Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Chế tạo đồ chơi trong dạy học vật lý lớp 6...

Tài liệu Chế tạo đồ chơi trong dạy học vật lý lớp 6

.PDF
74
1
59

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung - Tên đề tài: Chế tạo đồ chơi trong dạy học vật lý THCS Sinh viên thực hiện: Lưu Trung Kiên - Lớp: C14VL01 Khoa: Khoa học tự nhiên Năm thứ 2 Số năm đào tạo: 3 năm. - Người hướng dẫn: Th.S. Mai Thị Anh Đào. 2. Mục tiêu đề tài Giúp học sinh:  Nắm vững kiến thức cơ bản,tính chất vật lý của một số hiện tượng thông qua việc tự chế tạo một số đồ chơi đơn giản rẻ tiền dưới sự hướng dẫn của giáo viên đứng lớp.  Rèn luyện và phát triển cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng tìm tòi kiến thức, thực hành thí nghiệm, hình thành tác phong nghiên cứu khoa học. Giúp giáo viên:  Bồi dưỡng kỹ năng tự tạo và sử dụng đồ chơi dạy học đơn giản phục vụ cho chính bản thân 3. Kết quả nghiên cứu : Bảy món đồ chơi và cuốn tài liệu hướng dẫn chế tạo và sử dụng. 4. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài. Ngày 25 tháng 3 năm 2016 Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) 1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN I.SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN Họ và tên: Lưu Trung Kiên Sinh ngày: 27/09/1995 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: C14VL01 Khóa: 2014 – 2017 Khoa: Khoa học tự nhiên Địa chỉ liên hệ: 59Đ3/8D,khu phố Đồng An 3, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương. Điện thoại: 0974833643 Email: [email protected] II.QUÁ TRÌNH HỌC TẬP  Năm thứ nhất: Ngành học: Sư phạm Vật lý Khoa: Khoa học tự nhiên Kết quả xếp loại học tập:TB -K Sơ lược thành tích:  Năm thứ hai: Ngành học: Sư phạm Vật lý Khoa: Khoa học tự nhiên Kết quả học tập: Khá Bình Dương, Ngày tháng năm viên thực Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh hiện( ký và ghi rõ họ tên ) ( ký và ghi rõ họ tên ) 2 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I.SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN Họ và tên: Trần Hoài Nam Sinh ngày: 23/01/1995 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: C14VL01 Khóa: 2014 – 2017 Khoa: Khoa học tự nhiên Địa chỉ liên hệ: xã Bạch Đắng , Tân Uyên, Bình Dương. Điện thoại:01654483988 Email: II.QUÁ TRÌNH HỌC TẬP  Năm thứ nhất: Ngành học: Sư phạm Vật lý Khoa: Khoa học tự nhiên Kết quả xếp loại học tập:TB Sơ lược thành tích:  Năm thứ hai: Ngành học: Sư phạm Vật lý Khoa: Khoa học tự nhiên Kết quả học tập: TB Bình Dương, Ngày tháng năm Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên thực hiện ( ký và ghi rõ họ tên ) ( ký và ghi rõ họ tên ) 3 THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I.SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN Họ và tên: LÊ TRUNG TÍNH Sinh ngày: 24/2/1996 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: C14VL01 Khóa: 2014 – 2017 Khoa: Khoa học tự nhiên Địa chỉ liên hệ: C321 kp Bình Đức I, Thuận An, Bình Dương. Điện thoại: 0963443930 Email: [email protected] II.QUÁ TRÌNH HỌC TẬP  Năm thứ nhất: Ngành học: Sư phạm Vật lý Khoa: Khoa học tự nhiên Kết quả xếp loại học tập:TB -K Sơ lược thành tích:  Năm thứ hai: Ngành học: Sư phạm Vật lý Khoa: Khoa học tự nhiên Kết quả học tập: TB Bình Dương, Ngày tháng năm Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên thực hiện ( ký và ghi rõ học tên ) ( ký và ghi rõ họ tên ) 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]Giáo trình tâm lý học đại cương- Nguyễn Quang Ẩn [2] Tuyển Tập Các Đồ Chơi Làm Bằng Tay- Phạm Văn Hựu [3]Sách tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm- Đỗ Văn Thông [4]Capstone Project Physics Toys-Mikko Korhonen [5]J Guemez, C Fiolhais, M Fiolhai 2009 Toys in physics lecture sand demonstrations-abrief review Physics Education [6]www.arvindguptatoy.com – Toys From Trash 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................8 2. Mục tiêu đề tài.....................................................................................................9 3.Mục đích ............................................................................................................... 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 6...............................................................10 1.2. Đồ chơi vật lý và vai trò của nó trong dạy học vật lý...................................14 1.3. Tóm tắt nội dung chương trình vật lý lớp 6..................................................16 1.3.1 : CƠ HỌC......................................................................................................16 1.3.2 : NHIỆT HỌC...............................................................................................17 CHƯƠNG 2.THIẾT KẾ - CHẾ TẠO ĐỒ CHƠI VẬT LÝ LỚP 6 2.1. Phần cơ học.....................................................................................................18 2.1.1. Lực – Hai lực cân bằng ...................................................................18 2.1.2. Trọng lực -đơn vị lực........................................................................19 2.1.3. Lực đàn hồi........................................................................................19 2.1.4. Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng.............................................20 2.1.5. Mặt phẳng nghiêng...........................................................................21 2.2. Phần nhiệt học...............................................................................................22 2.2.1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí...............................................22 2.2.2. Sự nóng chảy và đông đặc.................................................................23 CHƯƠNG 3.SỬ DỤNG ĐỒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 6 3.1. Bộ đồ chơi lính nhảy dù.......................................................................24 3.2. Bộ đồ chơi chim gõ kiến, hộp bất ngờ................................................25 3.3. Bộ đồ chơi đèn Lava............................................................................26 3.4. Bộ đồ chơi vượt dốc.............................................................................27 6 3.5. Bộ đồ chơi tàu hơi nước.......................................................................28 3.6. Bộ đồ chơi tượng sáp...........................................................................29 3.7. Chú hề...................................................................................................31 CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ 4.1.BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐỒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ CỦA CÁC BẠN HỌC SINH...................32 4.2.Ý kiến của giáo viên bộ môn...........................................................................35 4.3.KẾT LUẬN......................................................................................................38 ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.........................................................................................39 Phụ lục ...................................................................................................................40 Giáo án 1: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG..........................................40 Giáo án 2: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC..........................................43 Giáo án 3: LỰC ĐÀN HỒI....................................................................46 Giáo án 4: MẶT PHẲNG NGHIÊNG..................................................49 Giáo án 5: SỰ NÓNG CHẢY – SỰ ĐÔNG ĐẶC................................54 Giáo án 6: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG..........58 Giáo án 7: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG ..............................62 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỜNG THCS Tân Bình ..................70 CHÚ THÍCH HÌNH ẢNH VÀ KÍ HIỆU.....................................................73 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay các nước trên thế giới điển hình là Nhật Bản, chương trình giáo dục và đào tạo của họ là sử dụng theo phương hướng đồ dùng dạy học trong phương pháp. Học sinh ở nước họ tự tìm tòi sáng tạo hay nói cách khác chủ yếu chú trọng vào thao tác thực hành. Trong những năm gần đây, song song với chương trình đổi mới sách giáo khoa, các trường phổ thông đã được trang bị đồng bộ các thiết bị dạy học và thiết bị thí nghiệm theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo Dục (BGD). Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các thiết bị đó vẫn còn rất hạn chế dẫn đến hiệu quả sư phạm thấp, kìm hãm khả năng của học sinh (HS) và giáo viên (GV), gây lãng phí lớn trong việc đầu tư thiết bị dạy học vì không được sử dụng. Hạn chế này do một số những nguyên nhân sau: Trình độ của đa số GV còn hạn chế, nhất là sự hiểu biết và kỹ năng, kỹ thuật, ngoại ngữ khi chuẩn bị thao tác trên các thiết bị dạy học hiện đại. Mặc dù đã có tổ chức tập huấn cho giáo viên nhưng do thời gian thực tập ngắn và chưa thực sự chất lượng nên những hạn chế trên chưa được cải thiện. Hơn nữa việc tập huấn sử dụng cho giáo viên thông thường do các công ty trực tiếp cung cấp thiết bị dạy học đảm nhiệm nên phần lớn chỉ hướng dẫn lắp đặt, vận hành về mặt kỹ thuật, chưa đi sâu vào việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm đó trong dạy học[5]. Việc nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy là việc làm thường xuyên, cần thiết, là mục tiêu chính của giáo dục hiện nay. Phương pháp truyền đạt kiến thức kĩ năng chủ yếu phát huy tính tự lực, tích cực của học sinh. Môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm gần như chiếm chủ yếu, nên việc hình thành kiến thức - kĩ năng cho học sinh khi dạy đa số là xuất phát từ thực nghiệm. Thí nghiệm chính học sinh tự làm, tự phân tích... rút ra kết luận. Do đó đồ dùng dạy học vật lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy thực nghiệm của giáo viên. Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đã đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, nội dung của quá trình đào tạo ở mọi cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động và triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy 8 nhiên, vẫn còn nhiều biện pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập cho HS vẫn chưa được triển khai, một trong những kỹ thuật dạy học chưa được đông đảo giáo viên quan tâm sử dụng đó là kỹ thuật sử dụng đồ chơi trong dạy học. Việc sử dụng đồ chơi trong dạy học là một biện pháp dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học hiện đại. Đồ chơi vật lý 6 sẽ giúp cho các em hiểu rõ hơn về bài học Vật Lý của mình, từ đó các em sẽ nắm vững kiến thức hơn, giúp các em hiểu rõ hơn về bản chất của những khái niệm vật lý mà mình đã được học. Xuất phát từ thực tế hiện nay khi dụng cụ thí nghiệm còn hạn chế, do đó việc chế tạo đồ chơi Vật Lý 6 là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu đề tài: Giúp học sinh:  Nắm vững kiến thức cơ bản,tính chất vật lý của một số hiện tượng thông qua việc tự chế tạo một số đồ chơi đơn giản rẻ tiền dưới sự hướng dẫn của giáo viên đứng lớp.  Rèn luyện và phát triển cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng tìm tòi kiến thức, thực hành thí nghiệm, hình thành tác phong nghiên cứu khoa học. Giúp giáo viên:  Bồi dưỡng kỹ năng tự tạo và sử dụng đồ chơi dạy học đơn giản phục vụ cho chính bản thân. 3.Mục đích: Nhằm giúp cho quá trình dạy học vật lý hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:  Đối tượng: Giải pháp làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hiệu quả trong dạy học Vật lý lớp 6  Phạm vi nghiên cứu: chương trình vật lý lớp 6  Phương pháp: - Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan - Điều tra sư phạm - Thực nghiệm sư phạm 9 - Kiểm tra, đối chứng so sánh với phương pháp dạy học Vật lý khác. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Tuổi thiếu niên, ứng với tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), học sinh từ lớp 6- 9 (theo hệ thống giáo dục ở Việt Nam). Đây là lứa tuổi đã được chứng minh là rất thú vị song cũng gây nhiều khó khăn cho thầy cô trong nhà trường, bởi đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của lứa tuổi này. 1.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 6          Những biến đổi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thiếu niên, ảnh hưởng đến hoạt động học tập:          Khi bước vào môi trường học đường THCS, điều đầu tiên mà trẻ nhận ra là sự thay đổi điều kiện đời sống của trường học: sự xuất hiện của nhiều thầy cô giáo, chương trình, tài liệu, hình thức học tập trên lớp phức tạp hơn;  kinh nghiệm thực tế ngoài nhà trường, sự giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa được mở rộng hơn. Đây chính là điều kiện làm nảy sinh khát vọng phải chiếm lĩnh một vị trí mới trong quan hệ với người lớn, có tính độc lập và hành động tự chủ cao, xây dựng quan hệ theo cách mới với bạn bè cùng lứa.          Cũng như mọi giai đoạn phát triển lứa tuổi khác, tuổi thiếu niên có những thế mạnh riêng của mình. Những thế mạnh đó là: luôn sẵn sàng một cách có lựa chọn với mọi khía cạnh liên quan đến việc học tập, nếu như những việc đó thể hiện được tính người lớn theo suy nghĩ của chúng; khả năng tri giác tăng, tính nhạy cảm cao với mọi khía cạnh của việc học. Trẻ tuổi này rất hay bị thu hút  vào các hình thức hoạt động tự quản trong giờ học,  vào các tài liệu học tập phức tạp và có khả năng tự thiết kế hoạt động nhận thức vượt ra khỏi khuôn khổ của nhà trường. Tuy nhiên, cái khó của trẻ ở lứa tuổi này là tâm thế, sự sẵn sàng của chúng không dễ được hiện thực hoá do chưa làm chủ được các phương pháp thực hiện và hình thức mới của hoạt động học tập. 10          Khó khăn càng trở nên sâu sắc hơn khi những đặc điểm nêu trên của trẻ mang tính chất không ổn định xuất hiện trong quá trình hình thành và trưởng thành, vì yêu cầu trẻ lứa tuổi này đưa ra bao giờ cũng vượt lên trước so với kinh nghiệm sống và khả năng thực thi một cách độc lập của chúng. Nói cách khác, trẻ - thiếu niên thường có khát vọng xây dựng hình ảnh cuộc sống của mình không chỉ ứng với khả năng của bản thân, mà còn vượt quá các khả năng đó. Điều này đòi hỏi phải có các các phương pháp khác nhau cả trong giáo dục( theo nghĩa hẹp), lẫn trong dạy học cho học sinh từ các lớp đầu đến cuối cấp THCS.           Hứng thú học tập, sự quan tâm đến các vấn đề nhà trường của học sinh tuổi thiếu niên có phần bị giảm sút. Điều này thực sự gây nên sự lo lắng cho thầy cô giáo và cha mẹ học sinh THCS. Trẻ thiếu niên luôn có xu hướng với các hoạt động tích cực để minh chứng cho tính người lớn của mình và để nhận được những tình cảm tôn trọng từ phía mọi người xung quanh. Nhưng đáng tiếc, những dạng hoạt động này lại ít diễn ra trong trường học và các phương thức thực thi chúng thì trẻ lại không được học. Trẻ phải tìm kiếm cơ hội khẳng định bản thân ở các dạng hoạt động diễn ra ngoài nhà trường và vì thế, các hoạt động này thu hút trẻ hơn, so với các giờ học trên lớp.           Quan hệ của trẻ với việc học không diễn ra trực tiếp mà được khúc xạ thông qua các mối quan hệ phức tạp của trẻ với người lớn (trong đó có thầy cô giáo) và với bạn bè của chúng.           Khát vọng  được khẳng định tính tự lập và tính được làm người lớn của trẻ sẽ không được thoả mãn, thậm chí còn gây hậu quả âm tính nếu như giáo viên THCS sử dụng các phương pháp dạy và giao tiếp truyền thống. Trẻ thiếu niên không thoả mãn với vai trò của một thính giả thụ động trên lớp, các em cũng không hứng thú với việc ghi chép những gì giáo viên đọc cho hay chép lại các bài giải mẫu ở trên bảng. Trẻ lứa tuổi này thích chờ đợi vào các hoạt động làm quen với tài liệu mới, mang tính chất hoạt động của tư duy, mang tính độc lập, mà chỉ khi đó chúng có cơ hội thể hiện sự tích cực của mình           Học sinh THCS có quan điểm của mình với bài làm, hoạt động đã thực hiện và có thể phát biểu điều này trên lớp. Các em rất thích khi được sự tán đồng của thầy cô về khả năng trí tuệ và rất thích các hình thức thi đua trong học tập, thích so 11 sánh kết quả làm bài giữa học sinh với nhau. Học sinh THCS không chỉ bị thu hút vào các hình thức hoạt động học tập mới, tạo ra cơ hội cho chúng biểu hiện tính tích cực, mà cả  việc học các tri thức mới. Chúng dễ tự ái hoặc phật ý khi phải trả lời các câu hỏi quá đơn giản, các bài tập quá dễ, ngược lại, trẻ thích các kiến thức đòi hỏi phải suy nghĩ, phải khái quát.          Cách dạy và phong thái giao tiếp của người lớn, của thầy cô giáo dạy môn học là “sức hút” mạnh, gây tình cảm, hứng thú, “ thích học ” với môn học của học sinh.          Học sinh THCS thích thâu tóm các sự kiện thực tế bằng suy nghĩ:          V.A. Xukhômlixnki khi nói về bản chất của việc học trên lớp của học sinh THCS thì cho rằng: “ kích thích gây hứng thú cho tất cả mọi học sinh, tất nhiên, đấy là những hình ảnh trực quan rực rỡ, nhưng với học sinh THCS, cái chính lại không phải điều đó... Chúng ta phải thức tỉnh “vùng cảm xúc” bằng mối tương quan của cái cụ thể với cái trừu tượng. Cảm xúc ngạc nhiên được xuất hiện bởi trong các đồ vật cụ thể ẩn chứa nguồn gốc sự thật thế giới quan. Cái trở nên hứng thú với việc học ở thiếu niên không phải là những gì đặc biệt, những gì mang tính trợ giúp, mà là chính tài liệu học tập”.          Tài liệu học tập chủ yếu của học sinh THCS là sách giáo khoa. Những gì mà V.A. Xukhômlixnki đã biểu đạt cũng chính là định hướng cho việc biên soạn sách giáo khoa cho học sinh trung học nói chung, học sinh THCS nói riêng. Sự diễn tả các tài liệu học tập theo hướng trên là cách tìm ra “tiếng nói chung”, sự tương thích giữa nội dung tài liệu và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS.            Quan hệ của trẻ thiếu niên đối với tài liệu học tập mang tính nghiên cứu; nghĩa là, các em có khuynh hướng đưa ra các câu hỏi về nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng, đưa chúng vào thảo luận một cách sống động theo các quan điểm khác nhau. Trong giờ học trên lớp, các em yêu thích các hình thức hoạt động  như: tự nghiên cứu đưa ra các kết luận và các khái quát hoá, chọn các sự kiện hoặc các đoạn văn tương thích với vấn đề, các giờ tự học thực hành hoặc trong phòng thí nghiệm (với các dụng cụ, máy móc, mô hình).           Sự tự tiếp nhận kiến thức ở ngoài nhà trường (đọc các tài lệu tham khảo, tìm kiếm các nguồn thông tin khác nhau). Đây là nhu cầu lớn, “tự thân vận động” của trẻ thiếu niên, xuất phát từ đặc điểm tâm lý muốn trở thành và được xã hội công 12 nhận được làm người lớn, trong khi các kiến thức học được trong nhà trường không cho phép các em thỏa mãn nhu cầu này.           Sẽ là yếu tố thuận lợi, thúc đẩy “ sự ham học ”của học sinh, nếu các thầy cô giáo nhanh chóng định hướng cho học sinh cách lựa chọn tài liệu “có ích” để tham khảo, hình thành cách tự học, hướng vào việc học đang diễn ra trong nhà trường. Khó khăn cho giáo viên khi làm công việc mang tính “đạo đức nghề nghiệp” này là học sinh THCS, đặc biệt ở đầu cấp, luôn có xu hướng tự lập, trong khi chưa biết cách tổ chức hoạt động trí tuệ của mình, chưa làm chủ được các thủ pháp làm việc với tài liệu, ghi nhớ và tập trung chú ý vào tài liệu.          Các điều kiện thuận lợi và khó khăn để hình thành việc tự điều khiển hoạt động học tập (hay việc tự học ở học sinh THCS) xuất hiện:          + Trẻ đầu bậc THCS đã biết tập trung chú ý có chủ định đến từng khía cạnh khác nhau của tài liệu, bao gồm cả những khía cạnh đã được trừu tượng hoá. Biết tập trung chú ý có chủ định là một thế mạnh trong phát triển tâm lý của học sinh THCS: các em hoàn toàn có thể tập trung chú ý trong suốt cả thời gian một tiết học, biết phân phối chú ý cho các dạng hoạt động học tập khác nhau, đôi khi còn biết đẩy nhanh tốc độ bài học. Một số học sinh ở lứa tuổi này đã có thói quen làm việc tập trung, mà theo đánh giá của các nhà tâm lý, điều này có nghĩa đã chuyển từ chú ý có mục đích, có chủ định thành chú ý sau chủ định. Đấy là minh chứng về khả năng làm việc cao của thiếu niên.          + Việc lĩnh hội các phương thức ghi nhớ ngày càng tăng theo tuổi. Các nghiên cứu của Tâm lý học cho thấy, trí nhớ của học sinh THCS phát triển theo một số hướng. Ở đầu bậc học, các phương pháp ghi nhớ có chủ định được tích luỹ, tuy nhiên, khối lượng không lớn: ghi nhớ, trong nhiều trường hợp vẫn diễn ra một cách tự nhiên, không cần phải sử dụng đến các thủ pháp nào, nghĩa là, nhớ trực tiếp. Ở các lớp cao hơn trong trường THCS, các thủ pháp ghi nhớ ngày càng trở nên được ý thức, đa dạng, linh hoạt, phụ thuộc vào đặc điểm của tài liệu học. Học sinh các lớp lớn trong nhà trường THCS có xu hướng ý thức các hành động học tập của mình hơn, hiểu trật tự của việc học.          + Tuy nhiên, người giáo viên cũng gặp phải khó khăn khi trẻ tự tổ chức việc học cho bản thân: trẻ không phải lúc nào cũng ý thức được các thủ pháp ghi nhớ mà 13 chúng đã sử dụng; chú ý của chúng đôi lúc vẫn không ổn định, không chủ định, phụ thuộc vào sự hứng thú, vào cái mới của tài liệu. Khi phân tích và đánh giá công việc của mình, học sinh THCS thường sử dụng tự kiểm soát theo kết quả (hoặc theo mẫu). Ở chúng, nếu không được dậy dỗ một cách có chủ định thì hiếm khi quan sát thấy trẻ biết kiểm tra  tiến trình công việc, đánh giá các bước trung gian từ góc độ kết quả phải đạt được. Trẻ - thiếu niên, đặc biệt gặp khó khăn khi phải tự kiểm tra tiến độ công việc sẽ diễn ra. Chúng không phải lúc nào cũng biết lập kế hoạch chung: xác định được các giai đoạn, dự báo được các khó khăn có thể xảy ra. Mặc dù học sinh tuổi thiếu niên cũng hay đề ra các kế hoạch, song những kế hoạch này lại không chỉ đạo được hành động, mà chỉ là các “cơn bộc phát” của chúng[6]. 1.2. Đồ chơi vật lý và vai trò của nó trong dạy học vật lý Trẻ em tiếp thu rất tốt khi chơi. Ở bậc mẫu giáo, các bậc phụ huynh rất lo lắng, sốt ruột vì thấy trường mẫu giáo cho cháu chơi nhiều hơn học. Chơi là chương trình học rất tốt! Những vật hình khối giúp trẻ nhận thức được không gian ba chiều, khái niệm sau này sẽ là nền tảng cho những bài hình học, vật lý, kiến trúc và kỹ thuật. Qua đó, trẻ thể hiện sự hiểu biết về những mối tương quan kích cỡ trong thế giới thật. Khi chơi với những đồ chơi như xe hơi, xe tải, máy bay, tàu lửa..., và giả vờ hồi hộp vì tốc độ, trẻ mẫu giáo cảm thấy lớn mạnh và trưởng thành. Khi trẻ tưởng tượng và chơi trò đi xe trên một con đường dài, có thể trẻ đang nghĩ cách vượt qua nỗi lo lắng vì phải xa rời người thân. Vui chơi là công việc của trẻ em.  "Vui chơi đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ mang tính can đảm, sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành.” (TheoTina Bruce – tác  giả hàng đầu về Giáo Dục Mầm Non). Và cũng như người lớn làm việc, công cụ “làm việc” của trẻ nhỏ là đồ chơi. Đồ chơi là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có khi là đối tượng để trẻ khám phá thế giới xung quanh, có khi lại là công cụ đểtrẻ thao tác các hoạt động, là chỗ dựa cho các trò chơi tưởng tượng của trẻ. Chính vì vậy mà đồ chơi có tác động rất lớn tới sự phát triển và tư duy của trẻ nhỏ và cũng từ đó mà đồ chơi giáo dục ra đời như một lẽ tất yếu trong lịch sử phát triển của chúng ta. 14 Đối với nhiều người có lẽ khái niệm về đồ chơi giáo dục còn chưa thực sự rõ ràng và sáng tỏ. Chúng ta chỉ nghĩ đơn giản đồ chơi là đồ để cho trẻ vui chơi, nghịch ngợm, đồ chơi giáo dục thì cũng chỉ là đồ chơi thôi. Tuy nhiên, không phải mọi loại đồ chơi đều là đồ chơi giáo dục. Đồ chơi giáo dục thực chất là đồ chơi cho trẻ em mà ở nó có mang chức năng giáo dục, tức là món đồ chơi đó hỗ trợ và dạy cho các em về các kĩ năng, kiến thức nhất định nào đó. Thực tế, trẻ em có khả năng biến mọi đồ vật thành đồ chơi cho bản thân mình: một hòn đá, viên sỏi hay một chiếc túi nilon cũng có thể trở thành đồ chơi cho các em. Tuy nhiên, đồ chơi giáo dục thực sự khác biệt ở giá trị mà nó đem lại. Đồ chơi giáo dục sẽ kích thích, thúc đẩy cho sự phát triển của thể chất, tư duy và tinh thần cho các bé, nó có thể chỉ hướng đến sự giáo dục về một kĩ năng, lĩnh vực, khía cạnh cụ thể hoặc nó sẽ mang tính giáo dục tổng hợp. Tóm lại, đồ chơi giáo dục sẽ đem lại sự giáo dục nhất định cho trẻ trong quá trình các em tương tác, vui chơi với món đồ chơi đó. Theo bà Swati Popat Vats - một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cũng đồng thời là giám đốc của chuỗi trường mầm non Podar Jumbo Kids ở Ấn Độ: Trẻ cần được chơi những trò chơi mang tính xây dựng và lành mạnh. Các đồ chơi chạy bằng pin, trò chơi điện tử, điện thoại, máy tính ngày nay không được coi là đồ chơi lành mạnh bởi chúng gây ra các vấn đề về sức khỏe nhận thức, cảm xúc và xã hội[1]. Hơn nữa về phương diện giải phẫu học, giáo sư về Nhi đồng học Glenn Doman đã cho biết: “Cấu trúc và chức năng các tế bào não rất đặc biệt, chúng được thiết kế theo kiểu là nếu chúng ta càng sử dụng chúng nhiều thì chúng càng phát triển. Còn ngược lại nếu chúng ta không sử dụng chúng thì sẽ dần dần chúng sẽ mất chức năng về sự kết nối nhanh nhạy vốn có". Thay vì mua cho con những chú robot đắt tiền, những con búp bê bạn có thể mua cho con những đồ chơi kích hoạt trí tuệ như: xếp hình, cắt dán, tô màu, vẽ, đồ chơi phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước, so sánh phân loại con vật, đồ vật theo đặc điểm, suy luận. Đó chính là những đồ chơi mang tính giáo dục, kích hoạt trí tuệ này là thay vì đưa cho con một “sản phẩm đã hoàn thành”, đồ chơi giáo dục thử thách các con phải hoàn thành sản phẩm từ những công cụ, thành phần cơ bản nhất được 15 cung cấp. Từ một bộ xếp hình khối tuy chỉ bao gồm những thanh gỗ chữ nhật, tam giác, vuông tròn nhưng hãy quan sát xem, qua đôi bàn tay con bạn chúng sẽ trở thành những ngôi nhà, vườn thú, con vật, cây cỏ tùy theo trí tưởng tượng của các con. Và như thế, não bộ các con sẽ phải hoạt động tích cực và sẽ ngày một phát triển. Cùng với những ý tưởng đó, đề tài của chúng tôi là giúp các em học sinh lớp sáu từ những vật dụng đơn giản, rẻ tiền hoặc những vật dụng gần gũi ngay trong cuộc sống thường ngày các em có thể ứng dụng kiến thức vật lý học ở trường để tạo ra một số đồ chơi cho riêng mình. Từ đó giúp các em thích học môn vật lý, yêu thích khoa học và ham học hỏi, hình thành cho các em óc tư duy sáng tạo. Trước khi chế tạo đồ chơi cho học sinh của mình, chúng ta thường đặt ra những tiêu chuẩn mà món đồ chơi đó có phù hợp với lứa tuổi, bài học của các em không ? - Món đồ chơi này sẽ giúp các em phát triển kỹ năng gì ? - Vật liệu để làm đồ chơi có dễ tìm thấy trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các em không ? - Vật liệu để làm đồ chơi có an toàn cho sức khỏe của các em không ? - Món đồ chơi tạo ra, khi các em sử dụng có an toàn cho các em không ? - Món đồ chơi đó có mang tính nhân văn không ? - Món đồ chơi này ứng dụng vào bài học vật lý nào trong chương trình học của các em? - Các em có thích món đồ chơi đó không? Hiển nhiên, đồ chơi giáo dục sẽ khiến chúng ta yên tâm về những gì các em học được khi tương tác và chơi cùng những món đồ chơi đó. Hơn nữa, đồ chơi giáo dục luôn là những sản phẩm được chăm chút về thiết kế, hình thức, chức năng chuyên biệt và đặc biệt là về chất lượng, an toàn. Những sản phẩm đồ chơi giáo dục của chúng tôi được ứng dụng trong các bài giảng vật lý ở trường. Khi thiết kế chế tạo các đồ chơi vật lý này, chúng tôi luôn chú ý đến tính nhân văn, các tính chất vật lý được áp dụng trong đồ chơi và điều quan trọng hơn hết là các em học sinh có thể tự làm được các món đồ chơi vật lý bằng các vật liệu rất dễ tìm trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày[3]. 1.3. Tóm tắt nội dung chương trình vật lý lớp 6 16 1.3.1 : CƠ HỌC Bài 1. Đo độ dài Bài 2. Đo độ dài (tiếp theo) Bài 3. Đo thể tích chất lỏng Bài 4. Đo thể tích vật rắn không thấm nước Bài 5. Khối lượng - đo khối lượng Bài 6. Lực - Hai lực cân bằng Bài 7. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực Bài 8. Trọng lực - Đơn vị lực Bài 9. Lực đàn hồi Bài 10. Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng Bài 11. Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng Bài 12. Thực hành : xác định khối lượng riêng của sỏi Bài 13. Máy cơ đơn giản Bài 14. Mặt phẳng nghiêng Bài 15. Đòn bẩy Bài 16. Ròng rọc Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học. 1.3.2 : NHIỆT HỌC Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí Bài 21. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt Bài 22. Nhiệt kế - Thang nhiệt độ Bài 23. Thực hành đo nhiệt độ Bài 24. Sự nóng chảy và sự đông đặc Bài 25. Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) Bài 26. Sự bay hơi và sự ngưng tụ Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) Bài 28. Sự sôi Bài 29. Sự sôi (tiếp theo) 17 Bài 30. Tổng kết chương II : Nhiệt học. CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ - CHẾ TẠO ĐỒ CHƠI VẬT LÝ LỚP 6 Chương trình vật lý 6 gồm hai phần Cơ học và Nhiệt học, chúng tôi chọn một số bài để thiết kế đồ chơi vật lý đáp ứng yêu cầu và các tiêu chí đặt ra ở chương 1. Chúng tôi sẽ trình bày các vật liệu dùng để chế tạo đồ chơi, cách làm và cách sử dụng đồ chơi cho các em học sinh. 2.1. Phần cơ học 2.1.1. Lực – Hai lực cân bằng Bộ đồ chơi : Chú hề cân bằng a. Vật liệu : - 1 miếng carton nhỏ có kích thước 10x10cm - 2 vật nặng ( hai loong đền , hai viên bi ) - 1 thanh gỗ que kem - Kheo và giấy màu b. cách làm : Hình 1. Vật liệu làm chú hề thăng bằng - Bước 1 : Vẽ hình chú hề lên tấm bìa carton sao cho hai cách tay bằng nhau - Bước 2 : Cắt chú hề ra khỏi tấm bìa carton và cắt 1 hình tam giác từ thanh gỗ que kem . - Bước 3 : Dán miếng tam giác vào đầu chú hề và dán hai vật nặng vào tay của chú hề sao cho chúng đều nhau không bị lệch. - Bước 4 : Trang trí bằng giấy màu ( tùy theo ý thích ) c. Cách sử dụng: Đặt chú hề lên trên tay hoặc lên trên cạnh bàn chú hề sẽ thăng bằng 18 Hình 2. Chú hề thăng bằng 2.1.2. Trọng lực -đơn vị lực Bộ đồ chơi: Lính nhảy dù[2]. a. Vật liệu: - 4 đoạn dây có chiều dài bằng nhau ( 20 cm) - 1 túi nhựa nilon - 1 vật nặng ( chú lính nhựa ) b. Cách làm: - Bước 1: Cắt túi nhựa nilon , mở ra sau đó cắt thành hình vuông gấp thành đầu mũi tên. - Bước 2: Cắt 4 sợi chỉ có chiều dài bằng nhau ( 20 cm) và dán vào 4 góc của hình vuông - Bước 3: Nắm ngay chính giữa cho sợi chỉ buông xuống , nắm lấy 4 đầu dây rồi cột vào chú lính nhựa. c. Cách sử dụng: Chỉ cần quấn lại rồi tung lên cao thì nó sẽ xòe ra và rơi xuống đất . Hình 3. Sản phẩm lính nhảy dù 19 2.1.3. Lực đàn hồi Bộ đồ chơi: Chim gõ kiến, hộp bất ngờ[2]. a. Vật liệu: - 1 thanh gỗ có hình trụ dài khoảng 25cm ( có thể thay thế bằng giá đỡ trong thí nghiệm vật lý ) - 1 chú chim được tô màu và cắt ra từ mảnh giấy được gấp đôi lại có kích thước 2.6cmx3.8cm - 1 lò xo được làm từ sợi dây kim loại Hình 4. Vật liệu làm chú chim gõ kiến b. Cách làm: - Bước 1 : Làm dây lò xo, quấn sợi dây quanh một thanh tre nhỏ để làm lò xo. - Bước 2 : Làm cột trụ, dựng đứng thanh gỗ lên và cố định chân của thanh gỗ lại . - Bước 3 : Gắn 1 đầu lò xo vào thân cây rồi xoắn 3-4 vòng, kéo rộng ra . - Bước 4 : Gấp đôi mảnh giấy lại vẽ lên một mặt của tờ giấy hình 1 chú chim gõ kiến c. Cách sử dụng: Chỉ cần kéo đầu của con chim gõ kiến ra và buông nhẹ là chú chim tự động mổ vào thanh gỗ liên tục. Hình 5. Sản phẩm chú chim gõ kiến Hình 6. Vật liệu làm đèn Lava 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng