Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cấu trúc và mối liên quan của núm carabelli với chu vi thân răng cối lớn...

Tài liệu Cấu trúc và mối liên quan của núm carabelli với chu vi thân răng cối lớn

.PDF
84
1
109

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** TRƢƠNG CHÂU BỬU LỘC CẤU TRÚC VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA NÚM CARABELLI VỚI CHU VI THÂN RĂNG CỐI LỚN LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG HÀM MẶT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** TRƢƠNG CHÂU BỬU LỘC CẤU TRÚC VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA NÚM CARABELLI VỚI CHU VI THÂN RĂNG CỐI LỚN Ngành: RĂNG – HÀM – MẶT Mã số: 8720501 LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG HÀM MẶT Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Kim Khang TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . MỤC LỤC Trang Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... i Đối chiếu thuật ngữ Việt - Anh ....................................................................... ii Danh mục bảng............................................................................................... iii Danh mục hình ............................................................................................... iv Danh mục biểu đồ .......................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4 1.1 Tổng quan về đặc điểm Carabelli ....................................................... 4 1.1.1 Giới thiệu về đặc điểm Carabelli ........................................................ 4 1.1.2 Đặc điểm di truyền của Carabelli ....................................................... 5 1.1.3 Sự khác biệt giới tính của đặc điểm Carabelli .................................... 7 1.1.4 Tầm quan trọng của đặc điểm Carabelli ............................................. 8 1.2 Giới thiệu về đặc điểm mô tả ............................................................ 11 1.3 Định danh các múi răng cối theo Osborn ......................................... 11 1.4 Tổng quan về kích thước răng .......................................................... 12 1.5 Một số nghiên cứu liên quan ............................................................. 15 . . 1.5.1 Đặc điểm Carabelli và kích thước răng cối lớn hàm trên ................. 15 1.5.2 Cấu tạo bên trong của đặc điểm Carabelli ........................................ 19 Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 20 2.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 20 2.1.1 Tiêu chí chọn mẫu ............................................................................. 20 2.1.2 Cỡ mẫu .............................................................................................. 20 2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 21 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 21 2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 21 2.2.2.1 Đặc điểm Carabelli ........................................................................... 21 2.2.2.2 Phương pháp thu thập các dữ liệu đo đạc ......................................... 23 2.2.2.3 Phương pháp cắt thân răng................................................................ 26 2.3 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 29 2.3.1 Xử lý số liệu ...................................................................................... 29 2.3.2 Biến số nghiên cứu............................................................................ 29 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 29 2.4 Đánh giá độ kiên định của nghiên cứu viên và độ tin cậy của số liệu ........................................................................................................... 29 Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 31 . . 3.1 Các đặc điểm mô tả trên răng cối lớn hàm trên ................................ 31 3.1.1 Tỉ lệ răng cối lớn thứ nhất và thứ hai ................................................ 31 3.1.2 Đặc điểm Carabelli ở các răng cối lớn hàm trên .............................. 31 3.2 Các đặc điểm đo đạc trên răng cối lớn hàm trên .............................. 34 3.2.1 Chu vi thân răng cối lớn hàm trên .................................................... 34 3.2.2 Độ nhô sừng tủy ở răng cối lớn hàm trên ......................................... 35 3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm đo đạc và đặc điểm mô tả .................. 37 3.3.1 Mối liên quan giữa chu vi thân răng cối lớn hàm trên và đặc điểm Carabelli. ........................................................................................... 37 3.3.2 Mối liên quan giữa độ nhô sừng tủy răng cối lớn hàm trên và đặc điểm Carabelli ............................................................................................ 38 3.3.3 Sự hiện diện mô ngà, tủy răng ở núm Carabelli ............................... 38 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 40 4.1 Về các kết quả được công bố trong luận văn .................................... 40 4.1.1 Về đặc điểm Carabelli ....................................................................... 40 4.1.2 Về các đặc điểm đo đạc .................................................................... 45 4.1.2.1 Chu vi thân răng cối lớn hàm trên.................................................... 45 4.1.2.2 Mối liên hệ giữa độ nhô sừng tủy, buồng tủy và đặc điểm Carabelli ............................................................................................ 51 4.2 Về phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái .............................. 55 4.2.1 Về phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả .................................. 55 . . 4.2.2 Độ tin cậy của phương pháp ............................................................. 56 4.3 Ý nghĩa và ứng dụng của nghiên cứu ............................................... 59 KẾT LUẬN .................................................................................................. 60 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - Cs : Cộng sự - ĐLC: Độ lệch chuẩn - GX : Gần xa - Hy : Múi xa trong (Hypocone) - M1, RCL 1 : Răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên - M2 , RCL 2: Răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai hàm trên - Me : Múi xa ngoài ( Metacone) - NT : Ngoài trong - Pa : Múi gần ngoài (Paracone) - Pr : Múi gần trong (Protocone) - TB : Trung bình . . ii ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT - ANH - Bất tạo Agenesis - Chu vi thân răng Crown perimeter - Đặc điểm đo đạc Metrical characters - Đặc điểm mô tả Descriptive characters - Kích thước gần xa Mesiodistal crown diameter - Kích thước ngoài trong Buccolingual crown diameter - Kích thước thân răng Tooth crown diameter - Múi Carabelli Carabelli„s cusp - Nét Carabelli Carabelli„s trait - Nhân học răng Anthropology - Nút men Enamel knot - Răng cối lớn hàm trên Maxillary molar - Sai số kĩ thuật Technical error - Số múi Cusp number - Sự khác biệt giới tính Sexual dimorphism . . iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hệ số tương quan về tính đối xứng của đặc điểm Carabelli ... 7 Bảng 3.1 : Đặc điểm Carabelli của các răng cối lớn hàm trên ................ 32 Bảng 3.2 : Chu vi thân răng cối lớn hàm trên ở các dạng biểu hiện đặc điểm Carabelli ...................................................................................... 34 Bảng 3.3 : Độ nhô sừng tủy ở các hạng đặc điểm Carabelli của răng cối lớn hàm trên ....................................................................................... 36 Bảng 3.4 : Mối tương quan giữa đặc điểm Carabelli và chu vi thân răng cối lớn hàm trên ................................................................................ 37 Bảng 3.5 : Mối tương quan giữa đặc điểm Carabelli và độ nhô sừng tủy răng cối lớn hàm trên .......................................................................... 38 Bảng 3.6 : Mô ngà và tủy ở núm Carabelli răng M1 ............................. 39 Bảng 3.7 : Mô ngà và tủy ở núm Carabelli răng M2 ............................. 39 Bảng 4.1 : Tỉ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli trong các nghiên cứu ..... 42 Bảng 4.2 : Mối tương quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước răng46 Bảng 4.3 : Chỉ số Kappa khi đánh giá đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn hàm trên…………………………………………………………58 . . iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 : Núm Carabelli ở răng cối lớn hàm trên ............................ 4 Hình 1.2 : Đặc điểm Carabelli ở hai cặp sinh đôi cùng trứng ........... 6 Hình 1.3 : Đặc điểm Carabelli ở răng sữa và răng vĩnh viễn. ......... 10 Hình 1.4 : Sâu răng ở núm Carabelli trên răng cối sữa ................... 11 Hình 1.5 : Răng cối vĩnh viễn thứ nhất hàm trên............................. 12 Hình 1.6 : Kích thước gần xa và ngoài trong của răng cối lớn hàm trên .................................................................................. 13 Hình 1.7 : Hệ thống bán tự động...................................................... 14 Hình 1.8 : Ảnh chụp kĩ thuật số mẫu hàm ....................................... 15 Hình 1.9 : Một số kích thước thân răng cối lớn hàm trên................ 16 Hình 1.10 : Phân loại đặc điểm Carabelli .......................................... 18 Hình 2.1 : Các mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli ..................... 22 Hình 2.2 : Cố định máy ảnh ............................................................. 23 Hình 2.3 : Cố định răng.................................................................... 24 Hình 2.4 : Đường viền cổ răng ........................................................ 24 Hình 2.5 : Ảnh chụp mặt nhai răng M1 ........................................... 25 Hình 2.6 : Đo đạc bằng phần mềm Autocad .................................... 25 Hình 2.7 : Đường cắt thân răng........................................................ 26 . . v Hình 2.8 : Máy cắt Demco ............................................................... 27 Hình 2.9 : Cắt răng bằng máy cắt Demco ........................................ 27 Hình 2.10 : Cố định tiêu bản bằng miếng sáp.................................... 28 Hình 2.11 : Độ nhô sừng tủy của răng M1 ........................................ 28 Hình 3.1 : Các hạng của đặc điểm Carabelli ................................... 33 Hình 3.2 : Đo chu vi thân răng......................................................... 35 Hình 3.3 : Đo độ nhô sừng tủy......................................................... 35 Hình 4.1 : Núm Carabelli ở răng cối lớn hàm trên .......................... 40 Hình 4.2 : Phân loại theo Dahlberg.................................................. 41 Hình 4.3 : Đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn thứ nhất và thứ hai... 44 Hình 4.4 : Vai trò của nu men trong sự hình thành múi răng .......... 48 Hình 4.5 : Mối quan hệ giữa kích thước răng và Carabelli ............. 50 Hình 4.6 : Khả năng hình thành hình thái học của Carabelli........... 51 Hình 4.7 : Núm phụ mặt nhai .......................................................... 52 Hình 4.8 : Sừng tủy ở núm phụ........................................................ 53 Hình 4.9 : Mặt cắt dọc qua trung tâm núm Carabelli ...................... 54 Hình 4.10 : Mặt cắt dọc qua trung tâm núm Carabelli ...................... 55 . . vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Mức độ biểu hiện Carabelli và diện tích thân răng......... 18 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ giữa răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên ....... 31 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên .......................................................................... 32 Biểu đồ 3.3: Chu vi thân răng cối lớn hàm trên ở các hạng biểu hiện đặc điểm Carabelli ................................................................. 34 Biểu đồ 3.4: Độ nhô sừng tủy ở các hạng đặc điểm Carabelli của răng cối lớn hàm trên .................................................................... 36 Biểu đồ 4.1: Mối quan hệ giữa kích thước răng và núm Carabelli ..... 50 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, các đặc điểm hình thái răng người và xương người được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về nhân học, sinh học tiến hóa, di truyền học, đánh giá sự di dân, hỗn chủng… Khác với xương, răng có thuận lợi trong việc bảo quản vì chúng được cấu tạo bởi mô khoáng hóa cao hơn, chẳng hạn như men răng, ngà răng và xê măng có khả năng chống lại sự phân hủy của môi trường tốt hơn xương [37]. Răng người và nhiều loài động vật khác nhau được tìm thấy ở hầu hết các di chỉ khảo cổ, do đó răng là đối tượng thuận lợi cho các nghiên cứu về con người. Bởi răng khó bị phá hủy trong lòng đất nên răng trở thành bộ phận có giá trị nhất của cơ thể trong các nghiên cứu về tiến hóa, nhân học. Do đó nghiên cứu hình thái răng giữ vai trò rất quan trọng. Trong đó đặc điểm Carabelli xuất hiện khá phổ biến trong các nghiên cứu đặc điểm hình thái răng, được sử dụng trong pháp nha, nhân học răng và những nghiên cứu dân tộc [45]. Carabelli được biết đến đầu tiên vào năm 1827 bởi Rousseau nhưng được phổ biến rộng rãi với tên gọi “nét Carabelli” hay “núm Carabelli” nhờ vào một nha sĩ người Áo là Georg Carabelli (1842). Đặc điểm Carabelli đã được nghiên cứu hơn 150 năm, những nhà nghiên cứu đã khảo sát phạm vi biểu hiện của nó, mức độ phổ biến trong dân số và kiểu di truyền… [37]. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ biểu hiện của đặc điểm Carabelli cũng như mối liên hệ của nó đối với kích thước răng cối lớn hàm trên. Tuy nhiên vẫn còn có sự bất đồng giữa các tác giả về mối liên hệ giữa kích thước thân răng cối lớn hàm trên và đặc điểm Carabelli. Những . . 2 nghiên cứu của Keene (1968), Reid (1991), Harris (2007) cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ biểu hiện Carabelli và kích thước thân răng cối lớn thứ nhất hàm trên [17], [25], [44]. Garn và cộng sự (1966) đã kết luận rằng đặc điểm Carabelli là độc lập về mặt di truyền với kích thước răng hay hình thái thân răng [14]. Việc hiểu rõ sự hình thành và phát triển của đặc điểm Carabelli là cần thiết cho việc đánh giá tương quan của nó với những đặc điểm hình thái học khác của răng. Hơn thế nữa, cơ chế phát triển làm cơ sở cho biểu hiện của đặc điểm Carabelli có thể giống với sự hình thành của múi phụ cũng như sự hình thành múi răng nói chung. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các đặc điểm hình thái trên răng cối lớn đã có từ khá lâu. Năm 1992, Hoàng Tử Hùng nghiên cứu về đặc điểm hình thái nhân học răng của người Việt. Phan Anh Chi (2010) nghiên cứu về đặc điểm Carabelli trên bộ răng người Katu [2]. Năm 2011, Huỳnh Kim Khang cũng đã đưa ra nghiên cứu về đặc điểm mẫu rãnh và Carabelli ở bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn trẻ em người Việt [3]. Và gần đây nhất là nghiên cứu của Nguyễn Xuân Linh (2016) về mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước các răng cối lớn hàm trên. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về cấu tạo bên trong đặc điểm Carabelli ở các răng cối lớn hàm trên. Gần đây, trong thực hành lâm sàng, một số trường hợp chỉnh nha đặt khâu mắc cài ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên không được do núm Carabelli lớn gây cản trở. Việc này gây bối rối cho nhà thực hành lâm sàng là nên mài bỏ núm Carabelli hay là thiết kế một loại khâu chuyên biệt hơn cho răng cối lớn thứ nhất hàm trên có đặc điểm Carabelli lớn. Núm phụ mặt nhai, cũng là một cấu trúc lồi lên trên bề mặt giống như núm Carabelli, được cấu tạo bởi men răng bình thường bên ngoài, lõi là ngà . . 3 răng và có một sự đa dạng về mô tủy bên trong. Núm phụ mặt nhai gây ra cản trở khớp cắn nhưng việc mài chỉnh nó lại có thể gây lộ tủy dẫn đến tổn thương tủy răng [36]. Điều này gợi nên câu hỏi rằng: cấu trúc bên trong của núm Carabelli bao gồm những thành phần nào, và việc mài chỉnh núm Carabelli liệu có gây tổn thương cho ngà, tủy hay không? Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: có mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli với kích thước thân răng hay không? Và cấu trúc bên trong của núm Carabelli là có ngà và tủy răng hay không? Vì vậy, mục tiêu trong nghiên cứu này là: 1. Xác định mối tương quan giữa mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli và chu vi thân răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên. 2. Xác định cấu tạo bên trong của núm Carabelli có tồn tại mô ngà và tủy răng hay không? 3. Xác định mối tương quan giữa mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli và độ nhô sừng tủy phía trong của răng cối lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên. . . 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về đặc điểm Carabelli Đặc điểm Carabelli là một đặc điểm hình thái học thường thấy ở mặt trong múi gần trong của các răng cối lớn hàm trên, đặc biệt là răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất và răng cối sữa thứ hai, với phạm vi biểu hiện rất thay đổi từ dạng rãnh, lõm, u lồi, đến một múi độc lập [57]. Hình 1.1: Núm Carabelli ở răng cối lớn hàm trên. (Nguồn: Contemporary Clinical Dentistry) 1.1.1. Giới thiệu về đặc điềm Carabelli Vào năm 1842, đặc điểm Carabelli đã được một nha sĩ người Áo tên Georg Carabelli mô tả như là “một bất thường dạng củ‟‟ ở mặt trong múi gần trong của răng cối lớn hàm trên [10]. Kể từ khi được mô tả, hàng loạt các nghiên cứu về đặc điểm Carabelli được thực hiện, các nghiên cứu thường liên quan tới tỉ lệ xuất hiện, các mức độ biểu hiện, sự đối xứng, hình dạng, kích thước, tính di truyền, sự khác biệt giới tính,… . . 5 Đặc điểm Carabelli thường xuất hiện ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên nhưng núm Carabelli có thể biểu hiện ở bất cứ răng cối lớn hàm trên nào. Nghiên cứu của Perdesen (1949) cho thấy tỉ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn thứ ba cao hơn răng cối lớn thứ hai. Ngược lại, Dietz tìm ra rằng, đặc điểm Carabelli biểu hiện ở răng cối lớn thứ hai cao gấp 4 lần ở răng cối lớn thứ ba [34]. Theo Sarpangala (2017) đặc điểm Carabelli trên một cá thể có thể hiện diện ở răng cối lớn sữa hoặc vĩnh viễn hàm trên, tuy nhiên thường gặp ở răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất và hiếm khi xuất hiện ở răng cối sữa thứ hai, và sự hiện diện này thường đối xứng hai bên [47]. Nhưng Jose (1989) dựa trên kết quả nghiên cứu của mình lại cho rằng đặc điểm Carabelli luôn luôn hoặc gần như luôn luôn biểu hiện ở răng cối sữa thứ hai nếu như nó có xuất hiện ở răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất, nhưng đôi khi đặc điểm này chỉ xuất hiện ở răng cối sữa thứ hai [22]. Kích thước và mức độ biểu hiện của đặc điểm Carabelli thay đổi đáng kể giữa các cá thể, từ một nếp gấp hay chỉ là một rãnh nhỏ ở mặt gần trong, đến một múi được phát triển đầy đủ có thể so sánh kích thước với những múi chính của răng cối lớn hàm trên [37]. Do đó, thuật ngữ thường được dùng là “nét Carabelli”. Nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát phạm vi biểu hiện, mức độ phổ biến trong dân số và kiểu di truyền của nó. 1.1.2. Đặc điểm di truyền của Carabelli. Dựa trên những nghiên cứu phả hệ, một số nhà nghiên cứu trước đây đã dự đoán đặc điểm Carabelli là một dạng di truyền trên nhiễm sắc thể thường, mặc dù vậy nhiều nghiên cứu sau đó ủng hộ kiểu phát sinh là do nhiều nguồn khác nhau. Mối liên hệ mạnh mẽ về đặc điểm Carabelli ở hai bộ răng sữa và răng vĩnh viễn cho thấy có cùng một yếu tố gen ảnh hưởng đến việc hình . . 6 thành núm Carabelli ở cả hai bộ răng, việc dự đoán kiểu di truyền của đặc điểm Carabelli vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Sự biểu hiện kiểu hình của đặc điểm Carabelli được cho là di truyền theo gen trội theo thuyết di truyền của Menden cũng như chịu ảnh hưởng của lượng fluor đưa vào, vitamin, chế độ dinh dưỡng và kích cỡ của xương hàm. Do vậy, đặc điểm Carabelli là kết quả của sự tương tác giữa gen và các yếu tố môi trường [45]. Hình 1.2 : Đặc điểm Carabelli ở hai cặp sinh đôi cùng trứng [52]. Mặc dù có nhiều yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến sự biểu hiện đặc điểm Carabelli, yếu tố gen của Carabelli thường sẽ biểu hiện giống nhau ở trẻ sinh đôi cùng trứng. Tuy vậy, theo nghiên cứu của Scott (1997) ở cặp sinh đôi cùng trứng thứ nhất thì đặc điểm Carabelli biểu hiện khác nhau, trong khi đó ở cặp thứ hai thì Carabelli lại giống nhau về mức độ biểu hiện [52]. . . 7 1.1.3. Sự khác biệt giới tính của đặc điểm Carabelli. Những phương pháp tiếp cận bằng đo đạc đã xác nhận rằng tồn tại sự khác biệt giới tính trong kích thước thân răng với giá trị trung bình ở nam cao hơn ở nữ. Sự khác biệt giới tính này cũng được báo cáo với sự xuất hiện và biểu hiện của đặc điểm Carabelli. Điều này thì dường như không chắc chắn ở các chủng tộc khác nhau [33]. Một số tác giả tìm thấy những sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ trong biểu hiện của đặc điểm Carabelli, ngược lại một số tác giả khác thì không. Theo nghiên cứu của Noss và Scott năm 1893 thì tỉ lệ khác biệt giới tính của đặc điểm Carabelli là 24% [50]. Kết quả nghiên cứu của Townsend và Brown (1981) cho thấy có sự khác biệt giới tính của đặc điểm Carabelli trên bộ răng vĩnh viễn của thổ dân Úc, nhưng không có sự khác biệt này ở bộ răng sữa [58]. Trong khi đó, Harris và cs (2007) nghiên cứu trên 127 nam và 173 nữ cho kết quả là không có sự khác biệt về giới tính trong sự biểu hiện của đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên [17]. Kieser (1984) cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt giới tính ở cả bộ răng sữa và răng vĩnh viễn [29]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Phan Anh Chi cho thấy không có sự khác biệt về giới tính trong biểu hiện của đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên [2]. Bảng 1.1 : Hệ số tương quan về tính đối xứng của đặc điểm Carabelli [28] Hệ số tương quan Spearman P df Carabelli ở M1 bên trái và phải 0,884 < 0,001 284 Carabelli ở M1 bên trái và phải 0,809 < 0,001 284 . . 8 Kraisat (2011) nghiên cứu về tính đối xứng hai bên của đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn thứ nhất và thứ hai. Hệ số tương quan tìm được cho thấy mức độ tương quan cao giữa đặc điểm Carabelli ở cả 2 bên trái phải ở răng cối lớn thứ nhất (0,884) và thứ hai (0,809) [28]. 1.1.4. Tầm quan trọng của đặc điểm Carabelli. Răng có nhiều đóng góp trong nghiên cứu sinh thái, cổ sinh học, hình thái học chức năng và hình thái học hệ thống. Răng dường như cũng là một đối tượng lý tưởng và bền vững cho phân tích sinh thái. Những đặc trưng nghiên cứu của răng thường là các đặc điểm bề mặt của thân răng, đáng chú ý nhất là số lượng múi răng, núm Carabelli, đặc điểm răng cửa hình xẻng, Protostylid,… Những đặc trưng này được nghiên cứu bằng cách đo lường về kích thước và hình dạng răng. Hơn nữa, các đặc trưng của răng thường xuất hiện rời rạc và di truyền, và chúng có mức độ biểu hiện khác nhau. Hai lĩnh vực sử dụng răng phổ biến nhất là các nghiên cứu về phát sinh chủng loại và thích ứng sinh thái. Đặc trưng của răng có vai trò trong việc tái dựng lại sự phát sinh của các loài linh trưởng nói chung và cụ thể là loài người. Hơn nữa, các chi tiết đặc trưng của răng cũng có thể sử dụng trong so sánh các quần thể người. Các khía cạnh khác nhau của răng có thể liên quan với chế độ ăn uống, cho phép ước lượng chế độ ăn đặc biệt ở các loài đã tuyệt chủng. Đặc điểm Carabelli xuất hiện phổ biến nhất trong đặc điểm hình thái răng, được sử dụng trong pháp nha, nhân học răng và những nghiên cứu dân tộc. Nó không xác định được căn nguyên, cũng như không biết được những chức năng hoặc giá trị lâm sàng chính xác của đặc điểm Carabelli [45]. Chiều hướng tiến hóa của bộ răng người hiện đại hướng đến việc giảm kích thước của răng. Các dạng múi lớn của đặc điểm Carabelli có thể cung cấp thêm diện tích bề mặt giúp bù đắp cho sự thiếu hụt này của răng [48]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất