Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chăm sóc giảm đau và vận động cho người bệnh sau mổ thay khớp háng...

Tài liệu Chăm sóc giảm đau và vận động cho người bệnh sau mổ thay khớp háng

.PDF
104
5
122

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- HUỲNH THỊ TRÚC LAM CHĂM SÓC GIẢM ĐAU VÀ VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ THAY KHỚP HÁNG Ngành: Điều dưỡng Mã số: 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. LÊ HUY HÒA TS. ANN HENDERSON TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tất cả những dữ liệu và sự kiện trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tác giả HUỲNH THỊ TRÚC LAM . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 4 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 5 1.1. Đại cương về mổ thay khớp háng ............................................................ 5 1.2. Chăm sóc giảm đau và tập vận động trên người bệnh sau mổ thay khớp háng ………………………………………………………………………...14 1.3. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.................................... 17 1.4. Học thuyết điều dưỡng .......................................................................... 21 CHƯƠNG 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25 2.3. Định nghĩa các biến số nghiên cứu ........................................................ 28 2.4. Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................... 30 2.5. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................. 31 CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 32 . i. 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 32 3.2. So sánh đặc điểm chung của người bệnh giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng ......................................................................................................... 35 3.3. So sánh điểm đau VAS và mức độ độc lập chức năng FIM giữa 2 nhóm ......................................................................................................................... 37 3.4. Các đặc điểm ảnh hưởng lên điểm đau VAS và mức độ độc lập chức năng FIM .................................................................................................................. 40 3.5. So sánh biến chứng sớm và các khó chịu sau phẫu thuật giữa nhóm can thiệp và đối chứng ........................................................................................... 48 3.6. So sánh thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng ................................................................................. 49 CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN.............................................................................. 51 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 51 4.2. So sánh đặc điểm chung của người bệnh ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng ............................................................................................................... 57 4.3. So sánh điểm đau VAS và mức độ độc lập chức năng FIM giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng ................................................................................. 57 4.4 So sánh biến chứng sớm và các khó chịu sau phẫu thuật giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng ................................................................................. 61 4.5. So sánh thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng ................................................................................. 62 4.6. Các đặc điểm ảnh hưởng lên mức độ đau VAS và mức độ độc lập chức năng FIM ......................................................................................................... 63 . . 4.7. Ảnh hưởng của các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu lên thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật ........................................................ 67 4.8. Điểm mạnh của nghiên cứu...................................................................... 69 4.9. Hạn chế của nghiên cứu: .......................................................................... 70 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AAOS: American Academy of Orthopaedic Surgeons- Hiệp hội các phẫu thuật viên Chỉnh hình Hoa Kỳ. OA: Osteoarthristis- Thoái hóa khớp CDC: Centers for Disease Control and Prevention- Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. ĐLC: Độ lệch chuẩn FIM: Functional Independence Measure- Mức độ độc lập chức năng LOS: Length of hospital stay- Thời gian nằm viện NAON: National Association of Orthopeadic Nurses- Hiệp hội điều dưỡng chỉnh hình Hoa Kỳ. NB: Người bệnh NC: Nghiên cứu PT: Phẫu thuật VAS: Visual Analog Scale- Thang điểm VAS TB: Trung bình . i. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1 Đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu ............................................. 32 Bảng 3. 2 Mối liên hệ đặc điểm bệnh lý và đặc điểm phẫu thuật ........................ 33 Bảng 3.3 Bệnh kèm theo ...................................................................................... 34 Bảng 3. 4 So sánh đặc điểm chung của người bệnh giữa nhóm can thiệp và đối chứng ........................................................................................................ 35 Bảng 3.5 So sánh điểm đau VAS và FIM giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng .............................................................................................................. 37 Bảng 3. 6 Sự khác biệt về “chênh lệch VAS” (VAS ) giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ở từng thời điểm ........................................................................ 40 Bảng 3. 7 Các đặc điểm ảnh hưởng đến giảm VAS ở nhóm can thiệp................ 41 Bảng 3. 8 Sự khác biệt về “chênh lệch FIM” giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ở từng thời điểm .................................................................................. 44 Bảng 3. 9 Các đặc điểm ảnh hưởng đến “chênh lệch FIM” (FIM ) ở nhóm can thiệp ngày 2 so với ngày 1 ....................................................................... 45 Bảng 3. 10 So sánh biến chứng sớm và các khó chịu sau phẫu thuật giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng ......................................................................... 48 Bảng 3. 11 So sánh thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật (LOS) giữa 2 nhóm chăm sóc ............................................................................................ 49 Bảng 3. 12 Mối liên hệ giữa các đặc điểm lâm sàng của người bệnh với thời gian nằm viện sau phẫu thuật: ........................................................................ 50 . .i DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1 Thay đổi VAS tại các thời điểm hậu phẫu ...................................... 38 Biểu đồ 3. 2 Sự thay đổi FIM tại các thời điểm hậu phẫu .................................. 38 Biểu đồ 3. 3 Sự thay đổi VAS nhóm can thiệp theo tuổi ..................................... 42 Biểu đồ 3. 4 Sự thay đổi VAS nhóm can thiệp giữa các chẩn đoán khác nhau... 42 Biểu đồ 3. 5 Sự thay đổi VAS nhóm can thiệp giữa các loại phẫu thuật............. 43 Biểu đồ 3. 6 Sự thay đổi FIM ở nhóm can thiệp ngày 2 so với ngày 1 theo tuổi 46 Biểu đồ 3. 7 Sự thay đổi FIM ở nhóm can thiệp ngày 2 so với ngày 1 theo chẩn đoán ........................................................................................................ 46 Biểu đồ 3. 8 Sự thay đổi FIM ở nhóm can thiệp ngày 2 so với ngày 1 theo loại phẫu thuật ....................................................................................................... 47 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định khi có tổn thương khớp háng về mặt giải phẫu, có ảnh hưởng nặng nề đến lao động, sinh hoạt, làm việc của người bệnh (NB) và các tổn thương này không đáp ứng với các can thiệp điều trị khác [2],[3]. Hiện nay, thay khớp háng là một phẫu thuật khá thường quy [42],[49]. Các bệnh lý được chỉ định thay khớp háng bao gồm: hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn, gãy cổ xương đùi ở người già, thoái hóa khớp háng [2]. Theo CDC [49], tại Mỹ, từ năm 2000 đến năm 2010 số lượng NB phẫu thuật thay khớp háng tăng gấp đôi (từ 138.700 lên 310.800 BN), chiếm tỉ lệ 142,2 lên 257 trên 100.000 dân.Theo thống kê, hàng năm có khoảng 10 triệu người thoái hóa khớp, hơn 250.000 trường hợp được thực hiện thay khớp háng mỗi năm tại Mỹ, con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, vài năm gần đây, tổng số người bệnh đến khám tại phòng khám cơ xương khớp khoảng 70.000 - 80.000 lượt người mỗi năm [1], trong đó có khoảng 400-600 người bệnh có định thay khớp háng. Tuy nhiên, phẫu thuật này có thể gây đau đớn [1],[14] làm cho người bệnh hạn chế vận động, qua đó làm tăng các biến chứng như viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhiễm trùng, vết mổ lâu lành, kéo dài thời gian nằm viện, gây đau mãn tính, làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng phí điều trị [16],[32]. Ngày nay, quan niệm về thay khớp háng đã có nhiều thay đổi, vận động càng sớm càng tốt để đạt được tầm vận động tối đa và tránh các biến chứng nêu trên [62]. Chính vì vậy, người bệnh phải bắt đầu luyện tập ngay khi tỉnh dậy trong phòng hồi sức [6],[73],[74]. Chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm cho NB sau phẫu thuật thay khớp háng bao gồm: hướng dẫn các biện pháp giảm đau, tư thế cần tránh sau . . phẫu thuật, tập vận động sớm để phòng ngừa biến chứng và phục hồi chức năng [45],[39],[40],[48]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng như nghiên cứu của Hiệp hội Điều dưỡng Chỉnh hình Quốc gia Hoa Kỳ (NAON) đã chỉ ra rằng vận động sớm ngay sau phẫu thuật làm giảm đau và giảm thời gian nằm viện (LOS) [46]. Nghiên cứu tại bệnh viện John T. Mather từ năm 2014 đến năm 2015 cho thấy mức độ đau trước khi thực hiện can thiệp chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng so với sau khi can thiệp giảm từ 4,8 xuống 2,4 theo thang điểm VAS và thời gian nằm viện giảm từ 3,4 ngày xuống còn 2,4 ngày [52],[72]. Tại Việt Nam, từ năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành quyết định trong việc chăm sóc người bệnh toàn diện và thông tư số 07/2011/TT-BYT hướng dẫn điều dưỡng chăm sóc NB trong các bệnh viện [7],[8]. Do đó, giảm đau và tập vận động phục hồi chức năng phòng ngừa biến chứng cho NB không chỉ là trách nhiệm riêng của bác sĩ hay kĩ thuật viên vật lý trị liệu [25]. Vì vậy, chăm sóc cho NB sau phẫu thuật thay khớp háng là trách nhiệm đa ngành [35],[40]. Trong đó, điều dưỡng là người chăm sóc chính cho NB, là người thường xuyên tiếp xúc với NB [71], và cũng là người đầu tiên tiếp xúc với NB sau mổ [70],[28]. Điều dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn và chăm sóc NB sau phẫu thuật thay khớp, cả về kiến thức, thể chất và tâm lý [48],[57]. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi chưa ghi nhận đề tài nghiên cứu về hiệu quả của quy trình chăm sóc giảm đau và vận động sớm sau mổ thay khớp háng. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Chăm sóc giảm đau và vận động cho người bệnh sau mổ thay khớp háng”. Vậy, can thiệp chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng có ảnh hưởng lên mức độ đau, mức độ độc lập lập chức năng và . . thời gian nằm viện của người bệnh không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ đau, vận động và thời gian nằm viện của người bệnh? . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả của quy trình chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng. Mục tiêu cụ thể 1. So sánh chỉ số đau của nhóm chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng so với nhóm chăm sóc thường quy bằng VAS. 2. So sánh chỉ số độc lập chức năng của nhóm chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng so với nhóm chăm sóc thường quy bằng FIM. 3. So sánh thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật của nhóm chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng so với nhóm chăm sóc thường quy. 4. Xác định các yếu tố liên quan đối với đau và mức độ độc lập chức năng của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng. . . CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về mổ thay khớp háng 1.1.1. Giải phẫu khớp háng - Khớp háng là một trong những khớp lớn nhất của cơ thể. Khớp háng có vai trò quan trọng trong các hoạt động hằng ngày, chịu lực tác động rất lớn trong đi đứng chạy nhảy. - Hệ thống xương của khớp háng gồm có chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của khung chậu. Đây là một khớp tròn có ổ chảo nên khớp rất vững. - Độ lõm của ổ chảo phát triển tùy thuộc vào sự hiện diện của chỏm xương đùi. - Ổ chảo có sụn viền giống như là sụn viền khớp vai. Sụn viền rộng nhất ở phía sau dưới của ổ chảo (6,4 mm ± 1,7mm) và dày nhất ở phía trên trước của ổ chảo (5,5 mm ± 1,5mm). - Chỏm xương đùi được che phía trên khi chịu lực bởi một phần của ổ chảo và được đo bằng góc Wiberg gọi là góc CE (center-edge angle). Nếu góc CE < 20o là bất thường và có thể đưa đến tình trạng bán trật chỏm xương đùi. - Chỏm xương đùi bằng 2/3 hình cầu nhưng không hoàn toàn tròn như hình cầu với đường kính từ 40 mm - 52mm. Chỏm xương đùi được bao một lớp sụn khớp trừ vùng có dây chằng tròn. - Đặc điểm của chỏm là có một vùng phía trong để gắn dây chằng tròn dính vào trong ổ chảo nơi đó có chứa nhiều mô sợi sụn và các mạch máu từ thần kinh bịt và các dây thần kinh từ thần kinh bịt. - Cổ xương đùi dài khoảng từ 3cm - 5 cm ở người lớn và có góc cổ thân 125 ± 50 khi trưởng thành và góc này lớn hơn khi mới sinh ra 150 o. Ở mặt phẳng ngang cổ xương đùi có độ lệch ra trước 15o. . . - Cấu trúc xương vùng cổ xưong đùi có hai hệ thống bè xương: hệ bè quạt ở cổ chỏm và hệ cung nhọn ở vùng mấu chuyển. Giữa hai hệ thống bè xương là điểm yếu ở cổ xương đùi, tam giác Ward. Do đó, NB cao tuổi dễ gãy cổ xương đùi khi ngã đập mông xuống nền nhà. 1.1.2. Lịch sử về thay khớp háng - Được thực hiện đầu tiên vào năm 1960 [74]. Từ năm 1960, những cải tiến trong kỹ thuật và dụng cụ phẫu thuật thay thế khớp đã làm tăng đáng kể hiệu quả của việc thay thế toàn bộ hông. Theo Cơ quan nghiên cứu và chất lượng chăm sóc sức khỏe, mỗi năm có khoảng hơn 300.000 cas thay khớp háng được thực hiện tại Hoa Kỳ [15]. - Tại Việt Nam, thay khớp háng mới bắt đầu tiến hành từ những năm 1990 [2]. Hiện nay, hàng năm có hàng nghìn NB được phẫu thuật thay khớp, trong đó có hàng trăm NB thay lại khớp háng. Kỹ thuật thay lại khớp háng là kỹ thuật khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có trình độ chuyên môn sâu, các cơ sở y tế phải có trang thiết bị và vật liệu thay thế khớp phù hợp. Vì vậy, hiện nay tại Việt Nam chỉ có một số bệnh viện lớn mới thực hiện được kỹ thuật này. . . 1.1.3. Chỉ định thay khớp háng - Tổn thương sụn khớp của chỏm xương đùi và ổ cối như bệnh hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,… - Người bệnh đã tiến hành điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhưng không có kết quả. - Người bệnh bị đau khớp háng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, gây khó khăn cho việc đi lại và vận động. - Người bị gãy cổ xương đùi ở người già, không liền xương sau khi bị gãy cổ xương đùi, gãy khối mấu chuyển xương đùi, u xương, lao xương… Thoái hóa khớp háng, dựa trên hình ảnh phim Xquang Kellgren và Lawrence phân thoái hóa khớp làm 5 mức độ:  Độ 0: Không có dấu hiệu nào của thoái khớp trên phim Xquang (trong khi người bệnh có triệu chứng đau tại khớp).  Độ 1: Khe khớp hầu như không hẹp hoặc chỉ rất ít (khó nhận biết) và có thể có chồi xương rất nhỏ.  Độ 2: Chồi xương và khe khớp hẹp rõ trên phim Xquang thẳng.  Độ 3: Nhiều chồi xương, khe khớp hẹp nhiều, tăng đậm độ xương và có biến dạng xương.  Độ 4: Nhiều chồi xương lớn, khe khớp hẹp rất nhiều, tăng đậm độ xương và có biến dạng xương nhiều. Tùy từng mức độ mà có chỉ định điều trị khác nhau, thông thường độ 0,1,2 áp dụng điều trị nội khoa (thuốc và tập phục hồi chức năng), độ 3, 4 có thể phải chỉ định thay khớp háng. Tuy nhiên phân loại mức độ thoái hóa khớp cũng chỉ có ý nghĩa tương đối khi quyết định thay khớp. Chỉ định thay khớp chỉ được đặt ra trên cơ sở người bệnh có thoái hóa khớp háng ở mức độ nặng (thường . . là độ 3, 4) và triệu chứng đau xuất hiện liên tục hoặc nhiều thời điểm trong ngày, nhất là ban đêm, đau làm người bệnh không thể chịu đựng và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. 1.1.4. Vài nét về khớp háng nhân tạo - Thay khớp háng là một thành công lớn của y học nói chung và của chuyên ngành chấn thương chỉnh hình nói riêng, nó nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng trăm nghìn người mỗi năm trên toàn thế giới. o Khớp háng nhân tạo - Từ việc sử dụng các vật liệu như hợp kim, nhựa cao cấp, vật liệu polymer… các bác sĩ chấn thương chỉnh hình đã giúp người bệnh thoát khỏi đau đớn, lấy lại chức năng chi và kéo dài tuổi thọ của khớp nhân tạo. - Một khớp háng nhân tạo phải có 3 phần: chuôi (Stem) để gắn vào ống tủy xương đùi, chỏm (Head) thay thế chỏm xương đùi và Cup thay thế ổ cối của xương chậu. Mỗi phần được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng người bệnh. - Hiện nay có nhiều loại khớp háng nhân tạo. Sử dụng loại nào phụ thuộc các yếu tố như nhu cầu người bệnh (tuổi, chất lượng xương, cân nặng, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe), kinh nghiệm và thói quen sử dụng loại thiết bị của phẫu thuật viên, giá thành của khớp nhân tạo… Đây là những vấn đề . . mà người bệnh cần thảo luận cùng bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp. - Các vật liệu tham gia cấu tạo nên khớp háng có 4 đặc điểm chung:  Tương thích sinh học: có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ một phản ứng có hại nào với cơ thể.  Có khả năng chống mài mòn và suy thoái, có độ bền theo thời gian. Tính chất chống mài mòn đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chức năng của khớp cũng như ngăn ngừa sự phá hủy xương do các mảnh vỡ từ sự mài mòn của khớp nhân tạo gây ra.  Chịu được những tác động cơ học do quá trình hoạt động của con người gây ra như lực tải trọng, lực nén, lực vặn xoắn.  Đáp ứng được với các tiêu chuẩn cao nhất trong quá trình chế tạo và quá trình kiểm soát chất lượng, có chi phí hợp lý. 1.1.5. Biến chứng sau thay khớp háng - Cũng như các phương pháp phẫu thuật khác, các biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng có thể xảy ra. Tuy nhiên, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng khá thấp. Một số biến chứng nghiêm trọng ví dụ như nhiễm trùng khớp, xảy ra ở dưới 2% NB. Các biến chứng khác như đau tim hoặc đột quỵ, xảy ra ít hơn. Bệnh mãn tính làm tăng nguy cơ biến chứng. Khi các biến chứng nêu trên xảy ra, chúng có thể hạn chế phục hồi hoàn toàn và kéo dài thời gian nằm viện. - Tắc mạch: Do hình thành những cục máu đông trong lòng mạch sau mổ thay khớp. Do ít vận động bên chân bị mổ hoặc do chấn thương mạch máu trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh cần vận động chân mổ sớm ngay sau khi hết tác dụng của thuốc mê. Biến chứng tắc mạch thường gặp ở những nước châu Âu, ít gặp hơn ở các nước châu Á. . 0. - Nhiễm trùng: Có thể chỉ nhiễm trùng nông vùng vết mổ, có thể nhiễm trùng sâu bên trong khớp, tỉ lệ nhiễm trùng nói chung khoảng 1%. Nhiễm trùng sớm xảy ra trong thời gian đầu sau mổ. Có trường hợp nhiễm trùng muộn xảy ra sau mổ vài năm do vi khuẩn di chuyển theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng khác trong cơ thể lan đến khớp háng. Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, có khi phải mổ cắt lọc, súc rửa vết thương nhiều lần để điều trị những trường hợp nhiễm trùng sâu. Có trường hợp nhiễm trùng kéo dài dai dẳng phải mổ lấy khớp nhân tạo ra, sau một thời gian ổn định sẽ mổ thay lại khớp khác. - Sai khớp: Tỉ lệ sai khớp trung bình từ 1 - 3 %, tuỳ theo lọai khớp nhân tạo, kỹ thuật mổ, trình trạng sức khoẻ của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà tỉ lệ sai khớp sẽ khác nhau. Người bệnh nên tránh những tư thế dễ làm sai khớp như gập háng quá 900, bắt chéo chân bên chân có khớp nhân tạo, ngồi xổm, xoay trong đùi… Khi xảy ra sai khớp, cần nắn lại khớp và bó nẹp bất động một thời gian, hiếm khi phải mổ đặt lại khớp nhân tạo. - Lỏng khớp: Theo thời gian, sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương của người bệnh sẽ bị yếu đi, khớp nhân tạo sẽ bị lỏng. Lúc đó người bệnh sẽ đau khi đi đứng ở chân có khớp nhân tạo. Tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là 15 năm, có khi 10 năm nhưng cũng có khi kéo dài đến 20 năm. Nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại khớp nhân tạo, kỹ thuật mổ, chất lượng xương của người bệnh… Nếu khớp bị lỏng nhiều thì phải mổ thay lại khớp khác. - Lệch chi: Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên cố gắng cân bằng chiều dài 2 chân, tránh hiện tượng lệch chi. Mức lệch cho phép 1-2 cm. Do đó, nếu phẫu thuật viên chuẩn bị trước mổ đầy đủ, đo kích cỡ khớp nhân tạo chính xác thì hạn chế được biến chứng lệch chi. . 1. - Gẫy khớp nhân tạo: xảy ra khi có chấn thương mạnh, phải thay lại khớp khác. - Cứng khớp: Phần mềm xung quanh khớp bị xơ cứng, vôi hóa làm hạn chế vận động của khớp háng nhân tạo. Quá trình xơ hoá này còn gọi là “xương mọc lạc chổ”, nó thường không gây đau đớn mà chỉ làm cứng khớp háng. Nếu người bệnh có yếu tố nguy cơ bệnh “xương mọc lạc chổ” thì có thể điều trị nội hoặc dùng tia xạ. 1.1.6. Quản lý đau sau mổ thay khớp háng 1.1.6.1. Dùng thuốc giảm đau Giảm đau sau mổ có thể dùng nhiều phương pháp như: giảm đau toàn thể (morphine hay nonmorphine), gây tê vùng (Gây tê trục thần kinh hay gây tê ngoại biên) hoặc phối hợp hai phương pháp trên. Tùy từng người bệnh mà bác sĩ đánh giá để đưa ra phương pháp tốt nhất. Thuốc giảm đau chia làm 3 loại:  Các thuốc giảm đau bậc 1:  Paracetamol: - Là một dẫn suất của para-aminophenol có tác dụng giảm đau và hạ sốt giống NSAID nhưng không có tác dụng kháng viêm. Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương bằng cách ức chế men cyclo-oxygenase, qua đó ức chế hoạt động của các đường dẫn truyền xuống serotonergique cạnh tủy sống. - Thuốc dùng đường uống, đặt trực tràng hay tiêm truyền tĩnh mạch. - Chuyển hóa qua gan, thải qua thận. Quá liều thuốc có thể gây hoại tử gan. - Liều: 500-1.000 mg/lần cách 4- 6 giờ, tối đa 4.000 mg ở người lớn.  Kháng viêm không steroids: . 2. - Tác dụng kháng viêm, giảm đau, giảm kết tập tiểu cầu, hạ sốt do ức chế men cyclo-oxygenase. - Tác dụng phụ: ❖ Không chọn lọc: - Ức chế men COX1 và COX2 làm ức chế việc sản xuất prostaglandin gây loét, xuất huyết, thủng dạ dày. - Ức chế kết tập tiểu cầu có hồi phục. - Suy thận. ❖ Ức chế COX2. - Biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, phù phổi. - Tăng huyết áp, phù. Một số thuốc nhóm NSAID: - Ibuprofen: 200-400 mg uống 4-6 giờ, tối đa 2.000 mg. - Naproxen: 500 mg uống, khởi đầu 250 mg, mỗi 6-8 giờ, tối đa 1250 mg. - Ketorolac: 15-30 mg TM hay TB mỗi 6 giờ, tối đa 150 mg ngày đầu, sau đó 120 mg. - Celecoxib: 100-200 mg uống mỗi 12 giờ, tối đa 400 mg.  Các thuốc giảm đau bậc 2:  Codeine: - Là alkaloide của thuốc phiện có tác dụng chống ho, chống tiêu chảy. Tác dụng giảm đau yếu hơn morphine 5-6 lần. - Tác dụng phụ: bón, buồn nôn, ói mửa, dị ứng, co thắt phế quản, nghiện. - Liều: 15-60 mg uống mỗi 4 giờ, tối đa 360 mg/ngày.  Tramadol: - Tác dụng giảm đau yếu hơn morphine 4 lần. - Tác dụng phụ: bón, buồn nôn và ói mửa. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất