Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất chống oxy hóa trong dược thảo ginko biloba (bạch quả) – cơ chế tác dụng và ...

Tài liệu Chất chống oxy hóa trong dược thảo ginko biloba (bạch quả) – cơ chế tác dụng và thuốc đang dùng cho điều trị

.PDF
58
39
117

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Có nhiều loại dược liệu quý hiếm, lại rất thân thiết và gần gũi với con người. Chúng được trồng ở trên các con phố, hoặc mọc dại ven đường. Có những loài đã biến mất theo thời gian, nhưng cũng có những loài vẫn còn tồn tại hàng trăm triệu năm mặc cho sự biến đổi của môi trường. Một trong những loài cây đó là Bạch Quả, tên khoa học: Ginkgo biloba L. Loài cây này là một minh chứng tiêu biểu nhất cho một hóa thạch sống. Các bộ phận dùng của cây bạch quả (lá tươi hoặc khô, và hạt đã loại bỏ lớp ngoài) được biết đến với khả năng chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh, kháng khuẩn, chống viêm, chữa lành vết thương, và có khả năng cải thiện suy nghĩ, nhận thức và trí nhớ. Các nghiên cứu lớn đã và đang được tiến hành bao gồm việc phân lập các thành phần hóa học, đánh giá các hoạt tính dược lý để sử dụng Bạch quả như một cây thuốc quý, giàu tiềm năng chống oxy hóa, dùng để phòng và điều trị bệnh cho người. Để hiểu và cập nhật các thông tin về cây thuốc quan trọng này, chúng tôi xin thực hiện đề tài: “CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG DƯỢC THẢO GINKO BILOBA (BẠCH QUẢ) – CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ THUỐC ĐANG DÙNG CHO ĐIỀU TRỊ” nhằm tới 3 mục tiêu sau: 1.Trình bày được những cấu trúc hóa học của chất chống oxy hóa trong cây Bạch quả. 2.Chỉ ra các tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết lá bạch quả trên thử nghiệm lâm sàng động vật. 3. Khảo sát các thuốc chứa Bạch quả hiện đang dùng trong phòng, điều trị bệnh.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG DƯỢC THẢO GINKGO BILOBA (BẠCH QUẢ) – CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ THUỐC ĐANG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LÊ NGỌC ANH Giáo viên hướng dẫn: PGS. TSKH LÊ THÀNH PHƯỚC HÀ NỘI 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG DƯỢC THẢO GINKGO BILOBA (BẠCH QUẢ) – CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ THUỐC ĐANG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LÊ NGỌC ANH Giáo viên hướng dẫn: PGS. TSKH LÊ THÀNH PHƯỚC Nơi thực hiện đề tài: Đại Học Phenikaa Thời gian thực hiện: từ ngày 8/11/2019 đến ngày 10/3/2020 HÀ NỘI 2020 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Dược, Trường Đại Học Phenikaa, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG DƯỢC THẢO GINKGO BILOBA (BẠCH QUẢ) – CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ THUỐC ĐANG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ”. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới: Thầy giáo – PGS. TSKH Lê Thành Phước Bộ môn Khoa học cơ bản – cơ sở dược, giảng viên Khoa Dược trường đại học Phenikaa. Người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian nghiên cứu. Thầy đã không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khoẻ. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại nhà thuốc. Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, người thân, gia đình, thư viện, nhà thuốc, đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng gia đình, người thân lời cảm ơn trân trọng nhất. Sinh viên Lê Ngọc Anh I MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... I DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT ............................................. V DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... VII DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... VIII ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 2 1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2 2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 3 1.1. Đặc điểm thực vật, phân bố của cây bạch quả ......................................... 3 1.2. Lược sử ứng dụng trong y học .................................................................. 4 1.3. Tóm lược về gốc tự do và chống oxy hóa.................................................. 5 1.3.1. Gốc tự do (phân tử, mảnh phân tử, nguyên tử, ion) ................................... 6 1.3.2. Sự hình thành (một số) tác nhân oxy hoá (oxidants, gồm gốc và phân tử không gốc) trong cơ thể ...................................................................................... 7 1.3.3. Stress oxy hoá (stress oxidative) và các tiến trình bệnh lý ........................ 8 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG LÁ, HẠT CÂY BẠCH QUẢ. .......................................................... 10 2.1. Thành phần dinh dưỡng tổng quát trong lá, hạt cây bạch quả ............ 10 2.2. Thành phần chất chống oxy hóa trong lá cây bạch quả ........................ 12 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG LÁ CÂY BẠCH QUẢ ............ 14 3.1. Bảo vệ nội mô, chống lại sự khởi phát của chứng xơ vữa động mạch, tăng tuần hoàn máu........................................................................................ 14 3.2. Chất chống oxy hóa trong Bạch quả bảo vệ các tế bào thần kinh ........ 18 3.2.1. Bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi stress oxy hóa gây ra do quá trình peroxide hóa lipid (LPO = lipid peroxidation) .................................................. 18 II 3.2.2. Chất chống oxy hóa trong Bạch quả ngăn ngừa nhiễm độc, bảo vệ tế bào thần kinh .......................................................................................................... 23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ CHẾ PHẨM DƯỢC, BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỨA BẠCH QUẢ HIỆN ĐANG DÙNG TRONG PHÒNG, ĐIỀU TRỊ BỆNH. .......................................................................... 35 4.1. Một số chế phẩm dược ............................................................................ 35 4.1.1. Tanakan® ............................................................................................... 35 4.1.2. Gintana 120 ............................................................................................ 36 4.1.3. Viên Dưỡng Não O.P.CAN® ................................................................. 36 4.1.4. Superkan – F .......................................................................................... 37 4.1.5. Gentlemax .............................................................................................. 37 4.1.6. TEBURAP SoftCap ................................................................................ 38 4.1.7. Ginkgo120F............................................................................................ 38 4.1.8. Hoạt huyết Neuvinamvian ...................................................................... 39 4.1.9. CEBRATON .......................................................................................... 39 4.1.10. OTIV .................................................................................................... 40 4.2. Thực phẩm chức năng ............................................................................. 40 4.2.1. Thực phẩm chức năng bổ não MegaBrain 115 ........................................ 40 4.2.2. Vindermen Plus – Lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh .......................... 41 4.2.3. Thực phẩm chức năng Sanct Bernhard Ginkgo ....................................... 41 4.2.4. Viên uống bổ não Doppelherz Aktiv Ginkgo .......................................... 42 4.2.5. Thực phẩm chức năng Blackmores Ginkgoforte ..................................... 42 4.3. Các bài thuốc Đông Y có chứa Bạch Quả .............................................. 43 4.3.1. Bài thuốc cắt cơn hen suyễn ................................................................... 43 4.3.2. Chữa bạch đới lâu ngày không dứt, tiểu rắt luôn luôn, di tinh, do khí hư (sức lực suy yếu) .............................................................................................. 43 4.3.3. Món ăn thuốc chữa bệnh bạch đới .......................................................... 43 4.3.4. Chữa mộng tinh ...................................................................................... 43 III 4.3.5. Chữa lao phổi ......................................................................................... 43 4.3.6. Phụ nữ bị sa tử cung, khí hư bạch đới ..................................................... 43 4.3.7. Phụ nữ cơ thể suy nhược, khí hư bạch đới .............................................. 43 4.3.8. Viêm đường tiết niệu cấp, sốt, tiểu rắt, buốt, nước tiểu đục .................... 44 4.3.9. Viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng ............. 44 4.9.10. Hen phế quản, lao phổi có ho suyễn...................................................... 44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT ........................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 47 IV DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 AD Bệnh Alzheimer 2 ANOVA Phân tích phương sai 3 AO Orbital nguyên tử 4 AOAC Phương pháp phân tích chuẩn 5 ATPase ATPase là một lớp trong số các enzyme mà nó thực hiện quá trình xúc tác quá trình phân tách ATP thành ADP và giải phóng phốt pho tự do 6 CAT Enzyme Catalase 7 DA Dopamine 8 Dunnett Kiểm định t so sánh nhiều cặp 9 EGb Chiết xuất bạch quả - Extract of Ginkgo Biloba 10 HC Cumene hydroperoxide – một loại hydroperoxide hữu cơ 11 HPLC Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao 12 HUVEC Tế bào nội mô – Human umbilical vein endothelial cell 13 HVA Homo vanillic acid 14 LDL Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp - low density lipoprotein cholesterol 15 LPO Lipid peroxidation 16 MAC Phương pháp ngâm 17 MIC Nồng độ ức chế tối thiểu 18 MPP 1-methyl-4phenylpyridinium 19 MT Metallothionein 20 PAF Yếu tố kích hoạt tiểu cầu 21 PD Bệnh Parkinson 22 pNPPase P-nitrophenyl phosphoatase V 23 R Gốc tự do 24 REF Phương pháp chiết hồi lưu thô 25 ROS Các dạng oxy hoạt động - Reactive Oxygen Species 26 SEM Giá trị trung bình 27 SHA Phương pháp lắc 28 SN Vùng chất đen – Subtantia nigra 29 SOD Superoxide dismutase 30 SOX Phương pháp Soxhlet 31 TBARS Acid Thiobarbituric 32 THP1 Một dòng tế bào đơn nhân được sử dụng VI DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các dạng oxy hoạt động ..................................................................... 7 Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng tổng quát trong các mẫu bạch quả khác nhau ......................................................................................................................... 10 Bảng 3.1. Nồng độ của các chất phản ứng với acid thiobarbituric (TBARS) tại vùng hải mã của nhóm EGb-761 ...................................................................... 20 Bảng 3.2. Hoạt độ CAT tại vùng hải mã, vùng vân và vùng chất đen của nhóm EGb-761 ........................................................................................................... 21 Bảng 3.3. Hoạt độ SOD tại vùng hải mã, vùng vân và vùng chất đen của nhóm EGb .................................................................................................................. 21 Bảng 3.4. Xét nghiệm khuếch tán đĩa để xác định hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất tiêu chuẩn và hỗn hợp của chúng .............................................. 32 VII DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cây, lá, quả Bạch quả ......................................................................... 3 Hình 1.2. Cấu hình electron của phân NO. .......................................................... 6 Hình 1.3. Các nguồn chính sản sinh gốc tự do trong cơ thể và hậu quả của tổn thương do gốc tự do gây ra. ................................................................................ 7 Hình 1.4. Các bệnh ở người do stress oxy hoá gây ra ......................................... 9 Hình 1.5. Các chất phòng thủ chống oxy hóa chống lại cuộc tấn công của các gốc tự do ............................................................................................................ 9 Hình 2.1. Cấu trúc hóa học và thành phần của terpenoids và flavonoid có hoạt tính sinh học trong EGb-761. ........................................................................... 12 Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của các thành phần trong Ginkgo biloba ................ 13 Hình 3.1. Ảnh hưởng của LDL và EGb-761 đến đặc tính kết dính HUVEC ..... 15 Hình 3.2. Ảnh hưởng của LDL và EGb-761 đến chức năng Na, K-ATPase...... 16 Hình 3.3. Ảnh hưởng của LDL và EGb-761 đến xét nghiệm TBARS (xác định chất phản ứng với acid Thiobarbituric trong tế bào) ......................................... 17 Hình 3.4. Những cách chính mà polyphenol ức chế sự biến đổi LDL-nguyên nhân gây nên sự hình thành đại thực bào bọt .................................................... 18 Hình 3.5. Phân tích định lượng số lượng tế bào dương tính MT I + II trong thể vân (A) và chất đen (B) .................................................................................... 25 Hình 3.6. Hình ảnh kính hiển vi đại diện của thể vân cho thấy các tế bào dương tính MT I + II ................................................................................................... 26 Hình 3.7. Phân tích định lượng số lượng tế bào dương tính MT I + II .............. 28 Hình 3.8. Hàm lượng dopamine (A) và acid homovanillic (B) ......................... 30 Hình 3.9. (A-C) Hoạt tính kháng khuẩn của các chất chuẩn ginkgo - Quercetin (Q), Kaempferol (K), Isorhamnetin (I), hỗn hợp cả 3 chất (MIX) ..................... 33 VIII ĐẶT VẤN ĐỀ Có nhiều loại dược liệu quý hiếm, lại rất thân thiết và gần gũi với con người. Chúng được trồng ở trên các con phố, hoặc mọc dại ven đường. Có những loài đã biến mất theo thời gian, nhưng cũng có những loài vẫn còn tồn tại hàng trăm triệu năm mặc cho sự biến đổi của môi trường. Một trong những loài cây đó là Bạch Quả, tên khoa học: Ginkgo biloba L. Loài cây này là một minh chứng tiêu biểu nhất cho một hóa thạch sống. Các bộ phận dùng của cây bạch quả (lá tươi hoặc khô, và hạt đã loại bỏ lớp ngoài) được biết đến với khả năng chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh, kháng khuẩn, chống viêm, chữa lành vết thương, và có khả năng cải thiện suy nghĩ, nhận thức và trí nhớ. Các nghiên cứu lớn đã và đang được tiến hành bao gồm việc phân lập các thành phần hóa học, đánh giá các hoạt tính dược lý để sử dụng Bạch quả như một cây thuốc quý, giàu tiềm năng chống oxy hóa, dùng để phòng và điều trị bệnh cho người. Để hiểu và cập nhật các thông tin về cây thuốc quan trọng này, chúng tôi xin thực hiện đề tài: “CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG DƯỢC THẢO GINKO BILOBA (BẠCH QUẢ) – CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ THUỐC ĐANG DÙNG CHO ĐIỀU TRỊ” nhằm tới 3 mục tiêu sau: 1.Trình bày được những cấu trúc hóa học của chất chống oxy hóa trong cây Bạch quả. 2.Chỉ ra các tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết lá bạch quả trên thử nghiệm lâm sàng động vật. 3. Khảo sát các thuốc chứa Bạch quả hiện đang dùng trong phòng, điều trị bệnh. 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Cây Bạch quả (Ginkgo biloba); Các chất hoá học chiết xuất từ lá, hạt cây Bạch quả, đi sâu vào các chất có tác dụng chống oxy hoá. 2. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp hồi cứu và tổng hợp: Tài liệu, sách, bách khoa toàn thư, các công trình nghiên cứu, báo khoa học, tạp chí khoa học trong và ngoài nước (tiếng Anh).  Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát các thuốc chứa Bạch quả bán tại một số nhà thuốc-hiệu thuốc, kê đơn trong một số bệnh viện, trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quảng Ninh. 3. Thời gian: Từ ngày 8/11/2019 đến ngày 10/3/2020. 4. Địa điểm thực hiện: - Đại học Phenikaa, Hà Nội. - Thư viện Đại học Dược Hà Nội. - Nhà thuốc Đăng Quang (Tổ 28 – khu 8 Thành Phố Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh). 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm thực vật, phân bố của cây bạch quả Bạch quả: tên khoa học Ginkgo biloba L, chi Ginkgo, họ Ginkgoaceace. Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét khó chịu [16]. Cây bạch quả vào mùa thu Hình 1.1. Cây, lá, quả Bạch quả. 3 - Bạch quả đã được trồng ở Trung Quốc từ cách đây 3.000 năm, có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm [16]. 1.2. Lược sử ứng dụng trong y học Bạch quả được dùng làm thuốc ở Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm, tục truyền từ thời vua Thần Nông, theo sách Dược liệu Việt Nam [3]. Bộ phận dùng là hạt với công dụng: bổ thận tráng dương, trị phế lao kết hạch, trị hen đờm suyễn, bạch đới, đái nhắt. Theo từ điển Bách khoa Dược học [1] bộ phận dùng là hạt (bạch quả) và lá (nguyên hạnh diệp). Trong Dược điển Việt Nam [2] chỉ có tiêu chuẩn hạt bạch quả.  Theo Y học cổ truyền - Bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu được đờm, trừ được hen, dẹp được ho, khỏi được chứng hư tiểu tiện, hết được chứng khú hư, bạch đới. - Bạch quả ích khí, ích phổi, giáng khí bình suyễn, khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới. - Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng. Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu. - Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột. - Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.  Theo nghiên cứu dược lý hiện đại - Tác dụng trên thiểu năng tuần hoàn não và bệnh mạch ngoại biên. Cao bạch quả qua thực nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chuột cống trắng chống lại bệnh thiếu máu cục bộ não. Tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả giúp ngăn cản sự phát triển nhồi máu não (khi tiêm mảnh vỡ cục máu đông của nó 4 vào động mạch cảnh gốc). Ngoài ra còn có tác dụng tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não do nghẽn mạch. Trong điều kiện giảm lượng oxy từ không khí thở vào, động vật điều trị với cao bạch quả sẽ sống sót lâu hơn so với nhóm đối chứng, không những do tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn não, mà còn do làm tăng nồng độ glucose và adenosin triphosphat trong máu. - Cao bạch quả tiêm truyền tĩnh mạch còn làm tăng đường kính tiểu động mạch ở mèo, làm giảm sử dụng glucose bởi não. Nó có hiệu quả điều trị phù não gây ra bởi các chất độc hại thần kinh hoặc do chấn thương. Trong nhồi máu não gây ra bởi natri arachidonat ở chuột cống trắng, cao bạch quả dạng uống hoặc tiêm dưới da có tác dụng ức chế một phần sự tăng nước, natri và calci, đồng thời ức chế tình trạng giảm kali trong não. Cho chuột nhắt trắng uống cao bạch quả trong 4-8 tuần giúp tăng trí nhớ và nhận thức trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện. - Tác dụng trên tiền đình và thính giác. Cao bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung. Cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm. - Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Các hợp chất ginkgolid của cao bạch quả, đặc biệt ginkgolid B là chất đối kháng của PAF. Ginkgolid B có tác dụng ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF ở chuột lang. - Tác dụng chống gốc tự do, chống oxy hóa bảo vệ tế bào. 1.3. Tóm lược về gốc tự do và chống oxy hóa Dược lực học của các hoạt chất trong Bạch quả là đối kháng với sự sản xuất gốc tự do, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào. Vì vậy cần một tổng quan ngắn về kiến thức này để liên hệ với cơ chế tác dụng của thuốc. 5 1.3.1. Gốc tự do (phân tử, mảnh phân tử, nguyên tử, ion) Là những tiểu phân hoá học có electron độc thân (e- hoá trị) trên 1 AO hoặc trên 1 MO, có thể tồn tại độc lập. Kí hiệu của gốc tự do: R•, dấu • trên chữ R thể hiện phần tử hoá học có electron độc thân [5]. Ví dụ: NO•; NO2• ; •CH3 ; •C6H5 ; Cl• ; H• ; •O• ; O2-• Hình 1.2. Cấu hình electron của phân NO. 6 1.3.2. Sự hình thành (một số) tác nhân oxy hoá (oxidants, gồm gốc và phân tử không gốc) trong cơ thể (Hình 1.3; Bảng 1.1) [4] Hình 1.3. Các nguồn chính sản sinh gốc tự do trong cơ thể và hậu quả của tổn thương do gốc tự do gây ra. Bảng 1.1. CÁC DẠNG OXY HOẠT ĐỘNG ( Reactive Oxygen Species - ROS ) STT Tên Kí hiệu 1 Superoxide O2-• 2 Hydroxyl OH• 3 Hydroperoxyl HO2• 4 Lipid alkoxyl LO• 5 Hydro peroxide H2O2 6 Hypobromous acid HOBr 7 Ozone O3 8 Singlet oxygen (Oxy đơn bội) (O21Δg) 9 Lipid peroxide LOOH 7 1.3.3. Stress oxy hoá (stress oxidative) và các tiến trình bệnh lý (Hình 1.4; Hình 1.5) Stress do oxy hóa là một tình trạng có hại xảy ra khi dư thừa ROS và / hoặc giảm hụt mức chất chống oxy hóa. Điều này có thể xảy ra bởi các tác nhân vật lý, hóa học, tâm lý, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, viêm, chuyển hóa các hợp chất lạ và phóng xạ, từ đó dẫn đến tổn thương mô ở con người và gây ra các bệnh [4]. Các hoạt động của gốc tự do được cho là liên quan đến bệnh sinh của nhiều bệnh tật ở con người, bao gồm:  Rối loạn thần kinh: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, hội chứng đa xơ cứng, chứng xơ cứng teo cơ một bên, mất trí nhớ và trầm cảm.  Bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ, phì đại tim, tăng huyết áp, sốc và chấn thương.  Rối loạn phổi: viêm phổi, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.  Rối loạn thận: viêm cầu thận, viêm thận kẽ, suy thận mãn tính, đạm niệu, urê máu.  Các bệnh đường tiêu hóa: loét dạ dày, bệnh viêm ruột và viêm đại tràng.  Các khối u và ung thư: ung thư phổi, bệnh bạch cầu, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư trực tràng,...  Các bệnh về mắt: đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, bệnh lý hoàng điểm.  Quá trình lão hóa.  Tiểu đường.  Suy giảm miễn dịch.  AIDS.  Bệnh gan, viêm tụy. 8 Hình 1.4. Các bệnh ở người do stress oxy hoá gây ra. - Hệ thống phòng vệ chất chống oxy hóa enzyme và phi enzyme giảm thiểu tác hại của ROS bằng nhiều cơ chế chống oxy hóa khác nhau [4] Hình 1.5. Các chất phòng thủ chống oxy hóa chống lại cuộc tấn công của các gốc tự do. 9 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG LÁ, HẠT CÂY BẠCH QUẢ. 2.1. Thành phần dinh dưỡng tổng quát trong lá, hạt cây bạch quả  Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu [6]: - Nguyên vật liệu Hạt từ Trung Quốc được mua từ các siêu thị địa phương. Lá và hạt dùng cho phân tích từ Califonia, USA. Viên nang cao lá Bạch quả (lá khô) chuẩn từ một Trung tâm Dinh dưỡng,USA. - Phương pháp phân tích chuẩn (AOAC, 2000) được sử dụng để xác định tro, carbohydrat, chất béo, độ ẩm và hàm lượng protein. - Phân tích các nguyên tố: sử dụng máy quang phổ phát xạ plasma (Thermo Jarrell Ash, model: Duo Axial plasma, Franklin, MA, USA) để xác định Zn, Fe, Na, Mg, K và Ca. Máy phân tích tự động CHNS (của hãng Perkin Elmer Series II 2400, Hoa Kỳ) để xác định nguyên tố C và N. - Định lượng các vitamin: Hàm lượng vitamin C trong hạt được xác định bằng phương pháp của Lambert và De Leenheer (1992). Vitamin E được xác định theo phương pháp hóa học chung.  Kết quả nghiên cứu [6]: Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng tổng quát trong các mẫu bạch quả khác nhau Thành phần Hạt từ Mỹ Hạt từ Lá từ Mỹ Viên nang Trung Quốc Tạp chất (g/100g)a Protein 0.7±0.03 0.7±0.37 1.1±0.07 1.0±0.91 Tro 3.7±0.12 4.4±0.14 19.1±0.02 1.2±0.08 Độ ẩm 49.1±0.01 55.6±0.03 12.3±0.06 4.5±0.02 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất