Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975...

Tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

.PDF
86
1
64

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Tuấn Anh. Các tài liệu, những kết luận, nhận định là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Hương ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Phạm Tuấn Anh, người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai đề tài luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương, phòng đào tạo, các thầy giáo, cô giáo trong trường, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cho tôi vốn kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trườngvà quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường THPT Phù Ninh, nơi tôi công tác, cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập và nghiên cứu. Xin biết ơn gia đình, những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn này. Phú Thọ, tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Hương iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................11 CHƢƠNG 1. VỊ TRÍ CỦA CÁI BI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 .........................................................................................12 1.1. Khái niệm cái bi và bi kịch xã hội .....................................................................12 1.1.1 Khái niệm cái bi ...............................................................................................12 1.1.2. Bi kịch xã hội ..................................................................................................16 1.2. Quan điểm đổi mới của Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong bối cảnh lịch sử xã hội mới ......................................................................................................................18 1.3. Vai trò của cái bi trong sự thay đổi hệ thống thẩm mĩ của Nguyễn Minh Châu sau 1975.....................................................................................................................24 CHƢƠNG 2. XUNG ĐỘT BI KỊCH XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 ......................................................................33 2.1. Khái niệm xung đột bi kịch ................................................................................33 2.2. Các dạng xung đột biểu hiện mâu thuẫn xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ...........................................................................................................35 2.3 Các kiểu cốt truyện tiêu biểu thể hiện bi kịch xã hội trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 ....................................................................................46 CHƢƠNG 3. NHÂN VẬT BI KỊCH XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 ......................................................................59 3.1. Khái niệm nhân vật bi kịch ................................................................................59 3.2. Quan niệm bi kịch "sắm vai" và thế giới nhân vật bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ...........................................................................61 3.2.1. Nhân vật bi kịch mưu sinh ..............................................................................62 3.2.2. Nhân vật bi kịch hạnh phúc tình yêu ...............................................................67 3.2.3. Nhân vật bi kịch bị tha hóa nhân phẩm ...........................................................70 KẾT LUẬN ...............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền văn học Việt Nam từ sau năm1975 đã có những bước chuyển mình quan trọng. Giai đoạn này không chỉ đánh dấu sự phát triển của các lĩnh vực nghệ thuật khác như: sân khấu, hội họa, âm nhạc, điện ảnh,… mà nó còn tạo nên phong trào phát triển rầm rộ của thơ và văn xuôi . “Thế hệ hậu chiến” bước đầu dù vẫn đang loay hoay tìm hướng đi mới, nhưng cũng đã định hình sẵn trong bản thân họ sự thúc giục cần phải đổi mới chính mình, bằng cách tiếp cận những mảng đề tài mới cũng như học hỏi các trào lưu sáng tác phương Tây. Những người cầm bút từ thời kì chiến tranh đều nhận thức rất rõ rằng nếu họ không thay đổi cách viết, cách nhìn họ sẽ không có độc giả vì thế buộc họ phải tự đổi mới cách viết và đề tài hướng đến. Sự đổi mới ở vào thời điểm này cũng tạo nên sự phức tạp và tạo ra nhiều thách thức về nhiều mặt đối với các nhà văn thời bấy giờ. Vì vậy, có thể nói thể loại truyện ngắn trong văn học sau năm 1975 đã và đang là đối tượng nghiên cứu đầy phức tạp, thách thức những người làm công tác nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu những giá trị thẩm mĩ của văn học nói riêng. Nguyễn Minh Châu là một cây bút đáng chú ý, tiêu biểu cho thế hệ tác giả thời chiến và hậu chiến. Ông đã phần nào đánh dấu được phong cách sáng tác riêng của mình trong địa hạt văn xuôi chiến tranh và buổi đầu thời kì đổi mới. Tính đến năm 2003, Nguyễn Minh Châu đã cho ra đời khoảng 20 tác phẩm thuộc nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết…Dù số lượng tác phẩm không quá đồ sộ nhưng các sáng tác của ông đều đạt chất lượng cao cả về nội dung đặc sắc và nghệ thuật tiêu biểu. Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan đã nhận định trong Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu như sau “Thật ra quãng thời gian cầm bút và lượng đầu sách ấy không thể nói là nhiều. Điều đáng nói ở đây là với trí tuệ và trái tim mẫn cảm, Nguyễn Minh 2 Châu đã làm việc, suy nghĩ nghiêm túc nên mỗi tác phẩm của ông ngay từ khi mới ra đời đều được bạn đọc cũng như giới phê bình đón nhận nồng nhiệt vì nó thực sự có ích cho cách mạng, cho cuộc sống”. Nguyễn Minh châu đã tạo cho mình những sáng tạo, cách tân riêng, đặc biệt trong sáng tác truyện ngắn. Chẳng phải đơn giản mà nhà văn Nguyễn Khải lại dành cho Nguyễn Minh Châu những lời đánh giá trân trọng rằng ông là nhà văn có sự kế tục một cách xuất sắc những cây bút bậc thầy đi trước trong nền văn xuôi Việt nam hiện đại. Nguyễn Khải còn khẳng định rằng ông là người "mở đường" tinh anh và tìa năng trong văn học bấy giờ.[32;108] Chính vì vậy với đề tài nghiên cứu “Bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975” chúng tôi mong muốn đóng góp một phần vào những tư liệu nghiên cứu trong việc tìm hiểu truyện ngắn của các thế hệ nhà văn trong thời kì đổi mới – những người đã định hướng, mở đường cho thế hệ trẻ sau này, mà trong đó tác giả Nguyễn Minh Châu nổi bật hơn hẳn về bút lực và sức viết bền bỉ. Nguyễn Minh Châu qua 40 năm sáng tác bền bỉ đã chứng tỏ khả năng sáng tạo dồi dào của mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên văn đàn. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói chung, các sáng tác ở thể loại truyện ngắn của ông từ sau năm 1975 nói riêng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi đi sâu khám phá, bàn luận. Tuy nhiên cho đến nay, chưa thấy có một công trình nào chuyên biệt nghiên cứu và nhận diện đặc trưng thẩm mĩ của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhất là ở góc độ cái bi mà cụ thể là những bi kịch xã hội được phản ánh trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975. Hơn nữa tiếp cận văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 trên phương diện thẩm mĩ nhất là trong sự chuyển đổi hệ thống thẩm mĩ và tiếp nhận thẩm mĩ hiện đại cũng là một trong những con đường chưa có nhiều dấu chân qua. Từ những lí do trên, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài Bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 là có tính cấp thiết cả 3 về lí luận và thực tiễn. Chọn nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm một góc nhìn mới, định hướng một cách tiếp cận từ phương diện thẩm mĩ đối với các tác phẩm truyện ngắn mà nhà văn Nguyễn Minh Châu sáng tác sau năm 1975. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Minh Châu và các tác phẩm truyện ngắn của ông sau 1975 Suốt một đời cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã cho ra đời nhiều tác phẩm hấp dẫn, có giá trị thu hút độc giả trong và ngoài nước. Vì thế, số lượng các bài viết, bài nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của ông rất phong phú. Hơn 40 năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã cho ra đời các tác phẩm chất lượng đủ để ghi lại những dấu ấn, tình cảm khó phai trong cảm xúc người tiếp nhận, đặc biệt là giới phê bình văn học. Trong phạm vi nghiên cứu này, nhiều bài viết không chỉ tái hiện lại chặng đường phát triển sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu mà còn nghiên cứu sâu sắc một số đặc điểm nghệ thuật trong phong cách sáng tác của nhà văn này. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong Nguyễn Minh Châu - con người và tác phẩm đã nhận xét: bởi quan niệm tâm điểm của văn học và đời sống đều là con người, đời sống và văn học là những vòng tròn đồng tâm xoay quanh quan điểm ấy nên tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn quan tâm đào sâu, khám phá, miêu tả và thể hiện con người trong đời sống xã hội. Hành trình sáng tác của nhà văn cũng là hành trình khám phá con người. [36;147]. Thực vậy, trong sự nghiệp cầm bút của mình, Nguyễn Minh Châu luôn viết về số phận con người và đã xây dựng được nhiều hình tượng nhân vật bi kịch đặc sắc dựa trên các phạm trù khu biệt của giá trị thẩm mĩ. Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm đến độc giả những chiêm nghiệm, suy 4 nghĩ chân thành về nghề viết văn, về cuộc đời và con người trong dòng văn học thời chiến quá trình thay đổi diện mạo văn học sau 1975. Vào thời gian văn học Việt Nam phát triển đỉnh cao sau hậu chiến, Nguyễn Minh Châu là nhà văn nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu từ phía độc giả và giới phê bình chuyên môn. Tháng 6 năm 1985, tuần báo Văn nghệ tổ chức cuộc hội thảo Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu với sự tham gia của nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học, những người làm công tác biên tập. Trong hội thảo này, đã có nhiều nhận định về Nguyễn Minh Châu được ghi nhận như sau: "Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn duy trì sự tìm tòi, góp phần làm cho văn học không nhạt, giúp cho văn học có cái để bàn"(Lê Lựu), “nhà văn có sức quyến rũ người đọc tham dự và yêu cầu cuộc sống” (Tô Hoài); Còn nhà nghiên cứu phong Lê lại cho rằng Nguyễn Minh Châu là người có giọng điệu riêng, sự đa thanh, lắm giọng của cuộc đời đã đi vào tác phẩm của ông một cách tự nhiên…Từ đó, một số đặc điểm về quan điểm nghệ thuật cũng như phạm trù giọng điệu tác giả cũng phần nào được gợi tả trong các bài viết thuộc hội thảo trên. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đi sâu và khám phá về con người, về cách nhìn con người trong và sau chiến tranh, như lời phát biểu của nhà văn Xuân Trường trong hội thảo: “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm gần đây là một hiện tượng, là một khuynh hướng tìm tòi trong nghệ thuật của chúng ta… Nguyễn Minh Châu muốn soi rọi vào từng con người… Tôi nghĩ, chỉ riêng ý định ấy, tinh thần trách nhiệm ấy, chúng ta đã phải trân trọng”. Ngoài ra, hàng loạt các truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết của ông được mổ xẻ, phân tích trong một số luận văn hoặc khóa luận như: Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu (luận án tiến sĩ của Phạm Thị Thanh Nga, Học viện Hàn lâm Khoa học – xã hội, năm 2012), Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ( Nguyễn Thị Phương Thảo, luận 5 văn thạc sĩ, trường Đại học KHXH&NV, 2008), Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ hướng tiếp cận thi pháp tác giả (Nguyễn Thị Kim Tiến, luận văn thạc sĩ, trường ĐHKHXH&NV, 1999), Nguyễn Minh Châu, nhà văn đi tiên phong trong thời kì đổi mới (Nguyễn Văn Vui, luận văn thạc sĩ, trường ĐHKHXH&NV, 1999),…Điểm nổi bật trong các bài viết này là các nhà nghiên cứu đều nêu ra những nhận xét, đánh giá chân thực, đúng đắn về văn xuôi Nguyễn Minh Châu, mở ra những gợi ý hết sức quý báu cho những người tiếp tục nghiên cứu về nhà văn này. Các luận văn đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người và sự đổi mới cách nhìn về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975, đồng thời còn khai thác các yếu thuộc giá trị nghệ thuật như điểm nhìn, giọng điệu, các thủ pháp xây dựng hệ thống nhân vật và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. Đối với các bài viết, công trình phân tích các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu theo một số lĩnh vực và đề tài cụ thể, các nhà nghiên cứu đều phân tích rõ ràng các luận điểm hết sức nghiêm túc và khách quan. Hàng loạt các truyện ngắn sau mà Nguyễn Minh Châu sáng tác thời kì sau 1975 đã được mổ xẻ, phân tích trong một số bài viết như: Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu (Luận văn Thạc sĩ, Đỗ Thị Hiên , Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội, 2007); Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ (tác giả Lê Thị Sao Chi, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Vinh, 2014), Nghệ thuật phân tích tâm lý trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Luận văn Thạc sĩ, Bùi Thị Mai, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội, 2014), Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu (Luận văn Tiến sĩ, Cao Xuân Hải, Trường Đại Học Vinh, 2010),… Đây là những đề tài mang tính thiết thực và đã chỉ ra được những 6 đặc điểm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đồng thời chỉ ra được sự vận động của nó trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Bên cạnh những công trình nghiên cứu học thuật như trên còn có hàng loạt những bài viết riêng lẻ về các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đăng trên các ấn phẩm báo chí như: Đọc "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" (Huỳnh Như Phương, Báo Văn nghệ, số 3 năm 1984); Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu (Lại Nguyên Ân, Tạp chí Văn học, số 3 năm 1987); Bến quê, một phong cách nghệ thuật có chiều sâu (Trần Đình Sử , Báo Văn nghệ, số 8 năm 1987); Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người (Nguyễn Văn Hạnh , Tạp chí Văn học, số 3 năm 1993); …. Trong các luận văn, đề tài nghiên cứu và bài viết trên, một lần nữa cách viết mộc mạc, dung dị lại pha trộn tính triết lí sâu đậm của Nguyễn Minh Châu đã được khẳng định chất riêng và cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đưa vào khám phá, phân tích cụ thể. Đồng thời, các luận điểm khái quát trong văn chương của Nguyễn Minh Châu tựu chung lại được phân tích trên các bình diện về phong cách viết. Phải kể đến các bài viết của Huỳnh Như Phương hay Trần Đình Sử, họ là những người đã soi rọi vào trang sách của Nguyễn Minh Châu và rút tỉa ra được những điều đặc trưng nhất, khái quát nhất trong các sáng tác của ông, đặc biệt là địa hạt truyện ngắn sau 1975. Nếu các bài viết liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Minh Châu đã trình bày và lý giải lí do Nguyễn Minh Châu lựa chọn dành tình cảm yêu thương nhất định cho đối tượng các nhân vật bi kịch, thì đến với các bài viết phân tích khái quát các tác phẩm truyện ngắn của ông, nhiều nhà phân tích khai thác đào sâu hơn ở các đặc điểm khác trong phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu như chất triết lí nhân sinh và các mảng đề tài mang tính chung nhất như tình người, lòng nhân đạo, tính nhân ái,… 7 Luận văn về Bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng dựa trên các kết quả quý báu của các bài nghiên cứu này để kế thừa và phát huy đi sâu phân tích giá trị thẩm mĩ trong các sáng tác truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Tuy nhiên, việc kế thừa này cũng mang tính chất chọn lọc và chúng tôi sẽ đưa ra các luận điểm mới hơn để phân tích những bình diện khác trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu dưới góc độ phân tích giá trị thẩm mĩ. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu giá trị bi kịch trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu Nói riêng về khái niệm “cái bi” trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, có thể thấy không nhiều công trình nghiên cứu, hay bài viết đề cấp đến luận đề này. Chúng tôi chưa tìm thấy một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu tập chung, chuyên sâu về đề tài “Bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975”. Các luận văn và công trình có kể đến đề tài này chiếm số lượng khá ít. Có thể kể tên một số đề tài như: Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Luận văn tốt nghiệp đại học, Trương Thị Anh, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2013), Cảm hứng về cái bi trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Công trình nghiên cứu khoa học Đại học Duy Tân, Chủ nhiệm đề tài: Th.S Hoàng Thị Hường, Đại học Duy Tân, 2013) Trong luận văn Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tác giả Trương Thị Anh đã tổng hợp một số ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu khác khi phân tích tính bi kịch các sáng tác của nhà văn này. Có thể thấy các ý kiến là những đánh giá đơn lẻ về một tác phẩm hay một vài tác phẩm hoặc thiên về các tác phẩm trước 1975 của Nguyễn Minh châu chứ chưa có những đánh giá toàn diện hoặc sâu sắc về bi kịch xã hội trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975. 8 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mang tính giới thuyết về giá trị bi kịch trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều có chung điểm nhìn khai thác về phong cách sáng tác đậm đặc triết lý nhân sinh của ông thông qua lăng kính về cuộc đời và xã hội. Các bài viết đều góp phần lý giải vì sao ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Minh Châu lại mang màu sắc bi kịch như vậy. Đó không chỉ thể hiện tiếng lòng khát khao, mà còn chưa đựng những giá trị, tư tưởng nhân văn sâu sắc về nỗi đau chiến tranh và thân phận người phụ nữ hiện đại. Các bài viết này cũng tập trung khai thác nỗi đau chiến tranh và sự mất mát của chính tác giả trong thời gian hoạt động tại chiến trường, để củng cố thêm lí do cho việc Nguyễn Minh Châu thường chọn chiến tranh là đề tài hay lý do dẫn đến bi kịch trong hầu hết các tác phẩm truyện ngắn. Trong đề tài luận văn này, chúng tôi cũng sẽ tiếp thu một cách nghiêm túc những đánh giá, nhận định, thành quả nghiên cứu của những người đi trước về giá trị bi kịch mà tác giả đã thể hiện, đồng thời cũng sẽ giới thiệu và phân tích thêm các vấn đề mới dựa trên điểm nhìn thẩm mĩ học. Để thể hiện được những đóng góp mới của luận văn này, đề tài sẽ được triển khai theo các hướng sau: Khảo sát các sáng tác thuộc thể loại truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sáng tác sau năm 1975 dựa trên các quan điểm giá trị thẩm mĩ. Từ đó chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về vị trí của cái bi và xung đột bi kịch, đặc biệt là bi kịch xã hội trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu sau 1975, đồng thời cũng nhân rộng phạm vi nghiên cứu, nhằm phân tích sâu rộng hơn quan niệm bi kịch "sắm vai" và được thể hiện trong hệ thống các loại nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cụ thể như: nhân vật bi kịch mưu sinh, nhân vật bi kịch hạnh phúc tình yêu, nhân vật bi kịch bị tha hóa nhân phẩm. Từ nền tảng các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi mong muốn đề tài “Bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975” sẽ góp phần bổ sung thêm những góc 9 nhìn đa chiều trong việc đánh giá, nhận xét tài năng của Nguyễn Minh Châu một cây bút chủ lực của văn học thời kì nhiều biến động sau khi chiến tranh kết thúc. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu của đề tài Thông qua việc khảo sát các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975, đặc biệt chú trọng khảo sát các tác phẩm xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn không thể hòa giải được trong đời sống xã hội để làm sáng rõ những vấn đề lí thuyết xung quanh vấn đề cái bi - một trong những giá trị thẩm mĩ quan trọng của văn học, nghệ thuật. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát tần xuất, nhận diện, phân tích, phân loại các bi kịch xã hội qua những xung đột bi kịch, qua các nhân vật bi kịch trong các tác phẩm Nguyễn Minh Châu sau 1975 để làm sáng rõ nhận định cái bi là phạm trù chủ âm trong hệ thống giá trị thẩm mĩ của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Đồng thời, từ việc nghiên cứu “Bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975”, chúng tôi cũng thực hiện so sánh tư tưởng nhà văn trước và sau năm 1975, cũng như đối chiếu so sánh với các tác giả cùng địa hạt văn chương để đưa ra cái nhìn khách quan nhất về sự đổi mới và những đóng góp của cây bút này trên phương diện thẩm mĩ. 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975, xác định các khái niệm công cụ: cái bi, xung đột bi kịch, bi kịch xã hội, nhân vật bi kịch. -Trình bày các luận điểm về bi kịch xã hội trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975. - Khảo sát, nhận diện và phân loại các kiểu dạng nhân vật bi kịch xoay quanh mô tuýp "sắm vai? trong thế giới nhân vật xuất hiện trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ những cơ sở lí luận về phạm trù thẩm mĩ: cái bi, đi sâu khám phá một dạng của bi kịch số phận trong truyện ngắn nguyễn Minh Châu sau 1975 - cụ thể là bi kịch xã hội. Giá trị thẩm mĩ của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 không chỉ có cái bi mà còn có những sắc điệu thẩm mĩ khác hết sức đa dạng như: cái đẹp, cái hài, cái cao cả, cái cảm thương, cái phi lí.... Song, như tên đề tài đã thể hiện, ở đây chúng tôi tự giới hạn chỉ đi sâu nghiên cứu bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu đề tài "Bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975” dựa trên đối tượng khảo sát là các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (NXB Văn học Hà Nội, 2009). 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài chúng tôi đào sâu nghiên cứu về vấn đề “Bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975” dựa trên việc phân tích các xung đột bi kịch, các nhân vật bi kịch mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng trong các tác phẩm truyện ngắn. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân loại, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu… ngoài ra luận văn còn vận dụng một số phương pháp như: - Phương pháp phân tích thẩm mĩ: giúp chúng tôi phân biệt giá trị thẩm mĩ với giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Từ góc nhìn thi pháp học với nhứng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, lịch sử văn học chính là những cơ sở để tìm hiểu những biểu hiện thẩm mĩ của cái bi thông qua những bi kịch xã hội được Nguyễn Minh Châu tạo dựng trong sáng tác của mình. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cần đặt nó trong hệ thống thẩm mĩ đa dạng của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi làm rõ và lí giải được cái bi vận động như thế nào trong chính hệ thống sáng tác của Nguyễn Minh Châu và trong văn học trước và sau 1975. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: - Chương 1 (Từ trang 12 đến trang 32): Vị trí của cái bi trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975; - Chương 2 (Từ trang 33 đến trang 58): Xung đột bi kịch xã hội trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975; - Chương 3 (Từ trang 59 đến trang 76): Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975. 12 CHƢƠNG 1 VỊ TRÍ CỦA CÁI BI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 1.1. Khái niệm cái bi và bi kịch xã hội 1.1.1 Khái niệm cái bi Khi phân tích cái bi trên phương diện mĩ học, chúng tôi nhận thấy thuật ngữ bi kịch được nhìn nhận từ hai khía cạnh chính. Thứ nhất, bi kịch là sự thất bại tạm thời của cái đẹp, cái cao cả. Bên trong bi kịch vẫn hàm chứa ý nghĩa cao cả của cái tốt, cái mới hay sự tiến bộ. Điều này có thể nhìn thấy ở khắp các mặt trong xã hội. Khi chạm đến bi kịch, chúng ta cảm nhận được nỗi đau nhưng khi cái bi đi qua, điều còn lại chính là chân – thiện – mĩ. Thứ hai, bi kịch phản ánh một loại hình chuyên viết cho sân khấu và các loại hình nghệ thuật phản ánh các chủ đề, mâu thuẫn, các tình huống đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác, cái cao cả với cái thấp hèn. Nhưng trong bối cảnh các tình huống kịch này, cái đẹp hay cái tốt lại gặp nguy hiểm và rơi vào thất bại. Cái bi với tư cách là một giá trị thẩm mĩ gắn liền với sự đau thương, mất mát. Tuy nhiên, bi kịch lại là tiền đề gầy dựng sự kiêu hãnh và giá trị nhân văn. Nói cách khác, khi cái tốt bị điều xấu bao vây, đè nén, bản chất thẩm mỹ của bi kịch trong bối cảnh sự tốt đẹp gần như bị “giết chết” không phải là sự tổn thất, sự mất mát vĩnh viễn, bi quan mà nó lại ra tiếng kêu gọi đấu tranh cao cả. Đó là tiếng gọi cái tốt phải vùng dậy, phải quyết liệt đứng lên tiêu diệt các yếu tố xấu, nêu gương những hiện tượng đại diện cho cái đẹp, cái cao cả và anh hùng. Trong cuộc sống thông thường có muôn vàn xung đột, không phải mọi xung đột dẫn đến mất mát đau thương đều là cái bi. Dù cho bản chất thẩm mĩ 13 của cái bi chính là những xung đột dẫn đến kết cục là những đau thương mất mát. Khi lịch sử đặt ra những yêu cầu tất yếu mà thực tiễn cuộc sống không thể thực hiện được thì sự xung đột ấy mới tạo nên sắc thái thẩm mĩ: cái bi. Đằng sau những sự đau thương, mất mát của cái bi chính là sự nhân văn và tinh thần khoa học cao đẹp. Vì vậy, cái khủng khiếp, cái đê tiện không thể có bản chất của cái bi vì sự thất bại của chúng không gợi cảm hứng về cái đẹp. Cái bi vừa tạo cảm giác đau thương vừa có sức mạnh thanh lọc, gột rửa tâm hồn con người tức là sức mạnh giáo dục đạo đức – tinh thần. Theo mĩ học Mácxít, một hiện tượng xã hội được coi là mang bản chất của cái bi khi trước hết hiện tượng đó gắn bó hữu cơ với mục đích, lí tưởng cuộc sống của con người, do đó nó phải có ý nghĩa đối với sự phát triển và sự tiến bộ của con người và xã hội, sự tổn thất của nó có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, đến mục tiêu và lí tưởng của nhiều người, thậm chí cả xã hội. Chính vì vậy, hiện tượng xã hội đó mới trở thành một hiện tượng thẩm mĩ, nó nằm trong quan hệ thẩm mĩ giữa con người và hiện thực, nó phải là cái đẹp hoặc cái cao cả. Và hiện tượng thẩm mĩ này khi mất đi sẽ gây nên được tình cảm thẩm mĩ trong các chủ thể xã hội như sự luyến tiếc, sự khâm phục và tự hào. Nhà triết học, mĩ học thời Hy Lạp cổ đại Aristốt cho rằng: “Bi kịch là sự bắt chước các hành động nghiêm túc và cao thượng, hành động này có một quy mô nhất định.”[1;185]. Bi kịch thường chọn miêu tả những người tốt, có sức mạnh, có lí tưởng, có ý chí và khát vọng … nhưng cuối cùng sẽ bế tắc, thất bại và thậm chí còn bị tiêu diệt. Nhưng điều quan trọng là khoái cảm thẩm mĩ mà cái bi mang lại cho người thưởng thức không phải là cảm xúc tiêu cực, bi quan mà nó lại chuyển hóa thành những tình cảm thẩm mĩ cao thượng, tích cực đó là cái đẹp, cái cao cả…nó làm trong sạch hóa thế giới tâm hồn con người [1;189] 14 Freud với lí luận về mặc cảm Oedipus lại định nghĩa bi kịch theo một cách khác. Lập luận của ông có phần riêng khác khi ông cho rằng văn minh là cái bên ngoài, cái vỏ che đậy tâm địa dã man của con người, đó là tâm địa chất chứa những dục vọng mà mãnh liệt nhất là tính dục.Trong thực tế pháp luật và đạo đức luôn mâu thuẫn với dục vọng, mâu thuẫn ấy có thể dồn ép dục vọng thành mặc cảm, sự dồn nén ấy tích tụ lâu dần có thể khiến con người ta sinh bệnh thần kinh hay thể hiện bởi một lối sống thác loạn.Điều đáng sợ theo Freud là có lúc ý thức không thể kiểm soát được dục vọng để nó vượt thoát ra ngoài. Ông gọi đó là mặc cảm Oedipus. Mỗi người đều có mặc cảm Oedipus. Từ đó mà nảy sinh bi kịch. Vậy theo Freud, bi kịch lại có nguồn gốc từ sự mặc cảm tính dục mà phát tiết trở thành việc đấu tranh mâu thuẫn trong bản ngã để kìm hãm cái tôi đầy dục vọng trước những cám dỗ và sự đối lập giữa cái thiện – cái ác. Theo Từ điển thuật ngữ văn học : "Cái bi là một phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội, thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động... "[18;33]. Các nhân vật chính diện trong những cuộc đấu tranh đó có khi phải trả giá một cách tự nguyện cho sự bất tử về mặt tinh thần bằng những mất mát, đớn đau và thậm chí bằng chính mạng sống. Những xúc cảm thẩm mĩ mà cái bi đem đến không đơn thuần chỉ là nỗi đau, sự xót thương dù nó đi liền với nỗi đau và cái chết, có khi nó chứ đựng cả niềm hân hoan lẫn nỗi lo sợ, cả cái cao cả lẫn cái cảm thương, cả cái đẹp lẫn cái hài… đó làmột cảm xúc thẩm mĩ phức hợp. Nỗi đau và cái chết bản thân nó chưa phải là cái bi. "Nỗi đau vài cái chết chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người."[18;33]. Theo đó, cái bi chính là những xung đột mà được tạo nên bởi hành động tự do của nhân vật trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự thấy trước là không 15 tránh khỏi bị giẫy chết như những nhân vật trong bi kịch anh hùng, hay không thấy trước như trong bi kịch về sự lầm lạc. Nhìn chung, các quan điểm về cái bi đều đi đến thống nhất: Cái bi - là một phạm trù được nảy sinh từ sự mâu thuẫn, xung đột, đấu tranh gay gắt giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn... và phần thất bại lại thuộc về cái tốt đẹp, cao thượng, tiến bộ. Nhưng chính từ sự thất bại này lại đem đến cho nhận thức của người đọc những rung động thẩm mĩ tốt đẹp, những khoái cảm thẩm mĩ có khả năng thanh lọc tâm hồn và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Một hiện tượng xã hội được xem là mang bản chất của cái bi khi nó thỏa mãn các điều kiện: hiện tượng đó gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người và xã hội, sự tổn thất của nó có ảnh hưởng đến nhiều người; đó phải là một hiện tượng thẩm mĩ nằm trong quan hệ thẩm mĩ của con người và hiện thực. Nó phải là cái đẹp hoặc cái cao cả, hoặc có những yếu tố của cái đẹp và cái cao cả mà khi mất đi đã gây nên được tình cảm thẩm mĩ như: sự cảm mến, luyến tiếc, thương nhớ, sự khâm phục, tự hào, ngưỡng mộ... Từ việc khảo cứu những khái niệm về cái bi như trên có thể thấy những biểu hiện của cái bi trong các trường hợp sau: Thứ nhất: Cái bi biểu hiện cho một tâm trạng bế tắc không có lối thoát của xã hội do mâu thuẫn không khắc phục nổi giữa khát vọng tốt đẹp của con người và nhu cầu phát triển hợp quy luật của lịch sử khách quan, mà nhu cầu này chưa đủ điều kiện để thực hiện. Thứ hai: Cái bi mang tính cục bộ, xã hội không hề bế tắc, cá nhân không hề bế tắc, nhưng cái ngẫu nhiên đã rơi vào một thời đoạn nào đó của xã hội, của cá nhân, đẩy cá nhân ấy vào bi kịch. Thứ ba: Bi kịch của cái cũ - giai cấp lỗi thời biết mình là cũ, là không hợp thời, muốn vượt lên cái mới, nhưng cái cũ trong đó còn cố níu lại. Qua 16 quá trình đấu tranh gay gắt, căng thẳng khát vọng đến với cái mới vẫn không được thực hiện. Đó có thể gọi là bi kịch của sự bất lực. Thứ tư: bi kịch của sự thiếu sáng suốt, đó là bi kịch của sự thiếu hiểu biết, mù quáng dù có tài năng, lòng tốt nhưng có khi lí trí không tỉnh táo hoặc bị lừa gạt, nhìn nhận cuộc đời chưa thấu đáo, thiếu toàn diện nên rơi vào bi kịch. 1.1.2. Bi kịch xã hội Trong đề tài nghiên cứu Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975, Tiến sĩ Phạm Tuấn Anh đã nghiên cứu và chỉ rõ sự "tương tác thẩm mĩ" và "chuyển hóa thẩm mĩ" là những cơ chế vận động chủ yếu của các cấp độ đa dạng thẩm mĩ trong hầu khắp các sáng tác văn xuôi từ sau 1975. Trong công trình nghiên cứu này, Tiến sĩ Phạm Tuấn Anh đã xác lập một cơ sở lí thuyết mới, mở ra một hướng đi mới trong nghiên cứu những phẩm chất thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới. Trong bối cảnh thời hậu chiến, cái bi là một phạm trù chủ đạo, một phẩm chất thẩm mĩ mới của văn học góp phần xác lập vị thế mới của văn xuôi trong dòng chảy văn học dân tộc. [3;97]. Và như vậy, việc nhận diện, đánh giá những biểu hiện và vị thế cũng như giá trị của nó trong một hệ thống thẩm mĩ đã có nhiều thay đổi so với những thời kì chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc cải thiện quan niệm đối với những giá trị nghệ thuật chân chính. Trong sứ mạng đổi văn xuôi nói riêng và văn học của thời đại nói chung cái bi có một vai trò đặc biệt quan trọng. Chẳng những vậy,"trong liên hệ máu thịt với cuộc đời, cái bi trong văn xuôi thời đổi mới tự nó đem lại nhận thức về giới hạn thẩm mĩ cần vượt qua và lên tiếng cật vấn về tầm vóc của văn học." [3;98] Từ đó có thể khám phá sự chuyển hóa đa dạng và những phẩm chất thẩm mĩ mới của những tác phẩm văn học trong thời kì đổi mới từ phạm trù cái bi. Như thế chúng ta sẽ có cơ hội nhận thức về trách nhiệm của văn học với cuộc đời cũng như cho phép ta có quyền kì vọng vào 17 những tác phẩm lớn với sứ mệnh cao cả của nó đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu ngày càng cao và trình độ thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ ngày càng biến đổi và phát triển không ngừng. Khả năng khám phá con người của văn xuôi Việt Nam hiện đại đã được mở rộng cùng với kiểu nhân vật tính cách - bi kịch. Ở một mức độ nào đó, nhân vật trong các tác phẩm thể hiện cái bi, mỗi người mỗi vẻ nhưng đều thể hiện bản ngã của mình bằng sự tự do của ý thức. Vì thế, bi kịch trong văn xuôi Việt Nam chủ yếu là bi kịch số phận, số phận con người trong những xung đột giữa khát vọng và thực trạng, mâu thuẫn giữa cái muốn hướng đến và cái kìm hãm, giữa nhân bản và cái phi nhân bản … trở thành mối quan tâm trước hết của những người cầm bút đang chuyển từ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang cuộc đấu tranh giành quyền sống cho con người, vì con người sau 1975. Dựa vào tính chất của xung đột, Tiến sĩ Phạm Tuấn Anh trong công trình nghiên cứu nói trên đã phân loại bi kịch số phận thành các dạng: Bi kịch xã hội và bi kịch bản thể. Bi kịch xã hội là một kiểu dạng của bi kịch số phận. Số phận cá nhâncái phần đời tư nhiều đau khổ của con người thường gắn với cảm hứng thế sự. "Bi kịch xã hội thường đi liền với môtip "sắm vai"[3;116]. "Trong bối cảnh đời sống xã hội sau chiến tranh, bi kịch sắm vai thể hiện mối bất hòa, phần nào là sự cự tuyệt, của cuộc sống hòa bình với những nhân cách đã được định hình bởi chiến tranh và những vai sống, những nghịch cảnh mà chiến tranh đã nghiệt ngã sắp đặt".[3;116]. "Tình yêu, hạnh phúc, niềm tin, đạo lí...đó là những giá trị thường bị đem ra mà xé nát, mà đập vỡ trong những bi kịch xã hội" [3;117]. "Bi kịch xã hội còn được thể hiện ở kiểu nhà văn như là cái chết của sáng tạo, của tài năng, nhân cách." [3;118] Có thể thấy nhà văn với tư chất nghệ sĩ là những người rất nhạy cảm với thế sự đồng thời họ cũng là những người thấm thía hơn ai hết nỗi đau thân phận của mình, "cái thân phận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng