Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Biểu tượng trong tất cả các dòng sông đều chảy của nancy cato...

Tài liệu Biểu tượng trong tất cả các dòng sông đều chảy của nancy cato

.PDF
92
1
139

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TRẦN THỊ VĨNH BIỂU TƯỢNG TRONG TẤT CẢ CÁC DÒNG SÔNG ĐỀU CHẢY CỦA NANCY CATO . LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Huy Bắc PHÚ THỌ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Biểu tượng trong Tất cả các dòng sông đều chảy của Nancy Cato” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của bản thân! Phú Thọ ngày 20 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Vĩnh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Huy BắcTrưởng khoa Việt Nam học (Trường Đại học sư phạm Hà Nội)- người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn! Xin chân thành cảm ơn các thầy, co giáo trong khoa Khoa học và Nhân văn, Trường Đại học Hùng Vương- Việt Trì- Phú Thọ dã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn! Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường THPT Chuyên Hùng Vương, bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập, nghiên cứu! Việt Trì ngày 10 tháng 10 năm 2018. Tác giả luận văn Trần Thị Vĩnh iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG ..................... 10 1.1. Khái niệm ................................................................................................. 10 1.2. Phân biệt biểu tượng với kí hiệu, hình tượng, cổ mẫu ............................. 13 1.3. Biểu tượng nghệ thuật .............................................................................. 14 Chƣơng 2. BIỂU TƢỢNG DÒNG SÔNG TRONG TÂT CẢ CÁC DÒNG SÔNG ĐỀU CHẢY ....................................................................................... 19 2.1. Biểu tượng “Dòng sông” .......................................................................... 19 2.1.1. Dòng sông và ý nghĩa biểu tượng ......................................................... 19 2.1.2. Biểu tượng “Dòng sông” trong văn học................................................ 20 2.2. Biểu tượng “Dòng sông” của Nancy Cato ............................................... 24 2.2.1. Những dòng sông - biểu trưng cho sự hùng vĩ và thơ mộng trữ tình của tự nhiên ............................................................................................................ 26 2.2.2. Những dòng sông - Nguồn sống và nguồn chết.................................... 31 2.2.3. Những dòng sông - biểu trưng cho cuộc sống và đời người................. 33 Chƣơng 3. BIỂU TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TẤT CẢ CÁC DÕNG SÔNG ĐỀU CHẢY .......................................................................... 38 3.1. Biểu tượng “Người phụ nữ” ..................................................................... 38 3.2. Biểu tượng “Người phụ nữ” trong văn học.............................................. 40 3.3. Biểu tượng “Người phụ nữ” của Nancy Cato .......................................... 46 iv 3.3.1. Người phụ nữ - Biểu tượng của “thiên tính nữ” ................................... 47 3.3.2. Người phụ nữ - Hiện thân của những bi kịch ....................................... 52 3.3.3. Người phụ nữ - Vẻ đẹp của tài hoa, nghị lực và khát vọng .................. 57 Chƣơng 4. BIỂU TƢỢNG “CON TÀU” TRONG TẤT CẢ CÁC DÒNG SÔNG ĐỀU CHẢY ....................................................................................... 61 4.1. Biểu tượng con tàu ................................................................................... 61 4.1.1. Con tàu và ý nghĩa biểu tượng .............................................................. 61 4.1.2. Biểu tượng con tàu trong văn học ......................................................... 62 4.2. Biểu tượng “con tàu” của Nancy Cato ..................................................... 67 4.2.1. Những con tàu - phương tiện mưu sinh ................................................ 68 4.2.2. Những con tàu - khát vọng giải phóng .................................................. 70 4.2.3. Những con tàu - sự bất lực của con người ............................................ 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 83 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Văn học Australia Australia là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới và là đất nước duy nhất chiếm toàn bộ một châu lục. Dân cư sinh sống ở đây đến từ nhiều quốc gia. Các nhà thám hiểm người Hà Lan khám phá ra lục địa này vào năm 1606, sau đó nước Anh tuyên bố chủ quyền đối với nửa phía đông của Australia vào năm 1770 và ban đầu tiến hành thuộc địa hóa bằng cách đày ải tội phạm đến thuộc địa New South Wales từ ngày 26 tháng 1 năm 1788. Dần dần trong các thập kỷ tiếp theo người châu Âu trở thành đa số so với người bản địa. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, khối Thịnh vượng chung Australia ra đời. Từ khi thành lập Liên bang, Australia duy trì một hệ thống chính trị dân chủ tự do ổn định. Liên bang gồm có sáu bang và một số lãnh thổ. Australia nằm trong số các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới, có nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới. Australia có chỉ số phát triển con người cao thứ hai toàn cầu, xếp thứ hạng cao khi so sánh với nhiều quốc gia khác trên thế giới, như chất lượng sinh hoạt, y tế, giáo dục, tự do kinh tế, và bảo vệ các quyền tự do dân sự và chính trị. Văn học Australia không phải chỉ là văn học viết bằng tiếng Anh, ngôn ngữ chính thức và chính thống trong cả nước. Dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá và đa văn hoá hoá hiện nay, văn học Australia thực chất là một nền văn học đa ngôn ngữ, bao gồm toàn bộ các ngôn ngữ được sử dụng trong nước, kể cả ngôn ngữ của các cộng đồng di dân thiểu số. Một số người cho rằng văn học Australia quá mờ nhạt. Thực tế không hoàn toàn như vậy. Năm 1973, Patrich White được trao Nobel Văn học và là người Australia đầu tiên giành được giải thưởng này. Peter Carey và Thomas 2 Keneally được nhận giải Man Booker. Wiliamson, David Malouf, J. M. Coetzee là những nhà văn nổi tiếng của Australia. Đặc biệt, Les Murray được dánh giá là một trong những thi sĩ hàng đầu trong thế hệ của ông. Với cuốn tiểu thuyết Dòng sông bí mật (The Secret River), tác giả người Australia Kate Grenville đã đoạt giải thưởng văn học do các tác giả khối thịnh vượng chung trao tặng cho tiểu thuyết hay nhất trong khối được viết bằng tiếng Anh. Tác phẩm của Grenville là một tiểu thuyết lịch sử nhìn lại những cạnh tranh giữa thổ dân và những người định cư ở Australia vào thế kỷ 19. Nhà văn người Australia Michael Robotham đã vượt qua nhiều tác giả danh tiếng để giành được một trong những giải thưởng văn chương uy tín hàng đầu thế giới, dành cho thể loại truyện trinh thám hình sự. Như thế, Australia là quốc gia có nền văn học phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu về nền văn học này vẫn còn nhiều hạn chế nếu không nói là chưa được chú ý đúng mực. 1.2. Biểu tượng: Có thể nói, chúng ta đang sống trong thế giới biểu tượng. Khi sử dụng máy tính, hay smartphone, hay internet chúng ta thường gặp những Icon, những biểu tượng… Chúng ta cũng hay nói với nhau; hành động này là biểu tượng của của tình yêu, hành động kia là biểu tượng của sự căm ghét, của nỗi hận thù… Các nhà phê bình nghệ thuật cũng thường xuyên nhắc tới những biểu tượng, cho dù họ đang đề cập tới văn học của thời đại nào, dân tộc nào. Có vẻ như, biểu tượng đã làm cho tác phẩm có được sức lôi cuốn và chiều sâu tư tưởng, đến mức không thể công nhận một điều là nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu tượng thường có sức sống lâu bền. Không chỉ có mặt trong nghệ thuật, biểu tượng còn tồn tại trong đời sống tôn giáo, trong các tập tục văn hóa, trong chính trị… Biểu tượng được nhìn nhận như một loại kí hiệu đặc biệt. Nghiên cứu nghệ thuật theo kí hiệu học là một khuynh hướng khoa học hiện đại của thế 3 giới và do đó chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Đặc biệt, nền tảng lí thuyết để dạy học-đọc hiểu trong nhà trường hiện nay là lí thuyết hình tượng nghệ thuật đã bộc lộ rõ những hạn chế. Theo Trần Đình Sử: “Các hệ thống kí hiệu đã kiến tạo nên một thế giới thông tin xung quanh con người. Khi chúng ta biết về thế giới qua truyền thống, qua sách vở, qua văn kiện, qua truyền thông… thực tế là chúng ta chỉ biết thông tin về thế giới qua tín hiệu. Lịch sử cũng là sản phẩm sáng tạo của kí hiệu. Như thế, nếu không nắm hệ thống kí hiệu con người chẳng những không hiểu văn hóa mà cũng không tham gia sáng tạo văn hóa được. Như vậy, học tiếng Việt, học ngữ học, học văn học, học văn thực chất là học sử dụng kí hiệu, giải mã kí hiệu, biết qua kí hiệu mà nắm bắt thông tin, sáng tạo nghĩa, chiếm lĩnh văn hóa” (2-tr 2). Vì vậy, chúng tôi muốn bước đầu tiếp cận với khuynh hướng này với hi vọng có thể cập nhật được, từ đó làm tốt hơn công việc nghiên cứu và giảng dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Tìm hiểu Tất cả các dòng sông đều chảy từ góc độ biểu tượng sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về tác phẩm, về văn học và văn hóa Australia. Điều này rất ý nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay, khi các quốc gia và các vùng lãnh thổ đã xóa bỏ khoảng cách địa lí, giao lưu hội nhập văn hóa. Qua đây, chúng tôi sẽ có được những gợi ý cần thiết để từ một tác phẩm cụ thể của Nancy Cato mở rộng cái nhìn sang các tác phẩm văn học khác, hiểu sâu hơn các biểu tượng và từ chỗ khám phá các biểu tượng mà thấy được thông điệp cũng như lối viết riêng của từng nhà văn. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Văn học phương Tây ở Việt Nam Văn học phương Tây (trong đó có văn học Australia) có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, gần như song hành cùng với công cuộc đô hộ và khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Cuối thể kỉ 19, tại Nam Bộ, một số cây bút như Hồ Biểu Chánh đã phỏng dịch một số tác phẩm văn học Pháp: Chúa tàu Kim Quy 4 (Phỏng theo Bá tước Monte-Cristo của A. Dumas), Cay đắng mùi đời (phỏng theo Không gia đình của H. Malot), Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những người khốn khổ của V. Hugo). Tức là từ trước Cách mạng tháng Tám giữa hai nền văn học đã có sự tiếp xúc. Đầu thế kỉ 20, chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn học phương Tây là văn xuôi lãng mạn và phong trào Thơ mới. Nhóm Tự lực văn đoàn đã đưa những tư tưởng của văn học phương Tây vào Việt Nam. Họ tuyên bố: “Đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam”. Nhà phê bình Hoài Thanh cũng nhận xét về các thi sĩ Thơ mới, “Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên đều chịu ảnh hưởng rất nặng của Baudelaire và qua Baudelaire chịu ảnh hưởng của nhà văn Mĩ Edgar Poe, tác giả tập Chuyện lạ. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến thơ Đường, còn Hàn Mặc Tử đã đi từ thơ Đường đến Baudelaire và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh kinh của đạo Thiên Chúa”. Sau kháng chiến chống Pháp, văn học Nga Xô-viết đã cung cấp cho các cây bút Việt Nam các nguyên tắc và các thủ pháp nghệ thuật như kết cấu cốt truyện, cách xây dựng nhân vật điển hình, cách giải quyết mâu thuẫn. Người mẹ của Gorki, Đội cận vệ thanh niên của Fadeev, Thép đã tôi thế đấy của Ostrovski, Đất vỡ hoang của Solokhov… được coi là những tác phẩm kinh điển của văn học cách mạng Việt Nam. Trong thời kì đổi mới, nhiều hiện tượng cách tân của văn học phương Tây đã có cơ hội được thâm nhập vào văn học Việt Nam. Dấu ấn của Dostoievki, Kafka, Proust, Camus… trong một số hiện tượng văn học Việt Nam như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu… Như vậy, văn học phương Tây đã in dấu ấn lên văn học Việt Nam từ khá lâu và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của văn học Việt Nam. Điều đó, đồng nghĩa với một thực tế là văn học phương Tây cũng đã được chú ý nghiên cứu và có được những thành tựu đáng ghi nhận. Sau 1986, nhiều hội thảo về văn học nước ngoài đã tổ chức. Song song 5 cùng với các hội thảo, là việc xuất bản các chuyên luận: Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới (2003) Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết (2003), Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận (Lê Huy Bắc, 2013),… Chính vì vậy, nhiều tinh hoa văn học phương Tây đã được giới thiệu đến người đọc Việt Nam. 2.2. Những bài viết và công trình nghiên cứu về tác giả Nancy Cato ở Việt Nam Đến nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, văn học Australia nói chung và tác giả Nancy Cato chưa được chú ý và nghiên cứu đúng mức ở Việt Nam, cho dù một số bộ phim truyền hình chuyển thể từ các tiểu thuyết của các tác giả Australia lôi cuốn được lượng khán giả không hề nhỏ. “Tuổi trẻ Online” ngày 14/03/2006 khi giới thiệu về giải thưởng mà khối thịnh vượng chung dành cho các tác phẩm viết bằng tiếng Anh, có đề cập tới tác giả Kate Grenvile các cuốn tiểu thuyết “The Idea of Perfection” và “The Secret River”. Nghĩa là ngoài một số Review phim, tất cả đều là con số không. Trong quá trình hoàn thành luận văn, nếu phát hiện ra công trình nào, chúng tôi sẽ lập tức cập nhật bổ sung. Nancy Cato (11/03/1917 - 03/07/2000) là nữ nhà văn người Australia đã xuất bản hơn 20 tiểu thuyết lịch sử và một khối lượng lớn thơ ca. Cato còn nổi tiếng về các hoạt động bảo vệ môi trường. Bà sinh ra ở Glen Osmond, miền Nam nước Australia, theo học ngành văn học Anh và Ý tại Đại học Adelaide, tốt nghiệp năm 1939. Sau đó bà tham gia một khóa học 2 năm trại Trường Nghệ thuật Nam Australia. Các tác phẩm văn học của Cato bao gồm: Green Grows The Vine, Brown Sugar và đặc biệt là "All The Rivers Run" - tiểu thuyết đã được dựng thành bộ phim truyền hình dài tập rất nổi tiếng. 6 2.3. Nghiên cứu về kí hiệu học và biểu tượng Trên thế giới, nghiên cứu về kí hiệu và biểu tượng đã có một quá trình và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những cuốn sách tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là: Chủ nghĩa cấu trúc và kí hiệu học của T. Hawkes, Truy tìm kí hiệu của J. Culler, Kí hiệu học và diễn giải của R. Scholes, Kí hiệu chuyện kể: một khảo sát kí hiệu học của T. A. Sebeok… Ở Việt Nam hiện nay, ký hiệu học mới chỉ được tiếp cận ít nhiều dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, văn học,… mà chưa được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Trần Đình Sử và La Khắc Hòa chính là những người đi tiên phong trong việc đưa lí thuyết kí hiệu học vào Việt Nam. Các công trình của Yu. M. Lotman (Nga),… đã đến với người Việt Nam qua các bản dịch mà hai tác giả đã dày công chuyển ngữ. Không chỉ chuyển ngữ, Trần Đình Sử còn miệt mài nghiên cứu về kí hiệu học, công bố trên blog, trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu là những bài viết như Đưa kí hiệu học vào môn đọc văn ở trường trung học phổ thông - Trần Đình Sử; https:// trandinhsu. wordpress. com, 02/2014. Gần đây, Trịnh Bá Đĩnh đã công bố một công trình nghiên cứu về kí hiệu học Từ kí hiệu đến biểu tượng, mang đến cho giới nghiên cứu và giảng dạy văn chương một cái nhìn khá toàn diện và hệ thống về lĩnh vực tương đối mới mẻ này. Trong khi đang triển khai những nội dung quan trọng nhất của luận văn, chúng tôi tham khảo được cuốn Kí hiệu học văn học của Lê Huy Bắc. Tác giả cuốn sách đã tổng hợp các lí thuyết theo cách của ông để đưa ra cách tiếp cận phù hợp với người đọc, đồng thời chọn lựa một số văn bản tiêu biểu để khảo sát nhằm giải mã các hiện tượng văn chương từ cái nhìn của lí thuyết kí hiệu học hiện đại. Đó là một công trình có ý nghĩa với những người làm công tác nghiên cứu phê bình nhất là những nhà nghiên cứu đang đi theo xu hướng tiếp cận văn chương từ những lí thuyết mới. 7 Điểm qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có công trình chuyên biệt ở Việt Nam nghiên cứu về Nancy Cato. Điều này gây nên khó khăn lớn cho chúng tôi trong quá trình tham khảo các hướng nghiên cứu đi trước. Bên cạnh đó, các công trình chuyên sâu nghiên cứu về biểu tượng ở Việt Nam xuất hiện chưa nhiều. Do vậy, những gì luận văn đạt được gần như là nỗ lực tự thân trên hành trình khám phá tác phẩm của nữ văn sĩ Australia đầy hấp dẫn này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Khi thực hiện đề tài “Biểu tượng trong Tất cả các dòng sông đều chảy của Nancy Cato”, người viết xác định mục tiêu: nghiên cứu các biểu tượng nổi bật ( Những dòng sông- Người phụ nữ- Những con tàu). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các lớp nghĩa của biểu tượng, thấy được nét đặc sắc trong lối viết cũng như trong nội dung tư tưởng của tác phẩm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết Tất cả các dòng sông đều chảy của Nancy Cato. Bản dịch tiếng Việt của Trương Võ Anh Giang và Anh Trần, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2012. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có điều kiện khảo sát mọi phương diện của cuốn tiểu thuyết mà chỉ tập trung vào ba biểu tượng nổi bật: Những dòng sông, Người phụ nữ và Con tàu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết đề tài chúng tôi sử dụng đồng thời nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Những phương pháp chính được chúng tôi sử dụng là: 8 – Phương pháp khảo sát văn bản: Chúng tôi tiến hành khảo sát văn bản nhận ra tần suất xuất hiện các biểu tượng, thể hiện qua ngôn ngữ, qua chi tiết, hoặc qua sự kiện, biến cố được nhà văn tái hiện. – Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi tập trung phân tích các biểu tượng, phát hiện ra ý nghĩa của chúng rồi khái quát, tổng hợp để thấy được sự gặp gỡ của các cây bút khi cùng nói đến một biểu tượng. Quan trọng hơn, nhờ đó chúng tôi có thể nhận ra sự dồn nén ý nghĩa trong một biểu tượng. Điều này, khiến tác phẩm văn học của Nancy Cato lung linh các lớp nghĩa, mang sức lôi cuốn không chỉ với những độc giả có tầm đón nhận cao mà ngay cả ở những độc giả “bình dân” “dễ tính” vốn chỉ quen tiếp cận tác phẩm qua những biến cố trong dòng cốt truyện. – Phương pháp so sánh: Chúng tôi tiến hành khảo sát tiểu thuyết Tất cả các dòng sông đều chảy trong tương quan so sánh với các tác phẩm chứa đựng những biểu tượng gần gũi, có liên quan, từ đó thấy được nét riêng trong xây dựng biểu tượng của Nancy Cato, cũng như các lớp nghĩa khác nhau mà biểu tượng chứa đựng, gắn liền với cảm quan riêng của người viết và những căn cước văn hóa khác biệt. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Vì vậy, chúng tôi có vận dụng kiến thức về Tâm lí, Văn hóa, Văn học, Triết học, Ngôn ngữ… để lí giải các lớp nghĩa của biểu tượng trong sáng tác của Nancy Cato. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi không sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách đơn lẻ, biệt lập mà kết hợp hài hòa. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tổng hợp. Đây là hai phương pháp giúp chúng tôi khai thác, triển khai đề tài một cách hiệu quả nhất. 9 6. Cấu trúc luận văn Để triển khai đề tài “Biểu tượng trong tiểu thuyết Tất cả các dòng sông đều chảy Nancy Cato”, luận văn của chúng tôi được cấu trúc như sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có 4 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về biểu tượng Chương 2: Biểu tượng Dòng sông trong trong Tất cả các dòng sông đều chảy Chương 3: Biểu tượng Người phụ nữ trong Tất cả các dòng sông đều chảy Chương 4: Biểu tượng Con tàu trong Tất cả các dòng sông đều chảy 10 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG 1.1. Khái niệm Từ lâu, “biểu tượng” đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại. Nó vừa mang những đặc trưng văn hóa chung vừa mang những màu sắc riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Giải mã những biểu tượng, chúng ta sẽ làm chủ một loại ngôn ngữ đặc biệt của con người. Có nhiều quan niệm khác nhau về biểu tượng. Công trình nghiên cứu của La Khắc Hòa, Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn,… tập trung vào những nội dung chính sau: Biểu tượng (symbol) là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - La Mã cổ, có nghĩa là “dấu hiệu nhận nhau” (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp), tương đương với từ “kí hiệu” (sigula). Cũng có lí thuyết cho rằng Symbol bắt nguồn từ động từ Symbollo trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Ném vào vị trí”, “Liên kết”, “Thỏa thuận”… Trong tiếng Hán, “biểu tượng” được cắt nghĩa theo lối chiết tự như sau: “biểu” có nghĩa là biểu hiện, phô bày một điều gì đó cho mọi người biết. Còn “tượng” là hình ảnh, hình tượng. Như vậy, biểu tượng là hình ảnh, hình tượng phô bày một ý tưởng, một nội dung nào đó. Mỗi ngành khoa học với phương pháp luận riêng có những quan niệm khác nhau về biểu tượng. Từ những hình dung ban đầu, càng về sau người nghiên cứu càng làm dày hơn, đầy đủ hơn hệ thống lí thuyết về biểu tượng. Tùy theo góc độ và phạm vi tiếp cận mà các nhà nghiên cứu đưa ra những cách hiểu khác nhau về biểu tượng. Trong Triết học, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã định nghĩa biểu tượng là “hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn trực 11 quan sinh động. Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn được lưu lại trong bộ óc con người về sự vật khi sự vật đó đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan” [45, 302]. Alain Gheerbrant và Jean Chevalier cho rằng: “Tự bản chất của biểu tượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó giống như mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được” [13, Phần mở đầu]. Còn Freud lại quan niệm: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay những xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, mọi lời nói và ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” [13, Phần mở đầu]. Trong khi đó C. G. Jung lại cho rằng “Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải là một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất mà ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh” [13, Phần mở đầu]. Ở Việt Nam, biểu tượng là lĩnh vực đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Từ góc độ ngôn ngữ và văn học, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận về biểu tượng. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1995) nhận định về biểu tượng với hai nghĩa chính. Nghĩa thứ nhất là “hình ảnh tượng trưng”. Nghĩa thứ hai là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta chấm dứt”. Ở nghĩa thứ nhất, biểu tượng được hiểu như là một đại diện, biểu trưng cho cái khác. Ở nghĩa thứ hai, biểu tượng được xem như một trong những tầng bậc của nhận thức, là một giai đoạn trong quá trình nhận thức của con người. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng 12 truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hình tượng nào đấy vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [23, 24]. Các nhà tâm lí học lại coi biểu tượng “là hiện tượng tâm sinh lí do có một sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được hình ảnh của vật kích thích trở lại trí tuệ hay cảm giác. Trong quá trình nhận thức về thế giới, biểu tượng là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức cảm tính của con người. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng đã tạo ra những tiền đề cơ sở cho nhận thức lí tính. Đồng thời nó cũng góp phần giúp con người nhận thức được những thuộc tính: bản chất, tính quy luật của sự vật, đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc về sự vật. Bởi lẽ, biểu tượng luôn gắn liền với những phán đoán suy lí, đặc biệt là trí tưởng tượng” [Dẫn lại, 26, 44]. Trong văn hóa, biểu tượng cô đúc những ý nghĩa văn hóa của đời sống cộng đồng. Cùng với một ý niệm, một tư tưởng nào đó, mỗi cộng đồng chọn cho mình những biểu tượng khác nhau. Cách lựa chọn biểu tượng thể hiện văn hóa của cộng đồng ấy. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng bản chất của văn hóa là mối quan hệ giữa biểu tượng và thực tại và mỗi nền văn hóa, mỗi khu vực văn hóa tự lựa chọn các mối quan hệ ấy. Cho nên, mỗi nền văn hóa đều có thể xem là tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó nổi bật là hệ thống biểu tượng ngôn ngữ, hôn nhân, quan hệ kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo. Dựa trên kết quả của các nhà nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm biểu tượng như sau: “Biểu tượng là một khái niệm có tính trừu tượng cao. Biểu tượng gồm có hai phần chính: những kí hiệu và nghĩa. Mối quan hệ giữa hai phần này được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong lịch sử. Biểu tượng gắn liền với ý thức và vô thức, có khả năng khơi gợi cảm xúc và định hướng hành động”. 13 1.2. Phân biệt biểu tƣợng với kí hiệu, hình tƣợng, cổ mẫu Có nhà nghiên cứu cho rằng “Biểu tượng cũng là kí hiệu, hay nói cụ thể hơn, là một dạng đặc biệt của kí hiệu” [20, 11]. Thực ra, một kí hiệu gồm hai bình diện: hình thức và nội dung; cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Một biểu tượng cũng gồm hai phần là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nhưng biểu tượng truyền tải nhiều ý nghĩa hơn kí hiệu và không được tạo ra với mục đích chính là tìm kiếm sự phản hồi ngay lập tức của con người. Kí hiệu được sản sinh trong ý thức và tồn tại một cách rõ ràng trong hoạt động ý thức. Trong khi đó, nhiều mặt ý nghĩa của biểu tượng lại động chạm tới phần tiềm thức hay vô thức của con người. Nhà kí hiệu học người Nga Iu. Lotman cho rằng: “Biểu tượng (Symbol) là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệ thống các khoa học về kí hiệu”. Còn J. Chevalier viết trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “Không cách gì định nghĩa cho được một biểu tượng… Nó giống mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà lại không nắm bắt được”, “các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ” [13, Phần mở đầu]. Cũng vì thế mà biểu tượng chứa đựng những nội dung bí ẩn hơn, hấp dẫn hơn kí hiệu. Những biểu tượng xuất hiện sớm nhất được gọi là “mẫu gốc” (anchetype), hay “cổ mẫu”. Theo Từ điển văn học cổ mẫu là “khái niệm dùng để chỉ những mẫu của các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh trong tưởng tượng của con người, chứa đựng trong vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại. Vô thức tập thể này là một yếu tố đặc trưng cho tất cả các vô thức cá nhân”. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, C. G Jung cho rằng “mẫu gốc giống như nguyên mẫu của các tập hợp biểu tượng ăn sâu trong vô thức đến nỗi chúng trở thành như một cấu trúc, như những kí tích”. [13, Phần mở đầu]. Như vậy, cổ mẫu trước hết là biểu tượng nhưng cao hơn biểu tượng ở sức khái quát của nó. “Có thể chia cổ mẫu thành cổ mẫu sáng thế (nước, 14 lửa, đất… ), cổ mẫu loại hình (thơ, kịch, tự sự), cổ mẫu luân lí (tốt - xấu, thiện - ác… ), cổ mẫu cảm hứng (ngợi ca, phê phán, mỉa mai… ). ” [6, 36]. Hình tƣợng (image) là hình ảnh dùng để chuyên chở ý nghĩa tinh thần của một vật, một sinh thể, một ý niệm, theo mối quan hệ tương đồng (ẩn ngầm hay hiển lộ) giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, nhằm đưa đến một cảm nhận trực tiếp và khơi gợi trí tưởng tượng của người tiếp nhận. Tác phẩm văn học là thế giới của vô số hình tượng: “là một nhân vật (Chí Phèo, Xuân Tóc Đỏ) hoặc một khái niệm trừu tượng (như phép thắng lợi tinh thần của AQ), một hình ảnh tự nhiên (liễu, khóm cúc, cánh chim… )” [6, 35. Biểu tƣợng (symbol) cũng là hình tượng, nhưng là hình tượng có khả năng biểu đạt một ý nghĩa có tính bền vững và phổ quát. Những ý nghĩa ấy bắt nguồn từ văn hóa, tôn giáo, lịch sử của các cộng đồng. “Kiều của Nguyễn Du là biểu tượng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời đó còn là biểu tượng cho sự tài hoa bị vùi dập bởi những kẻ xấu. Chí Phèo là biểu tượng của người nông dân cùng quẫn trong xã hội cũ. Bộ xương cá kiếm (trong tác phẩm của Hemingway) là biểu tượng cho cái hư vô, cho nỗi nhọc nhằn mưu sinh của con người, cho ý chí bất khuất của người lao động… ” [6, 35]. Trong tác phẩm văn học hình tượng bao giờ cũng chiếm số lượng lớn nhất, sau đó là biểu tượng, và ít nhất là cổ mẫu. 1.3. Biểu tƣợng nghệ thuật Chúng ta có thể gặp biểu tượng trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Biểu tượng trong văn học khác với biểu tượng trong hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc… ở chỗ nó không được tạo nên bởi các vật liệu tự nhiên mà được tạo bằng ngôn ngữ của con người. Những đặc trưng riêng của ngôn ngữ khiến cho biểu tượng văn học có cấu trúc phức tạp hơn, nội dung phong phú hơn, khả năng diễn giải rộng hơn. Chúng ta so sánh biểu tượng Trương Chi 15 trong văn học dân gian với những biểu tượng người đánh đàn, người chèo thuyền… trong điêu khắc ở đình làng Bắc Bộ thế kỉ 17, 18 sẽ nhận ra sự phức tạp của biểu tượng. Biểu tượng trong văn học có thể đi vào trong những loại hình nghệ thuật khác nhau, kết nối văn học với các loại hình nghệ thuật khác, tạo nên hiện tượng “liên văn bản”. Trong tác phẩm văn học, biểu tượng cũng là hình tượng nghệ thuật, được nhà văn xây dựng theo 2 phương thức: mô tả và biểu đạt. Mô tả là phản ánh thế giới bên ngoài, biểu đạt là truyền đạt ấn tượng của chủ thể Hai mặt này không thể tách rời nhau trong hình tượng. Không có hình ảnh được mô tả thì cảm xúc, tư tưởng không có nơi trú ngụ; không có cảm xúc, tư tưởng của tác giả thì hình ảnh sẽ trở thành “một sự tả cảnh không có âm vang” (C. Jung), thế giới hình tượng sẽ không tồn tại. Không phải tất cả mọi hình tượng trong tác phẩm văn học đều là biểu tượng. Nếu hình tượng thiếu sự đa nghĩa và cái cổ xưa khiến cho tác phẩm văn học không thể kết nối với văn hóa của một cộng đồng thì hình tượng chưa trở thành biểu tượng. Hình tượng Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng là một biểu tượng vì mang dấu vết của Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, không chỉ có ý nghĩa phê phán hạng người láu cá, lưu manh, kết án xã hội nhố nhăng, đồi bại… mà còn chứa quan niệm của tác giả về cái ngẫu nhiên chi phối thế giới. Cái cổ xưa luôn hiện diện trong biểu tượng mang dến cho tác phẩm chiều sâu văn hóa. Trong tác phâm văn học, mỗi yếu tố đều có thể trở thành biểu tượng. Một nhân vật, một biến cố, một tình tiết… đều có thể trở thành biểu tượng khi nó mang các dấu hiệu đặc trưng như tính đa nghĩa, chiều sâu văn hóa, chứa đựng một cảm quan trọn vẹn về thế giới. Chẳng hạn, trong “Chí Phèo” (Nam Cao), sự kiện báo thù của Chí có thẻ xem như một biểu tượng. “Khi có áp bức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng