Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ và các yếu ...

Tài liệu Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan

.PDF
100
3
146

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN THỊ NGỌC NGOAN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN THỊ NGỌC NGOAN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Điều dƣỡng Mã số: 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG GS. TS FAYE HUMMEL THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Điều dưỡng này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cung cấp kiến thức và tạo mọi điều kiện cho em thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy cô của khoa Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp nhiều ý kiến quý báo để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn ban giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tập thể bác sĩ, điều dưỡng của khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, người thầy đã hết lòng chỉ dẫn em thực hiện đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn đến những người cao tuổi và thân nhân đã nhiệt tình hợp tác, cung cấp thông tin cho em trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ, những người đã có công sinh thành dưỡng dục và những người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ em trong cuộc sống. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …….., tháng …., năm 2019. Ký tên Nguyễn Thị Ngọc Ngoan . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ngoan . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4 1.1 Tổng quan về sa sút trí tuệ ...............................................................................4 1.1.1 Khái niệm của bệnh sa sút trí tuệ ..................................................................4 1.1.2 Nguyên nhân của sa sút trí tuệ ......................................................................4 1.1.3 Các giai đoạn của sa sút trí tuệ ......................................................................5 1.1.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ ...............................................................7 1.2 Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ trên thế giới ..............................................8 1.3 Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ tại Việt Nam ...........................................10 1.4 Chất lượng cuộc sống của người bệnh sa sút trí tuệ ......................................12 1.4.1. CLCS của người bệnh SSTT và các phương pháp đánh giá .....................12 1.4.1.1 Khái niệm chất lượng cuộc sống ..............................................................12 1.4.1.2 Đánh giá chất lượng cuộc sống ................................................................12 1.5 Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ ................................................................13 1.6 Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh SSTT .................................15 1.7 Mô hình học thuyết điều dưỡng áp dụng vào nghiên cứu .............................16 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............18 2.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................18 2.1.1 Người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ ...............................................18 2.1.2 Người chăm sóc chính.................................................................................18 2.2 Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................19 2.3 Thời gian nghiên cứu .....................................................................................19 2.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................19 . . 2.4.1 Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................19 2.4.2 Cỡ mẫu ........................................................................................................19 2.4.3 Kỹ thuật chọn mẫu .....................................................................................19 2.4.4 Quy trình nghiên cứu và công cụ thu thập thông tin...................................19 2.4.4.1 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................19 2.4.4.2 Công cụ thu thập số liệu ...........................................................................20 2.4.5 Biến số .................................................................................................................................... 21 2.4.6 Phương pháp khống chế sai số ................................................................... 38 2.5 Xử lí số liệu ................................................................................................... 38 2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 39 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ .....................................................................................40 3.1 Đặc điểm chung của người cao tuổi mắc SSTT.............................................40 3.2 Đặc điểm lâm sàng của người cao tuổi mắc SSTT ........................................42 3.3 Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ..........................46 3.4 Chất lượng cuộc sống của người bệnh theo một số đặc điểm lâm sàng ........48 3.5 Mối tương quan giữa CLCS của người bệnh SSTT và một số yếu tố ...........53 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN ...................................................................................55 4.1 Đặc điểm chung của người cao tuổi mắc SSTT............................................ 55 4.2 Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc SSTT ................................... 60 4.3 Quan điểm của bệnh nhân và người chăm sóc về CLCS ............................. 62 4.4 Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh SSTT ....... 63 4.5 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ............................................................. 68 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 70 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . Phụ lục 1:Phiếu đồng ý thỏa thuận tham gia vào nghiên cứu Phụ lục 2:Phiếu thu thập số liệu Phụ lục 3: Phiếu hƣớng dẫn phỏng vấn . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVĐHYD CLCS DSM-IV ICD-10 MMSE NCT NPI NCSC QOL QOL-AD SSTT TCYTTG THCS THPT TP.HCM WHO . Bệnh viện Đại học y dược Chất lượng cuộc sống Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, version 4 (Sách Thống kê Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần tái bản lần thứ 4) International Classification of Diseases Version 10 (Bảng Phân loại Quốc tế các bệnh tật) Mini Mental State Exam ( Thang đánh giá trạng thái tâm thần thu gọn) Người cao tuổi NeuroPsychiatric Inventory (Bảng kiểm về trạng thái tâm thần kinh) Người chăm sóc chính Quality of life Quality of Life – Alzheimer Disease Sa sút trí tuệ Tổ chức Y tế Thế giới Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thành Phố Hồ Chí Minh World Health Organization . DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 21 Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ ................. 40 Bảng 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng của người cao tuổi mắc SSTT ...................... 42 Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng hành vi, tâm thần theo đánh giá trạng thái tâm thần kinh NPI .................................................................................................... 44 Bảng 3.4. Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sa sút trí tuệ ……….. ......... 46 Bảng 3.5.Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo một số đặc điểm cá nhân ...... 47 Bảng 3.6. Chất lượng cuộc sống theo giai đoạn bệnh và bệnh mạn tính kèm theo . 48 Bảng 3.7. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo các đặc điểm lâm sàng ......... 50 Bảng 3.8. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân SSTT theo các triệu chứng hành vi, tâm thần NPI ............................................................................................................ 51 Bảng 3.9. Tương quan giữa chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và một số đặc điểm lâm sàng .......................................................................................................... 53 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1Mô hình lý thuyết ứng dụng mô hình về sự thích nghi của Roy………................................................................................................................17 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân nhóm bệnh nhân theo điểm số MMSE ....................................... 42 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn lão hóa dân số kể từ năm 2011, và thời gian chuyển đổi từ giai đoạn “lão hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam chỉ mất khoảng từ 17 – 20 năm, ngắn hơn nhiều so với những quốc gia có trình độ phát triển cao hơn[13] như Pháp mất 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Hoa Kỳ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, Thái Lan mất 22 năm [14]. Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh thoái hoá, đặc biệt là bệnh sa sút trí tuệ . Theo số liệu của châu Âu, nếu ở nhóm tuổi 60-64 tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ là 1%, thì ở nhóm 65-69 tuổi tỷ lệ này là 2%, nhóm 70-74 tuổi là 4%, nhóm 7579 tuổi là 8%, nhóm 80-84 tuổi là 16% [21]. Trung bình cứ sau 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi. Từ 85 tuổi trở lên, trung bình cứ ba người có một người mắc bệnh Alzheimer và ở độ tuổi từ 95 trở lên thì cứ hai người có một người mắc sa sút trí tuệ [59]. Không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này, mà bệnh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân. Đây là một chứng bệnh nặng đe dọa cuộc sống của người cao tuổi; đồng thời cũng là gánh nặng với gia đình người bệnh, cộng đồng và xã hội. Người mắc sa sút trí tuệ bị mất dần khả năng tự chăm sóc và ngày càng phụ thuộc vào người khác trong việc thực hiện các hoạt động thể chất và tinh thần cơ bản nhất, đặc biệt giai đoạn cuối cần có sự chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Chi phí cho bệnh sa sút trí tuệ rất tốn kém, chỉ đứng sau các bệnh tim mạch và ung thư. [54],[55],[56]. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân sa sút trí tuệ cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đến nay mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh, có rất ít đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ. Trên thực tế, phần lớn những người cao tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ vẫn không được chăm sóc đúng cách [20]. Nhằm bước đầu đánh giá chất lượng cuộc . . sống và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ, từ đó làm cơ sở để kiến nghị một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan”. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định điểm số trung bình chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ bằng phương pháp phỏng vấn theo thang đo Quality of Life – Alzheimer Disease/QOL – AD. 2. So sánh quan điểm của người chăm sóc chính và bệnh nhân về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân dựa trên điểm số của thang đo Quality of Life – Alzheimer Disease/QOL – AD. 3. Xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ. . . CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về sa sút trí tuệ 1.1.1 Khái niệm của bệnh sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng lâm sàng bao gồm một tập hợp các triệu chứng phản ánh sự suy giảm toàn bộ về trí nhớ và trí tuệ nhưng không mất ý thức, gây trở ngại đến các hoạt động xã hội và nghề nghiệp của một cá thể đối tượng. Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh riêng biệt nhưng có thể do nhiều rối loạn khác nhau tác động lên não. Nói cách khác, đây là trạng thái suy giảm nhận thức nặng xảy ra ở những người tình trạng ý thức vẫn bình thường và không mắc những bệnh có thể gây ra suy giảm nhận thức (như mê sảng, trầm cảm) [57],[58]. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) [69]: "Sa sút trí tuệ là sự phối hợp rối loạn tiến triển về trí nhớ và quá trình ý niệm hóa, ở mức độ gây tổn hại tới hoạt động sống hàng ngày, xuất hiện tối thiểu từ sáu tháng qua với rối loạn ít nhất một trong những chức năng như ngôn ngữ, tính toán, phán đoán, rối loạn tư duy trừu tượng, điều phối động tác, nhận biết hoặc biến đổi nhân cách". SSTT với quên lành tính của tuổi già là tình trạng giảm trí nhớ sinh lý của người cao tuổi, hệ quả của sự lão hóa trong đó các quá trình hoạt động thần kinh-tâm lý bị chậm đi [17]. Người có chứng quên lành tính của tuổi già tiếp thu các thông tin mới và nhớ lại các thông tin mới ghi được chậm hơn người bình thường, tuy nhiên nếu có thêm thời gian để thực hiện những hoạt động này họ vẫn đạt được các thành tích trí tuệ ở mức của người bình thường. Các hoạt động thường ngày cũng không bị ảnh hưởng [10]. 1.1.2. Nguyên nhân của sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân có thể phân loại sa sút trí tuệ do thoái hóa và không do thoái hóa. Căn cứ trên vị trí tổn thương và các biểu hiện lâm sàng có thể phân loại sa sút trí tuệ thành sa sút trí tuệ vỏ não và dưới vỏ não[1]. Sau đây là phân loại sa sút trí tuệ theo nguyên nhân : . . Sa sút trí tuệ nguyên phát (kiểu vỏ não): Bệnh Alzheimer, bệnh Pick, các hội chứng sa sút trí tuệ thùy trán, phức hợp sa sút trí tuệ kết hợp với một dạng Alzheimer. Sa sút trí tuệ của bệnh mạch não: Nhồi máu não nhiều ổ, nhồi máu não ở vị trí chiến lược, trạng thái ổ khuyết, bệnh Binswanger, sa sút trí tuệ mạch máu hỗn hợp. Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ não: Sa sút trí tuệ kết hợp với bệnh Parkinson, bệnh liệt trên nhân tiến triển, teo nhiều hệ thống, bệnh Huntington. Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ – dưới vỏ: Bệnh thể Lewy lan tỏa, thoái hoá vỏ não - hạch đáy. Sa sút trí tuệ do nhiễm độc: rượu, kim loại nặng hoặc các độc chất khác. Sa sút trí tuệ do nhiễm vi khuẩn, vi-rút: vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV), các hội chứng sau viêm não; giang mai thần kinh; bệnh Lyme; bệnh Creutzfeldt - Jakob. * SSTT do bất thường cấu trúc não bộ: Tràn dịch não áp lực bình thường, máu tụ dưới màng cứng mạn tính, u não. * SSTT do nguyên nhân khác: SSTT giả dạng của trầm cảm, suy giáp, thiếu vitamin B12, các bệnh chuyển hóa [10], [1]. 1.1.3. Các giai đoạn của sa sút trí tuệ Cách phân chia giai đoạn thích hợp nhất hiện nay là dựa vào những tiêu chí như mức biểu hiện của rối loạn chức năng các nhận thức, mức ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày và điểm thực hiện trắc nghiệm kiểm tra trạng thái tâm trí thu nhỏ của Folstein (MMSE) [62]:  Sa sút trí tuệ giai đoạn sớm (20 - 24 điểm MMSE) Triệu chứng nổi bật nhất là giảm trí nhớ gần hay trí nhớ ngắn hạn. Bệnh nhân thường biểu lộ thiếu sót này dưới hình thức nhắc lại một câu hỏi đã hỏi nhiều lần, thậm chí hai câu hỏi cùng một nội dung được nhắc lại chỉ cách nhau vài phút, hoặc hay đi tìm đồ dùng cá nhân vì không nhớ đã để ở đâu. Vì thế bệnh nhân thường hay có thêm hoang tưởng bị mất cắp. Tình trạng quên các từ ngữ . . dùng thường ngày khiến bệnh nhân phải diễn đạt theo kiểu nói vòng vo, chẳng hạn như không nhớ từ "khăn quàng", nên phải nói là một vật quấn quanh cổ áo. Các sinh hoạt thường ngày như lái xe, quản lý nhà cửa, quản lý tiền bạc cũng ngày càng trở nên khó khăn [7]. Thay đổi nhân cách, các rối loạn cảm xúc, sự suy giảm khả năng nhận xét và đánh giá cũng xuất hiện trong giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ. Các rối loạn cảm xúc có thể dao động giữa hai thái cực là trạng thái trầm cảm và trạng thái hưng phấn. Bệnh nhân thường có những thay đổi tính tình như trở nên khó tính hơn trước, dễ nóng giận và dễ kích động. Trong giai đoạn sớm này, bệnh nhân thường có khả năng bù đắp những thiếu sót về trí nhớ nếu như họ được sinh hoạt trong khung cảnh gia đình đã quen thuộc; tuy nhiên các thiếu sót về nhận thức và hành vi sẽ bộc lộ dễ dàng nếu họ bị rơi vào những tình huống mới gặp.  Sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian (10-19 điểm MMSE) Là giai đoạn tiếp theo trong đó bệnh nhân bắt đầu biểu lộ những biến đổi trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, cụ thể là thực hiện khó khăn hay không thực hiện được các hoạt động này như lúc bình thường. Bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng tiếp thu những thông tin mới, không lưu giữ được các thông tin chủ yếu về môi trường xung quanh do đó bị rối loạn định hướng nặng về không gian và thời gian. Bệnh nhân có thể không nhận biết vị trí ngay cả khi ở trong nhà mình. Bệnh nhân dễ té ngã và gặp các tai nạn trong giai đoạn này. Các rối loạn hành vi tiếp tục xuất hiện và trở nên nặng hơn. Bệnh nhân có nhiều hoang tưởng hơn, đặc biệt hoang tưởng bị ám hại do đó càng nghi kỵ người xung quanh. Các rối loạn hành vi khác cũng được gặp như hung dữ tấn công người khác, tình dục bất thường, kích động không điển hình.  Sa sút trí tuệ giai đoạn nặng (dƣới 10 điểm MMSE) Đây là giai đoạn cuối của diễn biến bệnh trong đó bệnh nhân mất hẳn và toàn bộ các khả năng sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào người khác trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa và di chuyển. Bệnh nhân mất mọi thể loại trí nhớ gần và xa, không còn nhận biết được người thân trong . . gia đình nữa. Do mất khả năng đi lại nên bệnh nhân nằm liệt giường. Tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng và tăng nguy cơ viêm phổi do nuốt nhầm do bị mất các cử động mang tính phản xạ như nhai và nuốt. Sự lệ thuộc hoàn toàn vào người khác có khi đưa bệnh nhân đến tình huống phải vào nhà dưỡng lão. Các biến chứng của giai đoạn cuối là kiệt nước, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi do nuốt nhầm và loét do tỳ đè, trong chừng mực nào đó có thể phòng ngừa được nhờ chế độ chăm sóc thật tốt. Nguyên nhân tử vong hay gặp gồm có nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu và ngoài da. 1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo Sách Thống kê Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần (DSM-IV)[3], [10]: (1) Suy giảm trí nhớ (mất khả năng thu nhận các thông tin mới và mất khả năng nhớ lại các thông tin vừa mới tiếp nhận). (2) Có ít nhất một trong các rối loạn nhận thức sau đây: - Mất ngôn ngữ (không diễn đạt được, không hiểu được). - Mất vận động hữu ý (không thực hiện được các động tác có được do huấn luyện, mặc dù không bị liệt). - Mất nhận thức (mất khả năng nhận biết đồ vật, mặc dù chức năng giác quan vẫn bình thường). - Rối loạn chức năng tiến hành các kế hoạch (ví dụ: Lập kế hoạch, tổ chức, phân chia giai đoạn, trừu tượng hoá). (3) Các suy giảm ở (l) và (2) gây cản trở lớn cho sinh hoạt thường ngày và giao tiếp xã hội và tình trạng này ngày càng nặng dần. (4) Các suy giảm trí nhớ và nhận thức xảy đến trong bối cảnh bệnh nhân không bị mê sảng. (5) Không có sự hiện diện của các bệnh khác vốn có có thể gây ra rối loạn nhận thức (ví dụ: Tâm thần phân liệt, trầm cảm).  Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo Bảng Phân loại Quốc tế các Bệnh tật (ICD-10)[10], [3], [7] . . (1) Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (gần) và trí nhớ dài hạn (xa). (2) Có ít nhất một trong các bất thường sau: Suy giảm tư duy trừu tượng; suy giảm phán đoán, nhận xét; các rối loạn khác của chức năng thần kinh cao cấp; biến đổi nhân cách. (3) Suy giảm quan hệ xã hội và nghề nghiệp do các rối loạn về trí nhớ và trí tuệ ở trên gây ra. (4) Không xuất hiện trong bối cảnh đang bị mê sảng. (5) Có sự hiện diện của các yếu tố sau đây: - Có bằng chứng về bất thường thực thể đã gây ra những suy giảm về trí tuệ và suy giảm về chức năng trí tuệ. Các suy giảm về trí nhớ và chức năng trí tuệ không là hệ quả của một bệnh tâm thần khác. 1.2. Các công trình nghiên cứu sa sút trí tuệ trên thế giới Theo kết quả dự báo của Nghiên cứu Delph [61], hiện tại trên toàn thế giới có khoảng 24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ, mỗi năm có thêm 4,6 triệu trường hợp mắc mới. Theo dự báo, cứ hai mươi năm, số người mắc sa sút trí tuệ sẽ tăng lên gấp đôi và như vậy đến năm 2040 ước tính sẽ có 81,1 triệu người mắc sa sút trí tuệ. Hầu hết số người này sống ở các nước đang phát triển (khoảng 60% năm 2001 và sẽ tăng lên 71% vào năm 2040). Theo nghiên cứu của Karttunen về “ Triệu chứng thần kinh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nhẹ và rất nhẹ” cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân Alzheimer là 75,1±6,6 [36]. Kết quả nghiên cứu của Logsdon và cộng sự về “chất lượng cuộc sống của người bệnh sa sút trí tuệ”, tuổi trung bình của bệnh nhân là 77,2 ± 6,8 [40]. Điểm số chất lượng cuộc sống do bệnh nhân tự đánh giá là 36,6 ± 6,7, do người chăm sóc đánh giá là 30,8 ± 6,3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân SSTT trong nghiên cứu là điểm số MMSE (hệ số tương quan là 0,258); Trầm cảm (hệ số tương quan -0,218). Nghiên cứu này được tiến hành tại các nhà dưỡng lão, người bệnh được chăm sóc bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, môi trường . . nghĩ dưỡng phù hợp. Tuy nhiên người bệnh ít tiếp xúc với sự quan tâm của gia đình. Trong nghiên cứu “Các dự báo về xếp hạng của người chăm sóc về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer” của Gary Naglie, bệnh nhân có tuổi thọ trung bình là 80,7±7,9 [44]. Tuổi thọ khá cao. Nghiên cứu “ Sử dụng thang đo QOL - AD để đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sa sút trí tuệ” của Hoe và cộng sự [31] cho thấy bệnh nhân SSTT có độ tuổi từ 55 đến 94, trung bình là 81. Nghiên cứu này cho thấy sử dụng thang đo QOL – AD để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân SSTT có độ tin cậy cao. Nghiên cứu của Cassel C.K [24] và Chen M [25] về “Alzheimer được kiểm tra lại 25 năm sau: đó là "bệnh" hay là tình trạng lão hóa trong tự nhiên” đều nhận định tỷ lệ SSTT đạt tới 30-40% đối với nhóm từ 89 tuổi trở lên và vượt quá 50% ở nhóm tuổi ≥ 90. Theo đó thì Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh hay gặp ở tuổi già, khác hoàn toàn với tình trạng lão hóa trong tự nhiên. Một phân tích dự báo khác của Trung tâm Nghiên cứu Lão khoa tại Viện Karolinska, Thụy Điển [66] cũng cho kết quả tương tự: Năm 2000, trên thế giới có 25 triệu người mắc sa sút trí tuệ, trong đó 46% sống ở châu Á, 30% ở châu Âu và 12% ở Bắc Mỹ, 2% sống ở các nước kém phát triển. Tỷ lệ mắc toàn bộ sa sút trí tuệ ở người trên 65 tuổi là 5,1% (chiếm khoảng 0,5% tổng dân số). Số trường hợp mắc mới sa sút trí tuệ năm 2000 là 4,6 triệu người. Nghiên cứu cũng dự báo số người già mắc sa sút trí tuệ sẽ tăng từ 25 triệu người năm 2000 lên 63 triệu năm 2030 (41 triệu ở các nước đang phát triển) và 114 triệu năm 2050 (84 triệu ở các nước đang phát triển). Ở Pháp, nghiên cứu thuần tập PAQUID [60] ở 1.461 người trên 75 tuổi cho thấy 17,8% đối tượng mắc sa sút trí tuệ, 38,5% số này sống trong các trung tâm dưỡng lão. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân chủ yếu của sa sút trí tuệ, chiếm 79,6%. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa làm rõ môi trường sống có thể ảnh hưởng đến SSTT. . 0. 1.3. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ tại Việt Nam Năm 2001, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu một quần thể gồm 8.965 người thuộc hai phường của thành phố Thái Nguyên, trong đó có 727 người trên 60 tuổi. Kết quả cho biết tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là 7,9%, tỷ lệ này tăng rõ rệt theo tuổi (4,2%, 10,6%, 16,6% tương ứng với các nhóm tuổi 60-69, 70-79, và trên 80 tuổi [6]. Khảo sát của Trần Viết Nghị và cộng sự (Viện Sức khoẻ Tâm thần năm 2000) trên 8.956 người cao tuổi (nam từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên) thuộc hai phường ở thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc SSTT là 0,64% trong dân số chung và 7,9% ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) [16]. Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại các nghiên cứu chuyên sâu về sa sút trí tuệ còn khá ít. Năm 2005, Bệnh viện Lão khoa Trung ương thành lập Đơn vị nghiên cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ với nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu đặc điểm sa sút trí tuệ ở Việt Nam, biện pháp điều trị và quản lý bệnh nhân. Một khảo sát được Bệnh viện Tâm thần tiến hành trên 258 người từ 65 tuổi trở lên được chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc SSTT là 7,8% [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự năm 2014 về “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc” kết quả cho thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 72,03±8,7, chủ yếu từ 60 tuổi trở lên (chiếm 92,5%). Bệnh nhân nữ chiếm 56,7%. Trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống (55,9%). Nghề nghiệp trước đây của bệnh nhân chủ yếu là công nhân và nông dân (45%). Thời gian phát hiện bệnh trung bình của bệnh nhân là 2,73±1,67 năm. Điểm số về tình trạng nhận thức chung (MMSE) trung bình trong nghiên cứu là 14,71±7,13. Có 66,7% bệnh nhân có hành động tái diễn; 44,1% bệnh nhân có rối loạn cảm xúc; 43,2% bệnh nhân có hoang tưởng; 39,2% bệnh nhân có trầm cảm; 35% bệnh nhân có kích động hoặc hung hãn; 32,5% bệnh nhân có rối loạn hành vi ban đêm. Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của bệnh nhân do bệnh nhân tự . 1. đánh giá là 27,5 (±4,1) cao hơn so với người chăm sóc đánh giá là 24,7(±4,3) (p<0,05; Mann-Whitney test). Những bệnh nhân có trầm cảm, thờ ơ vô cảm, có hành vi bất thường ban đêm có điểm chất lượng cuộc sống theo người chăm sóc đánh giá thấp hơn đáng kể so với những người không có triệu chứng này (p<0,05; Mann-Whitney test) [19]. Nghiên cứu “ Đặc điểm dịch tể học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận huyện Hà Nội” năm 2014 của Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự cho thấy Người cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ càng cao, cứ sau mỗi độ 5 năm tuổi, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên 1,5 đến 2 lần: ở nhóm 60 - 64 tuổi là 0,6%, 65 69 tuổi: 1,8%, 70 - 74 tuổi: 3,5%, 75 - 79 tuổi: 5,7%, 80 - 84 tuổi: 11,2%, 85 - 89 tuổi: 8,6% và từ 90 tuổi trở lên thì tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ chiếm tới 25,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ có xu hướng giảm đi ở những người có trình độ học vấn cao. Tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm biết đọc - biết viết (10,9%), thấp nhất ở nhóm có trình độ học vấn cao (từ đại học – cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp trở lên) (1,8%), (p<0,001) [5] . Nghiên cứu “ Nghiên cứu đặc điểm sa sút trí tuệ tại cộng đồng” của Nguyễn Kim Việt và cộng sự cho thấy: Nhóm tuổi trên 80 có tỷ lệ SSTT cao nhất: 16,6%; tất cả các bệnh nhân đều có điểm MMSE dưới 20. SSTT mức độ nhẹ có tỷ lệ 2,7% [18]. Nghiên cứu “ Nghiên cứu về dịch tễ học của sa sút trí tuệ tại cộng đồng” của Phạm Thắng và cộng sự cho thấy: Trình độ văn hoá càng cao, tỷ lệ hiện mắc càng giảm: Tỷ lệ 10,0% ở nhóm trình độ văn hoá thấp nhất, giảm còn 2,0% ở nhóm tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Tỷ lệ hiện mắc SSTT tăng nhẹ ở nhóm người có tiền sử tăng huyết áp (5,8 so với 4,3), đái đường (9,5 so với 4,5) khi so sánh với nhóm không có các tiền sử này. Tỷ lệ hiện mắc SSTT tăng cao ở nhóm người có tiền sử đột quỵ, chấn thương sọ não, trầm cảm, Parkinson, tiền sử có người thân mắc SSTT [11]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất