Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp...

Tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

.PDF
85
1
125

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI & VĂN HOÁ DU LỊCH ----------------------- DƢƠNG THANH HUYỀN CẢM QUAN TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Đại học Sƣ phạm Ngữ Văn 1 Phú Thọ, 2021 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI & VĂN HOÁ DU LỊCH ----------------------- DƢƠNG THANH HUYỀN CẢM QUAN TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Đại học Sƣ phạm Ngữ văn Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Đặng Lê Tuyết Trinh Phú Thọ, 2021 2 LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật. Tác giả Dƣơng Thanh Huyền Nhận xét của GVHD 3 Lời cảm ơn Khoá luận Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là nội dung em chọn làm để nghiên cứu và làm khoá luận tốt nghiệp sau 4 năm theo học chƣơng trình đại học, chuyên ngành Đại học Sƣ phạm Ngữ Văn tại Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Để có đƣợc khoá luận nhƣ ngày hôm nay, ngƣời thực hiện xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất ThS. Đặng Lê Tuyết Trinh – Giảng viên bộ môn Ngữ văn, Khoa Khoa học Xã hội & Văn hoá Du lịch, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng luôn quan tâm, khích lệ, tận tình, chu đáo hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận. Trong quá trình làm cũng nhƣ hoàn thành khoá luận khó có thể tránh khỏi những sai sót đồng thời do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên có những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy (cô) trong bộ môn và những ngƣời quan tâm đến khoá luận để có thể tiếp tục hoàn thiện một cách tốt nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, ngày tháng năm 2021 Ngƣời thực hiện Dƣơng Thanh Huyền 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 8 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 9 2.1. Nghiên cứu tôn giáo trên thế giới ............................................................. 9 2.2. Nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng trong văn học ở Việt Nam ........... 11 2.3. Nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................................................ 13 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 15 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 15 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 15 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 16 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 16 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ......................................................................... 17 6.1. Về phương diện lí luận ............................................................................ 17 6.2. Phương diện thực tiễn ............................................................................. 17 7. Cấu trúc khóa luận......................................................................................... 17 NỘI DUNG......................................................................................................... 18 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ......................................... 18 1.1. Vấn đề tín ngƣỡng và tôn giáo trong đời sống ...................................... 18 1.1.2. Khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng ........................................................... 18 1.1.2. Một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở Việt Nam ................................... 20 1.1.3. Vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử người Việt và cuộc sống đương đại ......................................................................................................... 22 1.2. Vấn đề tôn giáo và tín ngƣỡng trong văn học ......................................... 23 1.3. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong dòng chảy văn học đương đại... 29 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 36 Chƣơng 2: CẢM QUAN TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG......................................................................................................... 37 2.1 Cảm quan tôn giáo và tín ngƣỡng thể hiện qua cái nhìn cuộc sống và con ngƣời ............................................................................................................ 37 2.1.1 Đường đời gắn liền với đường đạo ....................................................... 37 5 2.1.2. Tôn giáo, tín ngưỡng cứu rỗi con người đồng thời thể hiện những giá trị tốt đẹp của người Việt ................................................................................ 43 2.2. Cảm quan tôn giáo, tín ngƣỡng và tinh thần giải thiêng........................ 51 2.2.1. Tinh thần giải thiêng ............................................................................ 51 2.2.2. Cảm quan tôn giáo và tinh thần giải thiêng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........................................................................................................ 53 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 61 Chƣơng 3. CẢM QUAN TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ............................................................................................................... 62 3.1. Biểu tƣợng tôn giáo, tín ngƣỡng đặc sắc .................................................. 62 3.2. Yếu tố kì ảo và mô típ quen thuộc ............................................................ 64 3.3. Ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo và tín ngƣỡng .................................... 69 3.4. Giọng điệu trần thuật................................................................................. 74 3.4.1. Giọng điệu triết lí tôn giáo .................................................................... 75 3.4.2. Giọng giễu nhại khi nói về tinh thần giải thiêng ................................ 77 Tiểu kết chƣơng 3:............................................................................................. 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 81 6 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 Dịch nghĩa Nhà xuất bản Phó giáo sƣ Giáo sƣ Thạc sĩ Chữ viết tắt NXB PGS GS ThS. 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Các nền văn hóa trên thế giới luôn tồn tại và phát triển đều nhờ vào những hình thái văn hóa mang bản sắc dân tộc đặc biệt là tín ngƣỡng, tôn giáo, phong tục tập quán... Tôn giáo, tín ngƣỡng tồn tại song song với con ngƣời, là bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời với văn hóa tinh thần mà con ngƣời sáng tạo ra. Những giá trị văn hóa tinh thần đó đƣợc lƣu giữ, truyền tụng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có văn học. Ngay cả trong xã hội đƣơng đại thì mối quan tâm lớn của con ngƣời vẫn là việc giữ gìn những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa tín ngƣỡng, tôn giáo của dân tộc mình. Nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ đi suốt chiều dài lịch sử của đất nƣớc cũng đã không ngừng khai thác những giá trị văn hóa dân tộc trong sáng tác của mình. Văn học thời kỳ đổi mới nói chung và truyện ngắn nói riêng, tƣởng chừng bị cuốn đi với thời đại của số hóa... Song, những nhà văn vẫn luôn tìm tòi, khai thác các giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là tín ngƣỡng, tôn giáo. 1.2. Sau 1975, văn học vận động theo hƣớng dân chủ hóa, truyện ngắn Việt Nam đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Các nhà văn chuyển dần từ tƣ duy sử thi sang tƣ duy tiểu thuyết. Họ không hƣớng ngòi bút của mình vào những đề tài mang tính chất sử thi nữa mà các nhà văn đã dùng ngòi bút của mình phản ánh cuộc sống với cái nhìn đa đoan, đa chiều. Trong giai đoạn văn học này, nhiều tác giả đã khẳng định đƣợc tên tuổi trong lĩnh vực truyện ngắn đƣơng đại, đặc biệt là Nguyễn Huy Thiệp. Ông đƣợc xem là một hiện tƣợng văn học độc đáo. Từ rất lâu, các tác phẩm của nhà văn sáng tác đã trở thành trung tâm của sự bàn thảo, tranh luận. Dù các ý kiến có tranh luận, khen hay chê, nhƣng khó ai có thể phủ nhận khả năng sáng tác, tài năng của ông. Chảy trôi cùng thời gian, những cảm xúc mãnh liệt mà ông gửi vào trong những trang văn của mình luôn đƣợc ngƣời đọc ngẫm kĩ lƣỡng về những sự thật ẩn khuất sau ánh sáng, những bài học về cuộc sống đƣơng đại. 1.3. Có thể nhận thấy, hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiếp chứa đựng những đạo lí sống, triết lí sống nhuốm màu sắc tín ngƣỡng, tôn giáo dân 8 gian. Không nằm ngoài vòng chảy của văn học sau 1975, cảm quan tôn giáo và tín ngƣỡng cũng đƣợc nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khéo léo đƣa vào trong những sáng tác văn chƣơng của mình. Dƣờng nhƣ những tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian đã thẩm thấu vào những trang văn của Nguyễn Huy Thiệp. Những niềm tin, quan niệm ấy đã không chết cứng theo thời gian mà luôn tiềm tang, rồi sống dậy, sinh động thông qua những hình tƣợng nghệ thuật đặc sắc. 1.4. Trong quá trình nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tác giả khóa luận nhận thấy dù có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, sáng kiến nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhƣng đa phần các ý kiến đó chỉ tập trung đánh giá khẳng định những đóng góp của ông trên phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng, nghệ thuật đƣợc biểu hiện trong tác phẩm hoặc mổ xẻ các vấn đề liên quan đến nội dung hiện thực, nhân vật và khả năng sáng tạo nghệ thuật văn chƣơng của ông. Theo chúng tôi, một trong những đặc điểm tạo nên nét riêng, nét hấp dẫn, lôi cuốn cho văn Nguyễn Huy Thiệp là ông đã đề cập đến vấn đề tôn giáo và tín ngƣỡng dân gian. Qua tìm hiểu bƣớc đầu, tôi nhận thấy đặc điểm sáng tác này của Nguyễn Huy Thiệp mới chỉ đƣợc một số bài viết đề cập đến song đó chỉ là trong những hiện tƣợng nghiên cứu đơn lẻ, chƣa thành một hệ thống trọn vẹn. Cũng chính những lí do trên đã thôi thúc tác giả chọn đề tài: “Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu tôn giáo trên thế giới Trên thế giới có khoảng 10.000 tôn giáo, nhƣng khoảng 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn, đó là Kito giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo, hoặc các dạng tôn giáo dân gian. Các nhân khẩu học không liên kết tôn giáo bao gồm những ngƣời không xác định với bất kỳ tôn giáo cụ thể nào, vô thần và agnostics. Trong khi số lƣợng những ngƣời không có tôn giáo cụ thể càng ngày càng tăng trên toàn cầu, nhiều ngƣời trong số những ngƣời không theo tôn giáo cụ thề nào vẫn có nhiều tin tôn giáo khác nhau. 9 Trong xã hội săn bắn, hái lƣợm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên đƣợc phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con ngƣời. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối,… cũng có thể đƣợc coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con ngƣời. Xã hội săn bắn, hái lƣợm có tổ chức chƣa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình. Địa vị pháp sƣ (shaman) có thể đƣợc trao cho một ngƣời nhƣ là lãnh tụ tôn giáo nhƣng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ thời gian của ngƣời đó. Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là nguyên nhân hình thành thế giới dần dần đƣợc phát triển. Một hệ thống văn hóa đạo đức đƣợc ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vƣợt qua khỏi phạm vi gia đình và thƣờng gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thƣờng đƣợc xem là vua và tăng lữ nhƣ các Pharaoh Ai Cập. Trƣớc cách mạng công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa. Đây cũng là lúc các tôn giáo có nhiều xung đột với nhau. Từ khi cách mạng công nghiệp nổ ra, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khiến cho ảnh hƣởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ nhƣ trƣớc, tôn giáo dần bị tách rời khỏi nhà nƣớc. Trong đời sống xã hội, khoa học cũng dần thay thế cho tôn giáo, chẳng hạn một ngƣời khi gặp bệnh tật tìm đến bác sĩ nhiều hơn tu sỹ. Tuy vậy, thậm chí ngay cả cho đến nay, nhiều phong trào tôn giáo mới vẫn tiếp tục phát triển. Tôn giáo và tin ngƣỡng là vấn đề mà trên thế giới hiện nay đã và đang đƣợc các nhà văn tập trung thể hiện trong mỗi sáng tác của mình. Cùng một tôn giáo nhƣng khi du nhập vào mỗi một quốc gia sẽ có cách tiếp thu và truyền đạt khác nhau, vì vậy ảnh hƣởng của tôn giáo và tín ngƣỡng vào các sáng tác văn học khác nhau. Cùng với đó, mỗi nhà văn cũng có những cách nhìn nhận, soi vào các hƣớng của một tôn giáo khác nhau. Mỗi một tôn giáo khi du nhập vào các quốc gia đều có một chỗ đứng trong nên văn hóa, chi phối và ảnh hƣởng đến đời sống của mỗi một cá nhân, gia đình trong dân tộc đó, tạo nên một diện mạo mới cho văn hóa dân tộc. Vì vậy, trong kho tàng văn học từ đó cũng đƣợc phong 10 phú, hội tụ của nhiều thể loại văn học với cách soi chiếu tôn giáo, tín ngƣỡng khác nhau. Nghiên cứu về tôn giáo trên thế giới hiện nay đã và đang có rất nhiều công trình nghiên cứu. Từng quốc gia, từng dân tộc có những nền văn hoá cùng với đó là bản chất tôn giáo đƣợc sáng tạo để phù hợp với lối sống của nhân dân. Vì vậy, các nhà nghiên cứu luôn soi xét kĩ những gì tiêu biểu nhất, những gì còn ẩn chứa trong góc khuất để nghiên cứu đến hiện nay. Trên thế giơi hiện nay có rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo trên thế giới nhƣ: Lược sử tôn giáo của Richard Holloway, Tôn giáo – Khái lược những tư tưởng lớn của Religions, Sự sống bất tử của God and the Afterlife, Phập giáo có là tôn giáo không của Alan W. Watts, Những thay đổi trong văn hoá và tôn giáo của Đông Nam Á của Niels Mulder... Nhƣ vậy, trên thế giới đã có rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo. Những đặc trƣng của tôn giáo từng khu vực, những nét đặc sắc, riêng biệt của cùng một tôn giáo nhƣng nơi này có mà nơi khác thì không, đó một phần là do con ngƣời cách điệu và cách thức du nhập vào các nƣớc. Các tôn giáo cũng có những nét chung với nhau, trong cùng một dân tộc các tôn giáo sống hài hoà, không cạnh tranh nhau. 2.2. Nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng trong văn học ở Việt Nam Nền văn học Việt Nam sớm đƣợc hình thành, phát triển nở rộ dựa trên nền tảng của bối cảnh lịch sử cũng nhƣ nền tảng văn hóa của nƣớc nhà. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng đặc trƣng văn hóa rõ nét bởi Việt Nam còn là một quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc nên văn hóa cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chính điều đó đã ảnh hƣởng đến sự lựa chọn các đề tài sáng tác của văn học. Thời trung đại, ở các nƣớc phƣơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã chịu ảnh hƣởng sâu đậm của Nho giáo, Phật giáo và tƣ tƣởng Lão Trang. Vấn đề này, trƣớc đây đã có nhiều nhà nghiên cứu triết học, văn học đề cập đến. Nhìn chung, trong các công trình, nhất là trong các bộ văn học sử, các tác giả chỉ bàn nguồn gốc của vấn đề nhƣ tƣ tƣởng Nho, Phật, Lão – Trang là gì? Và đề cập ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng này đối với đời sống tƣ tƣởng tình cảm, 11 đời sống xã hội, chứ chƣa trình bày có tính thuyết ảnh hƣởng của chúng đối với văn học. Gần đây vấn đề này, ít nhiều đã đƣợc các chuyên gia phƣơng pháp luận của GS Đặng Thanh Lê, GS Nguyễn Đình Chú, PGS Trần Đình Hƣợu. Trong các bài viết Trước tác kinh điển Nho giáo với văn học Việt Nam và Một số vấn đề phân tích ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Từ tƣ tƣởng nhân nghĩa, bác ái đầy tình yêu thƣơng con ngƣời đa dẫn đến khuynh hƣớng cảm hƣớng về chí nam nhi và cảm hƣớng khác. Theo quan niệm truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”, tín ngƣỡng tôn giáo Việt Nam thần thánh hóa những vị vua, những ngƣời anh hùng có công với làng, nƣớc, coi họ là những vị thần để tôn vinh, thờ cúng. Hay nói cách khác, ngƣời Việt Nam thần hoá những ngƣời phi phàm những ngƣời có công với làng, xóm để thờ tùng, ngoài ra mở một ngày hội để rƣớc hoặc để tƣởng nhớ đến công lao của vị thần đó. Bởi vậy trong tâm thức của ngƣời Việt, tổ tiên, thành hoàng làng, những ngƣời có công với làng, nƣớc có một vị trí rất thiêng liêng và quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngƣỡng của họ. Bàn về mối quan hệ qua lại giữa tôn giáo và văn học, giáo trình Lý luận văn học tập 1, đã khẳng định: “Chủ nghĩa nhân văn tôn giáo cũng là một nguồn cảm hứng của văn nghệ, đồng cảm với con ngƣời nhân đạo trong văn chƣơng” [3; 54]. Trên thực tế, tôn giáo và văn học là hai bộ phận không thể tách rời nhau, mối quan hệ giữa văn học và tôn giáo là mối quan hệ đã đƣợc kiểm nghiệm qua thời gian. Từ lâu, tôn giáo đã trở thành một nguồn mạch, nguồn khơi dậy những cảm hứng cho văn học, góp phần tạo nên nhiều sáng tác, kỳ tích cho văn học nghệ thuật. Trong văn học thế giới, chúng ta từng có những tác phẩm văn học nổi tiếng lấy hình tƣợng tôn giáo làm đối tƣợng khám phá nhƣ Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà của Vích to Huy Gô, Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCulloug, Đoạn đầu đài của Aimatov, Lũ người quỷ ám của Đôxtoiepxki, Nghệ nhân và Margarita của Mikhail Bulgacop, Tây du kí của Ngô Thừa Ân và gần đây là Mật mã Da Vinci, Thiên thần và ác quỷ của Dan 12 Brown. Các nền văn học lớn nhƣ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… đều mang nặng dấu ấn tôn giáo. Trong văn học Việt Nam, ở văn học Trung đại, văn học các đời Lý, Trần, đều gắn liền với cảm quan Phật giáo. Đến văn học hiện đại và đƣơng đại, hình ảnh, tƣ tƣởng tôn giáo tiếp tục có mặt trong các tác phẩm văn học có tiếng vang nhƣ Hồn bướm mơ tiên của Khái Hƣng, Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan, Nhân sứ, Bụt mệt của Hòa Vang, Đường Tăng của Trƣơng Quốc Dũng, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Cõi người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái, Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn, Của rơi của Nguyễn Việt Hà, Gióng của Nguyễn Minh Hà, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng và nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp… Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng trong văn học nhƣ Tín ngưỡng và giải mã tín ngưỡng trong văn học dân gian người Việt của PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà; Tín ngưỡng dân gian trong một số tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 của tác giả Phan Thúy Hằng; Tín ngưỡng dân gian và diễn trình trở lại của yếu tố huyền thoại trong văn xuôi việt nam đương đại của TS. Trần Viết Thiện… 2.3. Nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn nở muộn trên văn đàn Việt Nam (năm 1987). Nhƣng sau hơn hai mƣơi năm xuất hiện trên văn đàn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã khiến thế giới dƣ luận trong và ngoài nƣớc tốn không biết bao nhiêu giấy mực, ngƣời khen, ngƣời chê, ngƣời say đắm, kẻ hững hờ... Nhiều thế hệ đã đọc, suy ngẫm cùng truyện ngắn của nhà văn này. Chỉ tính riêng trong giới phê bình văn học, không kể đến những bài báo liên quan đến ông, có lẽ Nguyễn Huy Thiệp là hiện tƣợng gây tranh cãi nhiều nhất trong suốt hai mƣơi năm qua. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên còn chủ sự cả tập Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, với rất nhiều ý kiến phê bình của nhiều tên tuổi uy tín nhƣ Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, Greg Lockhart, Lại Nguyên Ân… hay những nhà văn, nhà thơ đứng đối chiều nhƣ Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh... [17]. Nhƣ vậy có rất nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề tôn giáo Việt Nam, cũng có nhiều ngƣời biết và ấn tƣợng về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Song 13 để nghiên cứu một cách có hệ thống các sáng tác của nhà văn cũng nhƣ khái quát toàn diện sự vận động của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới nhìn từ hai hiện tƣợng văn học trên thì còn rất hiếm. Rải rác các bài phát biểu và nghiên cứu trên báo, tạp chí và một số ít sách nghiên cứu phân tích một khía cạnh nào đó của sự vận động truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới những thiết nghĩ chừng đó là chƣa đủ khẳng định sức sống, sự phát triển của một thể loại văn học quan trọng nhƣ vậy. Nguyễn Huy Thiệp đƣợc xem là một hiện tƣợng văn học đặc biệt trong tiến trình đổi mới văn học sau 1986. Sáng tác của ông là một đỉnh điểm của văn học thời kỳ đổi mới. Nguyễn Huy Thiệp đƣợc đánh giá cao ngay từ tập truyện đầu tay Những ngọn gió Hua Tát (viết năm 1986, gồm 10 truyện đƣợc viết dƣới hình thức giả cổ tích). Khi tác phẩm thứ hai Tướng về hưu đƣợc đăng trên báo Văn nghệ số 20/ 06/ 1987, làn sóng dƣ luận trở nên xôn xao, nhƣ một cơn lốc tác động mạnh mẽ đến những độc giả quan tâm. Lúc này, tài năng văn chƣơng của ông đƣợc mọi ngƣời công nhận, ông chính thức bƣớc vào nền văn học hiện thực Việt Nam. Đa số đều công nhận, đây là sản phẩm của một tài năng độc đáo. Ngƣời khen thì cũng khen hết lời, mà ngƣời chê thì cũng không tiếc chữ. Đại đa số ý kiến cho rằng: văn của Nguyễn Huy Thiệp đã đi gần đến cảm quan văn học hậu hiện đại. Các yếu tố huyền thoại trong sáng tác của ông nhƣ một phƣơng thức phản ánh hiện thực, và con ngƣời đƣơng đại. Đặc biệt hơn là ông khai thác yếu tố tôn giáo và tín ngƣỡng đƣợc ông tiếp thu và bộc lộ trực tiếp qua ngòi bút khéo léo của ông. Không thể phủ nhận, trƣớc Nguyễn Huy Thiệp, cũng có rất nhiều nhà văn hiện đại đƣa tôn giáo và tín ngƣỡng vào văn chƣơng, nhƣng phải đợi đến khi ông tung ra những tác phẩm mang âm hƣởng tôn giáo giáo, tín ngƣỡng mới thật sự đậm đặc, rõ rệt. Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, Châu Minh Hùng phát biểu: “Nguyễn Huy Thiệp tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tƣ tƣởng khác nhau bên ngoài môi trƣờng xã hội để tạo ra cuộc đối thoại không khoan nhƣợng giữa các nhân vật.” Nếu nhƣ “Văn chƣơng là cuộc thám hiểm sức mạnh của ngôn ngữ” (Todorov) [26] thì Nguyễn Huy Thiệp là một nhà thám hiểm đang đi vào tìm kiếm và khám phá sức mạnh của ngôn từ. Sự mới lạ 14 trong lối diễn đạt, lẫn trong hình tƣợng nghệ thuật là một trong số những nguyên nhân tạo nên hiện tƣợng Nguyễn Huy Thiệp. Từ những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả bài viết đã nêu lên chân dung của nhà văn hiện đại Việt Nam những năm sau đổi mới. Dù lên tiếng chỉ trích gay gắt nhƣng không ai không thừa nhận tài năng văn chƣơng của cây bút truyện ngắn này. Nói nhƣ Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình: “Hiện tƣợng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng với khát vọng dân chủ và đổi mới mà sự vận động ý thức xã hội cũng nhƣ văn học sau 1975 đem lại” [29]. Nguyễn Huy Thiệp là cái tên đã thu hút rất nhiều công trình nghiên cứu nhƣ: luận văn của Lê Thị Nguyệt (2010), Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong tryện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, luận văn của Phạm Thị Thuỳ Trang (2004), Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hay đề tài Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của ThS. Hoàng Kim Oanh…. [23] [24] [25]. Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã khai thác một phần khía cạnh nào đó trong thế giới truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nhƣng vấn đề cảm quan tôn giáo và tín ngƣỡng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chƣa có công trình nghiên cứu nào khai thác một cách triệt để. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Xoay xung quanh truyện ngắn của một nhà văn thì có rất nhiều phƣơng diện để bàn luận. Khóa luận chỉ đi vào nghiên cứu một phƣơng diện thuộc nội dung của tác phẩm văn học trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Từ việc chọn cảm quan tôn giáo, tín ngƣỡng làm đối tƣợng nghiên cứu, ngƣời viết hƣớng đến xác định các yếu tố tôn giáo, tín ngƣỡng làm nên đặc trƣng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp viết theo nhiều thể loại: kịch, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, truyện ngắn. Tuy nhiên, lĩnh vực làm nên tên tuổi của ông là ở truyện ngắn. Ở đề tài này, ngƣời viết chỉ đi vào nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn chứa yếu tố tôn giáo, tin ngƣỡng trong tập truyện Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của 15 NXB Hội nhà văn. Trong cuốn này tập hợp 37 truyện ngắn tiêu biểu, làm nên tên tuổi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích của ngƣời nghiên cứu khi thực hiện khóa luận này là làm sáng tỏ ba khía cạnh cơ bản sau: - Tìm hiểu các vấn đề lí luận về vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo trong văn học. - Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ phƣơng diện nội dung cảm quan tôn giáo, tín ngƣỡng. - Nghiên cứu đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khi truyền tải nội dung cảm quan tôn giáo, tín ngƣỡng. Chúng tôi nhận thấy nghiên cứu từ cảm quan tôn giáo, tín ngƣỡng để hiểu một cách sâu sắc về văn hóa dân tộc, đời sống con ngƣời trong xã hội sau cách mạng trong toàn bộ sáng tác của nhà văn là một hƣớng nghiên cứu văn học có cơ sở khoa học. Đồng thời, qua việc nghiên cứu cảm quan tôn giáo và tín ngƣỡng, ngƣời viết khẳng định những đóng góp và vị thế của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đƣơng đại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bài viết có sự vận dụng tổng hợp phƣơng pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ ngôn ngữ học; phong cách học, thi pháp học,… 5.2. Phương pháp hệ thống: Phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu tạo lập cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, đồng thời đặt đối tƣơng nghiên cứu trong hệ thống để thấy đƣợc tính toàn diện. 5.3. Phương pháp loại hình: Cố gắng phân loại lời văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp theo một số hệ tiêu chí. 5.4. Ngoài ra, khóa luận cũng sử dụng các thao tác thống kê, so sánh văn học… để từ đó rút ra những kết luận có cơ sở khoa học, sát hợp với sáng tác 16 của Nguyễn Huy Thiệp trong sự đối chiếu với các cây bút truyện ngắn tiêu biểu khác. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 6.1. Về phương diện lí luận Nghiên cứu “Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” nhằm góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu những đặc trƣng cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại mà Nguyễn Huy Thiệp là một đại diện. Từ đó, bài viết mở ra một phƣơng pháp mới trong việc tiếp nhận tôn giáo và tín ngƣỡng của nền văn học đƣơng đại. 6.2. Phương diện thực tiễn Nghiên cứu đề tài Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp giúp cho việc tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có một cơ sở khoa học. Việc nghiên cứu sẽ thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn cho sự nghiệp văn học dân tộc. Đồng thời, nó cũng có một ý nghĩa thực tiễn cho ngƣời đọc và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chƣơng. Chương 1: Những vấn đề lí luận chung Chương 2: Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp từ phương diện nội dung. Chương 3: Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp từ phương diện nghệ thuật. 17 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Vấn đề tín ngƣỡng và tôn giáo trong đời sống 1.1.2. Khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam là một đất nƣớc đa tôn giáo, tín ngƣỡng. Ngƣời dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngƣỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng động các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngƣỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Tôn giáo bao gồm hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm, ý thức tín ngƣỡng, thể hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôn giáo, hành vi và hoạt động tôn giáo. Tôn giáo là hình thức tín ngƣỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và giáo hội, đƣợc tổ chức chặt chẽ. Tôn giáo là niềm tin vào các lực lƣợng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, đƣợc chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hƣ ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng nhƣ ở thế giới bên kia. Niềm tin đó đƣợc biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, đƣợc vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng. Ngoài ra, tôn giáo có thể định nghĩa là một hệ thống các văn hóa, tín ngƣỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động đƣợc chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu nhiên hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chƣa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau có thể có hoặc không chứa nhiều yếu tố khác nhau, gồm các yếu tố thần thánh, những điều thiêng liêng, tín ngƣỡng, một thế lực hoặc nhiều thế lực siêu nhiên. Tín ngƣỡng là niềm tin của con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về 18 tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. (Khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016). Các hoạt động tôn giáo có thể bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỉ niệm hay biểu hiện sự tôn kính (các vị thần, thánh, phật), tế tự, lễ hội, nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ công cộng, hoặc các khía cạnh khác nhau của văn hóa con ngƣời. Các tôn giáo có lịch sử và các kinh sách thiêng liêng, có thể đƣợc bảo tồn trong các thánh thƣ, các biểu tƣợng và thánh địa, nhằm mục đích chủ yếu là tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống. Tôn giáo có thể chứa những câu chuyện tƣợng trƣng, đôi khi đƣợc những ngƣời tin theo cho là đúng, có mục đích phụ là giải thích nguồn gốc của sự sống, vũ trụ và những thứ khác. Theo truyền thống, đức tin, cùng với lý trí, đã đƣợc coi là một nguồn gốc của các niềm tin tôn giáo. Trong đời sống hàng ngày, tôn giáo và tín ngƣỡng là cơ sở, là nguồn gốc để các phong tục dựa vào và con ngƣời sáng tạo ra những lễ giáo đạo đức. Nhƣ cầu nguyên, thờ phục, họp mặt thƣờng lệ những ngƣời khác đồng tôn giáo. Những tín đồ của một tôn giáo thƣờng họp mặt để làm lễ, đọc hay tụng kinh, cầu nguyện, thờ phụng và giúp đỡ tinh thần lẫn nhau. Tuy nhiên, cầu nguyện và ngồi thiền một mình cũng thƣờng đƣợc xem là quan trọng, cũng nhƣ sống theo tín ngƣỡng ngoài đời hay với những ngƣời không theo đạo đó. Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm tôn giáo và tín ngƣỡng. Theo quan điểm truyền thống, ngƣời ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngƣỡng, thƣờng coi tín ngƣỡng ở trình độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo. Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngƣỡng và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phƣơng, tôn giáo thế giới (phổ quát). Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngƣỡng thể hiện ở một số điểm nhƣ: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển... đƣợc truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đƣờng, học viện... có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng nhƣ nhà thờ, chùa, thánh đƣờng..., nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con ngƣời. 19 Còn tín ngƣỡng thì chƣa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngƣỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngƣỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con ngƣời, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chƣa thành quy ƣớc chặt chẽ... 1.1.2. Một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở Việt Nam Về tín ngưỡng, đây là sản phẩm văn hóa do con ngƣời quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành. Tín ngƣỡng Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và ngƣỡng mộ của các thế hệ sau đối với tiền thần, tiền nhân. Từ tâm thức sùng bái đó, trong các cộng đồng hình thành các phong tục tập quán và nghi lễ thờ cúng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu và nghi lễ phồn thực... Tín ngƣỡng dân gian với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên ngƣời xƣa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp nhƣ trời, trăng, đất, sông, núi,… để đƣợc phù hộ. Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngƣỡng riêng mình. Tuy nhiên, đặc trƣng nhất là hình thái tín ngƣỡng nguyên thủy và tín ngƣỡng dân gian ngày nay còn lƣu giữ đƣợc trong các nhóm dân tộc nhƣ nhóm Tày – thái, nhóm Hmong – Dao, nhóm Hoa – Sán Dìu – Ngái; nhóm Chăm – Ê đê – Gia Rai; nhóm Môn – Khơ me. Còn tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt khá phong phú, nó là tâm thức tôn sùng các lực lƣợng siêu nhiên nhƣ: - Tôn sùng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, nƣớc, mƣa, gió, sấm, chớp…), các loại cây trồng (bầu bí, lúa, ngô, đậu…), vật nuôi (trâu, bò, lợn…) - Tôn sùng vật tổ (vật tổ chim, cá, cây, trâu…), tôn sùng tổ tiên (quốc tổ, thành hoàng, tổ tiên, ông bà) - Tôn sùng sự sinh sản: sinh thực khí và các hoạt động tính giao - Tôn sùng Mẫu: các nữ thần, tứ mẫu (thiên phủ, địa phủ, nhạc phủ (thƣợng ngàn), thủy phủ (mẫu thoải), Bà chúa xứ và Thiên Yana 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng