Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố liên quan đến kết quả thở máy xâm lấn ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi t...

Tài liệu Các yếu tố liên quan đến kết quả thở máy xâm lấn ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

.PDF
121
3
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ THỞ MÁY XÂM LẤN Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ THỞ MÁY XÂM LẤN Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Chuyên ngành: Lao Mã số: 60720150 Luận văn Thạc sĩ Y học Người hướng dẫn khoa học: TS. BS. PHẠM LỰC TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả ghi trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Nguyễn Thị Hà MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các biểu đồ vi MỞ ĐẦU 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4 1.1.1 Định nghĩa 4 1.1.2 Các yếu tố nguy cơ 5 1.1.3 Gánh nặng bệnh tật 5 1.2 Đợt cấp BPTNMT 7 1.2.1 Định nghĩa 7 1.2.2 Nguyên nhân 8 1.2.3 Các thay đổi trong đợt cấp BPTNMT 8 1.2.4 Chỉ định nhập ICU 10 1.3 Thở máy xâm lấn trong đợt cấp BPTNMT 11 1.3.1 Lịch sử 11 1.3.2 Mục tiêu 12 1.3.3 Chỉ định 13 1.3.4 Biến chứng 14 1.4 Các yếu tố liên quan thất bại TMXL 15 1.4.1 Các yếu tố về đặc điểm dân số 15 1.4.2 Bệnh đồng mắc 17 1.4.3 Viêm phổi 19 1.4.4 Điểm APACHE II 20 1.4.5 Khí máu động mạch 21 1.4.6 Thời gian nằm viện, thời gian thở máy, thời gian nằm ICU 23 CHƯƠNG 2. 24 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 24 2.2 Dân số nghiên cứu 24 2.3 Thời gian và địa điểm 24 2.4 Thiết kế nghiên cứu 25 2.5 Cỡ mẫu 25 2.6 Phương pháp tiến hành nghiên cứu 25 2.7 Phương pháp thu thập số liệu 26 2.8 Biến số nghiên cứu 26 2.9 Định nghĩa một số biến số 27 2.10 Phương pháp phân tích số liệu 29 2.11 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 31 3.1.1 Tuổi 31 3.1.2 Giới 33 3.1.3 BMI 33 3.1.4 Bệnh đồng mắc 34 3.1.5 Điểm APACHE II 36 3.1.6 Bạch cầu máu 40 3.1.7 Hematocrit máu 41 3.1.8 Đường huyết và rối loạn tăng đường huyết 41 3.1.9 Khí máu động mạch 43 3.1.10 Viêm phổi 47 3.1.11 Xét nghiệm đàm 47 3.1.12 Thời điểm thở máy 49 3.1.13 Thời gian điều trị 50 3.1.14 Biến chứng 51 3.2 Các yếu tố liên quan kết cục điều trị 52 3.2.1 Các yếu tố liên quan thất bại điều trị 52 3.2.2 Các yếu tố liên quan thất bại sớm 53 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 55 4.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 55 4.1.1 Tuổi 55 4.1.2 Giới 56 4.1.3 BMI 57 4.1.4 Bệnh đồng mắc 58 4.1.5 Điểm APACHE II 62 4.1.6 Bạch cầu 63 4.1.7 Hct 64 4.1.8 Đường huyết và rối loạn tăng đường huyết 66 4.1.9 Khí máu động mạch 67 4.1.10 Viêm phổi 70 4.1.11 Xét nghiệm đàm 71 4.1.12 Thời điểm thở máy 72 4.1.13 Thời gian thở máy, thời gian điều trị 73 4.1.14 Biến chứng trong quá trình điều trị 4.2 Các yếu tố liên quan kết cục điều trị 75 77 HẠN CHẾ 78 KẾT LUẬN 79 KIẾN NGHỊ 81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ tắt Tiếng Việt BPTNMT cs Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh tim thiếu máu cục bộ Cộng sự ĐTĐ2 Đái tháo đường type 2 KTC 95% Khoảng tin cậy 95% THA Tăng huyết áp TMXL Thở máy xâm lấn TMKXL Thở máy không xâm lấn YNTK Ý nghĩa thống kê BTTMCB TIẾNG ANH Chữ tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFB Acid Fast Bacilli Vi khuẩn kháng acid APACHE II Thang điểm lượng giá bệnh lý cấp tính và mạn tính II AUC Acute Physiology and Chronic Health Evaluation II American Thoracic Society Area under curve BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể BTS Bristish Thoracic Society Creatinin clearance Hội Lồng ngực Anh ATS ClCr Hội lồng ngực Hoa Kỳ Diện tích dưới đường cong Độ thanh thải creatinin European Respiratory Society European Society of Anaesthesiologists Forced expiratory volume in the first second Fraction of inspired oxygen concentration Hội hô hấp châu Âu Dung tích khí cặn chức năng Chiến lược toàn cầu quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hct Forced vital capacity Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease Hematocrit ICU Intensive Care Unit Đơn vị hồi sức tích cực OR Odds ratio Tỉ số chênh PaCO2 Pressure of arterial carbon dioxide Áp suất khí cabonic máu động mạch PaO2 Pressure of arterial oxygen PaO2/FiO2 Áp suất khí oxy máu động mạch ERS ESA FEV1 FiO2 FVC GOLD P/F Hội gây mê châu Âu Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên Phân suất oxy trong khí hít vào Dung tích hồng cầu PaO2/FiO2 ROC ROC (receiver operating Đường cong ROC characteristic) curve WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1 Chỉ định nhập ICU theo GOLD 2017 10 Bảng 1.2 Khuyến cáo nhập ICU của ESA 2003 11 Bảng 1.3 Chỉ định TMXL theo BTS 2016 13 Bảng 1.4 Chỉ định TMXL theo ATS/ERS 2004 14 Bảng 1.5 Chỉ định TMXL theo GOLD 2017 14 Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu 26 Bảng 2.2 Định nghĩa một số biến số 27 Bảng 3.1 Tỉ lệ bệnh nhân thành công-thất bại 31 Bảng 3.2 Tỉ lệ bệnh nhân thất bại sớm-thất bại muộn 31 Bảng 3.3 Tuổi trung bình nhóm thành công-thất bại 32 Bảng 3.4 Tuổi trung bình nhóm thất bại sớm-thất bại muộn 32 Bảng 3.5 Phân bố theo nhóm tuổi 32 Bảng 3.6 BMI trung bình ở các kết cục điều trị 34 Bảng 3.7 Tỉ lệ bệnh đồng mắc nhóm thành công-thất bại 36 Bảng 3.8 So sánh điểm APACHE II ở nhóm thành công-thất bại 36 Bảng 3.9 Diện tích dưới đường cong cỉa điểm APACHE II 37 Bảng 3.10 Điểm cắt và giá trị tiên đoán thất bại của điểm 38 APACHE II Bảng 3.11 So sánh điểm APACHE II ở nhóm thất bại sớm và thất 39 bại muộn Bảng 3.12 Số lượng bạch cầu nhóm thành công-thất bại 40 Bảng 3.13 Số lượng bạch cầu nhóm thất bại sớm-thất bại muộn 40 Bảng 3.14 Hct ở nhóm thành công-thất bại 41 Bảng 3.15 Hct ở nhóm thất bại sớm-thất bại muộn 41 Bảng 3.16 Đường huyết trung bình ở các nhóm kết cục điều trị 42 Bảng 3.17 Rối loạn tăng đường huyết ở nhóm thành công và thất 42 bại Bảng 3.18 pH khi nhập viện ở các nhóm kết cục 43 Bảng 3.19 pH khởi đầu thở máy ở các nhóm kết cục 43 Bảng 3.20 PaCO2 khi nhập viện ở các nhóm kết cục 44 Bảng 3.21 PaCO2 khởi đầu thở máy ở các nhóm kết cục 44 Bảng 3.22 PaO2 khi nhập viện ở các nhóm kết cục 45 Bảng 3.23 PaO2 khi khởi đầu thở máy ở các nhóm kết cục 45 Bảng 3.24 P/F khi nhập viện ở các nhóm kết cục 46 Bảng 3.25 P/F khi khởi đầu thở máy ở các nhóm kết cục 46 Bảng 3.26 Tỉ lệ viêm phổi ở các nhóm kết cục 47 Bảng 3.27 Tỉ lệ vi khuẩn ở nhóm thành công-thất bại 48 Bảng 3.28 Tỉ lệ TMXL ngay vào viện ở các nhóm kết cục 49 Bảng 3.29 Tỉ lệ TMKXL ở các nhóm kết cục 50 Bảng 3.30 Thời gian điều trị ở nhóm thành công-thất bại 50 Bảng 3.31 Tỉ lệ biến chứng trên các cơ quan ở nhóm thành công- 51 thất bại Bảng 3.32 Tỉ lệ biến chứng ở nhóm thất bại sớm-thất bại muộn 52 Bảng 3.33 Biến chứng do thở máy ở nhóm thành công-thất bại 52 Bảng 3.34 Hồi qui logistic đơn biến cho các yếu tố liên quan thất 53 bại điều trị Bảng 3.35 Hồi qui logistic đa biến với các yếu tố liên quan thất 53 bại điều trị Bảng 3.36 Hồi qui logistic đơn biến cho các yếu tố thất bại sớm 54 Bảng 4.1 Điểm APACHE II trong vòng 24h thở máy ở các nhóm 62 nghiên cứu Bảng 4.2 Phân tích đường cong ROC điểm APACHE II của các 63 nghiên cứu Bảng 4.3 pH ở các nghiên cứu khi khởi đầu thở máy 68 Bảng 4.4 PaCO2 khi khởi đầu thở máy ở các nghiên cứu 69 Bảng 4.5 PaO2 khi khởi đầu thở máy ở các nghiên cứu 69 Bảng 4.6 PaO2/FiO2 ở các nghiên cứu 70 Bảng 4.7 Thời gian nằm ICU ở các nghiên cứu 74 Bảng 4.8 Thời gian TMXL ở các nghiên cứu 75 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới 33 Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nhóm BMI 34 Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ các bệnh đồng mắc 35 Biểu đồ 3.4 Đường cong ROC của điểm APACHE II với thất bại 37 điều trị Biểu đồ 3.5 Đường cong ROC điểm APACHE II với thất bại sớm 39 Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ các vi khuẩn gây bệnh 48 Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ biến chứng trên các cơ quan 51 1 MỞ ĐẦU Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng 7,6% dân số chung, tỉ lệ mắc ở người trên 65 tuổi là khoảng 14,2% [47]. BPTNMT là nguyên nhân xếp thứ 5 gây tử vong trong năm 2002 và dự báo đến năm 2030 sẽ tăng lên hàng thứ 4 [74]. Hơn 3 triệu người chết vì BPTNMT trong năm 2012, chiếm 6% tổng số ca tử vong toàn thế giới [67]. BPTNMT là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên phải nhập viện. Theo số liệu thống kê năm 2000 tại Mỹ, BPTNMT là nguyên nhân của khoảng 1,5 triệu lượt người tới khám cấp cứu, 726 ngàn lượt nhập viện và 119 ngàn người tử vong [73]. BPTNMT luôn chiếm 1 số lượng lớn các giường tại khoa Hô hấp và Đơn vị săn sóc đặc biệt (ICU-Intensive Care Unit) [45],[71]. Đợt cấp là một biến cố cấp tính trong tiến trình phát triển của BPTNMT, là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân đến khám và nhập viện, nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong, gây gánh nặng lớn về mặt kinh tếxã hội. Tại Việt Nam, theo tính toán của Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương năm 2003, tần suất BPTNMT trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi là 6,7%, cao nhất khu vực [104]. Năm 2008, tại Việt Nam, theo điều tra về gánh nặng bệnh tật và chấn thương, BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 5 trong mô hình bệnh tật chung. Ở những người trên 70 tuổi, BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 ở nam và thứ 3 ở nữ [10]. Trong điều trị đợt cấp BPTNMT, TMXL là một trong những phương pháp điều trị hỗ trợ cùng với các điều trị nội khoa khác. Nhu cầu TMXL là 2 phổ biến ở các đơn vị săn sóc tích cực, đặc biệt là ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT mất bù hô hấp nặng. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng thường khó khăn trong việc quyết định đặt nội khí quản ở các bệnh nhân đợt cấp BPTNMT. Nguyên nhân chính là ở nhóm bệnh nhân này thường có thời gian nằm ICU kéo dài, khó cai máy thở, thường có 1 số biến chứng và cuối cùng là kết quả điều trị xấu [63]. Việc chỉ định TMXL thường là vào giai đoạn cuối cùng của bệnh. Không một dấu hiệu lâm sàng nào là tuyệt đối cho chỉ định TMXL, ngoại trừ ngưng thở hay mất ý thức [30] Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện có tỉ lệ tử vong chung trong bệnh viện là 6-26% [43],[46]. Các trường hợp cần TMXL có tỉ lệ tử vong trong bệnh viện lên đến 23,8-42% [35],[43],[69],[72],[88],[95]. Các yếu tố dự đoán kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định TMXL và nhập ICU của các bác sĩ điều trị [63]. Trên thế giới, đã có những nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến kết quả TMXL và thở máy không xâm lấn (TMKXL) ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT. Tại Việt Nam, đã có vài nghiên cứu về các yếu tố liên quan tiên lượng ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT, nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên dân số riêng là nhóm bệnh nhân có TMXL. Với mong muốn tìm kiếm các yếu tố liên quan đến kết quả trong TMXL ở bệnh nhân đợt cấp, cung cấp thêm các dữ kiện nhằm góp phần hoàn thiện cho bức tranh toàn cảnh của BPTNMT, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố liên quan đến kết quả thở máy ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT” được tiến hành là thật sự cần thiết. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả TMXL trong thời gian nằm viện ở nhóm bệnh nhân đợt cấp BPTNMT. Mục tiêu chuyên biệt: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân đợt cấp BPTNMT cần TMXL. 2. Xác định các yếu tố liên quan kết quả TMXL ở nhóm bệnh nhân đợt cấp BPTNMT: tuổi, điểm APACHE II, Hct, viêm phổi, suy thận cấp, thời gian điều trị. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.1 Định nghĩa Năm 2001, GOLD (Global Initiatives for Obstructive Lung DiseaseChiến lược toàn cầu quản lý BPTNMT) lần đầu tiên định nghĩa về BPTNMT như sau: “BPTNMT là tình trạng bệnh đặc trưng bởi hạn chế dòng khí không hồi phục hoàn toàn. Hạn chế dòng khí thường tiến triển nặng dần, kết hợp đáp ứng viêm bất thường của phổi với các hạt và khí độc” [38]. Định nghĩa năm 2006: “BPTNMT là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị được với các biểu hiện toàn thân có thể góp phần vào độ nặng toàn bộ trên từng bệnh nhân. Tổn thương tại phổi đặc trưng bởi hạn chế dòng khí không hồi phục hoàn toàn. Hạn chế dòng khí thường tiến triển nặng dần và đi kèm với viêm bất thường của phổi đối với các hạt và khí độc” [39]. Định nghĩa năm 2011: “BPTNMT là một bệnh lý thường gặp, có thể ngăn ngừa và điều trị. Bệnh đặc trưng bởi hạn chế dòng khí kéo dài, tiến triển nặng dần, kèm đáp ứng viêm mạn tính tại đường thở và phổi với các hạt và khí độc. Đợt cấp và bệnh đồng mắc góp phần vào độ nặng toàn bộ ở từng bệnh nhân” [40]. Định nghĩa năm 2017: “BPTNMT là 1 bệnh thường gặp, có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự hiện diện của triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí dai dẳng do bất thường ở đường dẫn khí và/hoặc phế nang, thường do phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại” [41]. Định nghĩa năm 2011 được đánh giá là một cuộc cách mạng trong định nghĩa về BPTNMT, giúp đánh giá BPTNMT toàn diện, đa thành phần thông 5 qua việc chú ý đến vai trò các bệnh đồng mắc với đợt cấp và tiến triển của bệnh. Định nghĩa mới nhất năm 2017 vẫn giữ nguyên những điểm cơ bản về cơ chế bệnh sinh của BPTNMT. Khác biệt của định nghĩa năm 2017 so với năm 2011 là nhấn mạnh vai trò của các triệu chứng hô hấp và các bất thường về đường thở, phế nang. Sự giới hạn dòng khí mạn tính là đặc trưng trong BPTNMT, nguyên nhân là do các tổn thương của đường hô hấp nhỏ và sự phá hủy nhu mô. Các tổn thương này thay đổi khác nhau, tùy theo từng người. Quá trình viêm mạn tính trong BPTNMT gây thay đổi cấu trúc và thu hẹp các phế quản nhỏ, đồng thời phá hủy nhu mô phổi làm giảm độ đàn hồi của phổi, giảm khả năng mở ra tối đa của phế quản trong thời kì thở ra. Sự giới hạn lưu lượng khí trong BPTNMT được phát hiện bằng phương pháp đo phế dung kí. 1.1.2 Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ của BPTNMT bao gồm: hút thuốc lá, nhiễm trùng, bụi nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường, yếu tố di truyền, các yếu tố khác (giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, dinh dưỡng...). 1.1.3 Gánh nặng bệnh tật BPTNMT luôn là 1 thách thức cho xã hội về chi phí điều trị, tàn tật và các vấn đề khác do hậu quả của nó đem lại. Theo y văn, gánh nặng do BPTNMT ngày càng tăng. BPTNMT là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO-World Health Organization) năm 2004, BPTNMT là nguyên nhân tử vong hàng thứ 4 trên thế giới với khoảng 3 triệu người tử vong, chiếm 5,1% tổng số người tử vong [113]. 6 Thống kê của Tổ chức Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD-Global Burden Disease) trong thời gian từ 1980 đến 2015 bao gồm 249 nguyên nhân của tử vong: số người tử vong do BPTNMT trong năm 2005 là 3,1 tỉ người; đến năm 2015 tăng lên 3,19 tỉ người; đứng hàng thứ 10 trong số các nguyên nhân khiến bệnh nhân bị mất số năm sống do bệnh (YLLs-year of life lost) [37]. Chi phí điều trị cho BPTNMT là 1 vấn đề lớn cho kinh tế xã hội. Nghiên cứu trên 28 nước của Liên minh Châu Âu (EU-European Union) năm 2011, chi phí hàng năm cho BPTNMT là 48,4 tỉ Euro; trong đó chi phí cho thuốc là 7,1 tỉ Euro; chi phí trực tiếp là 23,3 tỉ Euro và chi phí gián tiếp là 25,1 tỉ Euro [50]. Tại Mỹ, trong năm 2002, tổng chi phí cho BPTNMT là khoảng 32,1 tỉ USD, trong đó chi phí trực tiếp liên quan y tế là khoảng 18 tỉ USD, chi phí cho tàn tật và tử vong sớm là 14,1 tỉ USD [83]. Năm 2010, chi phí cho BPTNMT gần 50 tỉ USD, trong đó có 20 tỉ USD cho chi phí trực tiếp và 30 tỉ USD cho chi phí gián tiếp [42]. Ở Pháp, nghiên cứu SCOPE trên 255 bệnh nhân BPTNMT theo dõi trong vòng 1 năm, chi phí trung bình hàng năm cho mỗi bệnh nhân BPTNMT khoảng 4366 Euro, trong đó 41% liên quan trực tiếp đến chăm sóc y tế; 25% do đợt cấp; 34% cho các rối loạn khác của bệnh [31]. Cũng tại Pháp, thống kê trong vòng 6 năm, từ 2007 đến 2012, số bệnh nhân nhập viện vì BPTNMT tăng 18% trong khi dân số chỉ tăng thêm 2,59%. Tổng chi phí cho bệnh nhân nhập viện từ 602.044.800 Euro trong năm 2007 tăng lên 667.885.491 Euro năm 2012. Chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân là 3667 ± 1976 Euro vào năm 2012 [81]. BPTNMT chiếm một khối lượng giường lớn tại các khoa Hô hấp và ICU trên thế giới và tại Việt Nam. 7 Nghiên cứu của F.R. Haidri [45] cho kết quả, trong số các bệnh nhân tại ICU, BPTNMT chiếm 44,05%. Nghiên cứu của Ngô Quý Châu khảo sát các bệnh nhân BPTNMT điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ năm 1996 đến năm 2000, BPTNMT chiếm 25,1% số bệnh nhân [2]. Theo Nguyễn Huy Lực, tại khoa Lao-bệnh phổi bệnh viện 103 từ năm 2001 đến năm 2010, nhóm bệnh lý phế quản có tỉ lệ cao nhất 35,5% trong đó có 49,5% là BPTNMT [4]. Nghiên cứu của Trần Hữu Thông trên đối tượng là các bệnh nhân có TMXL tại khoa ICU bệnh viện Bạch Mai cho thấy, BPTNMT chiếm đến 21% tổng số bệnh nhân [8]. 1.2 Đợt cấp BPTNMT 1.2.1 Định nghĩa GOLD 2011 định nghĩa đợt cấp BPTNMT là một biến cố cấp tính của bệnh, thể hiện bằng sự nặng lên của các triệu chứng hô hấp: ho, khạc đàm, khó thở vượt ra ngoài dao động bình thường hàng ngày và đòi hỏi phải thay đổi điều trị [40]. Đợt cấp là một sự kiện quan trọng trong tiến trình của BPTNMT vì các tác động tiêu cực của nó đến tình trạng sức khỏe, tỉ lệ nhập viện và tái nhập viện, mức độ nặng lên của bệnh. Đợt cấp BPTNMT là kết quả của một quá trình tác động qua lại phức tạp giữa cơ thể vật chủ và vi khuẩn, virus, bụi môi trường. Các yếu tố này kết hợp với nhau làm tăng nhanh tình trạng viêm của đường thở và đợt cấp là một biểu hiện đỉnh điểm với những hậu quả xấu trước mắt cũng như lâu dài cho bệnh nhân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất