Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng không đạt turbuhaler ở bệnh nhân hen và bệ...

Tài liệu Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng không đạt turbuhaler ở bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện quận thủ đức

.PDF
111
7
133

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG HẢI CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG KHÔNG ĐẠT TURBUHALER Ở BỆNH NHÂN HEN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG HẢI CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG KHÔNG ĐẠT TURBUHALER Ở BỆNH NHÂN HEN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC Chuyên ngành: Lao Mã số: 60720150 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.BS. Nguyễn Văn Thọ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Lê Hoàng Hải . . MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. Tổng quan về bệnh hen .................................................................................. 4 1.1.1. Định nghĩa: ............................................................................................ 4 1.1.2. Chẩn đoán: ............................................................................................ 4 1.1.3. Phân bậc và điều trị: .............................................................................. 7 1.1.4. Đánh giá kiểm soát, theo dõi và dự đoán nguy cơ tương lai .............. 14 1.2. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ............................................... 16 1.2.1. Định nghĩa: ............................................................................................ 16 1.2.2. Chẩn đoán: ............................................................................................ 16 . . 1.2.3. Phân bậc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và điều trị theo bậc:............... 18 1.2.4. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định:.................... 22 1.3. Tổng quan về dụng cụ hít ............................................................................. 24 1.3.1. Các loại dụng cụ hít: ưu, nhược điểm từng loại.................................... 24 1.3.1.1. Bình xịt định liều............................................................................ 25 1.3.1.2. Turbuhaler ...................................................................................... 28 1.3.1.3. Bình hít hạt mịn.............................................................................. 30 1.3.2. Các tiêu chuẩn chọn dụng cụ hít ........................................................... 31 1.4. Tổng quan về máy kiểm tra sử dụng dụng cụ hít của Vitalograph .............. 33 1.5. Các nghiên cứu có liên quan đề tài .............................................................. 35 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 36 2.1. Thiết kế nghiên cứu:..................................................................................... 36 2.2. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 36 2.2.1. Tiêu chuẩn nhận vào: ............................................................................ 36 2.2.2. Tiêu chuẩn loại ra:................................................................................. 36 2.3. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 37 2.4. Cách tiến hành nghiên cứu: .......................................................................... 38 2.5. Định nghĩa biến số nghiên cứu..................................................................... 41 2.6. Xử lý số liệu ................................................................................................. 43 2.7. Vấn đề y đức ................................................................................................ 43 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 44 3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ......................................................................... 44 . . 3.2. Tỷ lệ sử dụng Turbuhaler ............................................................................. 48 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng sử dụng Turbuhaler .................................................. 50 3.3.1. Giới tính: ............................................................................................... 50 3.3.2. Tuổi: ...................................................................................................... 51 3.3.3. Trình độ học vấn: .................................................................................. 52 3.3.4. Điều trị chuyên khoa: ............................................................................ 53 3.3.5. Hướng dẫn sử dụng Turbuhaler: ........................................................... 54 3.3.6. Đợt cấp trong vòng 6 tháng qua: ........................................................... 55 3.3.7. FEV1/FVC: ........................................................................................... 56 3.3.8. FEV1: .................................................................................................... 57 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 59 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ......................................................................... 59 4.1.1. Chẩn đoán: ............................................................................................ 59 4.1.2. Giới:....................................................................................................... 59 4.1.3. Tuổi: ...................................................................................................... 60 4.1.4. Trình độ học vấn: .................................................................................. 62 4.2. Tỷ lệ sử dụng không đạt Turbuhaler: ........................................................... 63 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng................................................................................... 65 4.3.1. Được điều trị bởi bác sỹ chuyên khoa hô hấp và được hướng dẫn sử dụng Turbuhaler: ..................................................................................................... 65 4.3.2. Đợt cấp trong vòng 6 tháng qua: ........................................................... 67 4.3.3. FEV1/FVC: ........................................................................................... 68 . . KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU Phụ lục 2: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU Phụ lục 3: BỆNH ÁN HEN PHẾ QUẢN Phụ lục 4: BỆNH ÁN BPTNMT Phụ lục 5: BỆNH ÁN MINH HỌA Phụ lục 6: DANH SÁCH BỆNH NHÂN . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tiêu chí sử dụng trong chẩn đoán hen ......................................................... 6 Bảng 2: Phân bậc hen theo GINA 2012 .................................................................... 7 Bảng 3: Phân bậc hen và điều trị theo từng bậc theo GINA 2018 ............................ 8 Bảng 4: Liều Corticosteroid dùng hàng ngày thấp, trung bình và cao ..................... 9 Bảng 5: Đánh giá việc kiểm soát triệu chứng và nguy cơ tương lai ...................... 15 Bảng 6: Những dấu hiệu giúp nghĩ đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................. 17 Bảng 7: Chẩn đoán phân biệt ho kéo dài................................................................. 18 Bảng 8: Phân độ nặng tắc nghẽn hô hấp dựa vào hô hấp ký (GOLD 2018)........... 19 Bảng 9: Thang điểm khó thở mMRC ...................................................................... 19 Bảng 10: Lưu lượng có thể tạo hiệu quả lâm sàng của các loại dụng cụ hít .......... 32 Bảng 11: Lựa chọn dụng cụ hít dựa vào xu hướng hít và khả năng phối hợp đồng bộ ấn và hít của bệnh nhân ............................................................................. 32 Bảng 12: Những thao tác sai đối với từng loại dụng cụ.......................................... 33 Bảng 13: Tỷ lệ giới tính của bệnh nhân hen và BPTNMT ..................................... 45 Bảng 14: Tỷ lệ nhóm tuổi ở bệnh nhân hen và BPTNMT ...................................... 46 Bảng 15: Tỷ lệ trình độ học vấn ở bệnh nhân hen và BPTNMT ............................ 47 Bảng 16: Các yếu tố có ảnh hưởng lên khả năng sử dụng Turbuhaler ................... 58 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bảng đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ............................................ 20 Hình 2: Bình xịt định liều chuẩn ............................................................................. 26 Hình 3: Cách sử dụng bình xịt định liều ................................................................. 27 Hình 4: Cách sử dụng Turbuhaler ........................................................................... 28 Hình 5: Những lưu ý khi sử dụng Turbuhaler ......................................................... 29 Hình 6: Bình hít bột mịn Respimat ......................................................................... 30 Hình 7: Kết quả đánh giá của máy AIM ................................................................. 34 Hình 8: Bộ dụng cụ của máy kiểm tra sử dụng Turbuhaler .................................... 38 Hình 9: Kết quả đánh giá của máy AIM ................................................................. 42 . . DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ chẩn đoán bệnh hen .......................................................................... 5 Sơ đồ 2: Sơ đồ chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ....................................... 16 Sơ đồ 3: Phân độ ABCD (có cải tiến) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................... 22 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ lệ hen và BPTNMT .......................................................................... 44 Biểu đồ 2: Tỷ lệ giới tính trong nghiên cứu ............................................................ 45 Biểu đồ 3: Tỷ lệ nhóm tuổi trong nghiên cứu ......................................................... 46 Biểu đồ 4: Tỷ lệ trình độ học vấn ............................................................................ 47 Biểu đồ 5: Tỷ lệ sử dụng Turbuhaler ...................................................................... 48 Biểu đồ 6: Tỷ lệ sử dụng Turbuhaler ở nhóm bệnh nhân hen ................................ 49 Biểu đồ 7: Tỷ lệ sử dụng Turbuhaler ở nhóm bệnh nhân BPTNMT ...................... 49 Biểu đồ 8: Tỷ lệ sử dụng đạt – không đạt theo giới tính ......................................... 50 Biểu đồ 9: Tỷ lệ sử dụng đạt – không đạt theo độ tuổi ........................................... 51 Biểu đồ 10: Tỷ lệ sử dụng đạt – không đạt theo trình độ học vấn .......................... 52 Biểu đồ 11: Tỷ lệ sử dụng đạt – không đạt khi bệnh nhân được điều trị chuyên khoa hay không ....................................................................................................... 53 Biểu đồ 12: Tỷ lệ sử dụng đạt – không đạt khi bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng hay không ....................................................................................................... 54 Biểu đồ 13: Tỷ lệ sử dụng đạt – không đạt khi bệnh nhân có đợt cấp trong 6 tháng qua hay không ............................................................................................... 55 Biểu đồ 14: Tỷ lệ sử dụng đạt – không đạt theo FEV1/FVC .................................. 56 Biểu đồ 15: Tỷ lệ sử dụng đạt – không đạt theo FEV1/FVC .................................. 57 . . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt COPD Chronic Obstructive Pulmonary BPTNMT Disease MDI Metered Dose Inhaler Bình xịt định liều DPI Dry Powder Inhaler Bình hít bột khô Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính VD Ví dụ VND Việt Nam Đồng Forced Expiratory Volume in 1 Thể tích thở ra gắng sức trong 1 second giây FVC Forced Vital Capacity Dung tích sống gắng sức PEF Peak Expiratory Flow Lưu lượng đỉnh thở ra GINA Global Initiative for Asthma Giải pháp toàn cầu cho bệnh hen ICS Inhaled Corticosteroids Corticosteroid đường hít LABA Long-Acting Beta-Agonist FEV1 LAMA SABA SAMA Long-Acting Muscarinic Antagonist Short-Acting Beta-Agonist Thuốc kích thích β2 tác dụng kéo dài Chất đối kháng muscarinic tác dụng kéo dài (thuốc kháng cholinergic) Thuốc kích thích β2 tác dụng ngắn Short-Acting Muscarinic Chất đối kháng muscarinic tác Antagonist dụng ngắn LTRA Leukotriene Receptor Antagonist OCS Oral Corticosteroids . Chất đối kháng thụ thể Leukotriene Corticosteroids đường uống . GOLD Global Initiative for Chronic Giải pháp toàn cầu cho bệnh Obstructive Lung Disease phổi tắc nghẽn mạn tính BDP Beclometasone dipropionate BUD Budesonide IL-5 Interleukin-5 GERD Gastroesophageal Reflux Disease AERD NSAID mMRC CRQ SGRQ Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản Aspirin-Exacerbated Respiratory Bệnh hô hấp kịch phát do Disease Aspirin Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drug Thuốc kháng viêm không steroid modified British Medical Research Hội đồng nghiên cứu y khoa Council Anh quốc có điều chỉnh Chronic Respiratory Questionaire Bộ câu hỏi bệnh hô hấp mạn tính St. George Respiratory Bộ câu hỏi hô hấp của St. Questionaire George CAT COPD Assesment Test AIM Aerosol Inhalation Monitor CFC Chlorofluorocarbon HFA Hydrofluoralkane LLN Lower Limit of Normal OR Odd Ratio CI Confidence Interval . Test đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Máy kiểm tra sử dụng dụng cụ hít Giới hạn dưới của mức bình thường Khoảng tin cậy . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dụng cụ hít là chỉ định hàng đầu trong việc kiểm soát bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), việc sử dụng đúng dụng cụ hít cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kiểm soát bệnh. Nhưng theo nhiều ghi nhận, bệnh nhân mắc nhiều lỗi kỹ thuật trong khi sử dụng các dụng cụ hít được chỉ định, theo đó việc kiểm soát bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam, 2 dụng cụ hít thường được chỉ định cho bệnh nhân hen và BPTNMT là: Bình xịt định liều chuẩn (MDI – Metered Dose Inhaler) và bình hít bột khô Turbuhaler (DPI – Dry Powder Inhaler). Khi sử dụng không đúng các dụng cụ hít sẽ dẫn đến việc kiểm soát bệnh kém và làm tăng chi phí điều trị. Theo một vài nghiên cứu quốc tế, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng sai các dụng cụ hít là khá lớn: từ 31% đến 46%[26]. Các lỗi bệnh nhân thường mắc phải như: không thở ra hết hơi trước khi xịt thuốc, không nín thở sau khi hít thuốc, sử dụng thuốc sai vị trí (VD: hít MDI bằng mũi…), không xoay lọ thuốc trước khi hít (DPI), và không hít sâu hết sức khi xịt thuốc. Những yếu tố liên quan đến việc sử dụng sai dụng cụ hít bao gồm: tuổi tác, trình độ học vấn, hướng dẫn của bác sỹ… [26] Việc sử dụng sai dụng cụ hít sẽ ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh nhân sẽ vào đợt cấp nhiều hơn những bệnh nhân sử dụng dụng cụ hít đúng cách, bệnh nhân sẽ đi khám và nhập cấp cứu nhiều hơn (31% so với 19%)[12][16][28]. Khi không kiểm soát bệnh thì triệu chứng khó thở dẫn đến phải sử dụng thuốc cắt cơn trong ngày cũng nhiều hơn (42% so với 26%)[11][16][24]. Bệnh sẽ diễn tiến nhanh hơn cũng như nặng nề hơn (62% so với 36%)[12][16][28]. Khi bệnh nhân thường xuyên xuất hiện đợt cấp sẽ làm giảm chức năng phổi, giảm khả năng gắng sức, giảm chất lượng cuộc sống, bệnh diễn tiến nhanh đến giai đoạn cuối do giảm chức năng phổi[28]. Đồng thời khi bệnh nhân thường xuyên vào đợt cấp sẽ làm tăng chi phí điều trị lên nhiều lần, tạo gánh nặng kinh tế do tăng chi phí điều trị cũng như giảm khả năng lao động[22]. . . 2 Chi phí điều trị cho những bệnh nhân có đợt cấp cao hơn gấp 2 – 3 lần so với những bệnh nhân không có đợt cấp, tùy thuộc vào số đợt cấp[12]. Đợt cấp càng nặng thì chi phí điều trị càng cao, chi phí điều trị đợt cấp nặng cao gấp 10 lần chi phí điều trị đợt cấp trung bình và gấp 60 lần đợt cấp nhẹ[12][22]. Theo nghiên cứu tại Anh, chi phí điều trị trung bình mỗi năm cho 1 bệnh nhân BPTNMT vào khoảng 2,108 Bảng Anh (#64,316,000 VND)[42]. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không có đợt cấp nào trong năm thì chi phí điều trị chỉ khoảng 1,523 Bảng Anh (#46,468,000 VND)[42] và nếu bệnh nhân bị ≥ 2 đợt cấp trung bình hoặc nặng trong năm thì chi phí điều trị lên đến 3,396 Bảng Anh (#103,614,000 VND)[42]. Vì vậy việc kiểm soát bệnh để không vào đợt cấp là rất quan trọng, giúp làm giảm chi phí điều trị cũng như giúp bệnh nhân tăng chất lượng cuộc sống. Hiện nay tỷ lệ sử dụng không đạt dụng cụ turbuhaler tại Việt Nam là bao nhiêu còn chưa được biết. Nghiên cứu này có thể phần nào xác định được tỷ lệ sử dụng không đạt turbuhaler cũng như xác định được một số yếu tố ảnh hưởng lên việc sử dụng turbuhaler, từ đó có thể đề xuất một vài cách khắc phục để bệnh nhân có thể sử dụng turbuhaler hiệu quả hơn, kiểm soát bệnh tốt hơn và giảm được chi phí điều trị cũng như cải thiện được chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Turbuhaler là dụng cụ được sử dụng để đưa thuốc dưới dạng bột khô vào phổi. Dụng cụ thường được sử dụng để điều trị bệnh hô hấp, đặc biệt là hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn dụng cụ turbuhaler vì hiện nay tại Việt Nam, chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ sử dụng không đạt dụng cụ ở bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đồng thời, đây là dụng cụ mới hơn so với bình xịt định liều, mức độ phổ biến tương tự như bình xịt định liều. Chúng tôi không chọn bình hít hạt mịn để nghiên cứu vì mặc dù đây là dụng cụ mới nhất trên thị trường nhưng còn chưa được phổ biến, đa số bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chưa được tiếp cận với dụng cụ này, do đó sẽ tạo hạn chế trong quá trình nghiên cứu. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố có liên quan đến việc sử dụng không đạt turbuhaler ở bệnh nhân hen và BPTNMT tại Bệnh viện Quận Thủ Đức Mục tiêu chuyên biệt: 1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân hen và BPTNMT sử dụng không đạt turbuhaler tại Phòng Khám Hô Hấp, Bệnh viện Quận Thủ Đức 2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng sử dụng không đạt turbuhaler ở bệnh nhân hen và BPTNMT tại Bệnh viện Quận Thủ Đức . . 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tổng quan về bệnh hen 1.1.1. Định nghĩa: Hen là 1 bệnh đa dạng, thường đặc trưng bởi sự viêm phế quản mạn tính. Hen là bệnh hô hấp mạn tính, thường gặp, ảnh hưởng lên 1 – 18% dân số, tùy theo từng quốc gia[13]. Bệnh điển hình với những triệu chứng hô hấp kéo dài như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian, liên quan mật thiết với sự thay đổi giới hạn luồng khí thở ra. Sự thay đổi thường khởi phát do vận động thể lực, dị ứng, các chất dễ gây kích thích, thay đổi thời tiết hay do nhiễm virus đường hô hấp. 1.1.2. Chẩn đoán: Hen là một bệnh có nhiều biến thể (không đồng nhất), thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính. Hen có hai đặc điểm cơ bản:  Bệnh sử của các triệu chứng hô hấp như thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho thay đổi theo thời gian và cường độ, VÀ  Giới hạn dòng khí thở ra biến đổi. . . 5 Lưu đồ chẩn đoán[13]: Bệnh nhân có triệu chứng hô hấp Có phải triệu chứng điển hình của hen không ? Không Có Hỏi thêm bệnh sử và các thăm dò chẩn đoán thay thế Bệnh sử chi tiết/thăm khám về hen Bệnh sử/thăm khám củng cố chẩn đoán hen > Cấp cứu lâm sàng và Chẩn đoán thay thế có được xác định ? Không chẩn đoán khác không phù hợp Có Đo phế dung ký/PEF với nghiệm pháp phục hồi Các kết quả củng cố chẩn đoán hen ? Không Điều trị theo kinh nghiệm với ICS và thêm SABA Xem lại đáp ứng Có Lặp lại lần khác hay sắp xếp các thăm dò khác Xác định chẩn đoán hen ? Thăm dò chẩn đoán trong 1-3 tháng Không Có Có Xem xét điều trị thử cho chấn đoán gần nhất, hay gửi đi làm các thăm dò khác Điều trị hen Sơ đồ 1: Sơ đồ chẩn đoán bệnh hen[13] . Không Điều trị theo chẩn đoán thay thế . 6 Tiêu chuẩn chẩn đoán: Bảng 1: Tiêu chí sử dụng trong chẩn đoán hen[13] 1.Tiền sử có các triệu chứng hô hấp thay đổi Các triệu chứng điển hình là thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. • Thông thường người bị hen có nhiều hơn một trong các triệu chứng này • Các triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và cường độ • Các triệu chứng thường xảy ra hay xấu hơn vào ban đêm hay lúc thức giấc • Các triệu chứng thường khởi phát khi tập thể dục, cười lớn, tiếp xúc các dị nguyên hay không khí lạnh • Các triệu chứng thường xảy ra hay trở nên xấu đi với nhiễm virus. 2. Bằng chứng giới hạn luồng khí thở ra bị thay đổi • It nhất một lần trong quá trình chẩn đoán có FEV1 thấp, chứng cứ cho thấy tỉ lệ FEV1/FVC bị giảm. Tỉ lệ FEV1/FVC bình thường lớn hơn 0,75-0,80 đối với người lớn và hơn 0,90 đối với trẻ em. • Chứng cứ cho thấy có sự thay đổi chức năng hô hấp cao hơn ở người khỏe mạnh. Vi dụ: o FEV1 tăng hơn 12% và 200mL (ở trẻ em, >12% giá trị dự đoán) sau khi hít thuốc giãn phế quản. Được gọi là “giãn phế quản hồi phục”. o Trung bình hằng ngày PEF thay đổi * >10% (ở trẻ em, >13%) o FEV1 tăng hơn 12% và 200mL so với giá trị ban đầu (ở trẻ em, >12% giá trị dự đoán) sau 4 tuần điều trị chống viêm (ngoài các đợt nhiễm trùng hô hấp) • Sự thay đổi vượt mức càng lớn trong nhiều lần đánh giá thì việc chẩn đoán càng chắc chắn hơn. • Việc thăm dò nên được lặp lại trong khi xảy ra các triệu chứng, vào sáng sớm hay sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản. • Tính giãn phế quản hồi phục có thể không thấy trong cơn hen kịch phát nặng hay nhiễm siêu vi. Nếu tính giãn phế quản hồi phục không có ở thăm dò lần đầu, thì bước tiếp theo phụ thuộc vào tính cấp bách lâm sàng và sự sẳn có của các thăm dò khác. . . 7 1.1.3. Phân bậc và điều trị: Bảng 2: Phân bậc hen theo GINA 2012 Bậc Triệu chứng Những triệu chứng xảy ra < 1 lần / tuần. Bậc 1 Những triệu chứng ban đêm < 2 lần / tháng. FEV1 hay PEF ≥ 80% so với lý thuyết PEF hay FEV1 biến thiên < 20% Những triệu chứng xảy ra > 1 lần / tuần nhưng < 1 lần / ngày. Những cơn cấp ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ. Bậc 2 Những triệu chứng ban đêm > 2 lần / tháng. FEV1 hay PEF ≥ 80% so với lý thuyết. PEF hay FEV1 biến thiên 20 - 30%. Những triệu chứng xảy ra hằng ngày. Những cơn cấp ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ. Bậc 3 Những triệu chứng ban đêm > 1 lần / tuần. Hàng ngày phải sử dụng thuốc xịt đồng vận β2 tác dụng ngắn FEV1 hay PEF 60 - 80% so với lý thuyết PEF hay FEV1 biến thiên > 30% Những triệu chứng xảy ra hằng ngày. Thường xuyên có cơn cấp. Bậc 4 Những triệu chứng thường xảy ra ban đêm. Giới hạn những hoạt động thể lực. FEV1 hay PEF ≤ 60% so với lý thuyết. PEF hay FEV1 biến thiên > 30% .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất