Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc sán dìu nhìn từ góc độ thi pháp học...

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc sán dìu nhìn từ góc độ thi pháp học

.PDF
94
1
103

Mô tả:

i TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH -------------------------------- LƯU THỊ THƯ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN TỘC SÁN DÌU TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ văn Phú Thọ, năm 2019 ii TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH -------------------------- LƯU THỊ THƯ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN TỘC SÁN DÌU TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ văn Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Lê Tuyết Trinh Phú Thọ, năm 2019 iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... i 1. Tính cấp thiết đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 7 9. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ..................................... 8 1.1. Một số vấn đề về thi pháp và thi pháp học ................................................ 8 1.1.1. Thuật ngữ thi pháp, thi pháp học .......................................................... 11 1.1.2. Thi pháp văn học dân gian .................................................................... 12 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp ................................................... 13 1.2. Khái quát về truyện cổ tích ...................................................................... 15 1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích ....................................................................... 16 1.2.2. Phân loại truyện cổ tích ......................................................................... 17 1.3. Truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu ................................................................ 18 1.3.1. Khái quát về dân tộc Sán Dìu................................................................ 18 1.3.2. Khảo sát truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu ............................................... 20 1.3.3. Đặc điểm chung về thi pháp truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu ................ 22 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 24 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ DÂN TỘC SÁN DÌU ..................................................................................... 26 2.1. Thi pháp kết cấu ....................................................................................... 26 iv 2.1.1. Kết cấu truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam .............................................. 26 2.1.2. Kết cấu truyện cổ tích thần kỳ Sán Dìu ................................................ 27 2.2. Thi pháp nhân vật ..................................................................................... 30 2.2.1. Hệ thống nhân vật truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam ............................ 30 2.2.2. Hệ thống nhân vật truyện cổ tích thần kỳ Sán Dìu ............................... 31 2.3. Thi pháp lựa chọn và xây dựng xung đột................................................. 34 2.3.1. Xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam.................................. 34 2.3.2. Xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ Sán Dìu .................................... 35 2.4. Không gian và thời gian nghệ thuật ......................................................... 37 2.4.1. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam ................................................................................................................. 37 2.4.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ Sán Dìu ................................................................................................................... 38 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 40 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT DÂN TỘC SÁN DÌU ..................................................................................... 41 3.1. Thi pháp kết cấu ....................................................................................... 41 3.1.1. Kết cấu truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam ........................................... 41 3.1.2. Kết cấu truyện cổ tích sinh hoạt Sán Dìu .............................................. 43 3.2. Thi pháp nhân vật ..................................................................................... 47 3.2.1. Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam ............................... 47 3.2.2. Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Sán Dìu .................................. 48 3.3. Thi pháp lựa chọn và xây dựng xung đột................................................. 51 3.3.1. Xung đột trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam ............................... 51 3.3.2. Xung đột trong truyện cổ tích sinh hoạt Sán Dìu ................................. 51 3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật ......................................................... 52 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 54 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 58 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài 1.1. Việt Nam là một đất nƣớc có 54 anh em dân tộc. Trải qua bao nhiêu thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lƣợc, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và xây dựng đất nƣớc. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa của các dân tộc đƣợc thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng tộc ngƣời. Một trong những đặc trƣng chung tạo nên phẩm chất con ngƣời và văn hóa Việt Nam là lòng yêu nƣớc, đức tính cần cù, chịu thƣơng, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên, cộng đồng làng xóm và đức tính nhân hậu, vị tha của mỗi con ngƣời. Cùng với sự phát triển của đa số là dân tộc Kinh trên đất nƣớc thì bên cạnh đó các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng đã có những đóng góp lớn lao cho đất nƣớc kể từ khi dựng nƣớc, giữ nƣớc cho đến những nền văn hóa đặc sắc muôn màu, muôn vẻ. Tất cả những bản sắc văn hóa ấy, những đức tính tốt đẹp ấy đều đƣợc kết tinh lại trong nền văn học dân tộc thiểu số. Trƣớc khi thống nhất nền văn hóa toàn dân thì văn học dân gian các dân tộc thiểu số là diện mạo chính xác nhất để tìm hiểu về đời sống, con ngƣời, truyền thống các dân tộc đó. Truyện cổ tích là một trong những sáng tác văn học dân gian đem lại những giá trị, sắc thái riêng biệt. Giá trị của truyện cổ tích dân tộc thiểu số trong đời sống cộng đồng là một vấn đề khoa học cần phải đƣợc nghiên cứu, khai thác và lƣu giữ, bảo tồn. Thông qua những câu chuyện cổ tích ấy, chúng ta có thể thấy rõ hơn mối quan hệ tổng thể văn học dân gian giữa các dân tộc Việt Nam. 1.2. Bên cạnh các dân tộc thiểu số có nền văn học đặc sắc nhƣ: Thái, Tày, Nùng, Dao, Ê Đê,… thì dân tộc Sán Dìu cũng là một trong những dân tộc có nền văn học phong phú nhƣng lại chƣa đƣợc công khai và bảo lƣu. Cộng đồng dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam chủ yếu sinh sống ở miền trung du một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tìm hiểu về nền văn hóa dân tộc Sán Dìu thì 2 chúng ta thấy có rất nhiều bài viết tìm hiểu về nguồn gốc, văn hóa, lễ hội, bản sắc khác nhau. Các bài viết đã cung cấp cho độc giả những kiến thức chung về đặc sắc văn hóa, phong tục tập quán của ngƣời Sán Dìu. Tuy nhiên hiện nay chƣa có bất kỳ một công trình nào nghiên cứu tìm hiểu đầy đủ về truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu. Thực hiện đề tài nghiên cứu về thi pháp truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu, tác giả mong rằng sẽ góp một phần giới thiệu, giữ gìn, bảo tồn và phát huy một giá trị văn học điển hình của dân tộc Sán Dìu; đồng thời, cung cấp một nguồn tƣ liệu về văn học dân gian để giúp giáo viên Ngữ văn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam nơi có con em dân tộc Sán Dìu sinh sống có thể thực hiện tiết dạy Ngữ văn địa phƣơng một cách thuận lợi hơn. 1.3. Bản thân tác giả đƣợc sinh ra và lớn trong một thôn nhỏ thuộc xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; lại có cơ hội đƣợc nhà nƣớc tạo điều kiện cho học tập ở trƣờng THCS&THPT dân tộc nội trú tỉnh Vĩnh Phúc. Ở đây, tác giả khóa luận đã đƣợc trao đổi, học tập với các bạn cùng dân tộc trong địa bàn tỉnh và góp phần tạo nên nền móng truyện cổ tích dân tộc trong tôi. Cùng với hiện thực xót xa là nền văn học dân tộc đang dần bị mai một đi, các em nhỏ vẫn mang dòng máu dân tộc nhƣng lại không hề biết đến những câu chuyện cổ tích lý thú, hấp dẫn, mang đầy tính triết lý nhân sinh của ông cha để lại. Hơn nữa bản thân đang học tập tại trƣờng Đại học Hùng Vƣơng tỉnh Phú Thọ, là một sinh viên năm 4 sắp hoàn thành chƣơng trình học tập bƣớc chân ra trƣờng với tƣ cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn Văn học. Với nguyện vọng trở về quê hƣơng góp phần làm giàu đẹp cho nền giáo dục quê hƣơng nơi những con em dân tộc Sán Dìu đang ngày ngày học tập, tiếp bƣớc cha anh là nguồn động lực để tôi hoàn thành khóa luận này. Trên cơ sở lý do và nhận thức nhƣ vậy, Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu nhìn từ góc độ thi pháp học làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một phần nhỏ sức mình vào việc giới thiệu một nét văn hóa quê hƣơng mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 Trải qua hàng nghìn năm lịch sử các dân tộc Việt Nam tuy cùng tựu chung một nhà, cùng là anh em song mỗi một dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trƣng riêng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Chúng ta thƣờng hay nhắc đến các giá trị văn hóa văn học nhƣ sử thi Tây Nguyên, truyện thơ dân tộc Thái, truyện cổ tích dân tộc Mƣờng,… Thế nhƣng đa số chúng ta lại chƣa từng nghe hay biết đến truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu. Nghiên cứu về truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu nhằm việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đồng thời còn giúp chúng ta hiểu biết hơn về ngƣời Sán Dìu từ đó có thể giao lƣu, học hỏi, giúp đỡ con em dân tộc thiểu số phát triển hơn. Từ xƣa đến nay tuy chƣa thực sự có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu nhƣng với tinh thần duy trì, bảo tồn nền văn hóa Việt Nam cùng với sự quan tâm của cộng đồng thì cũng có một số tác giả đề cập đến và một số công trình nghiên cứu về văn hóa dân dân tộc Sán Dìu phát triển, cụ thể nhƣ sau: Đầu tiên phải kể tới công trình nghiên cứu đầu tiên của Nguyễn Văn Ái - “Vài nét về hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu” đăng trên cuốn Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc năm 1972. Tƣ liệu của bài viết là 1000 từ đƣợc điều tra tại xã Vĩnh Thực, huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ giới thiệu một cách ngắn gọn cùng với một số ví dụ chứ chƣa có những mô tả và lý giải một cách chi tiết về kết quả nghiên cứu ấy. Thứ hai phải kể đến công trình Người Sán Dìu ở Việt Nam của tác giả Ma Khánh Bằng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành năm 1983. Đây có thể coi là cuốn sách đặt nền móng cho các công trình nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam. Dựa vào những thông tin nghiên cứu của mình, tác giả đã bƣớc đầu giới thiệu khái quát về văn hóa vật chất, tinh thần của ngƣời Sán Dìu ở Việt Nam. Từ đó để ngƣời đọc có một cái nhìn tổng thể về con ngƣời dân tộc Sán Dìu. Tiếp đến cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng Duy đƣợc Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 4 2001 đã trình bày khá đầy đủ về tín ngƣỡng, tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của các hình thái dân gian đặc trƣng ở một số vùng miền, một số dân tộc ít ngƣời, trình bày nguồn gốc và những giáo lý cơ bản của các loại hình tôn giáo trong đời sống hiện nay. Cuốn sách Lễ hội các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam của tác giả Diệp Trung Bình do Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội ấn hành năm 2002 cũng là một công trình khoa học tìm hiểu khá là toàn diện về các lễ hội của ngƣời Sán Dìu nhƣ: lễ Thao Khoán, lễ Cấp Sắc, lễ Kỳ Yên,… Gần đây với sự phát triển của xã hội, vấn đề bảo tồn, lƣu giữ các nền văn hóa của các dân tộc thiểu số ngày càng đƣợc chú trọng thì cũng đã xuất hiện rất nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau về nền văn hóa dân gian dân tộc Sán Dìu. Năm 2005, kỷ yếu hội thảo Ngữ học trẻ, bài viết “Hệ thống âm đầu tiếng Sán Dìu ở Việt Nam”, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Sƣ Phạm đã ra mắt hội thảo với những nghiên cứu đầu tiên về chữ viết cụ thể là hệ thống âm đầu qua chữ viết của ngƣời Sán Dìu. Cùng năm 2005, trong bài viết Lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Thái Nguyên của nhà nghiên cứu Vũ Diệu Trung do Nxb Khoa học Xã hội ấn hành đã bƣớc đầu tìm hiểu về lễ cấp sắc của ngƣời Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với góc nhìn văn hóa. Ngôn ngữ của ngƣời Sán Dìu gần nhƣ là vấn đề nổi cộm hơn khi đƣợc nghiên cứu qua bài viết Từ mượn Việt trong tiếng Sán Dìu, Hội thảo khoa học toàn quốc tháng 11 năm 2009, Viện ngôn ngữ học. Năm 2012, tác giả Diệp Thanh Bình trong cuốn Dân ca các dân tộc Pu Péo, Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Lô Lô đƣợc Nxb Văn hóa Dân tộc ấn hành đã đề cập đến sinh hoạt dân ca (Soọng Cô) của dân tộc Sán Dìu song chỉ mang tính chất giới thiệu những bài dân ca Sán Dìu mà không đi sâu tìm hiểu đặc trƣng về nội dung và nghệ thuật. Nhìn chung, các công trình trên do mục đích nghiên cứu khác nhau 5 đã tìm hiểu về văn hóa của ngƣời Sán Dìu ở nhiều góc độ: lễ hội, ẩm thực, tôn giáo… Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu chƣa đƣợc các tác giả quan tâm và tìm hiểu nhiều. Gần đây nhất năm 2016 trong luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam thì tác giả Trần Thị Thanh Tân với tên luận văn Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên đã có những nghiên cứu cụ thể về lối hát soọng cô, về truyện cổ tích cũng nhƣ câu đố trong nền văn học dân gian của ngƣời Sán Dìu. Tuy nhiên luận văn có phạm vi nghiên cứu khá rộng và mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu một số nội dung cơ bản của truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên. Nhƣ vậy, nghiên cứu về thi pháp truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu còn rất hạn chế và mới chỉ đƣợc đề cập ở mức khái quát chung. Chủ yếu là các công trình nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, chữ viết, ngôn ngữ ngƣời Sán Dìu. Tuy nhiên các công trình sẽ là tiền đề để bƣớc đầu tìm hiểu về thi pháp truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu. Góp phần làm phong phú cho nền văn hóa văn học dân tộc Việt Nam nói chung và nền văn học dân tộc Sán Dìu nói riêng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thi pháp truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi tƣ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu: truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi hƣớng đến mục tiêu sau: - Khảo sát, điền dã, sƣu tầm, văn bản hóa về truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc. 6 - Nghiên cứu các tác phẩm truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc từ lý thuyết thi pháp học. Trong điều kiện cho phép, chúng tôi có liên hệ so sánh giữa truyện cổ tích Sán Dìu với truyện cổ tích của ngƣời Việt, từ đó thấy đƣợc nét độc đáo, riêng biệt của đối tƣợng nghiên cứu. - Một trong những mục tiêu quan trọng mà luận văn muốn hƣớng tới là dùng kết quả sƣu tầm, nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy nội dung Ngữ văn địa phƣơng ở các đơn vị trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi hƣớng đến các nhiệm vụ: - Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về thi pháp, thi pháp học và truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu. - Thứ hai, từ việc khảo sát, thống kê và văn bản hóa các truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu trên địa bàn sinh sống của ngƣời Sán Dìu, tác giả đi sâu nghiên cứu về đặc điểm thi pháp học truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt dân tộc Sán Dìu. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết tốt những yêu cầu mà đề tài đặt ra, tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên sự vận dụng, kết hợp những phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp điền dã (sử dụng để thu thập tài liệu) bao gồm: quan sát, phỏng vấn, ghi chép; Phƣơng pháp hỏi ngƣời có kinh nghiệm; Phƣơng pháp thống kê, phân tích và tổng hợp; Phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm từ lý thuyết thi pháp học; Phƣơng pháp so sánh… trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra của nội dung khóa luận. 7. Đóng góp của khóa luận Từ việc sƣu tầm một số lƣợng các câu truyện cổ tích của dân tộc Sán Dìu, khóa luận nhằm giới thiệu về nội dung của truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu từ đó đi sâu vào thi pháp trong truyện cổ tích góp phần tạo nên diện mạo 7 chung của nền văn học dân gian Việt Nam. Ngoài ra cùng với thực tại là nền văn học dân gian dân tộc Sán Dìu đang ngày bị quên lãng thì khóa luận cũng chính là nơi giữ gìn văn hóa dân gian của ngƣời Sán Dìu nói chung và của nền văn học Việt Nam nói riêng. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Khóa luận góp phần tìm hiểu về văn học các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng để từ đó phục vụ cho việc nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là tài liệu góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu, giảng dạy ngữ văn địa phƣơng cho các trƣờng học có học sinh, sinh viên là con em dân tộc thiểu số Sán Dìu. 9. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung Chƣơng 2: Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu Chƣơng 3: Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích sinh hoạt dân tộc Sán Dìu 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Một số vấn đề về thi pháp và thi pháp học Thi pháp và thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hƣởng lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỷ XX. Công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học theo tinh thần thi pháp học là xu hƣớng chung trên phạm vi toàn thế giới. Thi pháp học ở Nga xuất hiện rải rác từ cuối thế kỷ XIX và thực sự bùng phát từ đầu thế kỉ XX với chủ nghĩa hình thức Nga, sau đó nó bị trấn áp để nhƣờng chỗ cho nghiên cứu xã hội học mác- xít. Chỉ từ những năm 50 trở đi, theo Kozhinoc, mới có thể nói tới “một thời kỳ mới của sự phát triển thi pháp học”. Năm 1929, M.Bakhtin cho xuất bản cuốn “Mấy vấn đề sáng tác Dostoievki”. Cuốn sách ra đời đƣợc nhiều ngƣời đánh giá rất cao, coi đây là một cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu về Dostoievki. Sau những tranh luận xung quanh về nguyên tắc đối thoại giữa Bakhtin và giới nghiên cứu văn học Nga thì khi tái bản vào năm 1963, cuốn “Mấy vấn đề sáng tác Dostoievki” của Bakhtin mang cái tên mới “Mấy vấn đề thi pháp Dostoievk”. Những năm 70, 80 thi pháp học lịch sử đƣợc đề xƣớng rầm rộ. Năm 1976, trong cách “sáng tạo nghệ thuật”, “hiện thực”, “con ngƣời”, rồi tiếp theo năm 1983 Khrapchenco tổng kết “thi pháp học lịch sử” nhƣ là khuynh hƣớng nổi bật của nghiên cứu văn học Liên Xô từ năm 1959 cho đến lúc ấy với nhiều tên tuổi lừng danh. Về đối tƣợng cụ thể, việc nghiên cứu thi pháp sau này không chỉ bó hẹp trong khu vực mà nó thành công ngay từ đầu và có thể cố thủ rất lâu là văn học dân gian (với các công trình Propp và tiếp theo là Meletinski), mà đã mở rộng sang các khu vực khác từ văn học cổ đến các tác giả thuộc văn học hiện đại. Về quan niệm thi pháp nghiên cứu cái “ngữ pháp của sự sáng tạo” ở mọi 9 cấp độ cấu trúc văn học, từ sự vận dụng các phƣơng tiện miêu tả, sự vận dụng thể loại, cho đến sự hình thành các hiện tƣợng văn học nhƣ một chỉnh thể nói chung. Từ sau 1960 thi pháp học Liên Xô phát triển đa dạng: thi pháp học cấu trúc của Lotman, thi pháp học văn hóa của Bakhtin, thi pháp học lịch sử. Thi pháp học lịch sử không chỉ nghiên cứu sự tiến hóa của hình thức mà còn nghiên cứu sự phát triển của khái niệm về văn học. Chẳng hạn bộ sách Lý luận văn học dưới cái nhìn lịch sử ba tập của Viện Văn học thế giới mang tên Gorki đầu những năm 60. Bộ này hiện nay đang đƣợc biên soạn lại và đã ra mắt bạn đọc. Năm 1983, Khrapchenco, ngƣời cổ vũ và tổng kết thi pháp học lịch sử Liên Xô nhận định: “Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hóa của các phƣơng thức, phƣơng tiện chiếm lĩnh thế giới bằng hình tƣợng nghệ thuật, chức năng xã hội, thẩm mĩ của chúng, số phận lịch sử của các khám phá nghệ thuật.” D.X.Likhachev trong sách “Con ngƣời trong văn học Nga cổ” miêu tả các hình thức và phong cách miêu tả con ngƣời, các phƣơng tiện miêu tả nghệ thuật nhƣ không gian, thời gian nghệ thuật, các hình thức khái quát nghệ thuật, các công thức, nghi thức, biểu tƣợng… trong văn học Nga cổ. Thi pháp học lịch sử nghiên cứu thi pháp huyền thoại, thi pháp sử thi Nga cũng nghiên cứu các thi pháp trào lƣu nhƣ Thi pháp chủ nghĩa lãng mạn, Thi pháp chủ nghĩa hiện thực… Ở Việt Nam, từ những năm 30 cho đến trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945, thi pháp chỉ đƣợc nhắc tới lẻ tẻ trong một số công trình phê bình văn học mà chƣa phải là một phƣơng pháp luận của một trào lƣu, một xu hƣớng thẩm mỹ. Từ năm 1945 đến 1975, nói chung các nhà lý luận và sáng tác văn học cách mạng dƣờng nhƣ chỉ quan tâm nội dung phản ánh hiện thực mà ít chú ý đến phƣơng diện thi pháp, mặc dù đôi lúc có quan tâm đến phong cách, bút pháp sáng tác của nhà văn. Với quan niệm phản ánh hiện thực đƣợc hiểu nhiều khi thô thiển, giản đơn và phƣơng pháp hiện thực chủ nghĩa không cho phép ngƣời ta đi sâu vào các vấn đề thi pháp bởi nếu đi sâu vào các vấn đề thi 10 pháp sẽ bị gán tội “Chủ nghĩa hình thức” hoặc “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Ở miền Nam trong vùng kiểm soát của chính quyền cũ, tuy có điều kiện giới thiệu về lý thuyết cấu trúc xong chƣa nêu vấn đề nghiên cứu thi pháp văn học. Đã có một số công trình lý luận, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các giáo sƣ bậc đại học nhƣng còn tản mạn, phân tán và về cơ bản, thi pháp học vẫn chỉ đƣợc quan niện nhƣ là phép tắc làm thơ, kiến thức về thi ca. Việc nghiên cứu, phê bình văn học về cơ bản vẫn theo truyền thống cũ. Đầu những năm 1980 một số nhà nghiên cứu văn học nhƣ Phạm Vĩnh Cƣ, Duy Lập, Vƣơng Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân… đã giới thiệu thi pháp học Liên Xô vào Việt Nam, dịch một số công trình của Bakhtin, Khrapchenco… trong đó có phần về thi pháp học. Đồng thời, chuyên đề thi pháp học đƣợc Trần Đình Sử mở tại Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, một số cuộc hội thảo chuyên đề về thi pháp học đã đƣợc tổ chức tại Hà Nội… Từ đó nhu cầu tìm hiểu thi pháp học trở nên sôi động trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học, nhiều ngƣời xem đó là cách để tạo nên sự đổi mới trong nghiên cứu, phê bình văn học. Bên cạnh đó, việc giới thiệu các lý thuyết, trƣờng phái nghiên cứu của phƣơng Tây cũng đƣợc thực hiện, từ khi có sự “cởi trói”, “mở cửa” và nhất là phong trào “đổi mới” từ năm 1986. Đến cuối những năm 1990, thi pháp học đã đƣợc giáo sƣ Trần Đình Sử viết thành giáo trình đầu tiên ở bậc Đại học, cao đẳng. Trong không khí đó, nhiều công trình vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, phê bình văn học lần lƣợt xuất hiện, tạo thành phong trào chiếm ƣu thế, một khuynh hƣớng nghiên cứu, phê bình “thời thƣợng”. Trong số những ngƣời đi tiên phong đáng chú ý là các tác giả chuyên ngành ngôn ngữ học nhƣ Phan Ngọc (với các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều và về thơ Đƣờng, thơ song thất lục bát, cách đọc văn học theo ngôn ngữ học), Nguyễn Phan Cảnh với cuốn Ngôn ngữ thơ, vừa có tính lý thuyết vừa có tính phổ cập, đề cập nhiều vấn đề của thơ. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam viết về đặc trƣng thi pháp của ngôn ngữ thơ theo quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc 11 thuộc trƣờng phái R.Jakobson, Nguyễn Tài Cấn với hai công trình: Tìm hiểu kỹ xảo hồi văn liên hoàn trong bài Vũ trung sơn thủy của Thiệu Trị và Ảnh hưởng Hán văn Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn. Đó là các nhà ngôn ngữ học còn các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đi vào thi pháp học khá đông đảo và cũng đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất đáng chú ý: Hoàng Trinh, Bùi Công Hùng, Nguyễn Kim Đính, Đỗ Đức Hiểu… Nhìn tổng thể, ta có thể thấy thi pháp học ở Việt Nam có nguồn gốc từ thi pháp học hiện đại trên thế giới. Có khuynh hƣớng phong cách học ngôn ngữ, có khuynh hƣớng kí hiệu học, có khuynh hƣớng phân tâm học, có khuynh hƣớng thi pháp học xã hội, có khuynh hƣớng thi pháp học lịch sử, văn hóa. Thi pháp học đã đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới và trên hết là cách nhìn mới cho nghiên cứu – phê bình văn học, mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản – tác phẩm văn học bởi thi pháp học là lĩnh vực nghiên cứu có nhiều bộ phận, trƣờng phái, nhiều quan điểm và phƣơng pháp khác nhau. Rõ ràng là thi pháp học có ảnh hƣởng rất lớn trong ngành nghiên cứu văn học hiện nay, nó càng ngày càng mang nội dung lớn hơn, rất đa dạng về quan niệm, phƣơng pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng chƣa từng thấy trong lịch sử. 1.1.1. Thuật ngữ thi pháp, thi pháp học Thi pháp và thi pháp học là thuật ngữ của Phƣơng Tây, bắt nguồn từ truyền thống Hy Lạp. Sau này chuyển sang các thứ tiếng phƣơng Tây nhƣ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,…Ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam lúc đầu dịch theo tiếng La Tinh thành “bàn về nghệ thuật thơ ca” hoặc “nghệ thuật thơ ca”. Sau mới có ngƣời dịch thành “thi học”. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “thi pháp” và “thi pháp học”, ở đây chúng tôi nêu ra định nghĩa mà thấy là hợp lý và đầy đủ nhất của Tiến sĩ Ngữ văn Cao Thị Hồng, ngƣời tiếp thu và kế thừa quan điểm, tƣ tƣởng của giáo sƣ Trần Đình Sử: 12 Theo đó “thi pháp” là tổ hợp những đặc tính thẩm mỹ - nghệ thuật và phong cách của một hiện tƣợng văn học, là cấu trúc bên trong, là hệ thống đặc trƣng của các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng. Thi pháp còn là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trƣờng phái, hay cả một thời đại văn học. Việc nghiên cứu thi pháp gọi là thi pháp học. Thi pháp học là môn chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, là một khoa học ứng dụng trong nghiên cứu văn học. Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản nhƣ: tiểu sử, nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm nhƣ: hình tƣợng nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải đƣợc suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”. 1.1.2. Thi pháp văn học dân gian Văn học dân gian tồn tại trong đời sống thực tế không phải nhƣ một cái gì đơn nhất, nhất dạng mà dƣới hình thức thể loại. Không phải dƣới hình thức những tác phẩm chung chung, “trung tính” về mặt thể loại, mà dƣới hình thức những tác phẩm thuộc một thể loại xác định, đó là những câu tục ngữ, những bài hát ru, những truyện cổ tích… Bản chất chung của văn học dân gian cũng nhƣ những đặc trƣng cơ bản của nó đều mang những biểu hiện, cụ thể khác nhau theo thể loại. Mỗi thể loại văn học dân gian có cách phản ánh thực tại và thái độ đối với thực tế riêng, mà một số nhà khoa học gọi là phƣơng pháp lịch sử đặc thù của nó. Nghiên cứu những đặc điểm thi pháp của các thể loại sẽ giúp tìm hiểu vấn đề phƣơng pháp nghệ thuật của văn học dân gian. Một vấn đề hiện đang còn bỏ ngỏ ngay cả ở những giáo trình văn học dân gian đại học nƣớc ta. Việc tìm hiểu vấn đề phƣơng pháp nghệ thuật của toàn bộ văn học dân gian cũng 13 có thể giúp khai thác sâu hơn giá trị thẩm mỹ của đối tƣợng này, một giá trị có phần ít đƣợc chú ý hơn so với giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của nó. Từ những thi pháp trong văn học dân gian, ta cũng có thể so sánh và nhận thấy những quan hệ của văn học dân gian và văn học viết. Các tác giả văn học Trung đại và Hiện đại sau này đã vận dụng hết sức độc đáo và thành công các câu ca dao, tục ngữ của văn học dân gian. Nói tóm lại khi tìm hiểu, nghiên cứu về thi pháp văn học dân gian thì sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện về các phƣơng pháp sáng tác trong văn học dân gian để từ đó chúng ta thấm nhuần tƣ tƣởng, đạo lý của các sáng tác văn học dân gian. 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp Sự xuất hiện của thi pháp học ở Việt Nam từ những năm 80 đã đem lại rất nhiều ý nghĩa cho nền văn học nƣớc nhà. Đầu tiên đó là khả năng phản ánh đời sống của một hình tƣợng rất phong phú và đa dạng. Thi pháp học cho thấy sự vận động và phát triển của tƣ duy nghệ thuật. Nâng cao khả năng cảm thụ cho ngƣời tiếp nhận. Chúng ta đã biết bản chất của văn học là phản ánh đời sống bằng hình tƣợng, chính vì vậy mà hình tƣợng nghệ thuật là linh hồn của tác phẩm văn học nghệ thuật. Nghệ thuật khẳng định vẻ đẹp tâm hồn con ngƣời, do đó nghiên cứu tác phẩm văn học là nghiên cứu thế giới tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra và đó cũng chính là hình thức tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm văn học dƣới góc độ thi pháp sẽ giúp chúng ta tránh đƣợc và hạn chế đƣợc việc chia tách tác phẩm theo cấu trúc văn bản để nghiên cứu mà phải nhìn một cách vừa cụ thể vừa tổng quát về hình tƣợng nghệ thuật ở từng mảng của nó nhƣ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, màu sắc nghệ thuật, hình tƣợng tác giả trong tác phẩm,… Chẳng hạn khi tìm hiểu con ngƣời trong văn học Việt Nam hiện đại ta sẽ thấy mỗi tác giả có cách quan niệm riêng về con ngƣời trong tác phẩm của mình. Con ngƣời trong tác phẩm của Ngô Tất Tố có hai dạng con ngƣời là con ngƣời oan trái (nhƣng rất đẹp) và con ngƣời tạo ra 14 oan trái. Con ngƣời trong tác phẩm Nam Cao là con ngƣời bán dần sự sống để duy trì sự sống vì vậy mà con ngƣời trong tác phẩm của Nam Cao luôn có ý thức về tâm trạng. Và nó sẽ khác hoàn toàn với con ngƣời vũ trụ, con ngƣời chí khí, con ngƣời tỏ lòng,… trong văn học trung đại. Nhƣ ai cũng biết Kiều bị bán vào lầu xanh chịu bao tủi nhục ê chề. Nhƣng khi Từ Hải xuất hiện cứu nàng thì cái “lầu xanh” ấy lập tức biến thành “lầu hồng”. Vì màu hồng có cảm giác đem lại sự hạnh phúc ấm áp cho con ngƣời và ngƣời con gái kia vẫn là một con ngƣời danh giá trong tâm khảm tác giả. Ngƣợc lại màu trắng sẽ biểu hiện đầy đủ sự tang tóc thê lƣơng, lạnh lẽo và cả sự trong trắng của linh hồn trinh nữ. Sáng nay vô số lá vàng rơi Người gái trinh kia đã chết rồi Có một chiếc xe màu trắng đục Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi Đem đi một chiếc quan tài trắng Và những bông hoa trắng lạnh người Theo bước những người khăn áo trắng Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi. (Viếng hồn trinh nữ - Nguyễn Bính) Bên cạnh những vấn đề trên, dƣới góc nhìn thi pháp ta còn có cách nhìn chi tiết hơn ở các khía cạnh nhƣ cốt truyện, tình tiết truyện, kết cấu, thi pháp thể loại, thi pháp ngôn ngữ trong tác phẩm văn học một cách hoàn thiện hơn. Vấn đề thi pháp học là một vấn đề lớn không phải chỉ trong vài bài viết mà nói hết đƣợc. Nhƣng ngày nay, có thể nói đây là một trong những món ăn tinh thần thời thƣợng. Nó rất cần thiết trong việc nghiên cứu cũng nhƣ giảng dạy văn học trong nhà trƣờng. Nó giúp chúng ta khám phá một cách chính xác các cấu trúc hình thức mang tính nội dung của tác phẩm văn học, phục vụ cho việc tìm hiểu nội dung tác phẩm một cách đích thực, hoàn toàn không có sự gán ghép hoặc cảm nhận thiếu cơ sở. Bên cạnh đó nó còn giúp chúng ta hiểu 15 đủ, hiểu đúng các tác phẩm văn chƣơng trong quá trình phát triển tƣ duy nghệ thuật, đánh giá đúng tƣ duy nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn chƣơng và hình tƣợng tác giả. 1.2. Khái quát về truyện cổ tích Truyện cổ tích là một thể loại văn học đƣợc tự sự dân gian sáng tác có xu thế hƣ cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lƣu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các các nhân vật dân gian hƣ cấu nhƣ tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, ngƣời lùn, ngƣời khổng lồ, ngƣời cá hay thần giữ của và thƣờng là có phép thuật hay bùa mê. Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phƣơng diện ngƣời kể chuyện kể lại nó và ngƣời nghe thì tiếp nhận trƣớc hết nhƣ một sự hƣ cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tƣởng tƣợng. Bên cạnh yếu tố hƣ cấu, tƣởng tƣợng nhƣ một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, mô típ, hình tƣợng nghệ thuật… Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xƣa phản ánh đƣợc các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tƣợng, tín ngƣỡng vật tổ, tín ngƣỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, nhƣ thời phong kiến, thƣờng có những hình tƣợng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tƣ bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thƣờng chú ý hơn đến thƣơng nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến. Những nhà nghiên cứu và sƣu tầm văn học dân gian từ thế kỷ XIX ở Đức, thuộc trƣờng phái thần thoại học nhƣ: Schelling, anh em nhà Schlegel, anh em nhà Grimm xem truyện cổ tích là “những mảnh vỡ của thần thoại cổ”. Các nhà nghiên cứu so sánh chú ý đến sự trùng hợp các sơ đồ cốt truyện và mô típ riêng lẻ trong truyện cổ tích của các dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó những ngƣời theo trƣờng phái nhân loại học (hay còn gọi là tiến hóa luận) ở Anh nửa sau thế kỷ XIX, nhƣ E. Tylor, A.Lang, J.Frazer xây dựng lý thuyết về cơ sở thế sự và tâm lý của cái mà họ gọi là “các cốt 16 truyện tự sinh của truyện cổ tích”, nhấn mạnh rằng truyện cổ tích trùng hợp đồng thời với sự tồn tại của hoang dã. Theo trƣờng phái thần tƣợng học mà đại biểu là Gaston Paris, Angelo de Gubarnatic, trong cổ tích có sự lan truyền của thần bí cổ đại, thần thoại về mặt trời, thần thoại về bình minh. Trƣờng phái văn họa với các đại biểu nhƣ Benfey, Consquin lại đi tìm nguồn gốc cổ tích dân gian ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, trƣờng phái nghi thức chủ nghĩa gồm nhiều các nhà bác học Anh cho rằng cổ tích là những nghi thức cổ truyền còn tồn tại dấu vết đến ngày nay. 1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích Truyện cổ tích là loại truyện xuất hiện từ rất xƣa, chủ yếu do các tầng lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tƣởng tƣợng (bao gồm cả huyễn tƣởng) chiếm phần quan trọng. Có thể có yếu tố hoang đƣờng, kỳ diệu hoặc không, truyện cổ tích trình bày – với một phong cách thƣờng kết hợp hiện thực với lãng mạn – cuộc sống với những con ngƣời trong những tƣơng quan của xã hội có giai cấp (quan hệ địa chủ với nông dân, quan lại với nhân dân, quan hệ gia đình, quan hệ thầy trò,…). Khái quát hiện thực xã hội, truyện cổ tích trình bày con ngƣời với tƣ cách “Tổng hòa những quan hệ xã hội”. Nhƣng yếu tố lãng mạn phản ánh nguyện vọng, ƣớc mơ của nhân dân – là ở chỗ tác giả không chỉ trình bày cái hiện có mà còn trình bày cái chƣa có và cái có thể có. Chính do sự kết hợp hai yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực mà dáng dấp thƣờng thấy của truyện cổ tích là sự trình bày cuộc sống trong trạng thái động của nó, phù hợp với quy luật phát triển nội tại của nó, và phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân về cuộc sống đó. Đối với một thể loại sáng tác dân gian vô cùng phong phú về số lƣợng, đa dạng phức tạp về nội dung và có một lịch sử phát triển lâu dài nhƣ truyện cổ tích thì việc nhận thức không hề đơn giản. Trên thế giới, định nghĩa về truyện cổ tích của anh em Grimm đã đƣợc phổ biến rộng rãi ở châu Âu đầu thế kỷ XX có thể tóm tắt nhƣ sau:“Truyện cổ tích là những truyện được xây
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng