Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Biểu tượng trong truyện ngắn của nam cao và yasunari kawabata...

Tài liệu Biểu tượng trong truyện ngắn của nam cao và yasunari kawabata

.PDF
103
1
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐINH CÔNG THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ YASUNARI KAWABATA Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, tháng 12 năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐINH CÔNG THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ YASUNARI KAWABATA Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8 22 01 20 Người hướng dẫn: 1.TS. Vũ Minh Đức 2.GS.TS. Lê Huy Bắc Phú Thọ, tháng 12 năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Biểu tƣợng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và đƣợc đúc rút trong quá trình tôi tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học và tác phẩm của hai nhà văn. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Luận văn hoàn toàn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học. Học viên Đinh Công Thiện ii LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự phân công của quý thầy cô khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, sau gần sáu tháng thực hiện, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Biểu tƣợng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata”. Để thực hiện đƣợc quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS.Vũ Minh Đức và GS.TS. Lê Huy Bắc đã trực tiếp chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Mặc dù bận rộn với công việc nghiên cứu và giảng dạy ở khoa nhƣng thầy đã rất tận tình chỉ bảo, định hƣớng cho tôi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Ngoài ra tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn để tôi hoàn thiện một cách tốt nhất có thể. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn tập thể các nhà giáo đang công tác tại trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu luận văn này. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên nội dung của luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những ngƣời thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Học viên Đinh Công Thiện iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3 1.2.1. Biểu tƣợng và nghiên cứu về biểu tƣợng trong văn học so sánh.........................3 1.2.2. Những nghiên cứu về biểu tƣợng trong truyện ngắn Nam Cao ..........................5 1.2.3. Những nghiên cứu về biểu tƣợng trong truyện ngắn Yasunari Kawabata .........6 1.2.4. Nghiên cứu về biểu tƣợng trong truyện ngắn Nam Cao và Yasunari Kawabata8 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 9 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 9 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 10 1.6.1. Phƣơng pháp kí hiệu học .......................................................................................10 1.6.2. Phƣơng pháp thống kê ...........................................................................................10 1.6.3. Phƣơng pháp loại hình ...........................................................................................10 1.6.4. Phƣơng pháp so sánh .............................................................................................10 1.6.5. Phƣơng pháp phân tích tác phẩm theo đặc trƣng thể loại ..................................11 1.7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 11 Chƣơng 1. BIỂU TƢỢNG “CON ĐƢỜNG” ................................................ 12 1.1. Con đƣờng trong truyện ngắn Nam Cao ................................................. 15 1.1.1. Con đƣờng – biểu tƣợng cho không gian nông thôn trƣớc cách mạng ........16 1.1.2. Con đƣờng – biểu tƣợng cho quá trình tha hóa ...................................................19 1.2. Con đƣờng trong truyện ngắn Yasunari Kawabata ................................. 24 1.2.1. Con đƣờng – biểu tƣợng cho cuộc đời.................................................................25 1.2.2. Con đƣờng – biểu tƣợng cho hành trình tìm kiếm tình yêu ...............................31 iv 1.3. Những tƣơng đồng và khác biệt từ biểu tƣợng con đƣờng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata .................................................... 36 1.3.1. Nét tƣơng đồng .......................................................................................................36 1.3.2. Điểm khác biệt........................................................................................................37 1.3.3. Nguyên nhân...........................................................................................................38 Chƣơng 2. BIỂU TƢỢNG “DÒNG SÔNG” ................................................. 43 2.1. Biểu tƣợng dòng sông trong truyện ngắn Nam Cao ............................... 44 2.1.1. Dòng sông – biểu tƣợng cho vẻ đẹp làng quê Việt Nam ...................................44 2.1.2. Dòng sông - biểu tƣợng cho những đau khổ của cuộc đời ................................48 2.2. Biểu tƣợng dòng sông trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata ........ 51 2.2.1. Dòng sông – biểu tƣợng cho cái đẹp của thiên nhiên, con ngƣời Nhật Bản ....52 2.2.2. Dòng sông – biểu tƣợng cho số phận con ngƣời trong cuộc đời.......................54 2.3. Những tƣơng đồng và khác biệt từ biểu tƣợng dòng sông trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata .................................................... 57 2.3.1. Nét tƣơng đồng .......................................................................................................57 2.3.2. Điểm khác biệt........................................................................................................58 2.4. Nguyên nhân ..............................................................................................................59 Chƣơng 3. BIỂU TƢỢNG “CON NGƢỜI” .................................................. 62 3.1. Biểu tƣợng con ngƣời trong truyện ngắn Nam Cao ................................ 63 3.1.1. Con ngƣời tha hóa – biểu tƣợng cho sự xuống cấp của xã hội..........................65 3.1.2. Con ngƣời không tha hóa – biểu tƣợng cho niềm tin, hi vọng ..........................70 3.2. Biểu tƣợng con ngƣời trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata ......... 73 3.2.1. Con ngƣời – biểu tƣợng cho ngƣời lữ khách đi tìm cái đẹp...............................74 3.2.2. Con ngƣời - biểu tƣợng cho cái đẹp .....................................................................77 3.3. Những tƣơng đồng và khác biệt từ biểu tƣợng con ngƣời trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata .................................................... 85 3.3.1. Điểm tƣơng đồng ...................................................................................................85 3.3.2. Điểm khác biệt........................................................................................................85 v 3.3.3. Nguyên nhân...........................................................................................................86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 93 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 1.1.1. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, trong đó hình tƣợng nghệ thuật chính là “tế bào” làm nên sự sống còn của mỗi tác phẩm. Thế giới hình tƣợng trong mỗi tác phẩm vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa. Và để tác phẩm ấy đạt đến độ “chân-thiện-mĩ” thì tất yếu, các hình tƣợng nghệ thuật kia phải trở thành những biểu tƣợng. Từ hình tƣợng đến biểu tƣợng là quá trình nhà văn thổi hồn vào chúng, chắp cho chúng đôi cánh của tƣ tƣởng, tình cảm; khiến chúng không còn “đơn thuần” nhƣ chúng vốn tồn tại trong cuộc sống mà bay bổng, cao vời. Biểu tƣợng trở thành một một phần không thể thiếu trong mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính. Nghiên cứu một tác phẩm văn học, suy cho cùng là việc tìm hiểu hệ thống các biểu tƣợng, để rồi từ đó phác họa ra đƣợc bức tranh xã hội, nhận ra đƣợc thông điệp, thấu hiểu đƣợc tƣ tƣởng mà nhà văn gửi gắm trong đó. Không chỉ vậy, những biểu tƣợng văn học còn có mối liên hệ mật thiếu với nền văn hóa, văn học của từng quốc gia, khu vực. Vì thế, trong những năm gần đây, nghiên cứu văn học thông qua hệ thống biểu tƣợng là một xu thế tất yếu. 1.1.2. Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nam Cao đƣợc coi là một cái tên không thể không nhắc đến. Bạn đọc và các nhà phê bình thƣờng dành những mĩ từ để khẳng định vị trí của ông trên văn đàn nhƣ: “nhà văn hiện thực xuất sắc” (Hà Minh Đức), “ngƣời kết thúc vẻ vang trào lƣu văn học hiện thực” (Phong Lê),… Nếu Nguyễn Công Hoan đƣợc mệnh danh là “bậc thầy về truyện ngắn châm biếm”, Nguyễn Tuân đƣợc mệnh danh là “bậc thầy của tùy bút” thì Nam Cao cũng là một “bậc thầy về truyện ngắn hiện thực”. Bằng tất cả vốn sống, vốn kiến thức về cuộc đời, dùng cặp mắt tinh nhạy của một ngƣời từng trải để đặt mình vào nhân vật, hóa thân vào từng mảnh đời, sống cuộc đời của họ. Vì thế, các nhân vật của Nam Cao nhƣ đi từ cuộc đời vào trong những trang viết. Đọc các tác phẩm của Nam Cao, ngƣời đọc đƣợc trải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc, đi từ ngỡ ngàng đến xúc động, từ nụ cƣời đến những giọt nƣớc mắt, từ sự phẫn nộ đến cảm giác đau đớn nhƣ bóp nghẹt vào tim. Đó không chỉ là tài năng 2 của một ngòi bút tuyệt vời mà còn là cái tâm cao cả của một ngƣời nghệ sĩ luôn đau đáu với đời. Ông không chỉ đem đến cho nền văn học nƣớc nhà những quan niệm mới mẻ về con ngƣời, cuộc đời; những cái nhìn mang tính phát hiện về thế giới tâm lý con ngƣời mà còn cả những cách tân độc đáo, sáng tạo về nghệ thuật. Nam Cao đã đƣa văn học sang một ngã rẽ mới, một bƣớc ngoặt quan trọng trong lịch sử văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với một vị trí then chốt trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nam Cao cùng các tác phẩm của ông trở thành một đề tài quen thuộc, một mảnh đất màu mỡ cho giới nghiên cứu, phê bình văn học. Các đề tài thƣờng xoay quanh thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao, bút pháp tự sự, phong cách nghệ thuật cùng một vài đề tài tiêu biểu trong sự nghiệp của ông. Những điều đó thực sự đã làm nên tên tuổi và chất riêng mang tên Nam Cao. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của văn chƣơng Nam Cao không dừng lại ở đó. Mỗi trang văn của ông luôn đem đến cho ngƣời đọc cảm giác chân thật nhƣ đƣợc chứng kiến ngƣời thật, việc thật của cuộc đời. Nhƣng sau khi gấp lại mỗi trang văn ấy, ngƣời đọc lại không ngừng suy ngẫm. Từ những câu chuyện hàng ngày của cuộc đời, từ những con đƣờng, dòng sông, ngôi nhà, mảnh vƣờn,… Nam Cao đã tạo thành một thế giới biểu tƣợng đầy ẩn ý, khiến ngƣời đọc phải băn khoăn, trăn trở. Giải mã biểu tƣợng trong truyện ngắn Nam Cao là một cách thức tiếp cận thế giới nghệ thuật phong phú của nhà văn này. 1.1.3. Nhật Bản – xứ sở hoa anh đào, đất nƣớc của những con ngƣời giàu ý chí, nghị lực và tính kỷ luật cao, nơi có nền văn học độc đáo vào hàng bậc nhất trên thế giới. Nhắc đến văn học Nhật Bản, độc giả không chỉ nhớ đến lối thơ Hai-cƣ, nhớ đến thơ Waka mà còn nhớ đến hàng loạt tên tuổi nổi tiếng, trong số đó không thể không kể đến Yasunari Kawabata. Ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên, là ngƣời châu Á thứ ba đạt giải Nobel Văn học danh giá. Qua thời gian, các sáng tác của ông vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phƣơng Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới. Với những ai say mê nền văn học Nhật Bản nói riêng và bạn đọc yêu văn chƣơng nói chung không thể bỏ qua các tác phẩm của Kawabata. Những tiểu thuyết nổi tiếng của ông nhƣ: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Đẹp và buồn,… trở thành những cuốn sách đƣợc bạn đọc săn lùng nhiều nhất. Bởi 3 vậy, giới nghiên cứu cũng tập trung vào các tiểu thuyết này của Kawabata. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông không chỉ có thể, Kawabata còn mảng truyện ngắn vô cùng độc đáo. Với lối viết truyện ngắn riêng biệt, đặc biệt là Những truyện trong lòng bàn tay của ông đã tạo thành một trào lƣu sáng tác, mang đến một cách viết truyện mới lạ: cô đọng, hàm súc, ngắn gọn nhƣng giá trị nội dung, tƣ tƣởng thì không thua kém bất cứ một tác phẩm truyện dài hay tiểu thuyết nào. Đọc các truyện ngắn của Yasunari Kawabata, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự tinh tế của tâm hồn Nhật Bản, nét văn hóa Nhật in dấu trong từng hình ảnh, biểu tƣợng nghệ thuật. Chính những biểu tƣợng ấy trở thành một viên nam châm thu hút ngƣời đọc, khiến ngƣời đọc phải tò mò, khám phá về chúng. Thế giới biểu tƣợng trong truyện ngắn của Kawabata là một vấn đề mà ngƣời viết đặc biệt quan tâm, chú ý. Nhƣ vậy, truyện ngắn của Nam Cao và Kawabata vẫn còn bỏ ngỏ ở một số phạm vi. Đặc biệt là nghiên cứu dƣới cái nhìn so sánh. Đây thực sự là một thiếu sót trong việc nghiên cứu về hai nhà văn này. Hơn nữa, văn học Việt Nam và văn học Nhật Bản đều nằm chung trong khu vực châu Á, có nhiều điểm gần gũi với nhau. Nhận thấy đƣợc những đóng góp to lớn, vị trí trong nền văn học cũng nhƣ sự tƣơng đồng trong hệ thống biểu tƣợng giữa hai nhà văn lớn: Nam Cao và Yasunari Kawabata, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Biểu tượng trong truyện ngắn Nam Cao và Yasunari Kawabata. Với đề tài này, luận văn hƣớng tới việc nghiên cứu biểu tƣợng trong sự so sánh giữa hai tác giả mà rộng hơn là so sánh giữa hai nền văn học. Để từ đó, ngƣời viết giúp làm rõ những nét tƣơng đồng cũng nhƣ những điểm khác biệt trong hai nền văn hóa Việt Nam – Nhật Bản. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Biểu tượng và nghiên cứu về biểu tượng trong văn học so sánh Nghiên cứu biểu tƣợng là một khoa học liên ngành phổ biến trên thế giới với nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Bộ môn khoa học nghiên cứu này đã đƣợc du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm qua theo hƣớng tiếp cận hàn lâm của phƣơng Tây. Tuy du nhập vào từ lâu nhƣng cho đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu trên bình diện văn bản học đã đạt đƣợc khá nhiều thành tựu, trong khi nghiên cứu biểu tƣợng thì dƣờng nhƣ vẫn còn quá ít ỏi cả về số lƣợng và 4 chất lƣợng. Đây vẫn đang là một miền đất còn xa lạ, hoang sơ, ít đƣợc đào xới với số lƣợng các công trình nghiên cứu chỉ đếm đƣợc trên đầu ngón tay. Thậm chí trong số những nghiên cứu ít ỏi đó, chƣa một công trình nào thực sự “đặt nền móng” cho một bộ môn khoa học có tên gọi nghiên cứu biểu tƣợng. Công trình nghiên cứu biểu tƣợng đáng kể nhất là Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lý thuyết của Đinh Hồng Hải (NXB Thế giới, Hà Nội, 2014). Cuốn sách đã đem đến một cái nhìn mang tầm bao quát, toàn diện về hƣớng nghiên cứu biểu tƣợng trong bối cảnh nền văn học đƣơng đại.Tiếp nối công trình đó, nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về thế giới biểu tƣợng trong các sáng tác của các nhà văn ra đời nhƣ: Biểu tượng con đường trong truyện ngắn Lỗ Tấn (năm 2013), Hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (năm 2017),… Văn học so sánh là một hƣớng nghiên cứu phổ biến ở Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX. Các nhà nghiên cứu, phê bình luôn sử dụng phƣơng pháp này nhƣ là một con đƣờng tiên quyết để đi vào khám phá tác phẩm. Chỉ có đặt lên bàn cân so sánh tác phẩm này với tác phẩm kia, nhà văn này với nhà văn kia và rộng hơn là nền văn học này với nền văn học kia thì mới có thể đánh giá đƣợc giá trị của từng bên. Nhờ so sánh mà giới phê bình đã có những nhận định xác đáng, thuyết phục về giá trị của tác phẩm cũng nhƣ tài năng và sự cống hiến của từng tác giả đối với nền văn học. Cũng nhờ so sánh mà bạn đọc thấy đƣợc sự tƣơng đồng, điểm gặp gỡ giữa các nền văn hóa, văn học giữa các quốc gia trong từng khu vực. Từ đó thấy đƣợc sự ảnh hƣởng qua lại, sự chi phối của những quốc gia đƣợc coi là cái nôi văn hóa trên thế giới. Việc nghiên cứu về biểu tƣợng trong văn học so sánh bƣớc đầu ghi nhận một số công trình có giá trị nhƣ: hệ thống truyện cổ viết về Hòn vọng phu trong văn học dân gian Việt Nam, Hàn Quốc, và các nƣớc khác ở châu Á nhƣ Nhật, Trung Quốc trong Hình tượng Hòn vọng phu trong truyện cổ Việt Nam và Hàn Quốc của Đinh Thị Khang, Kiểu truyện Vọng phu ở châu Á và Việt Nam của Nguyễn Việt Hùng, so sánh biểu tƣợng Mặt trời lặn và mọc trong Thần thoại Mặt Trời của Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản của Trần Lê Bảo,… Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chƣa thể khảo sát hết các công trình 5 nghiên cứu trong lĩnh vực này, tuy nhiên, vẫn có thể thấy, việc nghiên cứu biểu tƣợng cũng nhƣ so sánh biểu tƣợng văn học đã đƣợc quan tâm ở nhiều khía cạnh. Đó chính là những thành tựu mà thế hệ sau đƣợc kế thừa. 1.2.2. Những nghiên cứu về biểu tượng trong truyện ngắn Nam Cao Truyện ngắn Nam Cao là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu, phê bình tìm đến. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của ông nhƣ: cuốn sách Nam Cao tác phẩm và lời bình của NXB Văn học 2011 đã tổng hợp những bài bình luận hay, đặc sắc về các tác phẩm của Nam Cao. Cuốn sách Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn do Nguyễn Đăng Mạnh nghiên cứu, tổng hợp với nhiều bài viết giá trị, trong đó phải kể đến 3 bài viết xuất sắc về Nam Cao: Nhớ Nam Cao và những bài học của ông; Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn Nam Cao; Đọc lại truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Tuyển tập Nam Cao cũng có những lời nhận định xác đáng về nhân vật trong truyện của Nam Cao nhƣ sau: “nhiều nhân vật trong Nam Cao đã bị cuộc đời làm biến chất. Cuộc sống của họ là những tiếng kêu cho tình trạng cấp cứu của xã hội…Nhân vật của Nam Cao có ý thức chống lại mọi trạng thái tha hóa, làm sai lạc bản chất của mình, phải biết giữ lại nhân cách, một nhân cách tốt nhất giữa cảnh sống tầm thƣờng nhỏ nhặt”[43,22]. Chính nhận định này là cơ sở để ngƣời viết tìm hiểu biểu tƣợng con ngƣời trong truyện ngắn Nam Cao. Bên cạnh những cuốn sách của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, còn nhiều luận văn, luận án đi sâu nghiên cứu về Nam Cao. Tiêu biểu nhƣ: luận án Thi pháp truyện ngắn Nam Cao của tác giả Nguyễn Hoa Bằng, luận văn Con người tha hóa trong truyện ngắn của Nam Cao trước 1945, Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao,… Cùng nhiều công trình khác nữa. Nhƣ vậy, qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về Nam Cao đã có ở trên, ngƣời viết nhận thấy các nhà nghiên cứu đã có đóng góp đáng kể trong việc khảo sát, tìm hiểu, đánh giá các tác phẩm của Nam Cao trong suốt nhiều thập kỷ qua. Mỗi cuốn sách, mỗi luận văn, mỗi bài viết là một thành quả to lớn cung cấp 6 cho ngƣời đọc những kiến thức bổ ích về Nam Cao và sáng tác của ông. Đây là nền tảng để ngƣời viết căn cứ vào đó nghiền ngẫm, phát hiện thêm những điều còn đang bỏ ngỏ trong cách tiếp cận truyện ngắn của Nam Cao. 1.2.3. Những nghiên cứu về biểu tượng trong truyện ngắn Yasunari Kawabata Cái tên Yasunari Kawabata gắn liền với danh xƣng tiểu thuyết gia nhiều hơn là truyện ngắn.Vì thế, các công trình nghiên cứu phần nhiều đều ƣu ái hơn đến thể loại này. Nhiều luận văn nhƣ: Biểu tượng trong bộ ba tác phẩm Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Yasunari Kawabata của Phạm Thị Khánh Liêm, Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của Yasunari Kawabata luận văn tốt nghiệp của tác giả Trần Thị Cẩm Nhƣờng, Một số biểu tượng trong tiểu thuyết Cố đô của Yasunari Kawabata – luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thanh Vũ, bài tiểu luận Bộ ba biểu tượng tuyết – gương – kimono trong tác phẩm xứ tuyết của Yasunari Kawabata của trƣờng Đại học sƣ phạm TP Hồ Chí Minh năm 2017,… Đáng chú ý, tác giả Hà Văn Lƣỡng (Đại học khoa học Huế) trong bài viết tạp chí số 5 năm 2007 với nhan đề Đặc điểm truyện ngắn của Yasunari Kawabata – nhìn từ góc độ thi pháp học đã khẳng định: “Truyện ngắn của ông là những mảng màu thạch bích mà mỗi lần đọc ta phát hiện thêm những vẻ đẹp của nó”[32]. Quả đúng nhƣ vậy, vẻ đẹp của những mảng màu thạch bích trong truyện ngắn của Kawabata phải càng đọc kĩ, càng nghiền ngẫm thì mới phát hiện ra đƣợc. Ý nghĩa ẩn sâu của mỗi truyện ngắn ấy hẳn phải đƣợc tạo nên từ hệ thống các biểu tƣợng nghệ thuật. Chính việc xây dựng các biểu tƣợng đã giúp cho truyện ngắn của Kawabata lấp lánh nhiều tầng nghĩa, thu hút ngƣời đọc khám phá, phát hiện vẻ đẹp ẩn sâu bên trong nó. Có thể khẳng định rằng: có nhiều công trình nghiên cứu chung về cuộc đời và sáng tác của Kawabata. Trong phạm vi thu thập đƣợc ở Việt Nam, tôi xin kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau: Bài viết Kawabata - người cứu rỗi cái đẹp in trên tạp chí Văn năm 1991 của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu. Tác giả Đào Thị Thu Hằng với nhiều bài viết chất lƣợng nhƣ: Yasunari giữa 7 dòng chảy Đông –Tây (đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 7, năm 2005); chuyên luận Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, bài viết Truyện ngắn trong lòng bàn tay – cái nhìn thẩm mỹ trong suốt,… Năm 2003, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Kawabata, một hội thảo Khoa học mang tên ông đƣợc tổ chức tại Hà Nội. Tại hội thảo, nhiều tác giả say mê văn học Nhật Bản và các tác phẩm của Kawabata đã có những bài viết giá trị, đáng kể nhƣ: tác giả Hoàng Long với tham luận Đặc điểm thi pháp truyện trong lòng bàn tay của Yasunari Kawabata, bài viết Chưởng chi tiểu thuyết của Y. Kawabata–Thể loại tự sự độc đáo của tác giả Nguyễn Thị Mai Liên sau đƣợc tuyển chọn và in trong cuốn Tự sự học (Phần 2), Trần Đình Sử chủ biên, Nxb Đại học sƣ phạm (2008). Năm 2010, Hội thảo quốc tế Quá trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản và các nƣớc khu vực văn hóa chữ Hán trong đó có Việt Nam đƣợc tổ chức tại trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu phê bình với nhiều bài tham luận giá trị. Tại hội thảo, các tác giả đã so sánh, đối chiếu và chỉ ra sự tƣơng đồng cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng của nền văn học châu Á đến các quốc gia trong khu vực. Có thể kể đến các bài tham luận tạo đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của hội thảo nhƣ: Kawabata trong tiến trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản của tác giả Trần Thị Tố Loan, Một số ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây hiện đại trong sáng tác của Yasunari Kawabata của tác giả Hà Văn Lƣỡng. Bài viết Đặc điểm truyện ngắn trong lòng bàn tay của thầy Lƣu Đức Trung in trong nội san Haiku Việt (năm 2010)… Qua những mảng tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy các bài viết đều đánh giá cao truyện ngắn của Kawabata, đặc biệt đến những Truyện trong lòng bàn tay. Tuy vậy, ngƣời viết nhìn thấy đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các tác giả đến nghệ thuật viết truyện của Kawabata chứ chƣa đề cập nhiều đến các biểu tƣợng. Trên cơ sở tiếp thu thành quả của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu những biểu tƣợng trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata với mong muốn góp phần làm đầy đủ, phong phú hơn vào kho tƣ liệu nghiên cứu về 8 ngƣời lữ khách muôn đời đi tìm cái Đẹp Kawabata. 1.2.4. Nghiên cứu về biểu tượng trong truyện ngắn Nam Cao và Yasunari Kawabata Theo sự tìm hiểu hạn chế của ngƣời viết, việc nghiên cứu về biểu tƣợng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata đến nay chƣa có bất cứ công trình nghiên cứu nào. Khi đối sánh văn học Việt Nam và văn học Nhật Bản, cụ thể ở trƣờng hợp của nhà văn Nam Cao thì đến thời điểm hiện nay mới chỉ có công trình So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao (Việt Nam) và Ruinoxke Akutagawa (Nhật Bản). Bởi lẽ, Nam Cao và Ruinoxke Akutagawa đều là những nhà văn hiện thực, vì thế bút pháp nghệ thuật của 2 nhà văn này có nhiều điểm tƣơng đồng, gặp gỡ. Thế nhƣng với Nam Cao và Yasunari Kawabata thì hoàn toàn trái ngƣợc về xu hƣớng thẩm mĩ. Trong khi Nam Cao chủ trƣơng đi theo dòng văn học hiện thực phê phán, dùng văn chƣơng để lên án, tố cáo xã hội, cảm thông với số phận của con ngƣời thì Kawabata lại thiên hƣớng theo dòng văn học duy mĩ, dùng tác phẩm của mình để bộc bạch quan niệm về cái Đẹp, hành trình đi tìm cái Đẹp của nhà văn. Vì thế, sự gặp gỡ của 2 nhà văn này sẽ nằm ở thế giới biểu tƣợng nghệ thuật và giá trị tƣ tƣởng, nhân văn sâu sắc. Nhƣ vậy, qua những trình bày của tôi ở trên về tình hình nghiên cứu biểu tƣợng, so sánh biểu tƣợng cũng nhƣ nghiên cứu các biểu tƣợng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata, tôi xin đƣa ra một số nhận định sau: Thứ nhất, việc nghiên cứu về biểu tƣợng đang trở thành một vấn đề nổi bật nghiên cứu của văn học.Tuy nhiên, việc nghiên cứu biểu tƣợng trong tƣơng quan so sánh giữa hai tác giả của văn học hiện đại còn hạn chế, chƣa có nhiều. Thứ hai, việc nghiên cứu biểu tƣợng trong truyện ngắn của hai tác giả Nam Cao và Yasunari Kawabata cũng chƣa đƣợc giới phê bình quan tâm nhiều. Cho đến thời điểm hiện nay, chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, công phu nào về biểu tƣợng trong truyện ngắn của hai nhà văn này. Thứ ba, mảng truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata là một phần vô cùng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của hai nhà văn. Thế nhƣng khi nghiên cứu, các tác giả lại chủ yếu chú ý đến những tác phẩm thuộc thể loại 9 tiểu thuyết. Do vậy, việc thiên vị thể loại này dễ khiến ngƣời đọc có cái nhìn chƣa toàn diện về hai nhà văn. Thứ tƣ, việc in ấn, xuất bản các truyện ngắn của Yasunari Kawabata đến nay vẫn còn hạn chế. Tuyển tập truyện ngắn và Truyện trong lòng bàn tay của Yasunari Kawabata chƣa đƣợc phổ biến, các sách in từ trƣớc đó khá lâu mà chƣa tái bản. Trong khi đó, tiểu thuyết của Yasunari Kawabata đƣợc in ấn, xuất bản rất nhiều trên thị trƣờng. Điều này vô tình khiến cho các truyện ngắn của Yasunari Kawabata ít có điều kiện tiếp xúc với độc giả. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ tình hình nghiên cứu vấn đề nhƣ trên, trong điều kiện tƣ liệu và khả năng cho phép, tôi nghiên cứu luận văn này với mục tiêu là tìm hiểu về những biểu tƣợng trong truyện ngắn Nam Cao và Yasunari Kawabata, từ đó so sánh, lý giải điểm tƣơng đồng, sự khác biệt trong cách xây dựng biểu tƣợng của hai nhà văn. Luận văn này của tôi cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu so sánh sau này giữa văn học Việt Nam và văn học Nhật Bản. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những biểu tƣợng tiêu biểu, có sự tƣơng đồng, gần gũi trong truyện ngắn Nam Cao và Yasunari Kawabata.  Phạm vi nghiên cứu và khảo sát của luận văn là: + Cuốn Tuyển tập Nam Cao (NXB Văn học – năm 2002) + Cuốn Yasunari Kawabata – tuyển tập tác phẩm (NXB Lao động – năm 2005) 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu trên, ngƣời viết cần làm những nhiệm vụ sau:  Thống kê, phân loại các biểu tƣợng và những biến thể của các biểu tƣợng (con đƣờng, dòng sông, con ngƣời) trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata.  Tìm hiểu ý nghĩa của từng biểu tƣợng đƣợc 2 nhà văn xây dựng. 10  So sánh, lý giải sự tƣơng đồng, khác biệt trong cách sử dụng biểu tƣợng của hai nhà văn. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp kí hiệu học Xuất phát từ đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là hệ thống các biểu tƣợng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata. Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp kí hiệu học nhằm truy tìm cái biểu đạt (hình thức biểu tƣợng) và cái được biểu đạt (ý nghĩa biểu tƣợng) từ hệ thống biểu tƣợng trong tác phẩm của hai tác giả. Bởi vậy, đây là một phƣơng pháp chủ đạo, hữu hiệu trong việc nghiên cứu đề tài luận văn này. 1.6.2. Phương pháp thống kê Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu, khảo sát của luận văn là các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn của hai nhà văn Nam Cao và Yasunari Kawabata. Đây là hai nhà văn lớn, có sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú, số lƣợng tác phẩm không hề nhỏ. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu, ngƣời viết cần sử dụng phƣơng pháp thống kê để chỉ rõ, phân loại các tác phẩm có cùng đề tài, biểu tƣợng. Từ những số liệu cụ thể, chính xác đó, ngƣời viết sẽ có cơ sở, căn cứ để đánh giá, phân tích ý nghĩa biểu tƣợng và lý giải sự tƣơng đồng, khác biệt giữa hai nhà văn Nam Cao và Yasunari Kawabata. 1.6.3. Phương pháp loại hình Phƣơng pháp loại hình học xem văn học nhƣ là một hiện tƣợng thế giới, là những cộng đồng loại hình của từng giai đoạn lịch sử văn học. Vì thế, đây là cơ sở để nghiên cứu những tác phẩm, tác giả văn học thuộc cùng một cộng đồng loại hình trong giai đoạn văn học nhất định. Khi nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết để sử dụng phƣơng pháp loại hình để thấy đƣợc sự tƣơng đồng trong cách miêu tả và ý nghĩa của các biểu tƣợng trong truyện ngắn của Nam Cao và Yasunari Kawabata. 1.6.4. Phương pháp so sánh Mục đích cuối cùng của luận văn là chỉ ra điểm tƣơng đồng và khác biệt 11 trong hệ thống biểu tƣợng của Nam Cao và Yasunari Kawabata. Muốn đạt đƣợc mục đích đó, tất yếu luận văn phải sử dụng phƣơng pháp so sánh. Với phƣơng pháp này, ngƣời viết tập trung đi tìm những phƣơng diện, tiêu chí để so sánh (cách miêu tả, cách dùng từ, đặt câu, ý nghĩa của từng biểu tƣợng). Bằng phƣơng pháp so sánh, ngƣời viết đã thấy đƣợc những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhà văn. Từ đó mà so sánh hai nền văn hóa, văn học Việt Nam và Nhật Bản. 1.6.5. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Mỗi thể loại văn học có một đặc trƣng riêng, những đặc điểm về thể loại chi phối đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng, cảm hứng nghệ thuật cũng nhƣ kết cấu, ngôn ngữ của từng nhà văn. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết đã vận dụng phƣơng pháp phân tích tác phẩm theo đặc trƣng thể loại để tìm hiểu các yếu tố cốt lõi của thể loại truyện ngắn nhƣ: cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết, tình huống truyện,… Những yếu tố này góp phần giúp ngƣời viết phát hiện ra nét riêng của mỗi nhà văn trong việc xây dựng hệ thống biểu tƣợng. Ngoài những phƣơng pháp cơ bản trên, luận văn của tôi còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu bổ trợ nhƣ: phƣơng pháp tiểu sử, phƣơng pháp liên ngành,… 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Biểu tƣợng con đƣờng Chƣơng 2: Biểu tƣợng dòng sông Chƣơng 3: Biểu tƣợng con ngƣời 12 Chương 1 BIỂU TƢỢNG “CON ĐƢỜNG” Biểu tƣợng là một khái niệm không còn xa lạ với giới nghiên cứu văn học nói chung và bạn đọc yêu văn chƣơng nói riêng. Với mỗi tác phẩm, biểu tƣợng là sự nâng cấp của hình tƣợng nghệ thuật, là hạt nhân quan trọng tạo nên tầm tƣ tƣởng của mỗi thiên truyện. Với nền văn hóa dân tộc, biểu tƣợng là gƣơng mặt tinh thần, là tấm gƣơng mà thông qua đó ngƣời đọc thấu hiểu đƣợc nét đẹp văn hóa của từng dân tộc. Biểu tƣợng đặc trƣng cho nền văn minh, tôn giáo của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn “150 từ điển thuật ngữ văn học” đã định nghĩa: Trong nghĩa rộng, biểu tƣợng thể hiện “đặc trƣng phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng văn học nghệ thuật”. Theo nghĩa hẹp, biểu tƣợng là “một phƣơng thức chuyển mã của lời nói đặt bên cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tƣợng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát đƣợc bản chất của một hiện tƣợng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tƣ tƣởng hay một triết lý sâu xa về con ngƣời và cuộc đời”[1,45]. Nhƣ vậy, giá trị của biểu tƣợng vô cùng lớn lao, đằng sau những hình tƣợng nghệ thuật kia là hàng lớp giá trị tiềm ẩn ở bề sau, bề sâu, bề xa. Bởi thế, khi nghiên cứu biểu tƣợng trong văn học là chúng ta đang từng lớp bóc tách các tầng nghĩa của văn bản để từ đó khám phá những giá trị cội nguồn văn hóa của dân tộc, tìm đến những giá trị đích thực mà tác phẩm đem lại. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh gƣơng mặt của xã hội thông qua hệ thống hình tƣợng nghệ thuật đƣợc xây dựng từ chất liệu đăch biệt: ngôn từ. Mang đặc trƣng của văn học nghệ thuật, biểu tƣợng trong tác phẩm bắt nguồn từ đời sống nhƣng không phải là sự sao chép nguyên xi, máy móc hình ảnh của hiện thực mà là một sự phản ánh đầy năng động sáng tạo, đầy tính chủ quan. Hiện thực mà văn học phản ánh không còn là một hiện thực khách quan mà là hiện thực thấm đẫm chủ quan của nghệ sĩ. Nhƣ vậy, tính biểu tƣợng là một đặc trƣng mang tính bản chất của hình tƣợng nghệ thuật làm cho hình tƣợng vừa quen lại vừa lạ, vừa khách quan lại vừa chủ quan. Mỗi một nhà văn lại sử dụng 13 những hình ảnh biểu tƣợng theo cách riêng mang ý đồ nghệ thuật riêng của mình. Nó cụ thể hóa những ấn tƣợng của nhà văn về cuộc sống. Hình ảnh biểu tƣợng trong văn học ngay từ khi mới xuất hiện đã mang tính ƣớc lệ sâu sắc tạo nên một thế giới mang tính biểu tƣợng cao độ cho nên mỗi biểu tƣợng đƣợc chọn không chỉ đơn thuần mang một mẫu gốc nữa mà nó sẽ sản sinh ra các biến thể loại hình. Bằng ngôn từ nghệ thuật, biểu tƣợng không còn giống nhƣ điểm xuất phát nguyên khởi của nó nữa mà mang một tấm áo mới đƣợc thêu dệt từ chất liệu quen thuộc nhƣng phủ lớp sơn mới với nhiều màu sắc lung linh huyền ảo khiến ngƣời đọc bị thu hút, say mê. Vì vậy, con đƣờng giải mã biểu tƣợng trong tác phẩm văn học sẽ không đơn giản nhƣ đi tìm hiểu những hình tƣợng nghệ thuật khác, con đƣờng ấy sẽ phải đi từ chính ngôn từ, kết cấu, các thủ pháp... để tìm ra cái nhìn ẩn đằng sau những hình tƣợng có nguồn gốc từ biểu tƣợng. Sự xuất hiện biểu tƣợng trong tác phẩm văn học là một tín hiệu để ngƣời đọc nắm bắt đƣợc ý nghĩa của tác phẩm, đi vào mạch nguồn sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ mà trong đó những hình ảnh, biểu tƣợng, tƣợng trƣng là một hệ thống tín hiệu nhỏ nằm trong chỉnh thể lớn ấy. Với tƣ cách là một hệ thống tín hiệu thẩm mỹ, biểu tƣợng là một mắt xích quan trọng liên kết các tầng nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm để tạo nên chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn về nội dung và hình thức nghệ thuật. Tín hiệu nghệ thuật ấy tạo cho tác phẩm tầng sâu giá trị để vừa khám phá ngƣời đọc vừa nhận ra đƣợc vẻ đẹp phong phú của tác phẩm, vừa thấy đƣợc tài năng nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ. Có những biểu tƣợng nhỏ nhƣng lại mang tầm tƣ tƣởng lớn, thể hiện nhân cách lớn, tài năng lớn, biểu tƣợng con đƣờng là một trong số đó. Biểu tƣợng con đƣờng còn xuất hiện trở đi trở lại trong nhiều nền văn học, của nhiều tác giả khác nhau ở mọi thời đại. Đây là hình ảnh quen thuộc của đời sống hiện thực mang ý nghĩa là lối đi, đƣờng đi dẫn bƣớc chân của con ngƣời đến nơi mà họ mong muốn. Đi trên đƣờng, con ngƣời phát hiện ra nhiều tầng nghĩa ẩn sâu trong nó. Thứ nhất, con đƣờng chính là cuộc hành trình để tìm đến cái đích cuối cùng của đời ngƣời, để đến với hạnh phúc, niềm vui, chân lý,…Tất cả những điều tốt đẹp đó sẽ nằm ở cuối con đƣờng. Đi trên con đƣờng ấy, con
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng