Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng

.PDF
92
3
65

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  LÊ NGỌC THÁI HÒA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƯỠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  LÊ NGỌC THÁI HÒA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƯỠNG Chuyên ngành: Điều Dưỡng Mã số: 60.72.05.01 Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Người hướng dẫn : PGS. TS. NGUYỄN VĂN THẮNG TS. ALISON MERRILL Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016 . . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả Lê Ngọc Thái Hòa . . ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .......................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1. QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH ........................................................ 3 1.1.1. Các định nghĩa .................................................................................. 3 1.1.2. Chỉ định............................................................................................. 3 1.1.3. Chống chỉ định .................................................................................. 4 1.1.4. Vùng tiêm.......................................................................................... 4 1.1.5. Quy trình tiêm tĩnh mạch .................................................................. 5 1.1.6. Một số tai biến có thể xẩy ra khi tiêm tĩnh mạch ............................. 8 1.2. TÌNH HÌNH TIÊM AN TOÀN .............................................................. 9 1.2.1. Trên thế giới .................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Tại Việt Nam..................................................................................... 9 1.3. THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG CỦA PENDER VÀ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 19 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................... 19 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................... 19 2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 19 2.3.1. Cỡ mẫu ............................................................................................ 19 2.3.2. Dân số nghiên cứu .......................................................................... 19 2.4. BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ...................................................... 20 2.4.1. Biến số về thông tin cá nhân ........................................................... 20 . . iii 2.4.2. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch ........ 211 2.4.3. Tuân thủ các bước trong quy trình tiêm tĩnh mạch ...................... 222 2.5. CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................ 22 2.5.1. Bảng câu hỏi soạn sẵn..................................................................... 22 2.5.2. Bảng kiểm quan sát kỹ thuật tiêm tĩnh mạch.................................. 24 2.6. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.................................. 26 2.6.1. Huấn luyện người đi lấy số liệu ...................................................... 26 2.6.2. Tiến hành lấy số liệu ....................................................................... 26 2.7. KIỂM SOÁT SAI LỆCH ...................................................................... 27 2.7.1. Kiểm soát sai lệch lựa chọn ............................................................ 27 2.7.2. Kiểm soát sai lệch thông tin............................................................ 27 2.8. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................... 28 2.9. Y ĐỨC .................................................................................................. 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 30 3.1 TỶ LỆ ĐIỀU DƯỠNG THỰC HIỆN ĐÚNG QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH ............................................................................................... 30 3.1.1. Kết quả thực hiện các bước quy trình tiêm tĩnh mạch .................... 30 3.1.2. Kết quả điểm số thực hiện các bước quy trình tiêm tĩnh mạch ...... 33 3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ TUÂN THỦ QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH .................................................................................... 35 3.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố đào tạo – huấn luyện với tỷ lệ tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch ........................................................................... 35 3.2.2. Mối liên quan giữa số bệnh nhân mỗi điều dưỡng chăm sóc/ngày với tỷ lệ tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch............................................... 36 3.2.3. Mối liên quan giữa số mũi tiêm mỗi điều dưỡng thực hiện/ngày với tỷ lệ tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch ..................................................... 38 . . iv 3.2.4. Mối liên quan giữa các bước chuẩn bị bệnh nhân trước tiêm với tỷ lệ tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch ......................................................... 39 3.2.5. Mối liên quan giữa các bước chuẩn bị xe tiêm thuốc với tỷ lệ tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch .................................................................... 40 3.2.6. Mối liên quan giữa các yếu tố từ bệnh nhân khi thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch với tỷ lệ tuân thủ .............................................................. 42 3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỚI TỶ LỆ TUÂN THỦ QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH .................................. 43 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 45 4.1. TỶ LỆ ĐIỀU DƯỠNG THỰC HIỆN ĐÚNG QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH ............................................................................................... 45 4.1.1. Kết quả thực hiện các bước quy trình tiêm tĩnh mạch .................... 45 4.1.2. Kết quả thực hiện đúng 20 bước quy trình tiêm tĩnh mạch ............ 50 4.1.3. Mức độ tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch ..................................... 51 4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TỶ LỆ TUÂN THỦ QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH .................................................................................... 51 4.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố đào tạo – huấn luyện với tỷ lệ tuân thủ quy trình .................................................................................................... 51 4.2.1.1. Mối liên quan giữa trường đào tạo với tỷ lệ tuân thủ quy trình ............................................................................................................... .51 4.2.1.2. Mối liên quan giữa số lần tập huấn với tỷ lệ tuân thủ quy trình ................................................................................................................ 52 4.2.1.3. Mối liên quan giữa thời gian tập huấn với tỷ lệ tuân thủ quy trình: ....................................................................................................... 52 4.2.2. Mối liên quan giữa số bệnh nhân chăm sóc/ngày với tỷ lệ tuân thủ quy trình: ................................................................................................... 53 . . v 4.2.3. Mối liên quan giữa số mũi tiêm thực hiện/ngày với tỷ lệ tuân thủ quy trình .................................................................................................... 54 4.2.4. Mối liên quan giữa các bước chuẩn bị bệnh nhân trước tiêm với tỷ lệ tuân thủ quy trình .................................................................................. 55 4.2.5. Mối liên quan giữa các bước chuẩn bị xe tiêm thuốc với tỷ lệ tuân thủ quy trình .............................................................................................. 56 4.2.6. Mối liên quan giữa các yếu tố từ bệnh nhân khi thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch với tỷ lệ tuân thủ quy trình............................................... 56 4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỚI TỶ LỆ TUÂN THỦ QUY TRÌNH .................................................................... 58 4.3.1. Mối liên quan giữa giới tính của điều dưỡng với tỷ lệ tuân thủ quy trình ........................................................................................................... 58 4.3.2. Mối liên quan giữa nhóm tuổi của điều dưỡng với tỷ lệ tuân thủ quy trình ........................................................................................................... 58 4.3.3. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với tỷ lệ tuân thủ quy trình ................................................................................................................... 59 4.3.4. Mối liên quan giữa thâm niên công tác với tỷ lệ tuân thủ quy trình ................................................................................................................... 60 4.3.5. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với tỷ lệ tuân thủ quy trình ................................................................................................................... 61 4.3.6. Mối liên quan giữa số con của điều dưỡng đang chăm sóc với tỷ lệ tuân thủ quy trình ...................................................................................... 61 4.3.7. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế với tỷ lệ tuân thủ quy trình . 62 4.3.8. Mối liên quan giữa lý do chọn nghề điều dưỡng với tỷ lệ tuân thủ quy trình .................................................................................................... 62 4.4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.......................................... 63 . . vi KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 BẢN ĐỒNG THUẬN DANH SÁCH ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU . . vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BN : Bệnh Nhân BV : Bệnh viện BVĐKKV : Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực CDC : Centers for Disease Control and Prevention : Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ ĐD : Điều Dưỡng HIV : Human Immunodeficiency Virus : Vi rút gây bệnh suy giảm miễn dịch ở người KSNK : Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn NVYT : Nhân Viên Y Tế TAT : Tiêm An Toàn TM : Tĩnh Mạch TTM : Tiêm Tĩnh Mạch WHO : World Health Organization : Tổ chức Y tế Thế giới . . viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chuẩn bị bệnh nhân trước khi tiêm thuốc ...................................... 22 Bảng 2.2: Chuẩn bị xe tiêm trước khi tiêm thuốc ........................................... 23 Bảng 2.3: Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch .................................. 24 Bảng 3.1: Phân bố kết quả thực hiện các bước quy trình tiêm tĩnh mạch...... 30 Bảng 3.2: Phân bố điều dưỡng theo kết quả thực hiện đúng các bước tiêm tĩnh mạch ......................................................................................................... 32 Bảng 3.3: Phân bố số điều dưỡng theo điểm số thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch ................................................................................................................ 33 Bảng 3.4: Phân bố điều dưỡng theo yếu tố đào tạo – tập huấn ..................... 35 Bảng 3.5: Phân bố điều dưỡng theo số mũi tiêm tĩnh mạch thực hiện/ngày..38 Bảng 3.6: Phân bố điều dưỡng thực hiện các bước chuẩn bị bệnh nhân với kết quả điểm thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch ................................................ 39 Bảng 3.7: Phân bố điều dưỡng thực hiện các bước chuẩn bị xe tiêm thuốc với kết quả điểm thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch ........................................... 40 Bảng 3.8: Phân bố kết quả điểm thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch theo các yếu tố từ bệnh nhân ......................................................................................... 42 Bảng 3.9: Phân bố kết quả điểm quy trình tiêm tĩnh mạch với đặc điểm của điều dưỡng ....................................................................................................... 43 Bảng 3.10: Phân bố kết quả tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch theo số con của điều dưỡng ....................................................................................................... 44 . . ix DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tĩnh mạch chi trên .................................................................... 4 Hình 1.2: Tĩnh mạch chi dưới ................................................................... 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình theo thuyết điều dưỡng của Pender ........................ 18 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố điều dưỡng theo nhóm điểm thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch ......................................................................................... 34 Biểu đồ 3.2. Phân bố điều dưỡng theo số bệnh nhân chăm sóc/ngày .... 36 Biểu đồ 3.3: Tương quan tuyến tính giữa mức độ tuân thủ quy trình với số lượng BN chăm sóc/ngày.................................................................... 37 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm là một trong những quy trình kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh [33], [55]. Theo tổ chức y tế thế giới [38] ước tính mỗi năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm được thực hiện, trong đó phổ biến nhất là mũi tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch là đường tiêm mang đến nhiều rủi ro cao nhất trong thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng, nếu tiêm không đảm bảo sẽ gây nguy hại cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng [59]. Tiêm không an toàn chính là nguyên nhân lây truyền một số bệnh như: viêm gan siêu vi B, siêu vi C và HIV [38], [41]. Theo ước tính của WHO tại các nước đang phát triển hàng năm có khoảng 22 triệu người mới mắc viêm gan B; 2 triệu người mới mắc viêm gan C và 260.000 người mới nhiễm HIV, trong đó có khoảng 33% nhiễm viêm gan siêu vi B ; 40% nhiễm viêm gan siêu vi C và 5% nhiễm HIV liên quan đến tiêm không an toàn [56], [57], [58]. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong chính sách thực hành về tiêm an toàn (TAT), nhưng phơi nhiễm với kim tiêm và vật sắc nhọn vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng cho cộng đồng [37]. Theo Centers for Disease Control and Prevention (CDC) mỗi năm có khoảng 385 trường hợp phơi nhiễm với kim tiêm và vật sắc nhọn trong các bệnh viện (BV) [23], trong đó 60% liên quan đến đường tiêm tĩnh mạch [37], việc xử lý bơm kim tiêm không an toàn góp phần ảnh hưởng gây ô nhiễm cho môi trường [38], [51]. Tại Việt Nam, TAT là vấn đề thật sự cần được quan tâm. Theo kết quả khảo sát về TAT của Hội Điều Dưỡng Việt Nam (2005) và Phòng Điều Dưỡng Bộ Y Tế (2008) tại 8 tỉnh đại diện cho 3 miền: Bắc, Trung, Nam thì trung bình một bệnh nhân nội trú được tiêm khoảng 2,2 mũi/ngày [12], tỷ lệ đạt chuẩn TAT còn rất thấp, dao động từ 6 – 22,6% [11], [16], [21], điều dưỡng (ĐD) chưa tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật và các thao tác kiểm . . 2 soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong thực hành tiêm, trong thu gom, xử lý và quản lý chất thải y tế sắc nhọn [10]. Năm 2012, Bộ Y Tế đã ban hành quyết định hướng dẫn TAT trong các cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước, và có khoảng 93% các bệnh viện đã triển khai thực hiện, nhưng theo kết quả khảo sát của Huỳnh Thị Phượng tính đến năm 2014 chỉ có 51% nhân viên y tế (NVYT) được tham gia tập huấn về TAT [12]. Tại bệnh viện (BV) An Bình trung bình một bệnh nhân nhận 1,6 mũi tiêm/ngày, trong đó phần lớn là đường tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật được ĐD thực hiện thường xuyên nhất, nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong tuân thủ thực hành tiêm an toàn. Với xu hướng phát triển chung của các BV luôn đầu tư cải thiện nâng cao chất lượng về TAT. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ của ĐD trong thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch, để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể cho chương trình đào tạo liên tục nhằm đảm bảo an toàn cho BN, nhân viên y tế và cộng đồng. Đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị, tăng sự hài lòng của bệnh nhân và tăng uy tín cho bệnh viện. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định tỷ lệ tuân thủ trong thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại bệnh viện An Bình. 2. Xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại bệnh viện An Bình. 3. Xác định mối liên quan giữa một số đặc điểm của điều dưỡng và tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch. . . 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. QUY TRÌNH TIÊM TĨNH MẠCH: Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch (TTM) được sử dụng trong nghiên cứu là quy trình TTM của Bộ Y tế xuất bản năm 2012, và cũng đang được áp dụng tại bệnh viện An Bình [1], [6], [17]. 1.1.1. Các định nghĩa: - Tiêm tĩnh mạch là sử dụng kim và ống tiêm đưa thuốc trực tiếp vào mạch máu [6]. - Tiêm an toàn (TAT) là khi thực hiện mũi tiêm không gây hại cho người nhận, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện và không gây ra chất thải nguy hiểm cho những người khác [55]. - Tiêm không an toàn sẽ gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) với các vi rút lây truyền qua đường máu [38]. 1.1.2. Chỉ định: TTM thường được chỉ định trong các trường hợp sau [6]: - Cấp cứu. - Bệnh nặng, cần tác dụng cấp thời. - Người bệnh nôn ói nhiều, chuẩn bị mổ, tâm thần không hợp tác. - Người bệnh mất phản xạ nuốt hoặc liệt nửa mặt làm ảnh hưởng đến phản xạ nuốt. - Cần tác dụng tại chỗ. - Thuốc không thể hấp thu qua đường tiêu hóa hoặc thuốc dễ bị hủy hoại bởi dịch tiêu hóa. . . 4 1.1.3. Chống chỉ định: Kỹ thuật TTM chống chỉ định trong các trường hợp sau: - Những loại thuốc không được phép đưa vào cơ thể NB bằng đường tĩnh mạch (TM) như thuốc dầu (gây tắc mạch). - Khi vùng tiêm bị nhiễm trùng. 1.1.4. Vùng tiêm: - Hai TM to ở mặt trước khuỷu tay chụm lại thành hình chữ V trong hệ thống tĩnh mạch M, tĩnh mạch này to, ít di động dễ tìm, dễ tiêm. - Có thể tiêm vào TM: Cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân, mắt cá trong (TM hiển trong), khi cần thiết có thể tiêm vào TM đùi ở bẹn hoặc TM cổ, TM dưới đòn. - Đối với trẻ em tiêm vào TM đầu, mu bàn tay, cổ tay, mắt cá trong. Hình 1.1: Tĩnh mạch chi trên . . 5 Hình 1.2: Tĩnh mạch chi dưới 1.1.5. Quy trình tiêm tĩnh mạch: ĐD với trang phục gọn gàng, đầy đủ nón, khẩu trang, bảng tên, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết như: mâm, bình kềm, 02 hộp gòn (01 với cồn, 01 khô), găng sạch, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hộp chống sốc, thuốc, bơm, kim tiêm phù hợp. ĐD đẩy xe tiêm đến phòng BN thực hiện kỹ thuật TTM với 20 bước cụ thể như sau:  Bước 01: ĐD rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh theo 06 bước: • Bước 1: Lấy khoảng 3 ml dung dịch cho vào lòng bàn tay và chà hai lòng bàn tay vào nhau. • Bước 2: Đặt lòng và các ngón tay của bàn tay này lên mu của bàn tay kia chà sạch mu bàn tay và các kẽ ngón tay và ngược lại. • Bước 3: Đặt hai lòng bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và các kẽ ngón tay. • Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt ngoài mu các ngón tay. . . 6 • Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại. • Bước 6: Chụm các đầu ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. - Ý nghĩa: Hạn chế sự nhiễm trùng cho BN, đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật vô khuẩn.  Bước 02: - Thực hiện 05 đúng: • Đúng người bệnh. • Đúng thuốc. • Đúng liều. • Đúng đường tiêm. • Đúng thời gian. - Nhận định và giải thích cho BN biết việc sắp làm: • Tri giác, tuổi, sự vận động đi lại, tổng trạng BN. • Tiền sử dị ứng: thuốc, thức ăn… • Số lượng và loại thuốc. - Ý nghĩa: Đảm bảo an toàn cho BN khi tiêm thuốc, tránh nhầm thuốc và BN an tâm hợp tác. Chuẩn bị bơm kim tiêm phù hợp với số lượng thuốc.  Bước 03: Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc. - Ý nghĩa: Tránh nhiễm khuẩn và đảm bảo đúng thuốc cho BN.  Bước 04: Xé vỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc. - Ý nghĩa: Tránh làm tà đầu kim nếu đâm kim qua lớp cao su của lọ thuốc.  Bước 05: Rút thuốc vào bơm tiêm. . . 7 - Chú ý: Tay không chạm vào thân kim và nòng trong của bơm tiêm khi rút thuốc - Ý nghĩa: Giữ cho hệ thống bơm tiêm và thuốc được vô khuẩn tuyệt đối.  Bước 06: Thay kim tiêm, đuổi khí, cho vào bao đựng bơm tiêm vô khuẩn. - Ý nghĩa: Giữ cho bơm và kim tiêm được an toàn và vô khuẩn và hạn chế tổn thương cho BN.  Bước 07: Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm. Chọn TM to, rõ, ít di động - Ý nghĩa: Tránh các tai biến do tiêm không đúng vị trí.  Bước 08: Đặt gối kê tay dưới vùng tiêm (nếu cần), đặt dây ga rô phía trên vị trí tiêm khoảng 10 – 15 cm. - Ý nghĩa: Giúp cho tư thế để tay của BN thoải mái.  Bước 09: Mang găng tay sạch. Cỡ găng phù hợp với người ĐD. - Ý nghĩa: Bảo vệ NVYT tránh sự lây nhiễm từ BN và ngược lại. Cỡ găng phù hợp giúp thao tác của người ĐD gọn gàng.  Bước 10: Buộc dây ga rô phía trên vị trí tiêm khoảng 10 – 15 cm. - Ý nghĩa: Giúp cho TM nổi rõ  Bước 11: Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo đường xoáy ốc đường kính trên 10 cm, tối thiểu 02 lần. - Ý nghĩa: Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da xung quanh, và giữ an toàn nơi vị trí tiêm.  Bước 12: Cầm bơm tiêm đuổi khí (nếu còn khí), căng da, đâm kim chếch 30o so với mặt da và đẩy kim vào TM. - Ý nghĩa: Ngừa tai biến do khí, tiêm vào đúng TM. . . 8  Bước 13: Kiểm tra có máu vào bơm tiêm, tháo dây ga rô. - Ý nghĩa: Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong lòng mạch.  Bước 14: Bơm thuốc từ từ vào TM đồng thời quan sát theo dõi BN, theo dõi vị trí tiêm. - Ý nghĩa: Phát hiện sớm các phản ứng bất thường của BN.  Bước 15: Hết thuốc rút kim nhanh, kéo chệch da nơi tiêm. Cho bơm, kim tiêm vào hộp an toàn. - Ý nghĩa: Hạn chế tổn thương mô và mạch máu. Giúp ĐD tránh nguy cơ phơi nhiễm với vật sắc nhọn.  Bước 16: Dùng gòn khô đè lên vùng tiêm phòng chảy máu. - Ý nghĩa: Tránh sự lây nhiễm qua lỗ chân kim và chảy máu.  Bước 17: Tháo găng bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm. - Ý nghĩa: Tránh nguy cơ lây nhiễm cho người thu gom rác thải.  Bước 18: Giúp BN trở lại tư thế thoải mái, dặn BN những điều cần thiết. - Ý nghĩa: Phòng các tai biến cho BN sau khi tiêm thuốc.  Bước 19: Thu dọn dụng cụ, rửa tay thường quy với 06 bước nêu trên. - Ý nghĩa: Hạn chế sự nhiễm khuẩn.  Bước 20: Ghi hồ sơ. - Ý nghĩa: Ghi lại tên thuốc, liều dùng, đường tiêm, ngày, giờ thực hiện, những diễn biến của BN khi tiêm thuốc, điều đó giúp cho người ĐD và các đồng nghiệp tiện theo dõi BN. 1.1.6. Một số tai biến có thể xảy ra khi TTM: BN có thể xảy ra một số biến chứng khi ĐD không thực hiện đúng theo quy trình trên như: sốc phản vệ, sốc do tiêm thuốc quá nhanh, tiêm nhầm thuốc, nhầm liều, viêm TM, tiêm nhầm vào động mạch, thuyên tắc mạch do . . 9 khí, tổn thương mạch máu do không tiêm vào TM, có thể bị lây nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan siêu vi B, siêu vi C, HIV [17]. 1.2. TÌNH HÌNH TIÊM AN TOÀN: 1.2.1. Trên thế giới: Tiêm là một trong những thủ thuật y tế thường xuyên nhất được sử dụng. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 12 tỷ mũi tiêm hàng năm, 5% trong số đó được dùng để tạo miễn dịch và 95% cho mục đích chữa bệnh. Thực hành tiêm không an toàn là phổ biến trong các thiết lập sức khỏe quốc gia có thu nhập thấp, và đặt cả NVYT và BN có nguy cơ lây nhiễm virus qua đường máu. Người ta ước tính mỗi năm có đến 160 000 người nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch (HIV), 4.7 triệu người nhiễm vi-rút viêm gan C và 16 triệu người nhiễm vi-rút viêm gan B là do các thực hành này [38] Tạp chí Annals of Internal Medicine [22] báo cáo có 33 sự bùng phát do lây nhiễm của bệnh viêm gan B hoặc C gây ra bởi các hoạt động tiêm không an toàn đã được xác định cho BN ngoại trú của Hoa Kỳ trong 10 năm qua, trong đó 40.000 người đã được thông báo về nguy cơ có thể của họ về bệnh viêm gan C do sử dụng không đúng cách tiêm tại một phòng khám nội soi Las Vegas. Trong tất cả, 7 trường hợp đã được liên kết trực tiếp đến các phòng khám, và 77 trường hợp có nguy cơ đã được tìm thấy. Thực hành tiêm không an toàn cũng đã được báo cáo từ các trung tâm ở Nebraska, New York, Michigan, và Bắc Carolina. Theo Ford (2013) [28] tiến hành khảo sát 325 sinh viên gây mê tại Mỹ về việc sử dụng kim và bơm tiêm an toàn. Kết quả cho thấy có 4% cho biết họ đã dùng thuốc từ cùng một bơm tiêm cho nhiều BN, 18% tái sử dụng một cây kim trên cùng một BN. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất