Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chỉ số lâm sàng, sinh hóa và vi sinh của nước bọt và bệnh sâu răng trên bệnh nhâ...

Tài liệu Chỉ số lâm sàng, sinh hóa và vi sinh của nước bọt và bệnh sâu răng trên bệnh nhân suy thận mạn

.PDF
36
12
123

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Chỉ số lâm sàng, sinh hóa và vi sinh của Nước bọt và Bệnh sâu răng trên bệnh nhân suy thận mạn Mã số: 2015.3.2.307 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Anh Vũ Thụy Tp. Hồ Chí Minh, 2018 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Chỉ số lâm sàng, sinh hóa và vi sinh của Nước bọt và Bệnh sâu răng trên bệnh nhân suy thận mạn Mã số: 2015.3.2.307 Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Phạm Anh Vũ Thụy Tp. Hồ Chí Minh, 2018 . . Chương 1: MỞ ĐẦU Trong vài thập kỷ trở lại đây, bệnh thận mạn đang tăng lên nhanh chóng và trở thành vấn đề y tế toàn cầu. Theo KDIGO (2002), có trên 500 triệu người trưởng thành trên thế giới (10%) mắc bệnh thận mạn ở các mức độ khác nhau [1]. Điều tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ (2007) (NHANES III) cho rằng cứ 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh thận mạn [5]. Suy thận là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận mạn tính với tỉ lệ mắc tăng hàng năm là 8,1%, vượt xa tỉ lệ gia tăng dân số (1,3%) [2]. Với mỗi bệnh nhân bệnh thận mạn vào giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận tương ứng ngoài cộng đồng có khoảng 100 người đang mắc bệnh thận mạn ở các giai đoạn khác nhau [3]. Tại Việt Nam, theo điều tra năm 1990, tỉ lệ bệnh thận mạn dao động từ 0,6% đến 0,81% tùy từng vùng, nhu cầu ghép thận khoảng 5,5/100000 người. Đến năm 2011, có khoảng hơn 5500 bệnh nhân bệnh thận mạn được lọc máu chu kỳ, hơn 1100 người được lọc màng bụng liên tục ngoại trú và hơn 300 người được ghép thận [1]. Bệnh thận mạn gây nên mức lọc cầu thận giảm, Urê và Creatinin máu tăng, rối loạn cân bằng nước điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan và rối loạn các chức năng nội tiết khác của thận. Tình trạng giảm hoặc mất chức năng lọc do suy thận dẫn đến ứ đọng các chất độc trong máu gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể nên bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng ở đa cơ quan [3]. Hơn 90% bệnh nhân bệnh thận mạn có các triệu chứng bệnh lý trong khoang miệng [9], với hơn 30 loại biểu hiện khác nhau [13], như hơi thở có mùi Urê, khô miệng, rối loạn vị giác, đau rát lưỡi, niêm mạc miệng [13], chảy máu nướu, phì đại nướu, nhiễm nấm, sang thương niêm mạc miệng như loét, liken, viêm miệng và bạch sản [7], [12]. Có bằng chứng cho thấy quá trình lọc máu trên bệnh nhân bệnh thận mạn ảnh hưởng đến chức năng sản xuất và bài tiết nước bọt của các tuyến nước bọt [12]. Lưu lượng nước bọt bệnh nhân bệnh thận mạn giảm từ 20 - 55% so với người khỏe mạnh [13], [14]. Các đặc tính khác như độ nhớt, độ pH, khả năng đệm, thành phần Urê, . . Creatinin, Bicarbonate, Photphat, các chất điện giải, các kháng thể (IgA, IgM...)...của nước bọt cũng thay đổi ở bệnh nhân bệnh thận mạn [8], [19]. Thành phần và đặc điểm nước bọt là những yếu tố sinh học tại chỗ quan trọng gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình mất và tái khoáng men răng trong sinh bệnh học sâu răng [16]. Một số nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ sâu răng cao trên bệnh nhân bệnh thận mạn [11], [17]. Tại Việt Nam, tỉ lệ sâu răng trong cộng đồng chung rất cao và có xu hướng tăng lên (lứa tuổi trung niên) từ 72,7% (1989 - 1990) đến 83,2% (1999 - 2000) [4]. Chưa có số liệu thống kê trên những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, nhưng có lẽ con số này cũng không hề nhỏ. Những thay đổi đa dạng ở miệng trên một bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng đa cơ quan như bệnh thận mạn đã thu hút ngày càng nhiều tác giả tham gia nghiên cứu. Ngoài việc ghi nhận những biểu hiện lâm sàng, các nghiên cứu đi sâu phân tích đặc tính nước bọt bệnh nhân bệnh thận mạn để từng bước làm sáng tỏ cơ chế ảnh hưởng của bệnh lý này lên sức khỏe răng miệng [6], [7], [10], [11], [15], [18]. Tại Việt Nam, trong bối cảnh tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn đang gia tăng nhanh chóng nhưng vấn đề sức khỏe răng miệng trên những đối tượng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, việc tìm hiểu những thay đổi nước bọt giúp các nhà lâm sàng rất nhiều trong công tác phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung và bệnh lý sâu răng nói riêng cho người bệnh thận mạn. Điều này càng trở nên cấp thiết khi bệnh nhân mắc bệnh thận mạn gặp phải trong thực hành răng hàm mặt ngày càng tăng bởi những tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc và điều trị y khoa cũng như sự kéo dài tuổi thọ con người. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Chỉ số lâm sàng, sinh hóa và vi sinh của Nước bọt và Bệnh sâu răng trên bệnh nhân suy thận mạn” Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 1. Xác định mức độ khô miệng, lưu lượng nước bọt, độ pH, khả năng đệm, nồng độ Urê, Creatinin trong nước bọt, trung bình số răng sâu, răng mất, . . răng trám, chỉ số SMT của bệnh nhân bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn. 2. Phân tích mối tương quan giữa độ thanh lọc Creatinin với lưu lượng nước bọt không kích thích và chỉ số SMT. 3. Phân tích mối tương quan giữa nồng độ Creatinin và Urê trong huyết thanh với nồng độ Creatinin và Urê trong nước bọt. 4. Đánh giá khả năng dự đoán bệnh nhân mắc bệnh thận mạn dựa vào nồng độ Creatinin, Urê trong nước bọt. . . Chương 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Mẫu nghiên cứu Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đang điều trị nội trú tại Khoa Nội Tiết - Thận và bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Khoa Lọc Máu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016. 2.1.2 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. 2.1.3 Tiêu chí chọn mẫu - Bệnh nhân đủ 18 tuổi. - Nhóm bệnh thận mạn: bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh thận mạn hoặc đợt cấp của bệnh thận mạn (mắc hoặc không mắc kèm bệnh lý khác) theo tiêu chuẩn KDIGO 2012, với độ thanh lọc Creatinin <60ml/ph/1,73m2 da, >3 tháng, cách tính dựa vào công thức Cockcroft Gault. - Nhóm không bệnh thận mạn: bệnh nhân thuộc Khoa Nội Tiết - Thận nhưng không mắc bất cứ bệnh lý gì về thận (dựa trên các kết quả xét nghiệm về phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, đạm niệu...) và có độ thanh lọc Creatinin >90ml/ph/1,73m2 da, cách tính dựa vào công thức Cockcroft Gault. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.4 Tiêu chí loại trừ - Bệnh nhân bệnh thận mạn đã được ghép thận. - Bệnh nhân là phụ nữ mang thai. - Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa nặng (hôn mê, suy hô hấp...) . . - Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân khác có ảnh hưởng tới chức năng tuyến nước bọt, rối loạn cân bằng nước và điện giải (xạ trị ung thư vùng đầu mặt cổ, hội chứng Sjogren), bệnh nhân nghiện rượu. - Bệnh nhân không tuân thủ đúng quy trình nghiên cứu. 2.1.5 Cỡ mẫu Cỡ mẫu ước tính để so sánh các giá trị trung bình của 2 nhóm. Công thức được tính cho từng biến số và chọn biến số (lưu lượng nước bọt không kích thích) cho giá trị cỡ mẫu lớn nhất. Trong đó: α = 0,05; ; 1 - β = 0,9; μ1, δ1: TB và ĐLC của lưu lượng nước bọt không kích thích trên người bình thường μ1 = 0,45ml/ph, δ1 = 0,25 [43]. μ2, δ2: TB và ĐLC của lưu lượng nước bọt không kích thích trên bệnh nhân bệnh thận mạn, giả định giảm 25% so với nhóm chứng (trung bình giảm 20% - 55% so với nhóm chứng [43], [51]). => μ2 = 0,3375ml/ph, δ2 = δ1 = 0,25. Tính ra cỡ mẫu mỗi nhóm n = 104. Cỡ mẫu nghiên cứu: N = 2n = 208. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp cắt ngang có phân tích. 2.2.2 Phương tiện nghiên cứu . . 2.2.2.1 Phiếu thu thập số liệu - Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu (Phụ lục 1). - Phiếu khám (Phụ lục 2). - Bảng câu hỏi tự đánh giá về tình trạng khô miệng (Phụ lục 3). 2.2.2.2 Dụng cụ khám răng - Bộ đồ khám: gương, kẹp gắp, thám trâm. - Đèn đeo đầu, găng tay, gòn, khăn giấy... Đèn đeo đầu Bộ đồ khám Hình 2.1 Dụng cụ khám răng 2.2.2.3 Dụng cụ thu thập và đánh giá các đặc điểm của nước bọt (Hình 2.2) - Bộ kít Saliva Check Buffer của hãng GC thiết kế để đo lưu lượng, độ pH và khả năng đệm của nước bọt. Mỗi bộ sản phẩm gồm có 5g paraffin, ly nhựa có chia vạch (thu thập nước bọt), giấy đo pH, giấy đo khả năng đệm và bảng màu chuẩn, pipette. - Cân điện tử (chính xác đến 0,01gam). - Đồng hồ tính giây. - Ống nghiệm nhựa 5ml có nắp. 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.3.1 Thu thập thông tin qua bệnh án . . Thông tin bệnh nhân được ghi nhận dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân gồm: - Mã số bệnh án. - Cân nặng (kg) của bệnh nhân, chỉ số huyết áp và đường huyết lúc đói của bệnh nhân. - Các kết quả xét nghiệm nồng độ Creatinin (mg/dl) và Urê (mmol/l) huyết thanh. - Các bệnh lý kèm theo khác ngoài bệnh thận mạn. Bộ sản phẩm Saliva-check Buffer Cân điện tử Đồng hồ tính giây Ống nghiệm nhựa Hình 2.2 Dụng cụ thu thập và đo các chỉ số nước bọt 2.2.3.2 Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi Bệnh nhân được hướng dẫn trả lời bảng câu hỏi tự điền, những thông tin trong bảng câu hỏi gồm: . . - Phần hành chính: họ và tên, tuổi, giới tính, nơi ở (tỉnh/thành phố), trình độ học vấn, nghề nghiệp. - Thói quen nha khoa: thói quen khám răng định kỳ, số lần chải răng, dùng nước súc miệng, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia. - Thời gian phát hiện và điều trị bệnh thận mạn (tháng). - Phần tự đánh giá tình trạng khô miệng: bệnh nhân được hướng dẫn trả lời 8 câu hỏi (4 câu hỏi về tình trạng khô miệng khi ăn nhai và 4 câu hỏi về tình trạng khô miệng khi không ăn nhai) bằng cách khoanh tròn vào điểm số (thang Likert 11 điểm từ 0 - 10) theo cảm nhận chủ quan mức độ khô miệng ở mỗi câu hỏi. Điểm càng cao mức độ phàn nàn về cảm giác khô miệng hay không thoải mái do khô miệng của bệnh nhân càng trầm trọng. 2.2.3.3 Thu thập các biến số từ khám lâm sàng, cận lâm sàng và đo đạc các chỉ số đặc điểm nước bọt ❖ Khám tình trạng sâu răng Một Bác sĩ răng hàm mặt đã được tập huấn và huấn luyện định chuẩn tiến hành khám răng cho toàn bộ mẫu nghiên cứu theo hướng dẫn của WHO (2013). Khám tình trạng sâu răng dưới ánh sáng đèn đeo đầu với gương và thám trâm nha khoa. Trên mỗi đối tượng nghiên cứu tiến hành khám tuần tự tất cả các răng, từ vùng I đến vùng IV theo chiều kim đồng hồ, ghi nhận số răng sâu, răng mất và răng được trám tốt. Sơ đồ răng . I II 8 7 6 5 4 3 21 1 2 3 4 5 6 7 8 8 7 6 5 4 3 21 1 2 3 4 5 6 7 8 IV III 0. Răng sâu: trên mỗi răng khám đủ các mặt răng, trên mỗi mặt răng phát hiện tất cả các lỗ sâu. Sâu răng được ghi nhận là có khi một sang thương ở trũng, hoặc rãnh hoặc trên bề mặt nhẵn của răng, có một xoang sâu rõ ràng, men răng bị xoi thủng hoặc phát hiện thành hay đáy xoang mềm. Sử dụng thám trâm để xác định bằng chứng rõ ràng của sâu răng trên mặt nhai, mặt má và mặt lưỡi của răng. Khi còn nghi ngờ, sâu răng không được ghi nhận là có [77]. Một răng được ghi nhận sâu răng khi có ít nhất 1 lỗ sâu trên bất kỳ mặt nào của răng. Răng mất: là những răng đã bị nhổ bỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng đã được phục hình (implant, cầu răng…) không tính là răng mất. Theo WHO, răng cối lớn thứ 3 không tính trong chỉ số răng mất. Trong nghiên cứu này, răng cối lớn thứ 3 (nếu có) được khám và tư vấn tình trạng răng cho bệnh nhân nhưng không tính vào số răng sâu, mất hay răng trám và tổng số răng vì hơn 2/3 đối tượng trong mẫu nghiên cứu không có răng cối lớn thứ 3. Răng trám: là những răng sâu đã được điều trị và được trám phục hồi lại hình dáng, hiện tại không có biểu hiện sâu tái phát. Răng sâu và răng trám được ghi nhận riêng biệt. Nếu một răng có cả 1 lỗ sâu và 1 miếng trám thì chỉ được ghi nhận là răng sâu. ❖ Thu thập và đo đạc đặc điểm nước bọt Cách thu thập nước bọt Việc thu thập nước bọt được tiến hành trong khoảng thời gian từ 9 giờ - 11 giờ sáng, trước bữa ăn trưa và ít nhất 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn sáng. Trong vòng 60 phút trước thời điểm thu thập nước bọt, bệnh nhân được yêu cầu không cho bất cứ thứ gì vào miệng, không hút thuốc lá, không nhai kẹo cao su, chải răng sau khi ăn sáng và không sử dụng bất cứ loại nước súc miệng nào. Bệnh nhân được dặn dò trước và trong lúc thu thập nước bọt: thư giãn, không nói chuyện, không khạc nhổ hay nuốt nước bọt, không cử động mạnh lưỡi, miệng, đầu. Với bệnh nhân lọc máu chu kỳ, nước bọt được thu thập trước khi lọc máu. . 1. Lần 1: thu thập nước bọt toàn phần không kích thích • Yêu cầu bệnh nhân nuốt tất cả nước bọt có trong miệng, ngồi thẳng, thoái mái, đầu hơi nghiêng về phía trước. • Đóng kín môi và thư giãn. • Không nuốt, để nước bọt đọng lại trong miệng và nhổ vào ly đựng nước bọt mỗi 30 giây cho đến khi đạt tối thiểu 3ml. Lần 2: thu thập nước bọt toàn phần có kích thích • Yêu cầu bệnh nhân nuốt toàn bộ nước bọt trong miệng, ngồi thẳng, thoải mái. • Cho bệnh nhân nhai viên paraffin (5 gam) không mùi, không vị. • Nhổ bỏ nước bọt trong 30 giây đầu. • Tiếp tục nhai paraffin trong 5 phút và nhổ nước bọt vào ly nhựa sau mỗi 30 giây. Ly nhựa được cân trước và sau mỗi lần thu thập để tính trọng lượng (mg). Thời gian thu thập nước bọt của bệnh nhân được ghi lại bằng đồng hồ tính giây. Lưu lượng nước bọt sau đó được tính bằng ml/ph (1mg/ph=1ml/ph). Mẫu nước bọt không kích thích sau khi đo trọng lượng được trích ra một phần để đo độ pH và khả năng đệm. Phần còn lại nhanh chóng cho vào bảo quản trong thùng đá (loại thùng chứa vắcxin) và chuyển đến Khoa Xét Nghiệm Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh để định lượng Creatinin và Urê. Xác định độ pH của nước bọt Nhúng ngập miếng giấy thử pH trong bộ kit Saliva check buffer vào mẫu nước bọt không kích thích, để trong 10 giây rồi so sánh với bảng màu của nhà sản xuất để xác định và đọc kết quả độ pH. . 2. Nhúng giấy thử vào nước bọt Đối chiếu với bảng màu đánh giá pH Hình 2.3 Xác định độ pH nước bọt Xác định khả năng đệm của nước bọt Sử dụng giấy thử khả năng đệm trong bộ sản phẩm Saliva check buffer và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất: • Lấy miếng giấy thử ra khỏi túi mà không chạm vào phần có các vạch màu. • Đặt một miếng giấy thấm lên bàn và để miếng giấy thử lên, mặt có các vạch màu hướng lên trên. • Dùng pipette hút một lượng nước bọt không kích thích, nhỏ 3 giọt lên 3 vạch màu của miếng giấy thử, không để pipette chạm vào bề mặt giấy thử, không tạo bọt khí. • Ngay sau đó, nghiêng giấy 90º để loại bỏ nước bọt thừa. • Sau 2 phút tính điểm của từng vạch màu (Bảng 2.8). Sau khi đã có điểm mỗi vạch màu, cộng lại cho kết quả khả năng đệm của nước bọt. Bảng 2.8 Điểm số khả năng đệm mỗi vạch màu Màu Xanh lá cây Xanh lá cây / xanh dương Xanh dương Xanh dương / đỏ Đỏ . Điểm 4 3 2 1 0 1. Nhỏ nước bọt lên ba vạch màu Đối chiếu với bảng màu khả năng đệm Hình 2.4 Xác định khả năng đệm của nước bọt Xác định nồng độ Creatinin và Urê trong nước bọt Các ống nghiệm chứa mẫu nước bọt không kích thích bảo quản trong thùng đá được vận chuyển trong ngày đến Khoa Xét Nghiệm của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh để tiến hành định lượng các thành phần Creatinin và Urê. Tại đây, mẫu sẽ được trích ra khoảng 10μl, quay ly tâm 4000 vòng/phút trong 10 phút và xác định nồng độ các chất trên bằng hệ thống máy phân tích sinh hóa Beckman Coulter 5820 (sản xuất năm 2012). 2.2.4 Xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. - So sánh các giá trị trung bình giữa 2 nhóm bằng kiểm định t, giữa 3 giai đoạn bằng phân tích ANOVA. - So sánh các giá trị trung vị giữa 2 nhóm bằng kiểm định Mann - Whitney U, giữa 3 giai đoạn bằng kiểm định Kruskal - Wallis. - So sánh các tỉ lệ bằng kiểm định Chi bình phương. - Phân tích mối tương quan bằng hệ số tương quan Spearman và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. - Đánh giá khả năng phát hiện bệnh thận mạn dựa vào nồng độ Urê, Creatinin nước bọt bằng phân tích đường cong ROC. . 5. - Khoảng tin cậy 95% và mức ý nghĩa p<0,05. 2.2.5 Kiểm soát sai lệch 2.2.5.1 Tập huấn khám sâu răng - Giảng viên Bộ môn Chữa Răng - Nội Nha hướng dẫn cho điều tra viên cách khám, ghi nhận răng sâu, răng mất, răng trám. - Điều tra viên quan sát cách khám và cách ghi nhận các chỉ số trong khi người hướng dẫn khám mẫu trên các Sinh viên răng hàm mặt tình nguyện. - Điều tra viên thực tập khám trên 10 bệnh nhân tại khu điều trị 3, Khoa Răng Hàm Mặt và được đánh giá lại bởi giảng viên. - Thư ký là sinh viên năm cuối, thực tập ghi lại các chỉ số trên phiếu khám nghiên cứu cho đến khi nhuần nhuyễn. 2.2.5.2 Độ thống nhất giữa điều tra viên và giảng viên Khám và đánh giá chỉ số răng sâu, răng mất, răng trám trên 5 Sinh viên răng hàm mặt tình nguyện và 5 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khu điều trị 3 Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đánh giá độ thống nhất giữa giảng viên Chữa Răng - Nội Nha và điều tra viên bằng tỉ lệ phần trăm nhất trí. Trong nghiên cứu này độ thống nhất giữa giảng viên Chữa Răng - Nội Nha với điều tra viên đối với chỉ số răng sâu đạt 98,6%; đối với chỉ số răng mất đạt 100%; đối với chỉ số răng trám đạt 98,2%. 2.2.5.3 Độ kiên định của điều tra viên Một điều tra viên khám và đánh giá tình trạng sâu răng cho tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này. Đánh giá độ kiên định của điều tra viên bằng cách khám lặp lại 2 lần cách nhau 1 giờ trên 10 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Trong nghiên cứu này độ kiên định của điều tra viên đạt 99,3% đối với chỉ số răng sâu; đạt 100% đối với chỉ số răng mất; đạt 98,9% đối với chỉ số răng trám. . 6. Chương 3: KẾT QUẢ 3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU Các đặc điểm về nhân khẩu – xã hội, thói quen và tình trạng bệnh kèm của các đối tượng nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.10. Trong tổng số 220 đối tượng nghiên cứu có 111 bệnh nhân bệnh thận mạn và 109 bệnh nhân không bệnh thận mạn, với 98 đối tượng là nam giới chiếm tỉ lệ 44,5% và 122 đối tượng là nữ giới chiếm tỉ lệ 55,5%. Không có sự khác biệt về tỉ lệ giới tính giữa hai nhóm (p>0,05). Độ tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 49,8 ± 15,7 tuổi; trong đó tuổi trung bình của nhóm bệnh thận mạn là 51,3 ± 12,9 tuổi cao hơn tuổi của nhóm không bệnh thận mạn là 48,2 ± 18,04 tuổi; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,14). Gần một nửa số đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn thấp, mù chữ hoặc chỉ học hết tiểu học (42,7%), tỉ lệ này ở nhóm bệnh thận mạn cao hơn nhóm không bệnh thận mạn (p>0,05). Khoảng 50% số đối tượng nghiên cứu đang hút hoặc đã từng hút thuốc lá. Tỉ lệ này xấp xỉ nhau giữa 2 nhóm bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn (p>0,05). Tương tự, tỉ lệ bệnh nhân thỉnh thoảng có uống rượu/bia giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đa số bệnh nhân (67,7%) không bao giờ uống rượu, bia hoặc đã bỏ từ khi phát hiện bệnh, chỉ khoảng 1/3 số bệnh nhân (32,3%) thỉnh thoảng có uống rượu bia. Về thói quen chăm sóc răng miệng, chỉ khoảng 1/3 số đối tượng có đi khám răng định kỳ (31,4 %); 34 đối tượng chải răng ít nhất 2 lần/ngày (15,5%); gần 1/2 số đối tượng có dùng một loại nước súc miệng nào đó (nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng) (48,6%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về thói quen khám răng định kỳ, số lần chải răng và thói quen dùng nước súc miệng giữa nhóm bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn (p>0,05). Hai bệnh lý phổ biến mà các đối tượng nghiên cứu mắc phải ngoài bệnh thận mạn là đái tháo đường và tăng huyết áp. Có 40 người (18,2%) mắc đái tháo đường; 35 người (15,9%) mắc tăng huyết áp; 48 người (21,8%) mắc đồng thời cả 2 bệnh . 7. Bảng 3.10 Đặc điểm nhân khẩu - xã hội, thói quen và tình trạng bệnh kèm (n=220) BTM (+) BTM (-) Tổng số n=111 n=109 n=220 51,35 (12,93) 48,24 (18,04) 49,81 (15,71) Nam 51 (45,9%) 47 (43,1%) 98 (44,5%) Nữ 60 (54,1%) 62 (56,9%) 122 (55,5%) < Trung học cơ sở 51 (45,9%) 43 (39,4%) 94 (42,7%) ≥ Trung học cơ sở 60 (54,1%) 66 (60,6%) 126 (57,3%) Không hút 53 (47,7%) 54 (49,5%) 107 (48,6%) Đang hút hoặc đã từng hút 58 (52,3%) 55 (50,5%) 113 (51,4%) Không bao giờ 73 (65,8%) 76 (69,7%) 149 (67,7%) Thỉnh thoảng 38 (34,2%) 33 (30,3%) 71 (32,3%) Không bao giờ, khi có vấn đề 75 (67,6%) 76 (69,7%) 151 (68,6%) Định kỳ, thỉnh thoảng 36 (32,4%) 33 (30,3%) 69 (31,4%) ≤1 lần/ngày 91 (82%) 95 (87,2%) 186 (84,5%) ≥2 lần/ngày 20 (18%) 14 (12,8%) 34 (15,5%) Không 63 (56,8%) 50 (45,9%) 113 (51,4%) Có 48 (43,2%) 59 (54,1%) 107 (48,6%) ĐTĐ (-), THA (-) 48 (43,2%) 49 (45,0%) 97 (44,1%) ĐTĐ (+), THA (-) 19 (17,1%) 21 (19,3%) 40 (18,2%) ĐTĐ (-), THA (+) 21 (18,9%) 14 (12,8%) 35 (15,9%) ĐTĐ (+), THA (+) 23 (20,7%) 25 (22,9%) 48 (21,8%) Biến số Tuổi, TB (ĐLC) p 0,14(1) Giới tính, n (%) 0,67(2) Trình độ học vấn, n (%) 0,33(2) Hút thuốc lá, n (%) 0,79(2) Uống rượu/bia, n (%) 0,53(2) Khám răng định kỳ, n (%) 0,73(2) Số lần chải răng, n (%) 0,54(2) Dùng nước súc miệng, n (%) 0,11(2) Tình trạng bệnh kèm, n (%) 0,66(2) BTM: Bệnh thận mạn; ĐTĐ: Đái tháo đường; THA: Tăng huyết áp; (+): Mắc bệnh; (-): Không mắc bệnh; (1 ) Kiểm định t; (2) Kiểm định Chi bình phương; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. . 8. đái tháo đường và tăng huyết áp; số còn lại 97 người (44,1%) không mắc 2 loại bệnh này. Không có sự khác biệt về tình trạng mắc đái tháo đường và hoặc tăng huyết áp giữa nhóm bệnh thận mạn và nhóm không bệnh thận mạn trong mẫu nghiên cứu (p>0,05). 3.2 MỨC ĐỘ KHÔ MIỆNG, TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM NƯỚC BỌT CỦA BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN VÀ KHÔNG BỆNH THẬN MẠN 3.2.1 Mức độ khô miệng và tình trạng sâu răng Mức độ khô miệng và tình trạng sâu răng của các đối tượng nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.11. Các số liệu không có phân phối chuẩn nên được trình bày bằng trung vị (khoảng tứ phân vị) và so sánh giữa các nhóm bằng kiểm định phi tham số Mann – Whitney U, mức ý nghĩa p<0,05. Bảng 3.11 Mức độ khô miệng và tình trạng sâu răng trên bệnh nhân bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn (n=220) Biến số, TV (KTPV) BTM (+) n=111 34 (25 – 43) BTM (-) n=109 12 (7 – 21) p Mức độ khô miệng <0,001 Tình trạng sâu răng Răng sâu 1 (0 – 3) 1 (0 – 2) 0,57 Răng mất 2 (1 – 4) 2 (0 – 3) 0,002 Răng trám 0 (0 – 1) 0 (0 – 1) 0,68 SMT 6 (3 – 8) 4 (3 – 6) 0,003 BTM: Bệnh thận mạn; (+): Mắc bệnh; (-): Không mắc bệnh; TV (KTPV): Trung vị (khoảng tứ phân vị); Kiểm định Mann - Whitney U; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Bảng 3.11 cho thấy chỉ số đánh giá mức độ khô miệng của các đối tượng bệnh thận mạn (34 điểm) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm không bệnh thận mạn (12 điểm). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số răng mất giữa nhóm bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn (p=0,002). Chỉ số SMT của bệnh nhân bệnh thận mạn (6 răng) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p=0,003) so với . 9. bệnh nhân không bệnh thận mạn (4 răng). Số răng sâu và số răng được trám tốt không khác biệt giữa 2 nhóm (p>0,05). p<0,001 (a) (b) Biểu đồ 3.1 Mức độ khô miệng (a) và chỉ số SMT (b) trên bệnh nhân bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn 3.2.2 Đặc điểm nước bọt và nồng độ các chất trong nước bọt Bảng 3.12 Đặc điểm nước bọt, nồng độ Creatinin và Urê trong nước bọt bệnh nhân bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn (n=220) Biến số BTM (+) n=111 BTM (-) n=109 p Đặc điểm nước bọt LLNBkkt, TB (ĐLC) 0,18 (0,07) 0,38 (0,11) <0,001(1) LLNBkt, TV (KTPV) 1,25 (1,03 – 1,79) 1,54 (1,10 – 2,12) 0,019(2) pH, TV (KTPV) 7,4 (7,0 – 7,8) 7,0 (6,8 – 7,2) <0,001(2) KNĐ, TV (KTPV) 10 (8 – 12) 6 (4 – 8) <0,001(2) Nồng độ Creatinin và Urê trong nước bọt [Creatinin]/nb, TV (KTPV) 0,40 (0,30 – 0,50) 0,14 (0,12 – 0,19) <0,001(2) [Urê]/nb, TB (ĐLC) 23,60 (10,88) 13,89 (7,40) <0,001(1) BTM: Bệnh thận mạn; (+): Mắc bệnh; (-): Không mắc bệnh; LLNBkkt: Lưu lượng nước bọt không kích thích; LLNBkt: Lưu lượng nước bọt kích thích; KNĐ: Khả năng đệm; (1) Kiểm định t; (2) Kiểm định Mann – Whitney U; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Bảng 3.12 trình bày các đặc điểm nước bọt bệnh nhân bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn. Số liệu về lưu lượng nước bọt không kích thích và nồng độ Urê nước bọt có phân phối chuẩn, được thể hiện bằng giá trị trung bình (độ lệch chuẩn) và được so sánh giữa 2 nhóm bằng kiểm định t; các số liệu còn lại không . 0. phân phối chuẩn, được thể hiện bằng trung vị (khoảng tứ phân vị) và dùng Kiểm định Mann – Whitney U so sánh 2 nhóm. Theo Bảng 3.12, cả lưu lượng nước bọt không kích thích và lưu lượng nước bọt kích thích của nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn (tương ứng là 0,18ml/ph và 1,25ml/ph) thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001 và p<0,05) so với lưu lượng nước bọt không kích thích và kích thích của nhóm không bệnh thận mạn (tương ứng là 0,38ml/ph và 1,54ml/ph). p<0,001 (a) p=0,02 (b) Biểu đồ 3.2 Lưu lượng nước bọt không kích thích (a) và lưu lượng nước bọt kích thích (b) của bệnh nhân bệnh thận mạn và không bệnh thận mạn Ngược lại với lưu lượng nước bọt, độ pH và khả năng đệm của nước bọt bệnh nhân bệnh thận mạn cao hơn trong nước bọt bệnh nhân không bệnh thận mạn; cụ thể, độ pH và khả năng đệm nước bọt bệnh nhân bệnh thận mạn (tương ứng 7,4 và 10) cao hơn so với pH và khả năng đệm nước bọt bệnh nhân không bệnh thận mạn (tương ứng 7,0 và 6), các sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001). .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất