Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du...

Tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du

.PDF
157
1
144

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Ngữ văn Phú Thọ, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Ngữ văn NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Hán Thị Thu Hiền Phú Thọ, 2020 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật. Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương Nhận xét của GVHD ii LỜI CẢM ƠN ! Với tấm lòng kính trọng và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Trường Đại Học Hùng Vương, Lãnh đạo Khoa Khoa học Xã hội và Văn Hóa Du Lịch, các thầy giáo, cô giáo trong khoa đã giúp em trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, ThS. Hán Thị Thu Hiền - Người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Để hoàn thành khóa luận này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh trường THPT Việt Trì đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực nghiệm để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, em nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi thuận lợi cả về vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó. Em xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, Ngày 25 tháng 5,năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Lan Hương iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ! ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.............................................................. 5 4. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 6 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 8. Bố cục của khóa luận: ....................................................................................... 7 B. NỘI DUNG....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU ....................................................................................................... 8 1.1. Khái quát chung về “Chủ đề đời tư” .............................................................. 8 1.1.1. Khái niệm chủ đề đời tư .............................................................................. 8 1.1.2. Đôi nét về chủ đề đời tư trong văn học trung đại Việt Nam ....................... 9 1.2. Tác giả Nguyễn Du và thơ chữ Hán Nguyễn Du ......................................... 13 1.2.1. Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc. ............................................................. 13 1.2.2. Thơ chữ Hán – Nhật ký tâm trạng, nhật ký hành trình ............................. 16 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 22 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU ................................................................................. 23 2.1. Chủ đề đời tư qua bức chân dung tự họa ..................................................... 23 2.1.1. Chủ đề đời tư qua diện mạo, sức khỏe ...................................................... 23 2.1.2. Chủ đề đời tư qua các chặng đường đời.................................................... 29 2.1.3. Chủ đề đời tư qua tính cách, tâm hồn ....................................................... 35 2.2. Chủ đề đời tư qua các mối quan hệ riêng tư ................................................ 36 iv 2.2.1. Quan hệ gia đình ....................................................................................... 36 2.2.2. Quan hệ bạn bè, làng xóm ......................................................................... 39 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 44 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU ....................................................................... 45 3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật ............................................................. 45 3.1.1. Không gian nghệ thuật .............................................................................. 45 3.1.2. Thời gian nghệ thuật.................................................................................. 49 3.2. Giọng điệu nghệ thuật .................................................................................. 53 3.3. Bút pháp nghệ thuật ..................................................................................... 57 3.3.1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình.......................................................................... 57 3.3.2. Bút pháp tương phản ................................................................................. 61 Tiểu kết chương 3................................................................................................ 64 C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67 PHỤ LỤC 1 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nguyễn Du được xếp vào hàng những tác gia vĩ đại nhất của nền văn học Việt Nam thời trung đại. Ông được nhân dân mệnh danh là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới với những tác phẩm vang dội cả một vùng trời văn học. Truyện Kiều tên trước kia là Đoạn trường tân thanh là một đỉnh cao chói lọi trong sáng tác của Nguyễn Du với nội dung sâu sắc và nghệ thuật thành công. Cho đến nay, dù đã trải qua hơn 200 năm nhưng Truyện Kiều vẫn không ngừng được nghiên cứu, tìm tòi và đánh giá ở những góc khuất chưa chạm tới. Và cũng chính vì cái ánh sáng chói lọi và sức ảnh hưởng diệu kỳ đó phần nào đã che mờ đi một thế giới khác của Nguyễn Du. Cái thế giới đời tư mà ở đó ta có thể trực tiếp thấu hiểu những tâm tình với biết bao suy tư, trăn trở của ông được thể hiện qua ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phần lớn được viết trong khoảng thời gian ông làm quan dưới triều Nguyễn. Nội dung thơ đề cập đến nhiều mảng chủ đề. Trong đó “chủ đề đời tư” chiếm số lượng không hề nhỏ. Những dòng thơ ông viết cho riêng mình, về đời sống cá nhân và những mối quan hệ tình cảm riêng tư. Đọc thơ, ta có thể phần nào mường tượng ra bức chân dung tự họa của đại thi hào dân tộc này. “Chủ đề đời tư” đã không còn xa lạ, tuy nhiên trong văn học trung đại do ảnh hưởng sâu đậm của hệ tư tưởng Nho – Phật – Lão, xã hội với những quy định nghiêm ngặt vì vậy các sáng tác phần lớn phải chịu sự ràng buộc của khuôn phép, đi theo lề lối kinh điển, không được phóng khoáng cởi mở như trong văn học hiện đai. Song điều đáng quý nhất là mặc dù chịu sự chi phối của tính quy phạm người ta vẫn thấy sự bộc bạch cảm xúc cá nhân của những tâm hồn nghệ sĩ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến… Và tiêu biểu đó là những cung bậc cảm xúc trong chủ đề đời tư của Nguyễn Du qua mảng thơ chữ Hán mà hiện nay rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới. 2 Mỗi người một cảm nhận, một góc nhìn. Mỗi người một hướng nghiên cứu khác nhau. Bản thân là một người không biết chữ Hán. Qua đọc phiên âm, dịch nghĩa tôi mới chập chững cảm nhận từng chút một về nhà thơ mình yêu mến. Dựa trên công trình của những người đi trước đã nghiên cứu gần kề về thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng như chủ đề đời tư của ông. Xuất phát từ những lí do trên cùng với sự yêu thích của bản thân dành cho thơ ca Nguyễn Du đặc biệt là thơ chữ Hán của thi nhân, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” với hy vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về tác giả quen thuộc này. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu chung về thơ chữ Hán của Nguyễn Du Nhắc tới Nguyễn Du chúng ta nghĩ ngay tới những vần thơ nổi tiếng, nhớ tới tên tuổi vang danh trong nước và cả quốc tế. Hơn thế nữa là khối lượng những công trình nghiên cứu đồ sộ về ông cũng như tác tẩm của ông. Những tác phẩm thơ chữ Hán cũng chiếm số lượng nghiên cứu không hề nhỏ. Chúng ta có thể kể đến như: - Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán – Hoài Thanh - Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán – Xuân Diệu - Nguyễn Du Trong những bài thơ chữ Hán – Trần Đình Sử - Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán – Trương Chính - Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông qua thơ chữ Hán – Nguyễn Huệ Chi - Thơ chữ hán của Nguyễn Du – Mai Quốc Liên - Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán – Đào Xuân Quý - Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du – Trần Thu Trang - Sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du qua những bài thơ tự thuật – Nguyễn Thị Nương - Cảm hứng về quê hương trong thơ chữ Hán Nguyễn Du – Trần Thị Mai - Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán – Nguyễn Thị Thu Hà - Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du – Nguyễn Thị Lành... 3 Trên đây chúng tôi đã lấy một số dẫn chứng về những công trình nghiên cứu thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Tuy nhiên, phần lớn các công trình tập trung nghiên cứu về các giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tài năng nghệ thuật, nét đẹp nhân văn của nhà thơ, cảm hứng thơ, cảm hứng nghệ thuật... trong thơ chữ Hán của thi nhân. Mai Quốc Liên chứng minh thơ chữ Hán của Nguyễn Du không đơn thuần chỉ là bộc bạch tâm tình, phác họa tiểu sử Nguyễn Du, thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại mà nó còn thể hiện tâm huyết và tài năng của ông về tài năng chữ Hán. Mai Quốc Liên viết: “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa” [18; 120]. Đào Xuân Quý đã phân tích kỹ con người, thời đại Nguyễn Du sống qua những bài thơ chữ Hán và tổng kết lại rằng: “Thơ Nguyễn Du không phải là loại thơ thù tạc, tiêu khiển. Thơ Nguyễn Du là tất cả tâm hồn và tư tưởng của người. Vì vậy người đọc Nguyễn Du cũng không thể hời hợt, chỉ một lúc mà mong hiểu được hết chỗ sâu xa của tác giả, mà bắt buộc phải suy nghĩ, chiêm nghiệm. Và chiêm nghiệm, suy nghĩ bao nhiêu lại càng thấy hay, càng thấy thâm thúy bấy nhiêu” [18; 119]. Xuân Diệu viết: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng là một câu hỏi mãi mãi; ở trên là hỏi chung cho mọi người, ở dưới là hỏi cho mình nữa, hỏi thiết thân đến mình, nhưng mình đây chẳng qua là một bản người cụ thể, cá thể trong loài và kiếp người chung...” [18; 45]. Cảm giác chung của tác giả khi gấp quyển Thơ chữ Hán Nguyễn Du lại là cảm giác “một buổi chiều thu rất dài và tê tái... – một thứ chiều thu “mây như pha sữa cả trời nhòa”, không thấy mặt trời ở đâu, chỉ một ánh sáng bàng bạc như bị ai làm cho tê đi, và cứ thế mà kéo dài mãi cho đến khi trời tối” [13; 44]. “Thơ chữ Hán đựng đầy cái uất ức của Tố Như” [19; 50] 4 2.2. Những nghiên cứu liên quan đến chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được Nghiên cứu trên nhiều bình diện vì thơ chữ Hán của ông vô cùng phong phú. Tuy nhiên trong thơ chữ Hán của ông luôn ẩn chứa những điều mới mẻ mà đôi khi các công trình nghiên cứu trước đây chỉ mới chạm tới một phần chứ chưa đi sâu để khai thác kỹ. Các công trình nghiên cứu trước đây thường đi sâu đánh giá về tài năng, nhân cách, nhân vật, nghệ thuật... của ông (tiêu biểu là Truyện Kiều và thơ chữ Hán). Ở đây chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu sâu về “Chủ đề đời tư qua thơ chữ Hán Nguyễn Du” vì chưa có bất kỳ công trình nào tìm hiểu kỹ về vấn đề này, và qua khảo sát cho thấy thì đây là một vấn đề rất được quan tâm cũng như cần thiết để phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu về tác giả Nguyễn Du. Xuân Diệu nhận xét về thơ chữ Hán của Nguyễn Du khi đi sứ sang Trung Quốc: “Thơ trong khi đi sứ, phần nhiều là điển cố, mượn cái cổ mà nói cái kim, một cách như rút những quy luật của lịch sử làm kinh nghiệm, làm bài học. Do trên đường dài thay đổi, do ôn lại một khoảng lịch sử Trung Quốc dài mấy nghìn năm, những thơ khi đi sứ bớt cái vẻ đơn điệu của thơ ở trong nước; tuy vậy, vẫn còn một không khí trầm trầm” [18; 51]. Nguyễn Huệ Chi cảm về thơ chữ Hán của Nguyễn Du khi ông nói về cuộc sống cá nhân mình đã viết lại như sau: “Nguyễn Du không phải con người hành động mà là con người tư tưởng. Con người ấy tiếp nhận tất cả mọi cay đắng trong đời với một thái độ lặng lẽ, chịu đựng. Nhưng bên trong con người đó, một cuộc đấu tranh ngấm ngầm chống lại mọi nguy cơ sa ngã vẫn diễn ra giai dẳng không ngừng” [18;63]. Mai Quốc Liên viết: “Trong “mười năm gió bụi” (thập hải phong trần) Nguyễn Du là người chạy trốn – “khứ quốc” – và “cùng đồ”. Hoàn cảnh nhà thơ lúc bấy giờ thật muôn phần thương cảm. Nghèo túng, ăn nhờ ở đậu đã đành, nhưng cái chính là không biết làm gì, theo hướng nào, nghĩa là bế tắc” [18; 121]. “Nguyễn Du luôn bị ám ảnh bởi mái đầu bạc. Lúc bấy giờ, ông mới ba 5 mươi, mà đã thấy nói đến mái đầu bạc rồi, làm sao tóc ông có thể bạc chóng thế!” [18;121]. “Nguyễn Du chìm trong mộng để mong quên được đời thực đắng cay. Nhưng nào có được! Ông đã hào hứng ca ngợi các thú đi săn, ở ẩn... nhưng người như ông làm sao quên được đời” [18;122]... Điểm qua một số công trình nghiên cứu thơ chữ Hán của Nguyễn Du có chứa chủ đề đời tư, thì đời tư của Nguyễn Du chỉ được các nhà nghiên cứu bước đầu nhắc tới chứ chưa có một công trình nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn bằng sự hiểu biết, tìm tòi cá nhân để đi sâu nghiên cứu “Chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nguyễn Du được coi là nhà thơ cổ điển lớn nhất Việt Nam với những tác phẩm sống mãi với thời gian. Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người. Văn chiêu hồn là một bài văn tế thay lời kêu gọi chúng sinh và Thơ chữ Hán của Nguyễn Du chính là những vần thơ tâm tình, khắc họa hình ảnh của chính ông trước mọi biến cố của cuộc đời. Ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du bao gồm 249 bài, trong đó Thanh Hiên thi tập 78 bài được sáng tác trong ba giai đoạn. Giai đoạn “Mười năm gió bụi”, từ năm 1786 khi Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh, khoảng cuối năm 1795 đầu năm 1796. Giai đoạn “Dưới chân núi Hồng”, từ năm 1796 đến năm 1802. Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn Nguyễn Du “Ra làm quan ở Bắc Hà” từ năm 1802 đến cuối năm 1804. Tập Nam trung tạp ngâm 40 bài, gồm những bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là khi được thăng hàm Đông các học sĩ vào làm quan ở Kinh cho đến hết kỳ là Cai bạ dinh Quảng Bình. Tập Bắc hành tạp lục 131 bài, gồm những bài thơ được ông làm khi đi sứ sang Trung Quốc. Tập thơ nào cũng ghi lại dấu ấn cá nhân rất rõ và những vần thơ như lời tâm sự của Nguyễn Du trong từng giai đoạn. 6 Qua “Chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” ta có thể hiểu rõ hơn về thi nhân. Thấy được những biểu hiện phong phú của con người trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du nói riêng và thơ ca trung đại Việt Nam nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nguyễn Du là tác giả được giảng dạy trong nhà trường các cấp cùng với những tác phẩm nổi tiếng, tuy nhiên lại chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về đời sống cá nhân của ông. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán Nguyễn Du” sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học về tác giả Nguyễn Du và văn học trung đại Việt Nam. 4. Mục tiêu nghiên cứu - Đi sâu vào tìm hiểu đời tư trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, qua đó góp phần phác họa thêm chân dung của một tác giả văn học. - Khẳng định được giá trị nội dung và nghệ thuật của chủ đề đời tư thể hiện trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. - Khóa luận góp phần nâng cao chất lượng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập thơ văn Nguyễn Du trong nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số khái niệm có liên quan đến đề tài - Khảo sát và hệ thống hóa các tác phẩm thơ chữ Hán mang chủ đề đời tư của Nguyễn Du - Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Qua đó khẳng định vai trò của chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán của ông đối với tiến trình phát triển văn học trung đại Việt Nam trong việc thể hiện con người cũng như sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. 6. Phương pháp nghiên cứu - Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê phân loại: Phương pháp này giúp chúng tôi phân loại và lựa chọn chính xác đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình triển khai và giải 7 quyết vấn đề, phương pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu, khám phá và đánh giá ý nghĩa của vấn đề được nghiên cứu. Đây là phương pháp không thể thiếu để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp so sánh: Đối chiếu để tạo ra tương quan so sánh nhằm chỉ ra sự tiếp nối cũng như những sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp liên ngành: Vận dụng hiệu quả các môn học liên ngành (lịch sử, văn hóa học, xác suất thống kê…) nhằm giúp cho vấn đề được nhìn nhận bao quát và chính xác hơn. 7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những bài thơ mang chủ đề đời tư trong cuốn “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du”, Nhà xuất bản Văn học, Công ty sách Thời đại, năm 2012. 7.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các bình diện sau: - Sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là những bài thơ chữ Hán về chủ đề đời tư. - Các tư liệu, công trình nghiên cứu, bài báo có liên quan. - Ngoài ra trong chừng mực có thể khóa luận còn so sánh chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán Nguyễn Du với các tác giả thơ trung đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Chứ… 8. Bố cục của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài dự kiến có ba chương: Chương 1: Khái quát chủ đề đời tư và thơ chữ Hán Nguyễn Du. Chương 2: Nội dung thể hiện chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện chủ đề đời tư trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. 8 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 1.1. Khái quát chung về “Chủ đề đời tư” 1.1.1. Khái niệm chủ đề đời tư Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học. Ngay việc lựa chọn chủ đề cũng đã thể hiện tư tưởng của tác giả. Chủ đề thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan và tư tưởng chủ quan của nhà văn. Vì vậy, khi viết về nột đề tài gần gũi, nhà văn vẫn nêu lên được những vấn đề sâu sắc khác nhau tùy thuộc vào tài năng, khả năng thâm nhập đời sống thẩm mĩ của họ. Trong một tác phẩm, thường không phải chỉ có một chủ đề duy nhất mà có nhiều chủ đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống chủ đề. Trong hệ thống chủ đề, có thể nổi lên vài chủ đề có ý nghĩa trung tâm, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Đó là chủ đề chính. Bên cạnh đó, có những chủ đề có ý nghĩa bộ phận, góp phần bổ sung, làm nổi bật chủ đề chính, được gọi là chủ đề phụ. Trong một tác phẩm, các chủ đề không có giá trị ngang nhau nên việc xác định đúng chủ đề chính, chủ đề phụ sẽ góp phần quan trọng trong việc lí giải ý nghĩa của tác phẩm. Đời tư là cuộc sống của một cá nhân, đặc biệt được xem như toàn bộ sự lựa chọn cá nhân góp phần nhận dạng tính cách một người. Đây là một khái niệm phổ quát trong đời sống thường ngày. Văn học là nhân học, là khoa học về con người. Bất cứ một nền văn học nào cũng lấy con người làm trung tâm để phản ánh. Vậy đời tư trong văn học là gì? Đó chính là sự phản ánh đời tư của tác giả, là hình tượng của tác giả, là sự diễn tả, giãi bày thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nhìn từ góc độ nhận thức luận thì con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa, 9 tâm tư, tình cảm, ý chí của bản thân tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Một tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan (hiện thực đời sống) và chủ quan (tình cảm người viết). Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết mắt thấy tai nghe mà nhà văn còn thâm nhập, cắt nghĩa theo cách riêng của mình từ đó nâng lên giá trị và tiếng nói riêng của nhà văn. Thông qua tác phẩm nhà văn lồng ghép, tô vẽ lại chính đời tư của mình. Nhân vật trong tác phẩm và tác giả vừa là một, vừa không phải là một vì nhân vật văn học được xây dựng theo quy tắc nghệ thuật tuy nhiên được hư cấu trên nhiều phương diện của đời sống thực như: ngoại hình, tính cách, hình dáng, phẩm chất, cuộc sống sinh hoạt, các hoạt động của đời sống tinh thần, các mối quan hệ riêng tư... và biến nó thành một cuốn nhật ký hành trình, nhật ký tâm trạng. 1.1.2. Đôi nét về chủ đề đời tư trong văn học trung đại Việt Nam Văn học trung đại Việt Nam tồn tại trong thế lưỡng phân thành hai thành phần chính: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Sự song hành của hai thành phần văn học này tạo nên hiện tượng song ngữ khiến văn học trung đại phát triển với biểu hiện vừa đối lập, vừa bổ sung cho nhau, tạo nên một thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng: vừa mang tính quy phạm, vừa phá vỡ qui phạm; vừa cao nhã quý phái vừa bình dị đơn sơ; vừa tiếp thu lại, vừa bỏ dần các yếu tố văn hóa Hán, văn học Hán. Do sự ảnh sâu đậm của ba hệ tư tưởng Nho – Phật – Lão cùng với những quy lật chặt chẽ của thi pháp trung đại, các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến khiến cho các nhà sáng tác dù muốn hay không muốn cũng phải chịu sự ràng buộc của khuôn phép, lề lối kinh điển. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng. Con người cá nhân, cá thể do đó cũng không thể hiện một cách phóng khoáng, cởi mở như trong văn học hiện đại. Tuy nhiên các nhà văn, nhà thơ đâu đó vẫn tìm cho mình một con đường sáng tạo riêng để cái tôi cá nhân, cá thể lên tiếng. 10 Từ thế kỷ X đến thế kỷ thứ XV là giai đoạn phục hưng phát triển đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc, giai đoạn này là giai đoạn mà dân tộc ta không ngừng chống lại các thế lực ngoại xâm phương Bắc để giữ gìn bờ cõi. Chính vì thế, cảm hứng chủ đạo trong văn học là cảm hứng yêu nước. Con người được đề cao trong văn học là con người cộng đồng – con người hướng tâm, tức là những con người sống theo những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng (thời trung đại chuẩn mực ấy là đạo đức Nho giáo). Hiện thực giai đoạn đầu đơn giản, không rối rắm, phức tạp nên không có nhiều băn khoăn, day dứt, cũng không có nhiều khát vọng cá nhân... Có thể nói ở thế kỉ XVIII đã xảy ra một bước ngoặt lớn trong con người cá nhân làm nở rộ một dòng văn học nhân đạo, khác với dòng văn học nhân nghĩa là chủ đạo trước đó. Bước ngoặt làm thay đổi giá trị con người đó là: Trước thế kỉ XVIII cá nhân con người chỉ được đánh giá trong vấn đề nghĩa lý, đạo lý và ở sức mạnh tinh thần. Bởi những điều ấy được cho là cái thiện. Bây giờ tình hình lật ngược lại. Quyền sống của con người trần thế được coi là có giá trị hơn cả. Bất kỳ cái gì chà đạp lên giá trị ấy, quyền sống ấy thì đều là cái ác, cái xấu, cái đáng oán hận. Từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, con người trong văn học đã kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như một đặc quyền tự nhiên. Một số nhà văn, nhà thơ lớn đã đem sự bứt phá, đạp quẫy bằng một cái tôi mạnh mẽ, phóng khoáng của mình vào trong văn học với những cảm xúc thật, những tình cảm được thăng hoa như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... và tiêu biểu nhất là Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc của chúng ta. Ông đã thổi một làn gió mát, mới mẻ vào một nền văn học còn mang nặng khuôn phép thời đại. Nói đến Nguyễn Trãi, về quan niệm con người cá nhân trong thơ của ông, chúng ta có thể nhận thấy đó là sự khẳng định tài năng, cá tính của con người cá nhân. Mặc dù có những lúc suy nghĩ muốn thoát khỏi chốn quan trường, vui cùng thôn xóm, thiên nhiên nhưng mong muốn được trọng dụng, 11 được khẳng định tài năng để giúp nước lúc nào cũng canh cánh bên ông. Đó chính là một nhân cách lớn góp phần xây dựng hình tượng nhà văn hóa - quân sự - chính trị đại tài Nguyễn Trãi. Ông ao ước một cuộc sống an nhàn, một thế giới không có sự tranh giành, không có sự thị phi như Trang Tử: “Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà?” ( Ngôn chí III) Tuy ao ước cuộc sống an nhàn, hòa nhập với thiên nhiên nhưng ông vẫn mong muốn được trọng dụng, đem tài năng giúp nước: “Còn có một lòng âu việc nước, Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung”. (Thuật hứng XXIII) “Những vì chúa thánh âu đời trị, Há đế thân nhà tiếc tuổi tàn.” (Tự thán II) Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn dám thể hiện con người cá nhân của mình. Bà là một trong những tác giả nữ đầu tiên phá cách mãnh liệt đưa đời tư của mình vào tác phẩm văn học. Ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng Nho giáo, tư tưởng “nam nữ hữu biệt”, “nam nữ thụ thụ bất thân”, để lộ thân thể bị xem là ô nhục. Tư tưởng cấm dục của Tống Nho càng khắc nghiệt và giả dối. Cuộc sống truỵ lạc trong cung đình, tướng phủ thời ấy đã quá tai tiếng, tương phản gay gắt với đạo đức phong kiến. Tuy vậy, số phận đặc biệt với nhiều thiệt thòi trong cuộc đời tình duyên đã để lại dấu ấn thiếu thốn, không thoả mãn sâu đậm trong tâm tình của Hồ Xuân Hương. Nhưng cái chính ở chỗ bà là một cá tính mạnh mẽ, ngang tàng, dám nói cái mà đời ít người dám nói trong thơ. Vì vậy thơ bà thể hiện chân thực tình cảm của mình : Rước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm. 12 Tài tử văn nhân ai đó tá ? Thân này đâu đã chịu già tom ! ( Tự Tình III) Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tý con con! ( Tự Tình II) Năm thì mười họa hay chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm, Cầm bằng làm mướn, mướn không công ! (Làm lẽ) Quân tử có yêu thì đóng cọc, Xin đừng mân mó nhựa ra tay. (Quả mít) Nhà thơ không xem cái lẳng lơ là lẳng lơ, không xem cái tục là tục, không xem dâm là dâm. Tất cả đều hồn nhiên, tự nhiên. Đã đến lúc không nên nói đến cái gọi là dâm và tục trong thơ bà, mà nên nói đến những ám ảnh tính dục, nhu cầu giải phóng nhãn quan tính dục phong kiến cổ hủ như một nhu cầu của con người cá nhân. Cũng có người hiểu cái “dâm” trong thơ Hồ Xuân Hương là biểu hiện của văn hoá phồn thực. Thiết nghĩ hiểu như vậy là đẩy vấn đề sang địa hạt ý thức tôn giáo, xa lạ với ý thức cá nhân của nhà thơ. Tác giả Nguyễn Khuyến là tác giả trong giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam. Thơ ca của ông có sự xuất hiện rõ nét chủ đề đời tư. Nó được thể hiện trong tiếng nói tâm sự, tâm tình của thi nhân. Tác giả đưa chính mình vào thơ, tiếp tục dòng chảy đời tư trong văn học trung đại Việt Nam. Đồng thời nó cũng làm nên phong cách nghệ thuật riêng trong văn học trung đại. Ông là người hay tự vẽ lại chân dung của mình bằng thơ: 13 Vườn Bùi chốn cũ Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây. (Trở về vườn cũ) “Mái tóc phần sâu, phần lốm đốm, Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay. Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ, Khấp khểnh ba chân dở tình say Còn nỗi này thêm chán ngán, Đi đâu lủng củng cối cùng chày.” (Than già) Nêu trên là tiêu biểu một số nhà thơ trung đại như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến... đã phá vỡ sự nghiêm ngặt của quy luật xã hội phong kiến để đưa tâm tình riêng tư vào tác phẩm của mình. Nguyễn Du cũng vậy. Ông dùng thơ chữ Hán của mình để vẽ lại đời tư, chân dung làm thành một quyển nhật ký hành trình, nhật ký tâm trạng bằng thơ 1.2. Tác giả Nguyễn Du và thơ chữ Hán Nguyễn Du 1.2.1. Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc. Nguyễn Du (1765 – 1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng thời Lê - Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng làm Tể tướng, anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phủ Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chỉ đỗ "Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc". Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca: “Bao giờ Ngàn Ngống hết cây/ Sông Run hết nước họ này hết quan”. Tuy nhiên do mồ côi cha mẹ sớm (9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ), tuổi thơ ông trải qua một cách đầy biến động, phải tha hương nhiều nơi lúc thì về quê cha, khi về quê mẹ và có một thời gian phải phiêu dạt tận quê vợ ở Thái Bình. Cộng thêm vào giai đoạn đó lịch sử nước nhà có nhiều rối ren các thế lực phong kiến chém 14 giết và tàn sát lẫn nhau, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi mà tiêu biểu là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến tình cảm cũng như nhận thức của nhà thơ. Bởi thế ông luôn nhận thức trung thành với triều Lê, căm thù sâu sắc với quân Tây Sơn, sau này làm quan thì rụt rè, u uất. Có thể nói chính cuộc sống chìm nổi cùng với thời thế đầy biến động, phiêu bạt nhiều nơi đã là những thứ để tạo nên một Nguyễn Du có học vấn sâu rộng, trái tim chất chứa yêu thương và cảm thông sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Ông cũng được coi như 1 trong năm người giỏi nhất nước Nam thời bấy giờ. Ông trải qua "mười năm gió bụi", có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Ông tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ" (người đi săn ở núi Hồng) "Nam hải điếu đồ" (Người câu cá ở biển Nam Hải): Hồng Sơn cao ngất mấy tầng/ Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu. Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, ông đã bước lên đỉnh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quốc (18131814), giữ chức Hữu Tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, qua đời. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ. Ông được coi là một người có thiên phú văn học từ nhỏ, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Ông để lại cho đời cả một kho tàng văn học phong phú với khoảng hơn ngàn tác phẩm bao gồm cả chữ hán và chữ nôm. Trong đó chữ Hán có Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, Nam trung tạp ngâm 40 bài, Bắc hành tạp lục 125 bài. chữ Nôm có Văn chiêu hồn, Văn tế, và tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường Tân Thanh. Nhắc đến thơ ca trung đại Việt Nam không thể không nhắc đến Truyện Kiều, và đồng nghĩa rằng khi nhắc đến các nhà văn, nhà thơ vang danh tên tuổi thời đó không thể không nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Ông là nhà thơ rất quen thuộc được quần chúng yêu mến. Thời đại mà ông sống là một thời đại đầy bão táp, trong đó những mâu thuẫn của chế độ phong kiến Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng