Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể b...

Tài liệu Các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể bằng phương thức tĩnh mạch động mạch

.PDF
119
4
61

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÁ DUY CÁC YẾU TỐ TIÊN LƢỢNG TỬ VONG TRÊN BỆNH NHÂN OXY HÓA MÁU QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ BẰNG PHƢƠNG THỨC TĨNH MẠCH-ĐỘNG MẠCH Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu Mã số: NT 62 72 31 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS PHẠM THỊ NGỌC THẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan NGUYỄN BÁ DUY . . MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 5 1.1 Oxy máu qua màng ngoài cơ thể bằng phương thức tĩnh mạch-động mạch (VA-ECMO) ............................................................................................... 5 1.2 Hiệu quả của VA-ECMO: bằng chứng lâm sàng ...................................... 13 1.3 Các yếu tố độc lập và mô hình trong tiên lượng tử vong trên BN VA- ECMO ................................................................................................................. 14 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 21 2.1 Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................................... 21 2.2 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 21 2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu:................................................................................... 21 2.4 Tiêu chuẩn loại trừ: ....................................................................................... 21 2.5 Quy trình nghiên cứu: ................................................................................... 22 2.6 Thu thập số liệu: ........................................................................................... 24 2.7 Định nghĩa biến số: ...................................................................................... 26 2.8 Xử lý số liệu:................................................................................................. 33 2.9 Máy móc dùng cho nghiên cứu: ................................................................... 34 2.10 Vấn đề y đức: .............................................................................................. 36 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .................................................................................... 37 3.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu .................................................. 38 3.2 Các thông số liên quan đến ECMO .............................................................. 51 3.3 Kết quả điều trị ............................................................................................. 54 3.4 Các yếu tố độc lập tiên lượng tử vong .......................................................... 57 3.5 Các mô hình tiên lượng tử vong ................................................................... 59 . . CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 63 4.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu .................................................. 63 4.2 Các thông số liên quan đến ECMO .............................................................. 76 4.3 Kết quả điều trị ............................................................................................. 79 4.4 Các yếu tố độc lập tiên lượng tử vong .......................................................... 83 4.5 Các mô hình tiên lượng tử vong ................................................................... 85 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 87 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 89 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Thang điểm APACHE II Phụ lục 2 Thang điểm SOFA Phụ lục 3 Phiếu theo dõi bệnh nhân ECMO Phụ lục 4 Sơ đồ theo dõi và xử trí bệnh nhân VA-ECMO Phụ lục 5 Bảng thu thập số liệu Phụ lục 6 Bản thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu Phụ lục 7 Danh sách bệnh nhân . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh APACHE Acute Physiology and Chronic Health Evaluation Thang điểm lượng giá bệnh lý cấp tính và mạn tính Acute respiratory distress syndrome Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển Renal replacement therapy Điều trị thay thế thận Cardiopulmonary resuscitation Hồi sinh tim phổi Extracorporeal carbon dioxide removal Loại trừ CO2 ngoài cơ thể Extracorporeal Membrane Oxygenation Oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể Extracorporeal cardiopulmonary resuscitation Hồi sức tim phổi ngoài cơ thể Extracorporeal Life Support Organization Tổ chức Hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể Fraction of inspired oxygen Phân suất oxy trong khí hít vào Hemoglobin Huyết sắc tố Hematocrit Dung tích hồng cầu Left ventricular ejection fraction Phân suất tống máu thất trái Partial pressure of Cacbon Dioxide Phân áp CO2 máu động mạch Partial pressure of Oxygen Phân áp Oxy máu động mạch Positive end-expiratory pressure Áp lực dương cuối kì thở ra Central venous oxygen saturation Độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm Sequential organ failure assessment score Thang điểm lượng giá suy đa cơ quan ARDS RRT CPR ECCO2R ECMO ECPR ELSO FiO2 Hb Hct LVEF PaCO2 PaO2 PEEP ScvO2 SOFA . . Venous – Venous Tĩnh mạch – Tĩnh mạch Venous – Artetial Tĩnh mạch – Động mạch Venous – Arterial-venous Tĩnh – Động-tĩnh mạch Venous-venous – Arterial Tĩnh-tĩnh – Động mạch VV VA V-AV VV-A Tiếng Việt BN Bệnh nhân BV Bệnh viện BVCR Bệnh viện Chợ Rẫy CS Cộng sự ĐM Động mạch HSTC Hồi sức tích cực HATB Huyết áp trung bình NC Nghiên cứu NMCT Nhồi máu cơ tim RLCNĐCQ Rối loạn chức năng đa cơ quan TB Trung bình TM Tĩnh mạch SHH Suy hô hấp . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 1.5 Bảng 1.6 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Bảng 3.16 Bảng 3.17 Bảng 3.18 Bảng 3.19 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Nội dung Trang Chỉ định của VA-ECMO 7 Chống chỉ định của VA- ECMO 7 Thang điểm SAVE 16 Khả năng sống còn của bệnh nhân tính theo thang 18 điểm SAVE Thang điểm ENCOURAGE 19 Khả năng sống còn của bệnh nhân tính theo thang 20 điểm ENCOURAGE Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38 Đặc điểm, phân độ nặng BN trước ECMO 42 Tình trạng huyết động học trước ECMO 43 Xét nghiệm sinh hóa trước ECMO 44 Phân suất tống máu (EF), X quang phổi trước ECMO 45 Khí máu động mạch, Lactate và ScvO2 trước ECMO 45 Tình trạng huyết động 48 giờ đầu sau ECMO 46 Xét nghiệm sinh hóa 48 giờ đầu sau ECMO 47 Khí máu động mạch và Lactate 48 giờ sau ECMO 48 Thanh thải Lactate 48 giờ sau ECMO 49 Thời gian khởi bệnh, lúc nhập viện đến ECMO 51 Phương pháp và kích thước cannula 52 Tốc độ bơm, lưu lượng máu và thời gian hỗ trợ ECMO 53 Các can thiệp điều trị trong thời gian ECMO 54 Chế máu sử dụng trong thời gian ECMO 55 Kết quả điều trị chung 56 Các yếu tố tiên lượng tử vong khi phân tích Logistic 57 đơn biến Các yếu tố tiên lượng tử vong khi phân tích Logistic 58 đa biến Giá trị AUC các mô hình tiên lượng tử vong 59 Nghiên cứu VA-ECMO trên BN Viêm cơ tim tối cấp 66 Tổng kết một số nghiên cứu trên BN VA-ECMO 79 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ 3.4 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ 3.7 Biểu đồ 3.8 Biểu đồ 3.9 Biểu đồ 3.10 Biểu đồ 3.11 Nội dung Phân bố tuổi BN trong nghiên cứu Phân bố theo nhóm tuổi và tỷ lệ tử vong Phân bố theo chẩn đoán và tỷ lệ tử vong Phân phố điểm APACHE II và SOFA giữa 2 nhóm Nồng độ Lactate giữa hai nhóm BN tại các thời điểm Thay đổi nồng độ Lactate máu trước và 48 giờ sau ECMO Tốc độ thanh thải Lactate 48 giờ đầu sau ECMO Số lượng chế phẩm máu trung bình cho mỗi ngày ECMO Đường cong ROC cho các mô hình tiên lượng tử vong Xác suất tiên đoán sống còn theo mô hình gồm 3 yếu tố điểm APACHE II + Lactate T0 + Lactate T6 Tỷ lệ phần trăm tiên đoán sống còn theo mô hình APACHE II + Lactate T0 + Lactate T6 . Trang 39 39 41 43 49 50 51 56 60 61 62 . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Hình 1.1 Hình 1.2 Nội dung Hệ thống tuần hoàn ECMO ở người lớn Hoạt động của màng oxy hóa Trang 9 11 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 3.1 Nội dung Sơ đồ nghiên cứu Sơ đồ kết quả nghiên cứu . Trang 35 37 . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể bằng phương thức tĩnh mạch-động mạch (VA-ECMO) là một bước phát triển của máy tim phổi nhân tạo sử dụng trong phẫu thuật tim. Ca đầu tiên được Gibbon và cộng sự thực hiện đầu tiên năm 1954 [23] . VA-ECMO hỗ trợ chức năng tuần hoàn và một phần chức năng hô hấp nên có thể được sử dụng trên các bệnh nhân sốc tim sau nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim tối cấp, suy tim sau phẫu thuật tim mạch, không cai được tuần hoàn ngoài cơ thể, suy mảnh ghép sau ghép tim, đợt mất bù cấp ở bệnh nhân suy tim mạn, thuyên tắc phổi lớn, sốc phản vệ…Với những cải tiến liên tục về mặt kỹ thuật, thiết bị cùng với sự phát triển của ngành hồi sức, VA-ECMO ngày càng được mở rộng về mặt chỉ định, trở thành một biện pháp điều trị cứu mạng cho rất nhiều những bệnh nhân nguy kịch, không đáp ứng với các phương pháp thường quy trước đây [24]. Theo tổ chức Hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể (ELSO - Extracorporeal Life Support Organization), ECMO đã được thực hiện trên hơn 86.000 ca trong năm 2017, số ca tăng dần trong mỗi năm, với hơn 9000 trung tâm ECMO trên thế giới [62]. Lợi ích của VA-ECMO đã được khẳng định, tuy nhiên đây là một phương pháp điều trị xâm lấn, nhiều biến chứng nghiêm trọng và sử dụng nhiều nguồn lực. Việc quyết định khi nào bắt đầu, quá trình theo dõi, tiên lượng và chỉ định kết thúc hay cai ECMO là những quyết định khó khăn và quan trọng trong thực hành lâm sàng [63], [38]. Ngày nay, chưa có một phương tiện hay xét nghiệm đơn độc nào có thể giúp ích cho các quyết định trên. Chính vì vậy, xu hướng hiện tại là nhận diện các yếu tố nguy cơ và xây dựng các yếu tố này thành các mô hình tiên lượng, hiệu quả và có giá trị trên từng nhóm bệnh nhân và bệnh lý khác nhau. Các mô hình này sẽ giúp tối ưu . . 2 hóa lợi ích mà VA-ECMO đem lại, hạn chế các chỉ định không cần thiết và tiết kiệm các nguồn lực. Khác với các BN suy hô hấp cấp được hỗ trợ ECMO (VV-ECMO), trong những năm qua đã có hơn 5 mô hình tiên lượng tử vong được báo cáo [50]. Trên bệnh nhân VA-ECMO, những năm gần đây chỉ có hai mô hình được đề nghị là thang điểm SAVE [49] (Survival After Venoarterial ECMO) và thang điểm ENCOURAGE [37] (prEdictioN of Cardiogenic shock OUtcome foR AMI patients salvaGed by VA-ECMO) với mục đích tiên lượng sống còn trên bệnh nhân VA-ECMO. Tuy nhiên hai mô hình này khá phức tạp, chỉ áp dụng trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim (thang điểm ENCOURAGE), và cần được kiểm định thêm. Tại Việt Nam, số lượng các trung tâm có thể thực hiện ECMO không nhiều. Nhiều bệnh nhân tại các tỉnh/thành được chuyển đến các trung tâm ECMO sau một quãng thời gian dài vận chuyển. Một số được chuyển đến trễ với tình trạng ngưng hô hấp-tuần hoàn hoặc hội chứng suy đa cơ quan không phục hồi. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi quy trình ECMO được thông qua vào năm 2013, ECMO đã được thực hiện ngày càng thường xuyên tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC). Nghiên cứu gần đây của tác giả Lê Nguyên Hải Yến cho thấy tỷ lệ cai ECMO thành công là 70.5% và sống đến xuất viện là 59.1% trên BN VA-ECMO [2]. Nghiên cứu cũng cho thấy các đối tượng bệnh nhân VA-ECMO tại bệnh viện Chợ Rẫy khá đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, các chẩn đoán và chỉ định khi thực hiện ECMO thuộc nhiều nhóm bệnh lý chuyên biệt. Do số lượng các trường hợp còn hạn chế, từ trước tới nay chưa thể thực hiện một nghiên cứu nhằm nhận diện các yếu tố nguy cơ hay các mô hình tiên lượng tử vong trên dân số bệnh nhân VA-ECMO. Những năm gần đây, số ca thực hiện VA-ECMO tại bệnh viện Chợ Rẫy ngày càng gia tăng, vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xác định các yếu tố tiên lượng tử . . 3 vong trên bệnh nhân VA-ECMO tại khoa HSTC. Các yếu tố nguy cơ được nhận diện sẽ góp phần để xây dựng các mô hình tiên lượng, từ đó giúp các bác sĩ lâm sàng đánh giá, phân loại ban đầu bệnh nhân, chỉ định thời điểm ECMO phù hợp, theo dõi trong quá trình điều trị. Nghiên cứu cũng có thể là tiền đề để thực hiện các nghiên cứu lớn hơn trong tương lai nhằm xây dựng một mô hình hay thang điểm cho các bệnh nhân VA-ECMO tại Việt Nam. . . 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân VA-ECMO tại khoa HSTC nhằm 3 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân thực hiện VA-ECMO. 2. Xác định các yếu tố độc lập tiên lượng tử vong ở bệnh nhân VA-ECMO. 3. Xác định mô hình tiên lượng tử vong qua phương pháp phân tích đường cong ROC. . . 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 OXY MÁU QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ BẰNG PHƢƠNG THỨC TĨNH MẠCH-ĐỘNG MẠCH (VA-ECMO) 1.1.1 Lịch sử ECMO: ECMO (extracorporeal membrane oxygenation – oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể), còn được gọi là ECLS (extracorporeal life support – hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể) là một bước phát triển từ máy tim phổi nhân tạo được sử dụng trong phẫu thuật tim. Tùy thuộc vào cách cài đặt cấu hình, tĩnh mạch – tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch – động mạch, mà ECMO có thể được dùng để hỗ trợ cho chức năng hô hấp, tuần hoàn hoặc cả hai. ECMO không phải là phương pháp điều trị thật sự cho bệnh nền mà chỉ hỗ trợ cho chức năng tim và phổi trong một khoảng thời gian tạm thời, từ đó đóng vai trò là một cầu nối cho đến khi tim phổi tự lành hoặc đến khi bệnh nhân được chuyển qua một phương tiện hỗ trợ dài hạn hoặc ghép tạng [61]. Năm 1954 Gibson sử dụng một màng trao đổi khí đặt vào giữa dòng máu và dòng khí trong máy tim phổi nhân tạo, điều này giúp máy tim phổi nhân tạo hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn hiệu quả hơn và kéo dài hơn so với khoảng thời gian giới hạn 6 giờ thông thường [23]. Đến năm 1971, J. Donald Hill lần đầu tiên sử dụng ECMO để cứu sống thành công một BN ARDS sau chấn thương [26]. Năm 1976, Bartlett sử dụng thành công ECMO trong hỗ trợ tim phổi cho trẻ sơ sinh [9]. Đến năm 1989, tổ chức ELSO (extracorporeal life support organization – tổ chức hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể) được thành lập nhằm mục đích tập hợp số liệu từ các trung tâm ECMO thành một cơ sở dữ liệu duy nhất và chuẩn hóa các thủ thuật [20]. . . 6 Nhờ tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, ECMO ngày càng được sử dụng rộng rãi trở thành một phương tiện quan trọng trong điều trị những bệnh nhân suy hô hấp và/hoặc suy tuần hoàn nặng không đáp ứng với điều trị thông thường [35], [51]. Ngày nay ECMO không những chỉ dùng trong phòng mổ hay hậu phẫu tim, nó còn mở rộng, thực hiện tại nhiều khoa hồi sức, cấp cứu, thậm chí còn trở thành một công cụ giúp vận chuyển bệnh nhân an toàn [5]. Tùy theo cách cấu hình mà ECMO phát triển theo 2 hướng chính: VV ECMO chủ yếu chỉ hỗ trợ chức năng hô hấp, còn VA-ECMO hỗ trợ cả chức năng tuần hoàn và hô hấp. 1.1.2 Vai trò của VA ECMO trong thực hành hiện tại Oxy máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) đã có những bước tiến đáng kể qua một vài thập kỷ gần đây, trở nên một phương tiện quan trọng trong điều trị những bệnh nhân suy hô hấp và/hoặc tuần hoàn nặng không đáp ứng với điều trị thông thường [35] [51]. VA-ECMO hỗ trợ cả chức năng tuần hoàn và hô hấp, ngược lại VV-ECMO chủ yếu chỉ hỗ trợ chức năng hô hấp. VAECMO thường chỉ định trên những bệnh nhân sốc do tim mà nguyên nhân bệnh sinh hay chức năng cơ tim có thể phục hồi (“bridge-to-recovery”). Ngoài ra VA-ECMO còn chỉ định như một phương tiện điều trị giúp các nhà lâm sàng có thêm thời gian đánh giá, ổn định bệnh nhân trước khi đưa ra quyết định cuối cùng: như ghép tim, đặt dụng cụ trợ thất (VAD) vĩnh viễn…đánh giá sự phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân sau ngưng tim (“brigde-todecision”). Việc chọn lựa, đánh giá toàn diện bệnh nhân là bước khởi đầu đặc biệt quan trong khi chỉ định V-A ECMO. Bảng sau tóm tắt một số chỉ định của VA-ECMO [16]: . . 7 Bảng 1.1: Chỉ định của VA-ECMO [16]  Sốc tim kháng trị: . Nhồi máu cơ tim . Viêm cơ tim . Suy mảnh ghép nguyên phát sau ghép tim . Sau phẫu thuật tim (thất bại cai máy tim phổi nhân tạo sau phẫu thuật) . Quá liều thuốc dẫn đến ức chế chức năng tim nặng nề . Bệnh cơ tim nhiễm trùng . Bệnh cơ tim chu sinh  Thuyên tắc phổi lớn  Rối loạn nhịp tái diễn như rung thất / nhanh thất  Tăng áp phổi nặng  Sốc phản vệ  Chấn thương cơ tim hoặc mạch máu lớn  Ho ra máu lượng lớn hoặc xuất huyết phổi  Hỗ trợ trước và trong phẫu thuật ở những phẫu thuật can thiệp có nguy cơ cao  Ngưng hô hấp tuần hoàn Bảng 1.2: Chống chỉ định của VA-ECMO [16] Chống chỉ định tuyệt đối:  Chảy máu tiến triển, không thể kiểm soát hoặc các chống chỉ định khác liên quan đến đông máu  Bệnh diễn tiến giai đoạn cuối, không hồi phục (trừ khi bệnh nhân được chuẩn bị ghép tạng) . Bệnh tim . . 8 . Bệnh phổi . Bệnh hệ thần kinh  Tình trạng suy đa cơ quan nặng từ trước đó  Ngưng tim với thời gian hồi sức kéo dài trên 60 phút  Bóc tách động mạch chủ  Hở van động mạch chủ nặng Các chống chỉ định tương đối:  Lớn tuổi  Suy thận hoặc suy gan  Bệnh ác tính  Béo phì nặng  Bệnh mạch máu ngoại biên nghiêm trọng  Giảm tiểu cầu do heparin Hiện tại, ECMO đã được nghiên cứu rộng rãi trên những bệnh nhân suy hô hấp nhất là trên các bệnh nhân có hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS). Đã có những bằng chứng về cải thiện sống còn ở bệnh nhân ARDS được điều trị với VV-ECMO [42], [46]. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những bằng chứng mạnh mẽ và các thử nghiệm lâm sàng chứng minh được lợi ích của VA-ECMO trên các bệnh nhân sốc tim nặng. Các báo cáo chỉ mới dừng lại ở những nghiên cứu quan sát và tổng kết kinh nghiệm của những trung tâm ECMO lớn trên thế giới. Một thử nghiệm lâm sàng, đa trung tâm đang được tiến hành trên những bệnh nhân sốc tim (ECMO-CS trial), dự kiến sẽ công bố kết quả vào năm 2019 [44]. 1.1.3 Các thành phần của hệ thống ECMO Bao gồm một cannula máu vào, dây nối bằng polyvinyl chloride (PVC), một bơm ly tâm, một bộ trao đổi nhiệt được tích hợp bên trong màng . . . . 10 rút máu vào cannula máu vào, và tạo một áp lực dương sau bơm để đẩy máu tới màng oxy hóa [48]. Màng oxy hóa (oxygenator): được đặt ở vị trí sau bơm ly tâm, thường tích hợp với bộ trao đổi nhiệt làm bằng polyurethane, polyester, hoặc thép không rỉ. Vị trí này tạo ra một vùng đệm trung gian nhiệt độ cho phép làm lạnh hay làm ấm bệnh nhân dựa vào chênh áp nhiệt độ giữa máu và nước. Màng oxy hóa là vị trí tiếp xúc lớn nhất giữa máu và hệ thống tuần hoàn ECMO, diện tích bề mặt thay đổi khoảng 1,2 – 1,9m2. Với chất liệu polymethylpentene, màng cấu tạo bởi những cấu trúc sợi rỗng dày đặc, được phủ ngoài bởi lớp màng mỏng có đặc tính như màng khuếch tán đồng thời tránh rò rỉ huyết tương. Trao đổi khí khuếch tán qua màng dựa trên khuynh độ áp suất riêng phần giữa 2 bên màng, không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu và khí. Bộ trộn khí và oxy được kết nối vào màng oxy hóa cho phép điều chỉnh chọn lọc trao đổi oxy và CO2: dòng khí trộn đóng vai trò quyết định trong thải CO2, trong khi nồng độ oxy của khí trộn đóng vai trò quyết định việc trao đổi oxy qua máu. Áp lực tạo ra bởi màng oxy hóa phụ thuộc vào đặc tính vật lý hoặc bởi sự thay đổi kháng trở bên trong màng trong lúc sử dụng (bao gồm nhiệt độ và độ nhớt của máu và sự hình thành huyết khối tại màng). Nó được đo bởi khuynh độ áp lực trước và sau màng. Sự gia tăng chênh áp qua màng gợi ý có rối loạn huyết động của màng, có thể ảnh hưởng tới việc trao đổi khí và gợi ý xem xét thay màng. . . .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất