Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn cương dương...

Tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn cương dương

.PDF
98
3
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CƢƠNG DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CƢƠNG DƢƠNG Chuyên ngành: Điều Dƣỡng Mã số: 60.72.05.01 Luận văn Thạc sĩ Điều Dƣỡng NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TRẦN THIỆN TRUNG TS. CARLO PARKER THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Yến MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các Bảng Danh mục các Biểu đồ Danh mục các Hình Danh mục các Sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Tổng quan về rối loạn cương dương .......................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 4 1.1.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 5 1.1.3. Tình hình rối loạn cương dương trong dân số .................................... 7 1.1.4. Sinh lý cương dương vật ................................................................... 10 1.1.5. Bảng chỉ số quốc tế về chức năng cương dương vật IIEF ................ 14 1.1.6. Bảng chỉ số quốc tế về chức năng cương dương vật rút gọn ............ 16 1.2. Chất lượng cuộc sống ............................................................................... 18 1.2.1. Định nghĩa chất lượng cuộc sống ..................................................... 18 1.2.2. Khái niệm chung về chất lượng cuộc sống ....................................... 19 1.2.3. Khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe................. 20 1.2.4. Tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe .................................................................................... 20 1.2.5. Các loại thang đo chất lượng cuộc sống ........................................... 21 1.2.6. Ưu điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi SF-36 ..... 22 1.3. Các nghiên cứu trước ............................................................................... 29 1.4. Lý thuyết điều dưỡng và mô hình nghiên cứu ......................................... 30 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 34 2.1. Đối tượng và thiết kế nghiên cứu ............................................................. 34 2.2. Phương pháp chọn mẫu – tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................... 34 2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ................................................ 35 2.4. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 36 2.5. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu .......................................... 37 2.6. Y đức trong nghiên cứu............................................................................ 39 2.7. Tính ứng dụng của nghiên cứu................................................................. 40 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 41 3.1. Đặc điểm chung........................................................................................ 41 3.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 46 3.3. Điểm số chất lượng cuộc sống của người có rối loạn cương dương ....... 49 3.4. Mối liên quan giữa SKTC, SKTT và CLCS với đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của người bệnh ............................................................... 51 Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 62 4.1. Đặc điểm dân số học và đặc điểm lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 62 4.2. Những mối liên quan ................................................................................ 63 4.3. Điểm số chất lượng cuộc sống của người có rối loạn cương dương ....... 64 4.4. Liên quan giữa sktc, sktt và clcs với đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của người bệnh ............................................................................... 65 4.5. Điểm mạnh và yếu của nghiên cứu .......................................................... 67 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT RLCD : Rối loạn cương dương CLCS : Chất lượng cuộc sống IIEF (International Index of Erectile Function): Bảng chỉ số quốc tế về chức năng cương dương vật SF-36 (The 36-item Short Form Health Survey): Mẫu khảo sát sức khỏe 36 mục CÁC THUẬT NGỮ Y HỌC – MEDICAL ITEMS Tiếng Việt Viết tắt Ý nghĩa English Acronym Mean SKTC Sức khỏe thể chất PH Physical Health SKTT Sức khỏe tinh thần MH Mental Health HĐCN Hoạt động chức năng PF Physical Function GHCN Giới hạn chức năng RF Role Physical CNĐĐ Cảm nhận đau đớn BP Bodily Pain ĐGSK Đánh giá sức khỏe GH General Health CNSS Cảm nhận sức sống VT Vitality HĐXH Hoạt động xã hội SF Social Function GHTL Giới hạn tâm lý RE Role Emotional TTTQ Tâm thần tổng quát GM General Mental DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Nguyên nhân rối loạn cương ............................................................ 7 Bảng 1.2. Bảng chỉ số quốc tế về chức năng cương dương vật ...................... 16 Bảng 1.3. Ý nghĩa 8 mục khảo sát Sức khỏe trong SF-36 .............................. 28 Bảng 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh.................................... 41 Bảng 3.1.2. Mô tả bệnh mạn tính .................................................................... 45 Bảng 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh............................................. 46 Bảng 3.2.2. Những mối liên quan đến rối loạn cương .................................... 47 Bảng 3.3.1. Điểm số 8 lĩnh vực CLCS của bệnh nhân theo SF - 36............... 49 Bảng 3.3.2. Điểm số 2 thành phần SKTC và SKTT của bệnh nhân theo SF – 36 ........................................................................................... 50 Bảng 3.4.1. Mối liên quan giữa SKTC, SKTT và CLCS với đặc điểm chung của người bệnh ............................................................................... 51 Bảng 3.4.2.1 Mối tương quan giữa 8 lĩnh vực CLCS với phân độ RLCD ......... 56 Bảng 3.4.2.2. Sự tương quan giữa rối loạn cương dương và chất lượng cuộc sống ................................................................................................ 56 Bảng 3.4.2.3. Mối liên quan giữa SKTC, SKTT và CLCS với đặc điểm lâm sàng của người bệnh................................................................ 57 Bảng 3.5. Tương quan tuyến tính giữa tuổi với điểm số SKTC, SKTT và CLCS .............................................................................................. 60 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tuổi ............................................................................................. 43 Biểu đồ 3.2. Nghề nghiệp................................................................................ 43 Biểu đồ 3.3. Tình trạng hôn nhân.................................................................... 44 Biểu đồ 3.4. Trình độ học vấn ......................................................................... 44 Biểu đồ 3.5. Điểm CLCS theo nhóm tuổi ....................................................... 54 Biểu đồ 3.6. Điểm CLCS theo nghề nghiệp.................................................... 54 Biểu đồ 3.7. Điểm CLCS theo tình trạng hôn nhân ........................................ 55 Biểu đồ 3.8. Điểm CLCS theo trình độ học vấn ............................................. 55 Biểu đồ 3.9. Điểm CLCS theo phân độ rối loạn cương dương ....................... 59 Biểu đồ 3.10. Điểm CLCS theo thời gian bị RLCD ....................................... 59 Biểu đồ 3.11. Tương quan tuyến tính giữa tuổi với điểm số SKTC ............... 60 Biểu đồ 3.12. Tương quan tuyến tính giữa tuổi với điểm số SKTT ............... 60 Biểu đồ 3.13. Tương quan tuyến tính giữa tuổi với điểm số CLCS ............... 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Mặt cắt ngang của dương vật .......................................................... 10 Hình 1.2. Cơ chế sự cương dương vật tại xoang mạch máu ........................... 11 Hình 1.3. Cơ chế sự cương dương vật tại tế bào – chu trình NO- cGMP ...... 13 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mối tương quan giữa 8 lĩnh vực và hai thành phần sức khỏe thể chất và tinh thần trong SF-36 ......................................................... 25 Mô hình 1.1. Cấu trúc của SF-36 .................................................................... 27 Sơ đồ 1.2. Mô hình lý thuyết chất lượng cuộc sống của Wilson và Cleary ... 31 Sơ đồ 1.3. Mô hình nghiên cứu chất lượng cuộc sống ................................... 32 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn cương dương (RLCD) là tình trạng người đàn ông không thể đạt tới hay duy trì được sự cương dương vật đủ cứng để giao hợp thỏa mãn. Rối loạn cương dương là một bệnh thường gặp. Theo nghiên cứu của Feldman [24] về nam giới lão hóa được tiến hành trên 1290 đàn ông tuổi từ 40 – 70 ở Massachusetts từ năm 1986 – 1989 ghi nhận 52% có RLCD ở các mức độ khác nhau, trong đó mức độ nhẹ 17,2%, trung bình 25,2% và nặng 9,6%. Tại Việt Nam tần suất RLCD năm 2002 khoảng 15,7% [2], đến năm 2007 nghiên cứu của Cao Vũ Triều Giang, Nguyễn Thành Như, Vũ Lê Chuyên [3] cho thấy tỷ lệ RLCD là 33,9% ở bệnh nhân trên 40 tuổi. Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị rối loạn cương dương và đem lại kết quả tốt [65], tuy nhiên, số bệnh nhân đến khám và điều trị còn thấp mặc dù họ không hài lòng về chất lượng cuộc sống của mình [61]. Do ảnh hưởng về mặt tâm lý nên đa số bệnh nhân RLCD thường giấu bệnh. Ở Mỹ, có 75% bệnh nhân không khai RLCD khi họ đi khám về niệu khoa vì cảm thấy bối rối, 82% muốn bác sĩ hỏi và đề cập đến vấn đề RLCD của họ [15]. Ở Việt Nam do ảnh hưởng về phong tục tập quán nên người RLCD thường giấu bệnh và ngại khai với Bác sĩ mặc dù họ có nhu cầu điều trị [1]. Nghiên cứu của Phạm Nam Việt [9] cho biết có 75,22% bệnh nhân RLCD ở bệnh nhân đái tháo đường có nhu cầu điều trị bệnh. Rối loạn cương dương thường đi kèm với biến chứng của các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp, suy thận mãn và bệnh thần kinh [21]. Các nghiên cứu ngoài nước cho thấy tỷ lệ RLCD ở bệnh nhân đái tháo đường là 64% [51], ở bệnh nhân tăng huyết áp là 35,29% [32], suy thận mạn lọc máu định kỳ là 87,7% [55]. 2 Tại Việt Nam tần suất rối loạn cương dương ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu định kỳ là 76,33% [7], RLCD ở bệnh nhân đái tháo đường là 64,28% [9], RLCD ở bệnh nhân tăng huyết áp là 66,83% [4]. Như vậy, cùng với việc gia tăng của các bệnh mạn tính thì tỷ lệ rối loạn cương dương ngày càng gia tăng, chất lượng cuộc sống của nam giới càng bị ảnh hưởng và nhu cầu điều trị rối loạn cương dương cũng tăng theo. Mặc dù rối loạn cương dương không gây tử vong, cũng như không cần xử trí cấp cứu nhưng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh luôn luôn trong trạng thái mặc cảm tự ti, từ đó gây ra chán nản trong công việc, trong các sinh hoạt giao tiếp đời thường, trầm cảm trong suy tư và là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh về thần kinh [5]. Bên cạnh đó RLCD còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, hậu quả nặng nề là ly thân hoặc ly dị [23]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn cƣơng dƣơng” để khảo sát chất lượng cuộc sống của những người có rối loạn cương dương và xác định các yếu tố liên quan 3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và các đặc điểm của bệnh nhân bị rối loạn cương dương không? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị rối loạn cương dương đến khám tại phòng khám Nam khoa bệnh viện Bình Dân – Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị rối loạn cương dương bằng bộ công cụ SF – 36. 2. Xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và đặc điểm cá nhân, đặc điểm lâm sàng của những bệnh nhân bị rối loạn cương dương. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về rối loạn cƣơng dƣơng 1.1.1. Định nghĩa Rối loạn cương, thay thế cho từ bất lực, là tình trạng mà một người đàn ông không thể đạt tới hay duy trì được sự cương dương vật đủ cứng để giao hợp thỏa mãn [11], [34], [49]. Định nghĩa này giúp phân biệt rối loạn cương với các thể rối loạn tình dục khác là rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn cực khoái và rối loạn cảm giác tình dục. Ngoài ra, tình trạng rối loạn cương cần phải kéo dài hay lặp đi lặp lại trong ít nhất là 3 tháng hay 6 tháng [6]. Tuy nhiên, trên thực tế, những bệnh nhân trẻ tuổi thường đến khám bệnh vì rối loạn cương sau một vài ngày dương vật cương không đạt đủ cứng. Vì rối loạn cương thường đi kèm với những bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp và những bệnh tâm thần, thần kinh khác [33], nên thầy thuốc thuộc nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác nhau đều có thể gặp những bệnh nhân này. Rối loạn cương có ảnh hưởng xấu trên sự tự tin của bản thân, chất lượng sống và có thể gây tổn hại cho mối quan hệ vợ chồng. Rối loạn cương nguyên phát là tình trạng rối loạn cương xảy ra từ khi trưởng thành, trong khi rối loạn cương thứ phát là tình trạng mất khả năng cương bình thường trước đó. Rối loạn cương chủ yếu do căng thẳng tâm lý và chiếm khoảng 10% - 50% các trường hợp rối loạn cương. Rối loạn cương thực thể là rối loạn cương chủ yếu gây ra do các mạch máu, thần kinh, nội tiết hay bệnh thực thể khác, chiếm khoảng 50% - 80% các trường hợp. Đa số đàn ông bị rối loạn cương vừa có yếu tố tâm lý, vừa có yếu tố thực thể, và một kế hoạch điều trị hoàn chỉnh cần phải lưu ý tới điểm này [6]. 5 Rối loạn cương là một bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không một bài thuốc nào điều trị được tất cả các rối loạn cương [2]. 1.1.2. Nguyên nhân Chức năng cương bình thường đòi hỏi sự phối hợp của các yếu tố sinh lý, nội tiết, thần kinh, mạch máu và thể hang. Sự biến đổi của bất cứ thành phần nào trong các yếu tố trên đều có thể gây ra rối loạn cương (Bảng 1.1.). Một loạt các vấn đề về thể chất và tâm lý hay tình cảm có thể gây ra rối loạn cương dương. Nguyên nhân thể chất bao gồm thiệt hại cho các dây thần kinh, mạch máu, cơ trơn, và các mô xơ trong dương vật. Bệnh và rối loạn gây ra thiệt hại và có thể dẫn đến rối loạn cương dương bao gồm:  Huyết áp cao  Bệnh tiểu đường, một nhóm phức tạp của bệnh đặc trưng do đường huyết cao, cũng được gọi tăng đường huyết  Xơ vữa động mạch, sự tích tụ của một chất được gọi là mảng bám ở bên trong của động mạch  Bệnh tim và mạch máu  Bệnh thận mạn tính  Đa xơ cứng, một bệnh tự miễn dịch tấn công các dây thần kinh  Chấn thương từ phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt, kể cả xạ trị và phẫu thuật tuyến tiền liệt  Tổn thương dương vật, tủy sống, tuyến tiền liệt, bàng quang, hoặc khung xương chậu  Phẫu thuật ung thư bàng quang  Bệnh Peyronie, một rối loạn trong đó các vết sẹo, gọi là mảng bám, các hình thức trong dương vật 6 Lựa chọn lối sống, chẳng hạn như hút thuốc, uống quá nhiều rượu, sử dụng ma túy bất hợp pháp, thừa cân, và không tập thể dục, có thể dẫn đến RLCD. Các vấn đề về tâm lý hoặc tình cảm cũng có thể gây ra cho rối loạn cương, chẳng hạn như:  Lo âu  Trầm cảm  Nỗi sợ thất bại tình dục  Có lỗi  Lòng tự trọng thấp  Căng thẳng Ngay cả khi rối loạn cương có một nguyên nhân thể chất, yếu tố tâm lý hay tình cảm có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một vấn đề thể chất làm chậm sự kích thích tình dục của một người đàn ông có thể tạo ra sự lo lắng và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn cương. Ngoài ra, rối loạn cương có thể là một tác dụng phụ của nhiều loại thuốc thông thường như thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc gây chán ăn, và thuốc loét [49]. Sự phối hợp nhiều yếu tố gây rối loạn cương cũng thường gặp. Trước đây, trong những năm 50, 90% trường hợp rối loạn cương được nghĩ là do nguyên nhân tâm lý, nhưng hiện nay, rối loạn cương được biết là do bệnh thực thể gây ra, nhất là bệnh nhân lớn tuổi. Tuy nhiên dạng phối hợp giữa hai yếu tố thực thể và tâm lý là hay gặp nhất. Hiện tại, đa số các biện pháp điều trị rối loạn cương là không đặc hiệu, có thể áp dụng cho đa số những trường hợp rối loạn cương cho dù nguyên nhân gì, chỉ còn ba nguyên nhân có điều trị đặc hiệu là rối loạn cương do tâm lý, suy tuyến sinh dục và một vài dạng đặc biệt của rối loạn cương mạch máu [6]. 7 Bảng 1.1. Nguyên nhân rối loạn cương Nguyên nhân Ví dụ Tuổi cao Rối loạn tâm lý Trầm cảm, lo lắng. Rối loạn thần kinh Bệnh não, chấn thương tủy sống, bệnh cột sống, bệnh thần kinh ngoại vi, tổn thương thần kinh thẹn. Rối loạn nội tiết Suy tuyến sinh dục, cường prolactin huyết, cường hay suy giáp, hội chứng Cushing, bệnh Addison. Rối loạn mạch máu Xơ vữa mạch máu, bệnh tim thiếu máu, bệnh mạch máu ngoại vi, suy tĩnh mạch, bệnh lý thể hang. Do thuốc Thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm (giảm ham muốn), estrogen và các thuốc kháng androgen (giảm ham muốn), digoxin. Thói quen Ma túy, nghiện rượu, hút thuốc lá. Bệnh khác Đái tháo đường, suy thận, tăng lipit máu, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 1.1.3. Tình hình rối loạn cƣơng dƣơng trong dân số Trên toàn thế giới, ước tính mức độ phổ biến của rối loạn cương từ 2% ở nam giới dưới 40 tuổi đến 86% ở nam giới từ 80 tuổi trở lên. Prins và cộng sự [53] đã khảo sát một cách hệ thống 23 nghiên cứu (trong đó 15 nghiên cứu của châu Âu, 5 của Mỹ, 2 của châu Á và 1 của Úc) và báo cáo tần suất rối loạn cương trong nghiên cứu dựa trên dân số. Họ phân tích một số nhược điểm trong các nghiên cứu cụ thể là nghiên cứu về tần suất nhưng không phân loại bệnh nhân rối loại cương thành các nhóm tuổi khác nhau hoặc không đề cập đến mức độ nghiêm trọng của rối loạn cương (nhẹ, trung bình, nặng). Tần suất của rối loạn cương trong từng nhóm tuổi không được báo cáo trong tất cả 8 các nghiên cứu, điều này gây khó khăn cho việc đưa ra kết luận một cách chắc chắn về tần suất của rối loạn cương của từng nhóm tuổi. Dù vậy nhóm nghiên cứu cũng phác thảo cho ta một cái nhìn khái quát về mức độ rối loạn cương: 7% những người nam có độ tuổi từ 18- 29, 2-9% những người nam có độ tuổi 30-39, 9-11% nam có độ tuổi 40-49, 16-18% nam có độ tuổi 50-59, khoảng 34% những người nam có độ tuổi 60-69, và 53% trong số những người nam có độ tuổi 70-80. Tần suất rối loạn cương cũng khác nhau giữa các quốc gia, các châu lục và các dân tộc. Tại Mỹ, trong một nghiên cứu trên 2.173 nam giới từ 40 tuổi trở lên thuộc ba nhóm dân số (người da trắng không có nguồn gốc Tây Ban Nha, người da màu không có nguồn gốc Tây Ban Nha và người có nguồn gốc Tây Ban Nha), Lawmann và cộng sự [39] đã đưa ra kết quả tần suất rối loạn cương ở người gốc Tây Ban Nha là 19,9%, trong khi ở nhóm người da trắng là 21,9% và ở nhóm da màu tăng lên đến 24,4%. Trong một nghiên cứu khác quy mô hơn, Selvin và cộng sự [59] đã công bố tần suất rối loạn cương ở nam giới từ 20 tuổi trở lên tại Mỹ là 18,4% cho thấy rối loạn cương ảnh hưởng tới 18 triệu nam giới tại Mỹ, trong khi tỷ lệ này ở Áo là 32,2% [52] và tại Tây Ban Nha là 12,1% [44]. Trong một nghiên cứu về tần suất rối loạn cương theo độ tuổi ở nam giới Nhật Bản, Marumo và cộng sự [45] đã tiến hành khảo sát trên 2.311 đối tượng nam giới là nhân viên của 11 công ty đặt trụ sở tại Tokyo, Kyoto và Osaka cùng với bố của các nhân viên của 1 công ty đặt tại Tokyo. Độ tuổi của các đối tượng giao động từ 23-71% ở nhóm các nhân viên, và 60-79% ở các ông bố. Tần suất rối loạn cương ở nhóm vừa và nặng được báo cáo là 1,8% và 0% ở nhóm tuổi 23-29, 2,6% và 0% ở nhóm tuổi 30-39, 7,6% và 1% ở nhóm tuổi 40-49, 14% và 6% cho nhóm tuổi 50-59, 25,9% và 15,9% cho nhóm tuổi 60-69, chiếm 27,9% và 36,4% của nhóm tuổi 70-79. 9 Tại Trung Quốc, một nghiên cứu trên 2.226 nam giới tuổi từ 20-86 ở 3 thành phố lớn, Bai Quan và cộng sự [14] đã báo cáo tần suất rối loạn cương là 28,3%, trong đó nhóm rối loạn cương nhẹ là 15,9%, nhóm trung bình 7,1% và 5,2% ở nhóm nặng. Riêng với nhóm nam giới từ 40 tuổi trở lên, tần suất tăng vọt 40,2%. Tại Malaisia, Low và cộng sự [43] báo cáo sự khác biệt về kiến thức, thái độ, thực hành trong dự phòng và điều trị rối loạn cương ở nam giới từ ba nhóm dân tộc khác nhau ở trong nước (Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ) tuy không báo cáo tỷ lệ % của mỗi nhóm nhưng nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về nhận thức, cũng như thái độ thực hành về rối loạn cương của các chủng tộc khác nhau dù cùng sinh sống trên cùng một nước. Sự phổ biến trên toàn thế giới của rối loạn chức năng cương dương (RLCD) là rất cao và dự kiến sẽ tăng đáng kể trong vòng 25 năm tới. Aytac và cộng sự [13] đã áp dụng các kết quả của Nghiên cứu Lão hóa Nam giới tại Massachusetts (MMAS) vào số liệu dân số thế giới và ước tính rằng tỷ lệ trên toàn thế giới của rối loạn cương năm 1995 vượt quá 152 triệu người, và con số này sẽ đạt 322 triệu vào năm 2.025. Ngoài ra, tần suất rối loạn cương còn có thể thay đổi tùy thuộc vào việc ta sử dụng hệ thống đánh giá khác nhau. Tại Việt Nam, Phạm Văn Trịnh [8] cho kết quả nghiên cứu trên 764 nam giới có vợ là 15,7% bị rối loạn cương. Xuất phát từ tập tục, văn hóa Á Đông, bệnh nhân có tâm lý mặc cảm, thường giấu cả người thân và bác sĩ về tình trạng bệnh của họ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số bệnh nhân đến viện khám và tư vấn ngày càng tăng, phần nào chứng minh bệnh nhân đã ý thức được tầm quan trọng của bệnh đến đời sống gia đình. 10 Năm 1992, phòng khám Nam khoa được thành lập tại bệnh viện Bình Dân và phòng khám Nam học thuộc Bệnh viện Việt Đức cũng được khánh thành. Đến 2005, hai bệnh viện trên đã nâng tầm quy mô và chức năng phòng khám Nam khoa thành Khoa Nam học, góp phần giải quyết ngày càng nhiều các nhu cầu về khám chữa bệnh nam khoa trong xã hội. 1.1.4. Sinh lý cƣơng dƣơng vật Hình 1.1. Mặt cắt ngang của dương vật Cương dương vật là một hiện tượng mạch máu – thần kinh được điều khiển do các yếu tố tâm lý và tình trạng nội tiết [12]. Trong trạng thái xìu, các cơ trơn của động mạch dương vật và thể hang nằm trong tình trạng trương lực (co thắt). Khi có kích thích tình dục, các xung động thần kinh làm phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) từ các tận cùng thần kinh hang và các yếu tố giãn cơ từ các tế bào nội mạc dương vật, đưa đến giãn cơ trơn động mạch và tiểu động mạch nuôi dưỡng mô cương và làm tăng dòng máu đến dương vật gấp nhiều lần [6]. Cùng lúc, sự giãn cơ trơn bè làm tăng suất đàn của các xoang, tạo điều kiện cho hệ thống các xoang được giãn nở và đổ đầy nhanh chóng. Áp suất động mạch ép lên thành các xoang, do đó ép lên bao trắng làm bao dài ra đồng thời ép
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất