật hình tượng Tổ quốc trong thể loại trữ tình (thơ) ............................................................................................................................ 68 2.2.1.1. Giọng điệu tha thiết, trữ tình......................................................................68 2.2.1.2. Biện pháp tu từ đa dạng và đặc sắc.....................................................70 2.2.2. Đặc sắc nghệ thuật hình tượng Tổ quốc trong thể loại tự sự (truyện) .. 73 2.2.2.1. Cốt truyện..................................................................................................................74 2.2.2.2. Nhân vật......................................................................................................................75 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..........................................................................................................78 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁCH CẢM THỤ MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ TỔ QUỐC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC.................................79 3.1. Cách cảm thụ tác phẩm văn học......................................................................79 3.1.1. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật.........................................................79 3.1.2. Cách đặt câu, sử dụng từ sinh động.......................................................80 3.1.3. Nâng cao năng lực đọc - hiểu trong giờ Tập đọc..........................82 3.1.4. Đọc - kể diễn cảm....................................................................................................89 3.1.5. Bộc lộ cảm nghĩ qua một đoạn viết ngắn.............................................93 3.2. Hướng dẫn cảm thụ trên một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiếng Việt......................................................................................................................................................95 3.2.1. Bài thơ “Lượm”- SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2, trang 130, Chủ điểm Nhân dân.......................................................................................................................................95 3.2.2. Truyện ngắn “Người liên lạc nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 112, Chủ điểm Anh em một nhà...............................................................................100 3.2.3. Tác phẩm “Tre Việt Nam”- SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1, trang 41, Chủ điểm Măng mọc thẳng ....................................................................................................102 3.2.4. Tác phẩm “Đất nước” - SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 94, chủ điểm Nhớ nguồn................................................................................................................................105 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................................112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................113 1. Kết luận..................................................................................................................................113 2. Kiến nghị...............................................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO………....……………………………………..115 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ cái viết thường Chữ cái viết tắt 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Sách giáo khoa SGK 4 Học sinh Tiểu học HSTH 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thơ ca hay truyện ngắn là thể loại văn học gần gũi với tâm hồn mỗi con người, nhất là với trẻ thơ bởi tính chất ngắn gọn, dễ hiểu và dễ gây cảm xúc đối với các em - dễ nhớ dễ thuộc. Sự nhạy cảm tinh tế của tâm hồn được hình thành từ thời thơ ấu. Trên thực tế, không ai không thừa nhận vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, cao hơn là cách xây dựng nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ. Đất nước Việt Nam là dải đất cong cong hình chữ S nhưng chứa trong đó biết bao nhiêu cảnh vật đặc sắc. Hình ảnh Tổ quốc Việt Nam không những luôn ở trong tim mỗi chúng ta mà còn hiện hữu trong các loại hình nghệ thuật, trong thơ ca, nhạc họa, là nơi luôn có niềm tin và sức mạnh, là cội rễ của mọi di sản văn hóa thiêng liêng và tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Tổ quốc là gì? Hai tiếng Tổ quốc rung lên trong tim chúng ta nghe thiêng liêng biết nhường nào. Thực ra Tổ quốc được lí giải rất đơn giản đó là đất mẹ, là mảnh đất của cha. Tổ quốc chính là đất nước mình được gọi tên một cách trân trọng, thân thương. Tổ quốc vang vọng trong câu ca hùng tráng, Tổ quốc nằm gói gọn trong trái tim con người. Viết về Tổ quốc là đề tài quen thuộc trong thơ ca hàng ngàn năm nay. Hình tượng Tổ quốc xuất hiện rất sớm gắn với sự thành bại của các vương triều qua nhiều thời kì dựng nước. Hình thành nên Tổ quốc yên bình ngày hôm nay được hiện lên từ những áng thơ, nhưng câu chuyện được nhiều tác giả đã cảm nhận kể lại sự hình thành của Tổ quốc: là những anh hùng lịch sử hi sinh vì đất nước, là sự vững chắc, kiên cường của người lính biển là những con người nông dân Việt Nam mưu sinh trên những mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng lại luôn cần mẫn, chăm chỉ, một nắng hai sương với nhiều khát vọng ấm no, hạnh phúc. Hình tượng Tổ quốc là hình tượng thiêng liêng trên diễn đàn văn học và thi ca Việt Nam đã khắc họa thật sống động những màu sắc rất riêng với những địa danh, phong tục, lễ hội để con người ta được khám 2 phá, tìm hiểu. Ở đó còn có biết bao vị quê: vị mặn mòi của biển, mùi thơm của lúa rạ, là mát ngọt bát chè xanh, cánh cò trắng muốt lượn lờ trên cánh đồng vàng mùa gặt, có cành diều chao nghiêng trên cánh gió thổi vi vu. Những hình ảnh gản dị, thân thương ấy cứ như dòng suối nhỏ, mát ngọt, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm cuộc sống ấm no, đủ đầy. Qua hình tượng thiêng liêng của Tổ quốc được khắc họa qua văn học và thi ca, ta lại cảm nhận Tổ quốc ta luôn đẹp và hùng vĩ đến thế. Hình ảnh Tổ quốc bao giờ cũng là hình ảnh thiêng liêng, cao quý. Đặc biệt, hình tượng Tổ quốc được đưa vào các tác phẩm thơ, truyện trong chương trình Tiểu học để giúp các em cảm nhận, thấm thía được được tình yêu quê hương, đất nước và viết lên nhưng trang sử mới. Việc giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước có thể thông qua nhiều con đường khác nhau, song thông qua các tác phẩm thơ, truyện viết cho thiếu nhi để giáo dục tình yêu quê hương, sự hình thành đất nước cho học sinh Tiểu học sẽ giúp các em hiểu biết hơn về lịch sử nước nhà, mỗi câu chuyện hay bài thơ viết cho thiếu nhi lại cung cấp cho các em những tri thức và thông tin ở một số lĩnh vực nhất định. Qua nội dung phản ánh của các tác phẩm sẽ tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của bạn đọc không những giúp các em hiểu biết và cảm nhận được nội dung tác phẩm mà còn biết trân quý những giá trị thiêng liêng của đất nước, lịch sử dân tộc ngàn đời mà tiền nhân đã để lại. Nghiên cứu “Chủ đề Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học”, đề tài mong muốn sẽ làm rõ hơn những giá trị nội dung và nghệ thuật mà các tác giả đã gửi gắm trong những tác phẩm của mình, đồng thời làm rõ được những đặc sắc của hình tượng Tổ quốc. Qua đó thấy được giá trị của các tác phẩm văn học viết về đề tài Tổ quốc, khẳng định được ý nghĩa của tác phẩm với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhằm bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt. Dưới sự dẫn dắt, gợi mở của thầy 3 cô giáo, những câu chuyện bài thơ hay đã giúp các em hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến biết bao điều kỳ thú, hấp dẫn. Hiện nay, các bài thơ, câu chuyện nói về hình tượng Tổ quốc là một mảng lớn được đưa vào chương trình SGK bậc Tiểu học chủ yếu trong giờ Tập đọc. Trong các bài Tập đọc học sinh được tìm hiểu về hình tượng này chủ yếu ở phần tìm hiểu bài qua việc trả lời câu hỏi trong SGK. Chính vì vậy tôi muốn chọn các tác phẩm thơ, truyện chủ đề về Tổ quốc trong các bài Tập đọc, giúp giáo viên đưa ra cách tiếp cận tác phẩm đồng thời nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm văn học ở học sinh Tiểu học. Từ những định hướng trên, tôi nhận thấy hướng khai thác các tác phẩm thơ, truyện về Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nhằm phát triển năng lực cảm thụ các tác phẩm cho học sinh Tiểu học là một hướng đi quan trọng, cần thiết và thiết thực. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài Làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề cảm thụ văn học trong chương trình tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú kho tàng lý luận về năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học trong chương trình tiếng Việt bậc Tiểu học. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Phân tích, cảm nhận về hình tượng Tổ quốc trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học lớp 2-5 nhằm làm rõ các phẩm chất, nghệ thuật của các tác phẩm để từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học. Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết, hữu ích đối với giáo viên nhằm phục vụ trong giảng dạy. 4 Giúp học sinh cảm nhận được nét đặc sắc, giá trị của hình tượng Tổ quốc trong các tác phẩm, được phát huy năng lực cảm thụ tác phẩm, tăng cường vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ,… trong bài Tập làm văn của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu, phát hiện vẻ đẹp của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp quê hương khắp mọi miền đất nước, hiểu được sự hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước vì hòa bình, bồi dưỡng truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng lịch sử dân tộc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thống kê, khảo sát các bài thơ, truyện viết về hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt để tìm hiểu giá trị, sức hấp dẫn của hình tượng Tổ quốc. Đề xuất cách thức cảm thụ tác phẩm nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh Tiểu học. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Các tác phẩm thơ, truyện viết về Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Khảo sát trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học từ lớp 2-5. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp nghiên cứu lí luận là phương pháp tiếp cận hệ thống lí luận về thể loại theo quan điểm của giáo trình lí luận văn học (tập 1, nhà văn, 5 bạn đọc, tiếp nhận). Đây là công cụ lí thuyết vừa là phương pháp luận để triển khai nghiên cứu các vấn đề tổng quan. Phương pháp này giúp chúng tôi phân tích được những vấn đề lí luận, tổng quan về các tác phẩm về đề tài Tổ quốc và đưa ra những hiểu biết ban đầu về những nét đặc sắc của những tác phẩm đó trong môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học. Đồng thời phương pháp nghiên cứu lí thuyết cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định cơ sở lí thuyết để triển khai đề tài. Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu, phân tích chương trình sách giáo khoa để có thêm hiểu biết về những tác phẩm về đề tài Tổ quốc. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu so sánh Phương pháp này sử dụng ở đề tài nhằm có sự liên kết, đối chiếu, so sánh những điểm giống và khác nhau những bài thơ nói về hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học từ lớp 2 - lớp 5. 6.3. Phương pháp thống kê, phân loại Thống kê các tác phẩm thơ, truyện viết về chủ đề Tổ quốc trong phân môn Tập đọc từ lớp 2 - lớp 5 Phương pháp phân loại tổng hợp nhằm có những đánh giá, nhận thức mới phục vụ cho đề tài. 6.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích là thao tác phân tài liệu lí thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của lí thuyết. Từ đó nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề ta nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích ta lại tổng hợp kiến thức để tạo ra hệ thống, thấy được mối quan hệ tác động biện chứng giữa chúng, từ đó hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc lí thuyết. Đối với đề tài chúng tôi nghiên cứu, viêc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp là hoàn toàn cần thiết, nó làm nổi bật đặc điểm hình tượng Tổ 6 quốc được xác định trong đề tài. Từ đó chúng tôi có thể thấy được đặc sắc nội dung và nghệ thuật về hình tượng Tổ quốc. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục viết tắt, phần nội dung gồm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. + Chương 2: Đặc sắc hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. + Chương 3: Đề xuất cách cảm thụ một số tác phẩm về chủ đề Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Vẻ đẹp ngôn ngữ qua các bài tập đọc 4, 5 (NXB Giáo dục - 1996) đã chú ý khai thác ngôn ngữ của các bài văn, bài thơ. Cuốn sách chia làm hai phần: Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong các bài Tập đọc và cung cấp một số kiến thức cơ bản về phân tích các biện pháp tu từ mà học sinh thường gặp để làm cơ sở, làm chỗ dựa vào việc vận dụng, phân tích thơ văn của HSTH Trong chuyên luận Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn trong nhà trường (NXB Giáo dục - 2001), Đặng Hiền trong bài Dạy học theo hướng phát triển tư duy cho rằng một trong những thao tác tư duy cần rèn luyện cho học sinh là “năng lực cảm thụ văn học” [8,76]. Tác giả còn đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho HS, đó là đọc cảm thụ, đặt câu hỏi với “những từ đắt, chữ thần, những nốt bấm nghệ thuật, những quan hệ, những dấu lặng nghệ thuật…” [8,76], sử dụng rộng rãi các thao tác so sánh trong cảm thụ nghệ thuật. Cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn học (Theo thể loại) của Nguyễn Viết Chữ (NXB Đại học Quốc gia - 2001) cũng đã đề cập đến tới vấn đề: “Lý thuyết câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương và sự vận dụng trong dạy học theo thể loại như một phương diện thiết yếu”. Ở đây công trình này tác giả xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề câu hỏi khá hoàn thiện. Từ đó tác giả đã đưa ra các yêu cầu có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường Việt Nam. Cuốn Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học của Trần Mạnh Hưởng (NXB Giáo dục - 2001) đã đưa ra một số yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn 8 học ở Tiểu học, giúp học sinh nắm được những yêu cầu biện pháp rèn luyện cụ thể về cảm thụ văn học cho bản thân. Cuốn sách đưa ra một hệ thống bài tập về cảm thụ văn học ở tiểu học và những gợi ý, giải đáp và tham khảo. Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn Dạy Tập đọc ở Tiểu học (NXB Giáo dục - 2002) đã đi sâu vào phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích cực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc. Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học (NXB Giáo dục - 2002) đã đề cập đến những kĩ năng cảm thụ văn và nêu một số y cầu và sự chuản bị đối với người cảm thụ thơ văn, nêu một số phương hướng cảm thụ thơ văn trong chương trình và sách giáo khoa Tiểu học. Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh đã đề cập tới Cảm thụ văn Tiểu học lớp 4, Cảm thụ văn Tiểu học lớp 5 (NXB Giáo dục - 2003) dựa vào các văn bản Tập đọc lớp 4, 5 để gợi ý hướng dẫn theo một hệ thống câu hỏi, giúp các em đọc hiểu bài đọc. Đối với những bài văn, bài thơ hay thì có thêm phần “nêu cảm nhận” hoặc “nêu cảm nghĩ”. Nhóm tác giả Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình cũng đã gặp nhau ở lí tưởng, mục đích nhằm nâng cao năng lực cảm thụ cho HSTH nên đã cho ra đời cuốn sách viết chung: Tìm hiểu vẻ đẹp ở bài thơ tiểu học (NXB Đại học Quốc gia - 2007). Nội dung cuốn sách gợi ra các bài thơ trong chương trình, chỉ ra mốt số đặc điểm cần lưu ý khi đọc và tìm hiểu các bài thơ trong chương trình đồng thời giải nghĩa một số từ ngữ, hướng dẫn cho các em cách thưởng thức vẻ đẹp của tác phẩm. Khi nghiên cứu một trong các nhân tố một trong các nhân tố của cảm thụ văn học, thạc sỹ Bùi Minh Đức trong bài Một số biện pháp tổ chức cho học sinh tái hiện hình tượng văn học trong giờ học tác phẩm văn chương (Tạp chí dạy và học ngày nay số 8 năm 2008) có đề xuất biện pháp “Giáo viên yêu 9 cầu học sinh thực hiện một số bài tập tái hiện” [5,23], nhằm phát huy trí tưởng tượng của học sinh khi cảm thụ văn học. Bài viết Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh trong giờ học hiểu môn văn của Phan Thanh Vân (Tạp chí số 8, ngày 22 -102012) đã đề ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học văn và nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh, hình thành thói quen trực tiếp văn bản, rèn kĩ năng đọc diễn cảm và sử dụng lời bình. Bài viết Phương pháp dạy - học tác phẩm văn học của Đào Ngọc Đệ (Trường Đại học Hải Phòng - 2012) đã đề xuất bốn điều cơ bản để dạy và học tốt tác phẩm văn học. Giáo viên và học sinh phải đọc kĩ tác phẩm văn học, giảng dạy theo thể loại tác phẩm văn học, giáo viên phải là nhà khoa học sư phạm và học sinh phải tích cực chủ động khám phá các giá trị của tác phẩm văn học. Qua nghiên cứu các công trình, những bài viết trên đều tập trung đề cập đến các biện pháp rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh, giữa các bài viết có môt số ý kiến tương đồng. Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi thấy mỗi tác giả, mỗi bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau về cảm thụ văn học giúp người dạy văn, học văn xác định được phương hướng đúng đắn, có giá trị làm tiền đề cho chúng tôi triển khai đề tài. 1.1.2. Nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ qua hình tượng nói chung và hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiểu học nói riêng. Hình tượng nghệ thuật là phương diện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính quy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo. Hình tượng nghệ thuật có thể là đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội cảm nhận. Nhưng nói đến hình tượng nghệ thuật, người ta thường nghĩ tới hình tượng con người với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú. Các biện pháp để bồi dưỡng năng lực cảm thụ qua hình tượng đã có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý. Chuyên luận Cảm thụ văn học và 10 giảng dạy văn học của giáo sư Phan Trọng Luận, (NXB Giáo dục-1983). Chuyên luận này đã cung cấp một số hiểu biết khoa học về tính đặc thù của cảm thụ văn chương, tính chủ quan, tính khách quan, tính sáng tạo của tiếp nhận, mối quan hệ thẩm mỹ của bạn đọc đối với tác phẩm… Theo tác giả, “Thực chất của việc phát huy chủ thể học sinh là phát triển một cách cân đối hài hòa về tư duy hình tượng và tư duy logic trong văn học, là khơi dậy phát triển tâm lí cảm thụ văn học nhằm từng bước hình thành nhân cách học sinh một cách hiệu quả”[15,233]. Chuyên luận Công nghệ dạy văn của Phạm Toàn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001) cho rằng “thao tác tưởng tượng - tạo dựng hình tượng”, “thao tác liên tưởng - tìm ý của hình tượng ” nên đã đề cập đến một số biện pháp để tạo dựng hình tượng và cuối cùng phải “đi từ nghĩa đến tìm ý của hình tượng” [20,88]. Khi nghiên cứu một trong các nhân tố một trong các nhân tố của cảm thụ văn học, thạc sỹ Bùi Minh Đức trong bài Một số biện pháp tổ chức cho học sinh tái hiện hình tượng văn học trong giờ học tác phẩm văn chương (Tạp chí dạy và học ngày nay số 8 năm 2008) có đề xuất biện pháp “Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập tái hiện” [5,23], nhằm phát huy trí tưởng tượng của học sinh khi cảm thụ văn học. Ngoài ra, ở chương trình Trung học cơ sở và Trung học Phổ Thông cũng có những bài học, những chuyên đề tìm hiểu về hình tượng Tổ quốc nhưng chỉ ở mức độ tổng quát chưa đi sâu vào vấn đề. Có những nhà thơ tiêu biểu cũng đã cảm nhận về đất nước, mỗi nhà thơ lại có cách cảm nhận riêng của mình đối với hình tượng Tổ quốc. Đối với đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi, những vẫn thơ của ông là thi phẩm đại diện đặc sắc nhất của thơ ca kháng chiến thời chống Pháp, dựng lên một tượng đài Tổ quốc anh hùng bất khuất. Hay trong thơ của Trần Đăng Khoa nhà thơ lại tập chung viết những cảm nhận của riêng mình để khắc họa lên hình ảnh gần gũi, quen thuộc nhất 11 của người nông dân. Hình ảnh người nông thôn bình dị, chịu nhiều vất vả, lam lũ không quản những khó nhọc, hi sinh. Hình tượng Tổ quốc được các nhà thơ tìm hiểu, nghiên cứu ở một mức độ nhất định và chưa kết hợp được khả năng cảm thụ cho học sinh Tiểu học. Trong đề tài nghiên cứu này, một mặt chúng tôi tiếp tục kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, mặt khác, trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể thông qua chủ đề hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho HSTH. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Thể loại tác phẩm 1.2.1.1. Quan niệm về thơ và đặc trưng của thơ 1.2.1.1.1. Quan niệm về thơ Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người. Chính vì vậy mà có một thời gian rất dài thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học. Thơ có lịch sử lâu đời như thế nhưng để tìm một định nghĩa thể hiện hết đặc trưng bản chất của nó cho việc nghiên cứu thơ ngày nay thì thật không dễ. Trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa, khái niệm “thơ là gì?” đã được đề cập đến từ rất sớm. Cách đây khoảng 1500 năm, trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp đã đề cập đến ba phương diện cơ bản cấu thành nên một bài thơ là tình cảm, ý nghĩa (tình văn), ngôn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn). Kế thừa quan niệm của Lưu Hiệp, đến đời Đường, Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: “Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”. Quan niệm này không chỉ dừng lại ở việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa chúng, giống như gốc 12 rễ, mầm lá, hoa, quả gắn liền với nhau trong một thể thống nhất hoàn chỉnh và sống động. Đây có thể coi là quan niệm về thơ toàn diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa. Thơ có lịch sử lâu dài. Định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy-Lạp Aristotle (384–322 TCN). Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Những câu có vần điệu, dễ nhớ như Sấm bên đông, động bên tây vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành hình thức văn nghệ, giải trí. Thơ là gì? Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ, nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại này. Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, 1999).[6,48] Thơ, thơ ca hay thi ca, là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và khúc chiết. Muốn làm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng