Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bút pháp hậu hiện đại trong

.PDF
67
1
115

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH PHAN THỊ THU BÚT PHÁP HẬU HIỆN ĐẠI TRONG PHỐ NHỮNG CỬA HIỆU U TỐI CỦA PATRICK MODIANO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Ngữ văn Phú Thọ, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH PHAN THỊ THU BÚT PHÁP HẬU HIỆN ĐẠI TRONG PHỐ NHỮNG CỬA HIỆU U TỐI CỦA PATRICK MODIANO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Ngữ văn NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Đặng Thị Bích Hồng Phú Thọ, 2020 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật. Tác giả Nhận xét của GVHD ii LỜI CẢM ƠN! Với tấm lòng kính trọng và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Trường Đại Học Hùng Vương, Lãnh đạo Khoa Khoa học Xã hội và Văn Hóa Du lịch, các thầy giáo, cô giáo trong khoa đã giúp em trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, TS. Đặng Thị Bích Hồng – Người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, em nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi thuận lợi cả về vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè.thong qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó. Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, bản thân tôi cũng không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy giáo, cô giáo và bạn bè, đồng nghiêp để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày tháng 6 năm 2020 Sinh viên Phan Thị Thu iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………...2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………..….…………………..2 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………..….……………………7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………..……………………...7 6. Cấu trúc khóa luận và chú giải kí hiệu ......................................................... 8 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI VÀ TÁC GIẢ PATRICK MODIANO .......................................................................... 9 1.1. Khái quát về chủ nghĩa hậu hiện đại .......................................................... 9 1.2. Khái quát về tác giả Patrick Modiano. ..................................................... 19 Chương 2: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC TRONG PHỐ NHỮNG CỬA HIỆU U TỐI CỦA PATRICK MODIANO ............. 26 2.1. Quan niệm về con người .......................................................................... 26 2.1.1. Con người truy tìm bản thể ................................................................... 26 2.1.2. Con người mâu thuẫn ............................................................................ 30 2.2. Quan niệm về hiện thực ........................................................................... 32 2.2.1. Hiện thực hỗn độn của số phận cá nhân................................................ 32 2.2.2. Bức tranh hiện thực xã hội .................................................................... 34 Chương 3. CẤU TRÚC TRẦN THUẬT HẬU HIỆN ĐẠI ...................... 36 TRONG PHỐ NHỮNG CỬA HIỆU U TỐI CỦA PATRICK MODIANO ......................................................................................................................... 36 3.1. Phá vỡ trật tự thời gian, không gian ......................................................... 36 3.1.1. Thời gian chồng chéo, đan xen ............................................................. 36 3.1.2. Không gian biến đổi, bất định ............................................................... 44 3.2. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép .............................................................. 49 3.2.1. Cốt truyện phân mảnh ........................................................................... 50 iv 3.2.2. Cốt truyện lắp ghép…………………………………………………...57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử văn học thế giới đã trải qua những trào lưu văn học gắn với những thời đại và các đặc trưng khác nhau: từ văn học cổ Hy Lạp đến văn học Phục Hưng, văn học Cổ Điển, văn học Ánh sáng, văn học lãng mạn và văn học hiện thực… Trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XX, trên thế giới, trong giới khoa học và trong văn học có một khái niệm, tuy chưa có cách định nghĩa thống nhất, nhưng lại được sử dụng và được bàn luận rất nhiều, đó là khái niệm “Chủ nghĩa hậu hiện đại”. Chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ một sự vận động tạo nên một hệ tư duy mới để thay thế cho tư duy hiện đại đã không phù hợp trong văn học cũng như trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Chủ nghĩa hậu hiện đại phát triển mạnh mẽ từ những năm 60 của thế kỉ XX và nó là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nước Pháp vốn là một trong những trung tâm văn hóa lớn của châu Âu, là nơi khởi nguồn cho các trường phái và trào lưu tư tưởng. Các tác phẩm văn học Pháp là những kiệt tác thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, văn học thế giới và nền văn học Pháp chứng kiến sự xuất hiện của một nhà văn có sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật – Patrick Modiano, nhà văn của những hoài niệm, của sự trăn trở về định vị bản thân. Patrick Modiano có một vị trí riêng biệt trên văn đàn Pháp. Từ năm 1981, tuần báo Nouvelles Littéraires đã đánh giá ông là “Người tuyệt vời nhất, kỳ diệu nhất và chắc chắn có tài nhất trong các nhà văn trẻ của nước Pháp”. Ông là một trong những gương mặt tài năng của nước Pháp. Ngay từ khi xuất hiện, ông được coi là hiện tượng văn học Pháp đương thời. Hiện nay ông là tác giả của 27 tiểu thuyết, 4 kịch bản phim và một số tác phẩm còn dang dở. Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao giải Nobel cho Patrick Modiano bởi “Nghệ thuật của kí ức” mà với nó ông đã viết nên những số phận không thể thấu hiểu và lột trần thế giới bị chiếm đóng. Patrick Modiano là một nhà văn mới, thuộc văn phong hậu hiện đại. 2 Trong tác phẩm của ông, có thể dễ dàng nhận thấy hai đề tài chủ đạo đó là đi tìm bản ngã và sự bất lực trước những hỗn mang của thời đại, luôn che lấp quá khứ. Độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình đã tìm đến Patrick Modiano với một sự tò mò, đầy bí ẩn. Ở Việt Nam, bạn đọc biết đến Patrick Modiano với một số tác phẩm được dịch ra tiếng Việt như Quảng trường ngôi sao (La Place de L’Etoile), Những đại lộ ngoại vi (Lesboulevards de), Phố những cửa hiệu u tối (Rue des boutiques obscrures)… Tiểu thuyết Phố những cửa hiệu u tối đã mang lại cho ông giải Goncout danh giá năm 1978. Tiểu thuyết này đã phản ánh chủ đề về kí ức, sự quên lãng, nhận dạng và tội lỗi, toàn bộ cuốn tiểu thuyết là sự truy vấn nhân thân, tìm về quá khứ để trả lời cho câu hỏi-tôi là ai? Đó cũng là tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bút pháp hậu hiện đại trong Phố những cửa hiệu u tối của Patrick Modiano”. Thực hiện đề tài, chúng tôi hướng đến làm rõ những đặc sắc tiểu thuyết Patrick Modiano trong cuốn tiểu thuyết Phố những cửa hiệu u tối nhìn từ chủ nghĩa hậu hiện đại đồng thời đem đến cái nhìn gần gũi hơn về trào lưu văn học này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại + Tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại ở một vài nước trên thế giới Có lịch sử ra đời từ khá lâu, được biết đến ở phương Tây nửa sau thế kỉ XX, tuy nhiên lịch sử nghiên cứu về hậu hiện đại chỉ khởi phát từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX. Do được bắt nguồn ở phương Tây, nên tình hình nghiên cứu và sáng tác ở khu vực này rất phong phú và đa dạng. Có thể kể tên các dại diện tiêu biểu là J.F.Lyotard, P.Anderson, T.Eagleton, F.Jameson, J.Baudrillard, I.Hassan. Năm 1879, tác giả người Pháp Jean – Francois Lyotard đã cho ra đời cuốn sách nổi tiếng Hoàn cảnh hậu hiện đại (La condition postmoderne rapport sur le savoir) [18]. Cuốn sách này đã nghiên cứu những chuyển biến 3 xã hội từ hiện đại sang hậu hiện đại, giúp cho người đọc hình dung rõ nét nhất về chủ nghĩa hậu hiện đại. Đồng thời cuốn sách này đã khơi nguồn cảm hứng nghiên cứu về hậu hiện đại cho rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và mở đường cho sự phát triển nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại. Hoàn cảnh hậu hiện đại là tri thức tổng quát nhất nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại [18]. Ở các nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại dần trở nên phổ biến. Ở Trung Quốc, từ những năm 80 đã xuất hiện nghiên cứu văn học hậu hiện đại của Đổng Đỉnh Sơn, tới những năm 90 là Thịnh Ninh và sau đó là Trần Hiểu Minh, Ngô Lượng Vương Ninh, Trác Hồng… Ở Ấn Độ, đó là những tên tuổi như Arup Ratan Ghosh, Makarand Paranjape…Các công trình nghiên cứu hậu hiện đại ở Ấn Độ đã nói lên được tính chất và diện mạo văn học hậu hiện đại ở nước này. + Tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam Việt Nam là nước đang phát triển, cùng với xu thế giao lưu, hội nhập về văn hóa, Việt Nam chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học nói riêng và trong các lĩnh vực khác nói chung. Ở Việt Nam, khái niệm “hậu hiện đại” lần đầu tiên được đề cập đến trong nghiên cứu văn học là bài viết Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mỹ của Trương Đăng Dung (Tạp chí Văn học, số 11, 1995). Tác giả đã đưa ra những nhận thức mới trong thực thực tiễn lý luận Việt Nam: “Tác giả đã ứng dụng những tri thức lý luận phương Tây (triết học, mỹ học, văn học…) vào quá trình diễn giải mối quan hệ giữa văn bản – người đọc và khẳng định sự tạo nghĩa chỉ có thể có được thông qua hoạt động tiếp nhận của người đọc. Phần cuối bài viết, tác giả nhận định, giá trị tác phẩm nghệ thuật của các thời đại, trong đó có tác phẩm hậu hiện đại, được tồn tại nhờ các giá trị thẩm mỹ” [8, 41- 42] Về lĩnh vực dịch thuật, cuốn Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại của Richard Appignanesi-Chris Gattat do Trần Tiễn Cao Đăng dịch năm 2006 đã khái quát những vấn đề về hậu hiện đại như phả hệ của nghệ thuật và lý thuyết hậu hiện đại [2]. Cuốn sách này dễ hiểu hơn cuốn Hoàn cảnh hậu hiện 4 đại của Lyotard và điều đặc biệt là cuốn sách này còn có tranh minh họa giúp thu hút bạn đọc. Năm 2005, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội ra mắt chuyên luận Những tiểu thuyết của Robbe – Grillet của Bruce Morrissette (Từ Huy dịch) [21]. Chuyên luận này đi sâu vào lối viết trong tiểu thuyết của Robbe – Grillet với đặc điểm và phong cách hậu hiện đại. Chuyên luận này phần nào cũng đã góp phần làm sáng tỏ được phần lí thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại. Cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới: những vấn đề lí thuyết (Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh sưu tầm và biên soạn). Tác phẩm đã tập hợp những bài viết, bài dịch đề cập đến các khía cạnh lí thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại, văn học hậu hiện đại [44]. Về lĩnh vực phê bình, nghiên cứu, Năm 2003, NXB Hội Nhà văn cho ra đời cuốn sách Văn học hậu hiện đại – lí thuyết và tiếp nhận của Lê Huy Bắc [5]. Tác phẩm được biên soạn thành 21 chương, 7 chương diễn giải về lí thuyết, 13 chương gắn lí thuyết với phân tích cấu trúc tác phẩm hậu hiện đại, trong đó có 8 tác phẩm trong văn học Việt Nam, chương cuối với những suy nghĩ có tính định hướng về văn học hậu hiện đại Việt Nam. Năm 2011, Phương Lựu công bố công trình Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm [17]. Đây là công trình lý thuyết hoàn chỉnh đầu tiên về văn học hậu hiện đại của một tác giả Việt Nam. Ông đã tổng hợp những bài nghiên cứu trước đó về hậu hiện đại của mình và bổ sung thêm nội dung, các trường phái của chủ nghĩa hậu hiện đại như: Giải cấu trúc, phê bình nữ quyền, chủ nghĩa tân lịch sử. Phương Lựu đã giới thiệu hệ thống thi pháp các trường phái như chủ đề vô định, hình tượng mơ hồ, tình tiết chồng chéo, ngôn từ bành trướng, chủ nghĩa giải cấu trúc và các tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại như Hassan, J.Lyotard, Jugren Habermas. Tác giả nhấn mạnh chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời là một tất yếu của tiến trình lịch sử văn học thế giới. Tác giả khái quát những vấn đề về chủ nghĩa hậu hiện đại: lịch sử ra đời, tên gọi, các khái niệm và thuật ngữ và tác giả đã đi sâu giải quyết một số vấn đề thuộc nội hàm khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại. 5 Cuốn Chủ nghĩa hậu hiện đại – Postmodernism của Trần Quang Thái xuất bản 2006 đã đề cập rất chi tiết về nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển và những tư tưởng đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới [6]. Năm 2006, Trần Quang Thái cho xuất bản cuốn Chủ nghĩa hậu hiện đại – các vấn đề nhận thức luận [34]. Tác giả đã đi sâu vào các vấn đề nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại qua nội dung về phương pháp luận nghiên cứu về tri thức và chân lý. Ngoài ra ông mở rộng thêm 3 chương về chủ nghĩa hậu hiện đại trong khoa học và đời sống. Qua đó Trần Quang Thái đã rút ra những ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại tác động lên xã hội hậu hiện đại. Năm 2012, tác giả Lê Huy Bắc cho ra đời cuốn sách Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, là hệ thống lý thuyết chủ nghĩa hậu hiện đại về khái niệm, nguồn gốc ra đời và các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại [5]. Giáo trình Lí luận văn học, tập 3 do Phương Lựu chủ biên cũng dành một chương để nói về chủ nghĩa hậu hiện đại. Từ việc tìm hiểu sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại, các tác giả tập trung làm rõ sự khác biệt của chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại và một số đặc trưng văn chương hậu hiện đại [42]. Ngoài ra chúng tôi quan tâm tới một số bài viết về chủ nghĩa hậu hiện đại được công bố trên các tạp trí và các trang web: Văn Ngọc: con đường dẫn đến kiến trúc hậu hiện đại http://zdfree.free.Fr/diendan/articles/u150vngoc.html [23]. Vnexpress: Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn và văn học hậu hiện đại. http:/vnexpress.net/vietnam/van-hoa/s004/01/3b9ceaf8/ [46]. Đào Tuấn Ảnh trong bài viết Quan niệm về thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8 năm 2005 đã tập trung lí giải hai vấn đề: thực tại và con người trong tính quan niệm của văn chương hậu hiện đại [1]. Phạm Phương Chi trong Chủ nghĩa hậu hiện đại ở Ấn Độ, Tạp chí 6 văn học, số 8, 2005 đã giới thiệu một số nét chính về văn học hậu hiện đại Ấn Độ [7]. Như vậy, việc nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước và đến nay, chủ đề này vẫn tiếp tục hứa hẹn nhiều khả năng khai mở cho hoạt động nghiên cứu phê bình. 2.2. Những nghiên cứu về tác giả Patrick Modiano và tiểu thuyết Phố những cửa hiệu u tối Nhà văn Patrick Modiano đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà báo, dịch giả chú ý và quan tâm tìm hiểu: Tác giả Dương Tường đã có bài viết trên Tạp chí Sông Hương với nhan đề: Patrick Modiano và niềm khắc khoải với quá khứ. Ông cho rằng Patrick Modiano là người thường tìm về quá khứ, hoài niệm: “Patrick Modiano sinh năm 1945, khi Thế Chiến II vừa kết thúc, tuy nhiên hiện thực phản ánh trong văn học của ông lại tập trung vào thời kì nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Biệt tài của ông là xóa nhòa ranh giới giữa các lớp thời gian khác nhau khiến từng sự vật hiện ra như không thể tin được dưới ánh sáng lung linh kì ảo” [39]. Trên báo tuổi trẻ cũng có bài viết về Patrick Modiano: Nobel văn học 2014: Patrick Modiano – Nghê thuật về kí ức [38]. Đây chính là dòng chảy chủ đạo trong văn học của Patrick Modiano Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội (Số 286+287, năm 2005) đã có bài viết: Quanh giải Nobel văn học Pháp của tác giả Trần Hinh [13]. Tác giả cho rằng đa phần những tác giả nhận giải thưởng Nobel văn học Pháp là những gương mặt không phải thuần Pháp mà là dòng máu lai. Patrick Modiano là gương mặt tiêu biểu trên văn đàn Pháp cuối thế kỉ XX. Một số tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được về yếu tố thời gian trong tác phẩm của ông là Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Phố những cửa hiệu u tối- Lê Khắc Bảo Long 2010 [16] và Luận văn: Sự đối cực không gian trong tiểu thuyết của Patrick Modiano của Nguyễn Thảo Tâm [35]. Công trình của Lê Khắc Bảo Long đi sâu phân tích những chuyển biến về mặt thời gian nghệ 7 thuật trong tác phẩm. Nguyễn Thảo Tâm trong luận văn của mình đã giải quyết và làm rõ một số vấn đề chính về không gian, thời gian nghệ thuật trong kết cấu tiểu thuyết, điểm nhìn nghệ thuật, những trải nghiệm về không gian của Modiano. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về sự đối cực không gian trong tác phẩm của Modiano, phân tích đối cực không gian và khoảng cách giữa người với người từ những phác thảo không gian đó. Cuối cùng, là những khoảnh khắc con người đối diện với chính mình qua yếu tố không gian, hướng đến sự cân bằng trong mỗi nhân vật. Trên cơ sở khảo sát kết quả nghiên cứu về tiểu thuyết của Patrick Modiano nói chung và đặc điểm trong phong cách sáng tác của ông nói riêng, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu bút pháp hậu hiện đại trong tiểu thuyết Phố những cửa hiệu u tối của Patrick Modiano, phân tích những đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận khảo sát tiểu thuyết Phố những cửa hiệu u tối của Patrick Modiano để chỉ ra những đặc trưng cơ bản của bút pháp hậu hiện đại của tác giả trong cuốn tiểu thuyết này, từ đó góp một tiếng nói về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê: Thống kê những câu văn, đoạn văn thể hiện đặc trưng về nghệ thuật và nội dung của bút pháp trần thuật hậu hiện đại. Phương pháp phân tích, chứng minh: Phân tích, chứng minh đặc điểm bút pháp trần thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết. Phương pháp bình giảng: Đánh giá, bình luận về bút pháp trần thuật hậu hiện đại trong tác phẩm 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Nghiên cứu đặc trưng bút pháp hậu hiện đại của Modiano trong tiểu thuyết “Phố những cửa hiệu u tối”. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết “Phố những cửa hiệu u tối” của tác giả Patrick Modiano, Dương Tường dịch (2019), Nxb Văn học. 8 Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi mở rộng liên hệ tới một số tiểu thuyết khác. 6. Cấu trúc khóa luận và chú giải kí hiệu 6.1. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận của chúng tôi gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát về chủ nghĩa hậu hiện đại và tác giả Patrick Modiano Chương 2. Quan niệm về con người và hiện thực trong Phố những cửa hiệu u tối của Patrick Modiano Chương 3. Cấu trúc trần thuật hậu hiện đại trong Phố những cửa hiệu u tối của Patrick Modiano 6.2. Chú giải kí hiệu - Viết tắt: Nxb: Nhà xuất bản TCVH: Tạp chí văn học - Kí hiệu: [A]: số thứ tự của tài liệu trong thư mục tham khảo. [A, B], trong đó: A: số thứ tự của tài liệu trong thư mục tham khảo. B: số trang trong tài liệu. 9 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI VÀ TÁC GIẢ PATRICK MODIANO 1.1. Khái quát về chủ nghĩa hậu hiện đại Nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà phê bình, lí luận văn học. Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi đến một quan điểm thống nhất về khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại. Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại được xem là một hệ thống lí thuyết được xây dựng ở thời kì hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời khi chủ nghĩa hiện đại đã hết vai trò và biến thành các “đại tự sự”: “Hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các tiểu tự sự. Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học; nhưng sự tiến bộ này đến lượt nó lại tiền giả định sự hoài nghi đó. Tương ứng với sự già cỗi của cơ chế siêu tự sự trong việc hợp thức hóa là sự khủng hoảng của nền triết học siêu hình học, cũng như sự khủng hoảng của thiết chế đại học phụ thuộc vào nó. Chức năng tự sự mất đi các hình thức mang chức năng: các anh hùng lớn, các hiểm họa lớn, các chuyến hải hành lớn và mục đích lớn. Nó tan ra thành từng mảng các yếu tố ngôn ngữ mang tính tự sự, nhưng cũng là tính sở thị, tính chỉ thị, tính miêu tả” [6, 54]. Linda Hutcheon đưa ra nhận định về chủ nghĩa hậu hiện đại: “Chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng đầy mâu thuẫn” [27]. Như vậy, việc nghiên cứu nội hàm của khái niệm “chủ nghĩa hậu hiện đại” là vấn đề rất quan trọng do khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại là khái niệm mở nên có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề này. Các quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại Về phương diện triết học J. Lyotard trong công trình Hoàn cảnh hậu hiện đại coi hậu hiện đại là nỗ lực chống lại các “đại tự sự” của chủ nghĩa duy lí thời Khai sáng cùng các di sản của nó. Fredric Jameson cho rằng: “Sự tha hóa của chủ thể trong chủ nghĩa hậu hiện đại được thay thế bằng sự phân mảnh của chủ thể trong chủ nghĩa hậu hiện đại ở trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản muộn, đó còn là một sự 10 phân mảnh mang tính tinh thần phân liệt” [18]. Umberto Eco đã tạo nên một cái nhìn nghiêng đối với đời sống văn học thế giới đương đại. Ông đã rất hóm hỉnh khi nhận xét rằng: “Hậu hiện đại là sự xem xét lại một cách mỉa mai cái điều đã được phát biểu rồi, trong một thời đại của sự ngây thơ đã đánh mất. Tuy có đôi chút phân vân, nhưng ông cũng khẳng định rằng hậu hiện đại là một sự thật, là một phạm trù tinh thần, hoặc tốt hơn, một Kunstwollen – một phương thức thao tác” [18]. Theo từ điển thuật ngữ triết học Hành trình cùng triết học do Ted Honderich chủ biên, hậu hiện đại là: “Thuật ngữ sự tương đồng gia đình được triển theo đủ loại bối cảnh…. dành cho những sự vật dường như có liên quan, nếu có, bằng một sự đa dạng về phong cách thông thường. Chủ nghĩa hậu hiện đại cùng chia sẻ một điều gì đó với sự phê phán các giá trị của thời đại Ánh sáng và các viện dẫn về chân lý được tạo lập ra bởi các nhà tư tưởng, chủ trương thuyết phục theo kiểu thành viên công xã tự do” [36, 822]. Về phương diện chính trị Hassan coi chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa hiện đại muộn (còn gọi là chủ nghĩa hiện đại hậu kỳ), mang tính chất phi lý tính, phi xác định, hỗn loạn nhưng cũng mang tính nhập cuộc. J.Lyotard xem hậu hiện đại là sự đánh mất niềm tin vào các “đại tự sự”, là nỗ lực chống lại các “đại tự sự” (tức các lý thuyết phổ biến). James Kurth cũng coi chủ nghĩa hậu hiện đại trong triết học chính trị là sự bác bỏ các giá trị hiện đại chủ nghĩa duy lí thời Ánh Sáng. Các quan niệm hậu hiện đại về văn học Khi xác định khái niệm hậu hiện đại, các tác giả thường hay trích dẫn luận điểm cơ bản của J. Lyotard trong cuốn Tình huống hậu hiện đại: “Nếu giản lược mọi thứ tới tận cùng, thì chủ nghĩa hậu hiện đại được hiểu như sự không tin vào những siêu truyện, siêu tự sự, siêu tự sự (meta-narrative) ở đây không nên hiểu chỉ là khái niệm hình thức hay cấu trúc văn học nghệ thuật, mà còn là (chủ yếu là) phạm trù nhận thức” [44]. Trong cuốn Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Lê Huy Bắc 11 dẫn lại lời giới thuyết phạm vi khái niệm hậu hiện đại của Francois Lyotard trong cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại: “Theo ông, ông không xem chủ nghĩa hậu hiện đại là kết quả, là con đẻ hay là sự phủ nhận của chủ nghã hiện đại mà là xử lí lại một số đặc điểm của hiện đại, nhất là tham vọng của nó trong việc đặt cơ sở cho đề án giải phóng toàn bộ nhân loại bằng khoa học và kĩ thuật” [44, 21]. Richard Ruland và Malcom Bradbury trong công trình Từ chủ nghĩa Thanh giáo đến chủ nghĩa hậu hiện đại, lịch sử văn học Mĩ đưa thêm dữ liệu xác định thời hậu hiện đại “Đấy là sự kiện Trân Châu Cảng 1941 mà sau đó đã khiến Mĩ tích cực hơn trong phong trào chống phát xít của phe Đồng minh, mở ra một trang sử mới cho nhân loại. Các tác giả khẳng định, chủ nghĩa hiện đại dường như đã chấm dứt mặc dù những nhà văn trụ cột của nó từ Faulkner, Eliot đến William Carlos vẫn tiếp tục viết” [44, 419]. Lê Huy Bắc trong Truyện ngắn hậu hiện đại đã đưa ra: “Năm 1985 Ihab Hasan đưa ra bảng so sánh giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại nhằm khu biệt sự khác nhau giữa hai khuynh hướng này. Bảng đối sánh này đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của hai khuynh hướng sáng tác như ngôn ngữ, hình thức trần thuật…” [44, 422]. Trong công trình này Lê Huy Bắc cũng đề cập đến quan điểm Katie Wales và Terry Eagleton về chủ nghĩa hậu hiện đại: “Năm 1990, Katie Wales đưa mục chủ nghĩa hậu hiện đại vào Từ điển phong cách học của mình: Khái niệm được đưa ra vào những năm 1960 để miêu tả một khuynh hướng văn học đương thời, tiếp nối chủ nghĩa hiện đại- khuynh hướng phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và Mĩ trong những năm đầu thế kỉ XX cho đến những năm 1930. Giống chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại thách thức những quy ước và truyền thống văn học, nhưng quyết liệt hơn. Trong các tiểu thuyết của những nhà văn Mỹ như Barth, Nabokov, Pynchon…. Và những nhà văn Anh như D. M. Thomas và Fowles, có sự cắt giảm đáng kể hiện thực, tính duy nhất và giải pháp triệt để. Viết là sự tự ý thức cao độ, ý thức về bản thân và về độc giả của nó. Năm 1996 trong cuốn Dẫn luận lí luận văn học, Terry Eagleton xác định “Tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại điển hình nhất là tùy tiện, đa trị, lai ghép, lệch 12 tâm, dễ thay đổi, ngưng đọng, hệt như một mô phỏng ” [44, 423]. Một yếu tố khác để xác định văn học hậu hiện đại là việc khu biệt phạm vi tác giả của đối tượng. Barry Lewis trong chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương đã chú ý thống kê các tác giả tiêu biểu của văn học hậu hiện đại như: “Văn chương hư cấu hậu hiện đại là một hiện tượng mang tính quốc tế, với những đại diện quan trọng từ khắp nơi trên thế giới: Gunter Grass và Peter Handke (Đức); Geogrges Perec và Monique Wittig (Pháp); Umberto Eco và Italo Canvino (Italy); Algela Cater và Salman Rushdie (Anh); Walter Abish, Kathy Acker, Paul Auster, John Barth, Donald Barthlme, Raymon Federman, William Gass, Thomas Pynchon (Mỹ)…” [44, 237-238]. Từ những căn cứ trên, Lê Huy Bắc trong Truyện ngắn hậu hiện đại đã đề xuất cách hiểu khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại: “Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học ra đời từ những năm 1950 và thực sự phát triển mạnh từ năm 1960 trở đi, đây là khuynh hướng tiếp nối chủ nghĩa hiện đại, gắn với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, của sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật vượt bậc, của thành tựu đô thị hóa… được thể hiện cả ở ba phương diện thơ, kịch, văn xuôi(chủ yếu là văn xuôi hư cấu) với các đặc điểm chính: đa trị, huyền ảo, lắp ghép, mảnh vỡ, cực hạn, độ căng: hạn chế tối đa vai trò thống trị của người kể chuyện, không quan tâm đến cốt truyện, kịch và văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ” [44, 424]. Hoàng Ngọc Hiến nhận định: “Chủ nghĩa hậu hiện đại trước hết là một phản ứng với chủ nghĩa hiện đại, do đó phải tìm hiểu về chủ nghĩa hiện đại thì mới cảm nhận được chủ nghĩa hậu hiện đại” [12]. Việc đưa ra khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học sẽ liên quan đến việc xác định thời gian ra đời của thời hậu hiện đại. Về phương diện tư tưởng, Trần Quang Thái trong Chủ nghĩa hậu hiện đại: “Tư tưởng hậu hiện đại được phát triển trong bối cảnh các ngành khoa học phát triển với các phát minh vĩ đại, đi kèm với nó là các quan điểm và học thuyết mới”. Một số học thuyết mới như Lý thuyết hỗn độn là học thuyết do Edward Lorentz phát hiện. Bản chất của Lý thuyết hỗn độn là giải thích sự bất 13 định trong mọi sự vận động của vật chất. Tư tưởng này là tiền đề lý thuyết của văn học hậu hiện đại. Năm 1972, nhà toán học người Pháp Rene Thome đã trình bày Lý thuyết tai biến trong công trình Tính ổn định cấu trúc và nguyên hình học (Structural Stability and Morphogenesis). R.Thome đưa ra luận thuyết về “Tồn tại tính liên tục có thể được hình thức hóa toán học giữa các trạng thái trong một hệ động học cho dù có những gián đoạn đáng kể giữa các trạng thái này” [33, 16]. Nhà toán học cho rằng tai biến chỉ là một yếu tố vận động đặc biệt. Lý thuyết phức hợp lại lý giải về tính hệ thống: “Thế giới không đơn thuần được gói gọn trong một vài hệ thống”. Lý thuyết này tạo ra vô vàn niềm tin có thể xác lập một sự tương ứng giữa các ngôn ngữ. Điều khiển học ra đời năm 1946 do Norbert Wiener sáng tạo, lấy cơ chế hoạt động của não người làm đối tượng nghiên cứu, xem não người như một cơ chế xử lí thông tin, để rồi thực hiện mã hóa thành những kí hiệu toán học. Hình học Fractal là phát minh quan trọng làm thay đổi vấn đề về nhận thức tự nhiên do nhà toán học người Pháp B. Mandelbrot khởi xướng, ông không quan tâm đến những hình học có tính mô hình kinh điển như tam giác, đường tròn mà ông lấy chính những hình học tự nhiên của các vật thể thực như rặng núi, đám mây làm đối tượng. Trên những phương diện khác, lý thuyết tương đối đã chứng minh vê tính ngẫu nhiên, đột biến, hỗn độn là thuộc tính tất yếu của thực tại. Đây là tiền đề nhận thức quan trọng trong lý thuyết hậu hiện đại. Về phương diện thuật ngữ, “post” – “hậu” chỉ cái “đằng sau”, cái tiếp theo, postmodernism – hậu hiện đại, xét về phương diện hình thức cũng như phân kỳ chủ nghĩa hậu hiện đại là giai đoạn sau của modernism – chủ nghĩa hiện đại. Trong phần mở đầu của cuốn Điều kiện hậu hiện đại, Lyotard nêu định nghĩa đầu tiên về Postmoderne: “Postmoderne là thân phận của tri thức trong những xã hội phát triển nhất, nó chỉ tình trạng văn hóa sau những biến đổi đã ảnh hưởng đến quy định khoa học và văn học nghệ thuật từ cuối thế kỉ XIX” [45] Xét về phương diện chính trị, xã hội, thời hậu hiện đại hình thành trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng, nó chi phối toàn bộ đời 14 sống xã hội. Sự phát triển của kinh tế thị trường đã thúc đẩy tạo ra nhiều hàng hóa mới và sự thay đổi liên tục về hình thức và chất lượng hàng hóa đã dẫn đến sự thay đổi lối sống của con người, tạo tâm lý hưởng thụ mang tính toàn cầu. Quan niệm của con người về cuộc sống và thực tại bị thay đổi: “thời kì tăng trưởng, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự phát triển của khoa học công nghệ tạo nên tâm lý tự tin, lạc quan. Thời kì suy thoái, khủng hoảng tạo nên những hiệu ứng trái ngược, sự đánh mất niềm tin, lo âu, sợ hãi, thái độ bi quan, đổ vỡ bao trùm xã hội” [33, 12]. Lê Huy Bắc dẫn thuyết quan điểm của Richard Ruland và Malcolm Bradbury về sự ra đời của thời hậu hiện đại trong công trình Từ chủ nghĩa thanh giáo đến chủ nghĩa hậu hiện đại, Lịch sử văn học Mĩ: “Đấy là sự kiện Trân Châu Cảng 1941 mà sau đó đã khiến Mỹ tích cực hơn trong phong trào chống phát xít của phe đồng minh, mở ra thời kì mới cho lịch sử nhân loại” [5, 27]. Phương Lựu đã đưa ra quan điểm: “Sau đại chiến thế giới II, tình hình thế giới căng thẳng: chiến tranh lạnh, đối kháng Đông – Tây, chạy đua vũ trang, bóng ma của vũ khí hạt nhân, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam. Algérie, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa quân phiệt ở nhiều nước, sự đàn áp những nhân sĩ tiến bộ giàu tinh thần phản kháng…. Đến những năm 60, 70 phong trào phản kháng của nhân dân gần như tạm lắng xuống, hai tổ chức công đoàn lớn ở Hoa Kỳ tuyên bố rời bỏ đấu tranh giai cấp, nhiều nhà văn hóa cấp tiến chuyển sang phía cực hữu bảo thủ. Không khí hoang mang, hoài nghi, bi quan bao trùm lên thời đại” [44, 72]. Yếu tố kinh tế, xã hội, khoa học ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống con người đặc biệt về mặt tâm lý con người. Hoàng Ngọc Tuấn trong bài viết Từ hiện đại đến hậu hiện đại đã nói rõ: “Hậu quả khủng khiếp của vô thức tập thể trong đệ nhị thế chiến và ngay sau đó là cuộc chiến tranh lạnh kéo dài đa dẫn đến một ý nghĩa chua chát: thế giới sẽ bị hủy diệt bởi chính sự tiến hóa của nhân loại và cùng ý nghĩ này là khát vọng về sự giải phóng của tự ngã khỏi sức mạnh của vô thức tập thể” [44, 129]. Phương Lựu cũng khẳng định:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng