Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Bài kiểm tra giữa kỳ môn tài chính trong giáo dục...

Tài liệu Bài kiểm tra giữa kỳ môn tài chính trong giáo dục

.DOC
10
389
94

Mô tả:

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC Đề bài: 1. Viết 10 dòng vào luận đề sau: “ Toán học là ông Hoàng của các khoa học, Kinh tế học là Nữ Hoàng của các khoa học, Kinh tế học giáo dục là…” 2. Những cảm xúc và thu hoạch khi học chuyên đề Tài chính trong giáo dục. BÀI LÀM Bài 1: Viết 10 dòng vào luận đề sau: “Toán học là ông Hoàng của các môn khoa học, Kinh tế học là Nữ Hoàng của các khoa học, Kinh tế học giáo dục là ông Hoàng của các bộ môn khoa học thứ cấp nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục” Khoa học đặt trên nền tảng giáo dục học và kinh tế học nghiên cứu vấn đề kinh tế của nền giáo dục theo các nghĩa; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực của kinh tế, giáo dục là nhân tố chủ yếu tạo ra nguồn nhân lực tăng tiến về chất lượng. Kinh tế học làm sáng tỏ mối quan hệ giữa phát triển vốn vật chất và vốn trí tuệ trong việc đóng góp vào tiến bộ xã hội; góp phần làm sáng tỏ mặt kinh tế trong sự vận động của cả quá trình giáo dục và từng thành tố trong quá trình giáo dục. Kinh tế học giáo dục là một trong những cơ sở lý luận của quản lý giáo dục; Quản lý giáo dục là lựa chọn các hình thức biểu hiện của quy luật kinh tế tác động vào giáo dục sao cho hoạt động của giáo dục diễn ra phù hợp với sự vận động khách quan của kinh tế. Với ý nghĩa này, kinh tế học giáo dục luôn luôn là tiền đề cần thiết cho sự phát triển lý luận quản lý giáo dục và phương pháp kinh tế giáo dục là công cụ đắc lực cho công tác thực tiễn quản lý giáo dục. Từ việc sử dụng mối quan hệ của kinh tế vào trong sự phát triển của giáo dục, khoa học kinh tế đã phát triển thêm một bước là nghiên cứu một số ngành mà hoạt động của chúng được hiểu như là một quá trình sản xuất. Từ đây làm xuất hiện một loạt các khoa học kinh tế thứ cấp, kinh tế giáo dục học được định hình nhanh nhất và trở thành một bộ môn khoa học quan trọng và có nhiều hứa hẹn. 2. Những cảm xúc và thu hoạch khi học xong chuyên đề Tài chính trong giáo dục - Tài chính trong giáo dục giúp làm rõ nội dung Bản chất vấn đề kinh tế - kinh tế học giáo dục. Trong lịch sử đã có những nhìn nhận và đánh giá khác nhau: + Quan điểm phương Đông nhận thức vấn đề kinh tế bằng cụm từ Kinh tế = kinh + tế = Kinh bang tế thế, tức là cứu nước giúp đời. + Quan điểm của phương Tây đề cập vấn đề kinh tế qua thuật ngữ “Economy” (tiết kiệm) = sản xuất – tiêu dùng >0. + Quan điểm các nhà duy Tân Nhật Bản đã thiết lập sự đồng dạng của hai khái niệm. Econmy = kinh tế Mặc dù có những nhận thức và đánh giá khác nhau nhưng tất cả các nhà chính trị lớn đều khẳng định: “Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của kinh tế” Qua các quan điểm nêu trên có thể nhận thấy giáo dục và kinh tế có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Mỗi sự kiện giáo dục đều chứa đựng những nội dung kinh tế nhất định, đồng thời mỗi sự kiện kinh tế lại ít nhiều có sự đóng góp của thành tựu giáo dục. Giáo dục vừa chịu sự quy định của kinh tế - xã hội, vừa tác động đến nền kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội và cá nhân. Tuy nhiên, giáo dục muốn phát triển cũng cần có sự tiêu tốn kinh tế nhất định. Càng tăng chi phí cho giáo dục, chất lượng và hiệu quả của chúng cũng càng cao. - Về vai trò của giáo dục trong tiến trình phát triển xã hội Đã có nhiều phát biều khác nhau nói về vị trí và vai trò trong tiến trình phát triển xã hội: + Giáo dục = Nhân cách & Nhân lực Giáo dục = KABS&3H Giáo dục = Phân hóa & Xã hội hóa Giáo dục = 4F & 4P + Giáo dục là mục tiêu và sức mạnh của nền kinh tế; Giáo dục là nền văn hóa của dân tộc; Giáo dục là an ninh của quốc gia; Giáo dục = Khai sáng; Giáo dục = Thời gian Từ những nhận định nêu trên có thể nhận thấy vai trò vô cùng to lớn của giáo dục, sự tác động mạnh mẽ của giáo dục đến mọi mặt của đời sống con người; giáo dục không chỉ giúp mỗi người đạt đến cái chân, thiện, mỹ mà còn góp phần khai sáng tiềm năng trí tuệ to lớn trong mỗi cá nhân con người, biến những tiềm năng đó thành sức mạnh về kinh tế, quốc phòng an ninh…Từ chỗ trước đây giáo dục chỉ là lĩnh vực tiêu thụ đơn thuần đến nay giáo dục được xem như khu vực kinh tế kết cấu hạ tầng, góp phần nâng dân trí, nâng cao năng lực của người lao động. Giáo dục đã và đang trở thành một lĩnh vực kinh tế tuyệt vời và có hiệu quả đầu tư cao; đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất. Giáo dục có tác động không chỉ đối với lĩnh vực kinh tế mà với mọi mặt của đời sống xã hội và cá nhân. Giáo dục tạo ra kiến thức, kĩ năng, giá trị và hình thành thái độ, là công cụ chủ yếu để truyền bá nền văn minh nhân loại, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng cường sức khỏe và công bằng xã hội. Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. - Về Quan điểm Kinh tế học giáo dục Vận dụng các quy luật kinh tế để phát triển giáo dục thực hiện được mong ước của tiền thân. Dân đông sinh tụ phồn thịnh Dân giàu no đủ về đời sống vật chất Dân có học hành giáo dục Thứ + Phú + Giáo Ở xã hội phong kiến, trong quan hệ với kinh tế xã hội, giáo dục đứng hàng thứ ba sau việc làm cho dân đông đúc và giàu có lên. Có thể nói , tư tưởng “Thứ + Phú + Giáo” có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục . Những người giàu có mới được hưởng thụ giáo dục nhà trường và giáo dục thực sự phục vụ cho tầng lớp xã hội giàu có, những người nghèo không được đi học và thực tế cũng không đi học được vì điều kiện kinh tế của mình. Tư tưởng này hiện nay cần phải thay đổi. Không phải khi giàu có mới đi học mà nghèo lại càng phải học. Muốn xóa đói, giảm nghèo phải tích cực tham gia học tập, đầu tư vào giáo dục sẽ tạo nên sự phát triển về mặt kinh tế. Có thể thấy một đất nước có dân cư đông đúc, giàu có, giáo dục phát triển là một quốc gia cường thịnh. - Các quan điểm kinh tế học giáo dục: Tinh hoa của tiền nhân và sự phát triển của Chủ Tịch Hồ Chí Minh + Tứ thụ của Quản Trọng và sự kế thừa của Hồ Chí Minh “Nhất niên thụ cốc Thập niên thụ mộc Bách niên thụ nhân Thiên niên thụ đức” + Tam phi bất của Nho gia và sự phát triển của Hồ CHí Minh trong thời đại mới Nhân hữu tam ân tình Khả sự như nhất “Phi phụ bất sinh Phi sư bất thành Phi quân bất vinh” + Tứ tôn của Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm và sự tìm người tài đức của Hồ Chí Minh “Tôn tộc đại quý Tôn lộc đại suy Tôn tài đại thịnh Tôn nịnh đại nguy” + Ngũ quy của Bảng nhãn Lê Quý Đôn và quan điểm phát triển đất nước của Hồ Chí Minh “Quy nông tất ổn Quy công tất phú Quy thương tất hoạt Quy trí tất hưng Quy pháp tất bình” Trong các quan điểm kinh tế giáo dục học có thể nhận thấy nổi lên ở đây là sự kế thừa và phát huy các tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục và kinh tế trong giáo dục. Xuyên suốt các quan điểm của người đều đề cập và nhấn mạnh vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người và sự tồn vong cũng như phát triển của một đất nước là vai trò của giáo dục và đào tạo. Giáo dục và học hành cho thế hệ trẻ vô luận ở đất nước nào cũng được xem trọng. Mỗi dân tộc có những tuyên ngôn, mỗi thời đại có những tuyên ngôn khác nhau. Việt Nam là nước văn hiến. Dân tộc ta có những thông điệp sâu sắc ở lĩnh vực này. Có thông điệp trong tiếp biến văn hóa, ta lĩnh hội ý tưởng của nhân loại, của dân tộc khác rồi phát biểu cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước mình. Có thông điệp mang dấu ấn Việt, thể hiện quan điểm sống nhân văn và thực tiễn trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhìn một cách tổng quát, các thông điệp ở lĩnh vực này của người Việt đều hướng vào việc khuyên thế hệ trẻ tu thân tốt và xử thế khéo. Thông điệp có trong kho tàng ca dao, tục ngữ và có từ các lời phát biểu của các nhà văn hóa chính trị xuất sắc của đất nước, trong đó tiêu biểu nhất là của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Cách nói của người ngắn gọn về câu chữ song lại hàm xúc về ý tưởng và chỉ dẫn hành động. Các thông điệp tạo nên minh triết Việt về giáo dục và học hành rất đặc sắc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng