Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh ...

Tài liệu Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện tim tâm đức

.PDF
125
6
144

Mô tả:

. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH -------- PHẠM THỊ CÁT TUYỀN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN TIM TÂM ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ii BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH -------- PHẠM THỊ CÁT TUYỀN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN TIM TÂM ĐỨC Chuyên ngành: Y tế Công cộng Mã số: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS THÁI THANH TRÚC TP. Hồ Chí Minh, năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt đạo đức trong nghiên cứu y sinh học từ Hội đồng Đạo đức xét duyệt đề cương nghiên cứu Bệnh viện Tim Tâm Đức thành lập số 308-18/QĐ-BVTĐ kí ngày 25/10/2018 và quyết định chấp thuận đạo đức của Hội đồng Đạo đức Bệnh viện Tim Tâm Đức số 12.18/QĐ-NC-TĐ ngày 29/10/2018. NGƢỜI HƢỚNG DẪN TÁC GIẢ TS THÁI THANH TRÚC PHẠM THỊ CÁT TUYỀN . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ......................................................................... 5 1.1. Bệnh mãn tính không lây................................................................................... 5 1.2. Tăng huyết áp ................................................................................................... 5 1.3. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống ...........................................................19 1.4. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và một số yếu tố ở bệnh nhân tăng huyết áp qua việc sử dụng các bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống. .............23 1.5. Tổng quan về bệnh viện Tim Tâm Đức ............................................................27 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................29 2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................29 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .....................................................................29 2.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................29 2.4. Thu thập số liệu................................................................................................31 2.5. Xử lý số liệu.....................................................................................................36 2.6. Phân tích số liệu ...............................................................................................41 2.7. Y đức ...............................................................................................................42 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ...........................................................................................43 3.1. Các đặc tính dân số xã hội ................................................................................43 3.2. Các đặc điểm không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu.....................................45 3.3. Các đặc tính về tình trạng sức khỏe ..................................................................46 3.4. Các đặc tính về tình trạng điều trị .....................................................................47 . . 3.5. Các đặc tính về thói quen sinh hoạt ..................................................................48 3.6. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo từng lĩnh vực tại thời điểm bắt đầu điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ...................................................49 3.7. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe thể chất theo thời gian nghiên cứu ...............................................................................................51 3.8. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe tinh thần theo thời gian nghiên cứu ...............................................................................................61 3.9. Các yếu tố liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống chung theo thời gian nghiên cứu ..............................................................................................................70 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN.........................................................................................80 4.1. Đặc điểm dân số xã hội ....................................................................................80 4.2. Các đặc điểm không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu.....................................83 4.3. Đặc điểm về tình trạng sức khỏe ......................................................................85 4.4. Đặc điểm về tình trạng điều trị .........................................................................86 4.5. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt.......................................................................87 4.6. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo từng lĩnh vực tại thời điểm bắt đầu điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ...................................................90 4.7. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống theo thời gian nghiên cứu với một số yếu tố ..........................................................................................................92 4.8. Điểm mạnh, hạn chế và tính ứng dụng của đề tài..............................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC – BỘ CÂU HỎI . . i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH Bộ câu hỏi BHYT Bảo hiểm y tế BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) BMTKL Bệnh mãn tính không lây CLCS Chất lượng cuộc sống DASH Dietary Approaches to Stop Hypertension (Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống ngăn chặn THA) ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HATTh Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương QALY Quality Adjusted Life Years (số năm chất lượng sống) SF - 36 36-Item Short Form Health Survey (Bộ câu hỏi khảo sát sức khỏe gồm 36 mục) SKTC Sức khỏe thể chất SKTT Sức khỏe tinh thần TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh HĐTL Hoạt động thể lực SDD Suy dinh dưỡng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) . . ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám .................... 6 Bảng 1.2. Chẩn đoán theo HA phòng khám và HA ngoại trú ....................................... 6 Bảng 1.3. Một số công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp .20 Bảng 1.4. Hệ số tin cậy hằng định nội bộ Cronbach’s α ở các lĩnh vực của thang đo SF36 II tại Anh ...............................................................................................................22 Bảng 1.5. Các hệ số độ tin cậy (tính theo đường chéo) và mối tương quan giữa các lĩnh vực SF-36 ...................................................................................................................22 Bảng 2.1. Thang điểm cho từng câu hỏi ......................................................................34 Bảng 2.2. Điểm của từng lĩnh vực ...............................................................................35 Bảng 3.1. Đặc tính dân số xã hội của bệnh nhân tăng huyết áp trong thời gian nghiên cứu..............................................................................................................................43 Bảng 3.2. Các đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu ..................................................................................................................45 Bảng 3.3. Các đặc tính về tình trạng sức khỏe ở bệnh nhân tăng huyết áp có thay đổi theo thời gian nghiên cứu ............................................................................................46 Bảng 3.4. Các đặc tính về tình trạng điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp có thay đổi theo thời gian nghiên cứu ............................................................................................47 Bảng 3.5. Các đặc tính về thói quen sinh hoạt của bệnh nhân tăng huyết áp có thay đổi theo thời gian nghiên cứu ............................................................................................48 Bảng 3.6. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo từng lĩnh vực sức khỏe thể chất tại thời điểm bắt đầu điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ......................49 Bảng 3.7. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo từng lĩnh vực sức khỏe tinh thần tại thời điểm bắt đầu điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ......................50 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm dân số xã hội ...............................................................................................................52 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu .......................................................................................54 . . iii Bảng 3.10. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm tình trạng sức khỏe .....................................................................................................................56 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm tình trạng điều trị ........................................................................................................................57 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm thói quen sinh hoạt .....................................................................................................................58 Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan đến lĩnh vực sức khỏe thể chất sau khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy đa biến..............................................................................................59 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm dân số xã hội ..............................................................................................................................61 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu ................................................................................64 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm tình trạng sức khỏe .....................................................................................................................65 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm tình trạng điều trị ........................................................................................................................67 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm thói quen sinh hoạt .....................................................................................................................68 Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan đến lĩnh vực sức khỏe tinh thần sau khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy đa biến..............................................................................................69 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm dân số xã hội .....................................................................................................................70 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu .....................................................................73 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm tình trạng sức khỏe.............................................................................................................74 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm tình trạng điều trị ...............................................................................................................76 . . iv Bảng 3.24. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm thói quen sinh hoạt .............................................................................................................77 Bảng 3.25. Các yếu tố liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống chung sau khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy đa biến ..............................................................................78 . . v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tử vong toàn cầu và gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ chính ở ngưởi ≥ 30 tuổi ........................................................................ 9 Biểu đồ 1.2. Tình hình THA tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 và 2010 – 2015 ......10 Biểu đồ 3.1. Điểm CLCS chung tại thời điểm bắt đầu điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ......................................................................................................51 Biểu đồ 4.1. So sánh điểm chất lượng cuộc sống ở các lĩnh vực giữa các nghiên cứu ..91 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xu hướng mô hình bệnh tật đang có sự thay đổi từ các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh không lây truyền. Trong khi các bệnh dịch đã từng bước được kiểm soát ổn định thì các bệnh về lối sống ngày càng gia tăng [107]. Bệnh mãn tính không lây (BMTKL) giết chết 41 triệu người mỗi năm, trong đó có khoảng 15 triệu bệnh nhân chết từ 30 đến 69 tuổi, hơn 85% số ca tử vong này xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình [111]. Hiện nay mức độ tử vong do BMTKL đang gia tăng một cách nhanh chóng. Trên toàn cầu, tử vong do BMTKL được ước tính tăng từ 36 triệu ca trong năm 2010 lên 44 triệu ca vào năm 2020 [26]. Bệnh mãn tính không lây có bốn loại chính là bệnh tim mạch (đau tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn) và bệnh tiểu đường. Trong số các bệnh nhóm tim mạch thì tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến với tỷ lệ hiện mắc ngày càng gia tăng. Kearney PM và cộng sự (2005) đã thực hiện phân tích dữ liệu trên toàn thế giới về gánh nặng toàn cầu, kết quả vào năm 2000, trên thế giới có 26,4% [64] dân số trưởng thành mắc bệnh THA chiếm 972 triệu người và 2/3 trong số đó diễn ra ở các nước có nền kinh tế đang phát triển. Nghiên cứu ước tính số lượng người lớn bị THA vào năm 2025 với tỉ lệ 29,2%, tương đương 1,56 tỷ người. Con số này khiến bệnh THA trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng báo động. Cũng như hút thuốc lá, đái tháo đường (ĐTĐ) và rối loạn lipid máu, THA là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các bệnh tim mạch và là nguyên nhân gây ra khoảng 30% tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tần suất THA ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong khoảng thời gian từ những năm 1960 đến năm 2008 tỷ lệ THA tăng từ 1% lên đến 25,1% [39, 94]. Con số này vẫn không ngừng gia tăng và đang ở mức đáng báo động. Điều tra toàn quốc về THA và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 cho thấy chỉ có 48,4% người nhận thức được huyết áp (HA) của họ tăng cao; 29,6% có điều trị và 10,7% đạt được kiểm soát HA mục tiêu (<140/90 mmHg) [94]. Không những phổ biến, THA còn có các tác động tiêu cực đến nhiều vấn đề khác của bệnh nhân, ví dụ chất lượng cuộc sống (CLCS). Các bằng chứng khoa học . . 2 gần đây cho thấy THA là một yếu tố góp phần làm giảm CLCS liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân khi so sánh với bệnh nhân bình thường [100]. Người mắc bệnh THA thường phải điều trị dùng thuốc liên tục, lâu dài [95] kiểm soát HA không thành công [27, 65] chất lượng giấc ngủ kém [43, 61] và có thể xuất hiện các triệu chứng, biến chứng do bệnh gây ra [96]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạ HA có thể làm tăng đáng kể hiệu quả của việc kiểm soát HA, đồng thời cải thiện CLCS của bệnh nhân và giảm tần suất các biến chứng do THA [46, 86].Chính vì thế đánh giá CLCS của bệnh nhân THA và các yếu tố tác động từ lâu đã là nhu cầu rất đáng quan tâm của đội ngũ y bác sĩ và ngành y tế. Nhiều thang đo được xây dựng nhằm đo lường CLCS trên người bệnh THA. Một trong số đó, SF-36 (short-form health survey-36 questions) là thang đo tổng quát được sử dụng nhiều nhất, có từ năm 1988 và dùng rộng rãi hơn 60 quốc gia, gồm 36 câu thuộc 8 lĩnh vực sức khoẻ. Đã có nhiều nghiên cứu cắt ngang tiến hành nhằm mục đích đánh giá mức độ CLCS và tìm ra những yếu tố tác động đến CLCS của bệnh nhân THA trên nhiều quần thể [6, 8, 19, 114]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá sự thay đổi CLCS của bệnh nhân theo thời gian vẫn còn rất ít. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện ngoài việc đánh giá CLCS của bệnh nhân THA khi bắt đầu điều trị thì cũng xác định sự thay đổi CLCS theo thời gian và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi CLCS này. Nghiên cứu được triển khai tại Bệnh viện Tim Tâm Đức là một trong những bệnh viện chuyên khoa tim mạch, chuyên điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch và THA. Kết quả thu được từ nghiên cứu có thể giúp hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe, tình trạng điều trị, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân THA đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện. Đồng thời từ kết quả của nghiên cứu thì bệnh viện sẽ có thêm cơ sở khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc bệnh nhân. . . 3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mức độ chất lượng cuộc sống trung bình ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019 là bao nhiêu và có thay đổi sau 01 tháng điều trị hay không? Có hay không mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm dân số xã hội, tình trạng sức khỏe, tình trạng điều trị và thói quen sinh hoạt với sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019 theo thời gian nghiên cứu? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Xác định mức độ chất lượng cuộc sống, sự thay đổi sau 1 tháng điều trị và các yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Xác định điểm CLCS trung bình theo lĩnh vực sức khỏe thể chất, tinh thần và điểm CLCS chung của thang đo SF-36 ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019. 2. Xác định sự thay đổi điểm CLCS trung bình theo lĩnh vực sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và điểm CLCS chung sau 1 tháng điều trị ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019. 3. Xác định mối liên quan giữa sự thay đổi điểm CLCS sau 1 tháng điều trị với các yếu tố đặc điểm xã hội, tình trạng điều trị, tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019. . . 4 DÀN Ý NGHIÊN CỨU - ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ XÃ HỘI Nhóm tuổi Giới Nơi cư trú (tp/tỉnh) Tình trạng hôn nhân Trình độ học vấn Nghề nghiệp/ tình trạng việc làm Sử dụng thẻ BHYT THAY ĐỔI CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG Điểm chất lƣợng cuộc sống Điểm chất lƣợng cuộc sống lần đầu điều trị sau 1 tháng điều trị TÌNH TRẠNG ĐIỀU TRỊ - Lần đầu chẩn đoán mắc bệnh THA - Thời gian mắc bệnh THA. - Đạt huyết áp mục tiêu . - TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE Bệnh hiện mắc Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng THA Bệnh mãn tính kèm theo THÓI QUEN SINH HOẠT - Hút thuốc lá - Ăn mặn - Hoạt động thể lực . 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. Bệnh mãn tính không lây Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa rằng bệnh mãn tính là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác. Chúng có thời gian dài và tiến triển chậm. Có bốn loại chính là bệnh tim mạch (đau tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn) và bệnh tiểu đường [107]. Theo WHO, mô hình bệnh tật trên thế giới đang có xu hướng chuyển từ các bệnh lây truyền sang các bệnh không lây truyền. Trong bốn nhóm chính BMTKL: Bệnh tim mạch (BTM) chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất (17,9 triệu người mỗi năm). Các bệnh này được thúc đẩy bởi các yếu tố bao gồm đô thị hóa không có kế hoạch, toàn cầu hóa lối sống không lành mạnh và già hóa dân số. Các hành vi lối sống không tốt: chế độ ăn không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất thường cũng như thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia thường có ở những người mắc bệnh THA, tăng lượng đường trong máu, tăng lipid máu và béo phì được gọi là các yếu tố nguy cơ trao đổi chất có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch [111]. Bệnh mãn tính không lây gắn liền với sự nghèo đói. Sự gia tăng nhanh chóng của các BMTKL được dự đoán sẽ cản trở các chính sách giảm nghèo ở các nước có thu nhập thấp, đặc biệt với việc phải tăng chi phí phúc lợi cho hộ gia đình liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Các chi phí cao, tốn kém cho BMTKL do điều trị lâu dài và mất khả năng làm việc dẫn đến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói hàng năm và kiềm chế sự phát triển của quốc gia. Quản lý BMTKL bao gồm phát hiện, sàng lọc và điều trị các bệnh này và cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho những người có nhu cầu. Các can thiệp BMTKL cơ bản có tác động cao có thể được thực hiện thông qua phương pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu để tăng cường phát hiện sớm và điều trị kịp thời [111]. 1.2. Tăng huyết áp 1.2.1. Định nghĩa Theo WHO, THA còn được gọi là cao huyết áp, là một tình trạng trong đó các mạch máu liên tục tăng áp lực. Máu được truyền từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ . . 6 thể trong các mạch máu. Huyết áp được tạo ra bởi mỗi lần tim đập, tạo lực đẩy bơm máu vào thành mạch máu (động mạch). Áp lực càng cao thì tim càng khó bơm [106]. 1.2.2. Khuyến nghị về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp Hiện nay, với việc ra đời các khuyến cáo của các tổ chức và hiệp hội THA trên thế giới trong năm 2013, 2014, 2015 với những hướng dẫn mới nhưng chưa thống nhất khiến cho có ý kiến nhận định việc chẩn đoán và điều trị THA đang bị “ngập lụt guideline”, gây lung túng cho việc áp dụng trong lâm sàng thực tiễn. Do vậy, Phân hội THA Việt nam / Hội Tim mạch Việt nam đã cập nhật khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA vào năm 2015 dựa trên ESH/ESC (Hiệp hội THA Châu Âu / Hội Tim mạch Châu Âu) (2013) [72] và JNC 8 (2014) [30]. Theo đó, Phân hội THA với trưởng ban soạn thảo là GS. TS Huỳnh Văn Minh thống nhất và đưa ra các nội dung sau [12]: 1.2.2.1. Khuyến cáo chẩn đoán THA Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám Huyết áp* (mmHg) Tối ưu Bình thường ** Bình thường cao ** THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 THA Tâm thu đơn độc Tâm thu < 120 120 - 129 130 - 139 140 - 159 160 - 179 ≥ 180 ≥ 140 Và Và/hoặc Và/hoặc Và/hoặc Và/hoặc Và/hoặc Và Tâm trƣơng <80 80 - 84 85 - 89 90 - 99 100 - 109 ≥ 110 < 90 Nguồn: Cập nhật khuyến cáo – chẩn đoán – điều trị THA năm 205 – Hội tim mạch học Việt Nam [12]. *Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương cao nhất. THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức huyết áp tâm thu. **Tiền THA: khi HATT > 120 – 139 mmHg và HATTr > 80 – 89 mmHg. Bảng 1.2. Chẩn đoán theo HA phòng khám và HA ngoại trú HATT < 135 hoặc Huyết áp tại nhà HATTr < 85 hoặc liên tục ban HATT ≥ 135 hoặc ngày (mmHg) HATTr ≥ 85 Huyết áp phòng khám (mmHg) HATT < 140 và HATT ≥ 140 hoặc HATTr < 90 HATTr ≥ 90 HA bình thường THA áo choàng thật sự trắng THA ẩn giấu THA bền bĩ Nguồn: Cập nhật khuyến cáo – chẩn đoán – điều trị THA năm 205 – Hội tim mạch học Việt Nam [12]. . . 7 Một số bệnh nhân HA thường xuyên tăng tại bệnh việc hoặc phòng khám bác sĩ trong khi HA hằng ngày hoặc đo 24h lại bình thường. Tình trạng này gọi là “THA áo choàng trắng”, cho dù một thuật ngữ khác ít mang tính cơ chế hơn là “THA phòng khám hoặc bệnh viện đơn độc”. Tỷ lệ hiện mắc ”THA áo choàng trắng” là 10-30%, chiếm một tỷ lệ không phải không đáng kể trên những đối tượng THA. THA áo choàng trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này < 10% ở THA độ 2, độ 3 khi đo tại phòng khám. Tăng HA áo choàng trắng có thể là khởi đầu của THA thực sự và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch mặc dù không phải nghiên cứu nào cũng trả lời như thế. Nên thăm khám tìm kiếm các yếu tố nguy cơ chuyển hóa và tổn thương cơ quan đích. Sử dụng thuốc chỉ nên áp dụng khi có bằng chứng tổn thương cơ quan đích hoặc nguy cơ tim mạch cao. Tăng huyết áp ẩn giấu thường ít gặp hơn THA áo choàng trắng nhưng khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược – HA bình thường tại phòng khám và THA ở nơi khác, như tại nơi làm việc hay tại nhà (THA 24 giờ đơn độc). Đo HA tại phòng khám vẫn là "tiêu chuẩn vàng" để sàng lọc, chẩn đoán và điều trị THA. Huyết áp ngoài phòng khám là phương pháp phụ thêm quan trọng cho HA đo tại phòng khám. Các chỉ định lâm sàng đo HA ngoài phòng khám với mục đích chẩn đoán bao gồm: Nghi ngờ THA do hội chứng áo choàng trắng, nghi ngờ THA giấu mặt [22]. 1.2.2.2. Khuyến cáo điều trị THA Điều trị bệnh nhân cao tuổi phù hợp với khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu về đột quỵ và tử vong. Bất kể tuổi tác, giá trị HA mục tiêu phải dưới 140/90 mmHg [113]. Ở bệnh nhân cao tuổi, điều trị chống THA nên được dùng thận trọng vì sự hiện diện của tổn thương xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và các sự cố liên quan đến mạch máu não. Hạ HA nhanh quá mức có thể dẫn đến giảm tưới máu của các cơ quan quan trọng và thậm chí tăng cường tổn thương thiếu máu cục bộ [74].  Theo nguyên nhân . . 8 Phần lớn THA ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân. Khoảng 90% trường hợp THA vẫn chưa biết được nguyên nhân, loại THA này gọi là THA nguyên phát (hay THA vô căn). Khoảng 10% còn lại là THA thứ phát (THA triệu chứng) tức là có nguyên nhân [1]: - Do thận: Viêm cầu thận cấp, viêm thận mạn mắc phải hoặc bẩm sinh, thận đa nang, ứ nước đài bể thận, hẹp động mạch thận, suy thận, bệnh thận do tiểu đường. - Do nội tiết: phì đại thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, cường aldosterol tiêu phát, ĐTĐ. - Do nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, hẹp eo động mạch chủ, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra còn có thể do: cường giáp, hở van động mạch chủ - Nguyên nhân do hóa chất: thuốc ngừa thai, các chất giảm đau không chứa steroid như Indomethacine, thuốc gây tê như cocain, nghiện rượu. 1.2.3. Tăng huyết áp và các quan điểm hiện tại 1.2.3.1. Tình hình THA trên thế giới Vào năm 2002, Majid Ezzati và cộng sự [50] đã tìm ra THA đang là nguy cơ gánh nặng bệnh tật hàng đầu, gây tử vong cao trong số các yếu tố nguy cơ mà nghiên cứu chọn lựa, gây ra số lượng tử vong lớn. Theo đó, năm 2005, Majid Ezzati và cộng sự tiếp tục làm thêm nghiên cứu về các bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của chúng - bao gồm thừa cân, béo phì, THA và tăng cholesterol - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, gánh nặng bệnh tật toàn cầu và được dự báo sẽ tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế [51]. Nghiên cứu đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch được dự kiến sẽ chuyển sang các nước có thu nhập thấp và trung bình cùng với gánh nặng bệnh truyền nhiễm dai dẳng. . . 9 Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tử vong toàn cầu và gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ chính ở ngưởi ≥ 30 tuổi Nguồn: Ezzati, M., et al. (2005). "Rethinking the "diseases of affluence" paradigm: global patterns of nutritional risks in relation to economic development." [51] Củng cố thêm cho xu hướng này, vào năm 2012, Ibrahim MM và cộng sự đã mô tả tình hình THA tại các nước đang phát triển. Dữ liệu tại các quốc gia và khu vực khác nhau cho thấy THA là phổ biến tại các nước này, đặc biệt là ở khu vực thành thị và tỷ lệ nhận thức, điều trị và kiểm soát thấp [57]. 1.2.3.2. Tình hình THA tại Việt Nam Tại Việt Nam, tần suất THA ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960 tỷ lệ THA là khoảng 1% [39] khi khảo sát dân số phía Bắc Việt Nam, năm 1992 là 11,2% [101] khi tiến hành khảo sát dân số Việt Nam ≥ 18 tuổi , năm 2001 là 16,3% [47] và năm 2008 là 25,1% [94]. Theo một điều tra trong khoảng thời gian 2001 – 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta (khảo sát NESH - Điều tra toàn quốc về dịch tễ học của THA và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam, kết quả tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị THA [94]. Trong số những bệnh nhân bị THA, 48,4% người nhận thức được HA của họ tăng cao; 29,6% có điều trị và 10,7% đạt được kiểm soát HA mục tiêu (<140/90 mmHg). Nghiên cứu còn cho thấy THA tăng theo tuổi ở cả nam và nữ và cao . . 10 hơn đáng kể ở thành thị so với nông thôn (32,7 so với 17,3%, p <0,001). Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn và đang gia tăng ở Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm ở người lớn cao, trong khi tỷ lệ có nhận thức, điều trị và kiểm soát khá thấp ở mức đáng báo động. Từ kết quả của cuộc điều tra dịch tễ toàn quốc trên, WHO ước tính rằng bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm khoảng 33% tổng số tử vong. Chương trình quốc gia phòng chống THA đã được đề ra [14, 15]. Dự án bao gồm các chương trình: Truyền thông sức khỏe về THA; triển khai mô hình quản lý THA tại cơ sở: truyền thông về THA và các yếu tố nguy cơ tim mạch cho cả cộng đồng, sàng lọc định kỳ phát hiện ca THA mới trong cộng đồng; điều trị THA bằng thuốc tại tuyến cơ sở [24]. Tiếp sau đó, cuộc điều tra tổng kết giai đoạn 2010 – 2015 được thực hiện nhằm đánh giá lại tình trạng bệnh THA tại Việt Nam [24]. Kết quả cả 2 nghiên cứu được so sánh ở biểu đồ 1.2: 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 63.7% 47.3% 69.0% 51.6% 39.1% 38.9% 25.1% 7.2% Chung Không biết THA Giai đoạn 2001 - 2008 Không điều trị THA Có điều trị nhưng chưa kiểm soát Giai đoạn 2010 - 2015 Biểu đồ 1.2. Tình hình THA tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 và 2010 – 2015 Có thể nhận thấy nhờ vào chương trình quốc gia phòng chống THA, tỷ lệ người không biết THA và không được điều trị THA giảm hơn so với giai đoạn chưa can thiệp. Tuy nhiên tỷ lệ mắc THA tăng rõ rệt và tỷ lệ chưa kiểm soát được HA cũng cao hơn so với giai đoạn trước. Hiệu quả của việc phát hiện và sàng lọc khá tốt tuy nhiên việc điều trị vẫn chưa mang lại kết quả khả quan. THA đang là gánh nặng lớn gia tăng trên toàn quốc ở người trưởng thành, chủ yếu nhất là THA giai đoạn 1. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất