Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Asxh cuối kỳ

.DOCX
27
357
133

Mô tả:

: CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VỚI NGƯỜI DÂN – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ÔNG NGUYỄN VĂN TH 83 TUỔI – PHƯỜNG NHÂN CHÍNH, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN AN SINH XÃ HỘI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ ĐỀ TÀI : CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VỚI NGƯỜI DÂN – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ÔNG NGUYỄN VĂN TH 83 TUỔI – PHƯỜNG NHÂN CHÍNH, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HỌ & TÊN : NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG LỚP: K60 CÔNG TÁC XÃ HỘI GVHD : TS. MAI TUYẾT HẠNH Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2017 1 MỤC LỤC Table of Contents MỤC LỤC 2 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG BÀI TIỂU LUẬN..............................................3 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................4 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ LỰA CHỌN TẠI VIỆT NAM......................................6 2.2 Thực trạng ASXH ở Việt Nam........................................................................7 2.3 Một số nghiên cứu, công trình nghiên cứu về ASXH tại Việt Nam..............11 3. TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ LỰA CHỌN TẠI ĐỊA BÀN.....................................12 3.1 Mô tả hoàn cảnh chi tiết của đối tượng.........................................................12 3.2 Mô tả chế độ đối tượng đang được hưởng thụ hoặc chế độ đối tượng sẽ được thụ hưởng.............................................................................................................14 a. Khái quát......................................................................................................14 b. Cụ thể...........................................................................................................14 3.3 Nhận xét về tác động của chính sách đó lên đời sống của đối tượng............20 3.4 Một số giải pháp và khuyến nghị..................................................................20 a. Giải pháp......................................................................................................20 b. Khuyến nghị................................................................................................22 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU.............................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................27 2 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG BÀI TIỂU LUẬN ASXH : AN SINH XÃ HỘI CSASXH : CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI BHXH : BẢO HIỂM XÃ HỘI BHYT : BẢO HIỂM Y TẾ BHTN : BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP BHTNLD – BNN : BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG – BỆNH NGHỀ NGHIỆP 3 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An sinh xã hội có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ASXH là nhằm thực hiện quyền cơ bản của con người, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đồng thuận, không có loại trừ và phát triển bền vững. Chính sách ASXH có nội dung rất rộng và ngày càng được hoàn thiện trong quá trình phát triển của nhận thức và thực tiễn xã hội của một xã hội toàn cầu luôn biến đổi và tiến hóa không ngừng. Phát triển hệ thống ASXH là tạo ra một mạng lưới an toàn gồm nhiều tầng và linh hoạt cho mọi thành viên trong cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất cho nhiều nguyên nhân khác nhau - gọi là những “rủi ro xã hội”. ASXH dựa trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và biện pháp khác nhau. Phấn đấu để có được một hệ thống ASXH phát triển, đủ sức chóng đỡ với các rủi ro xã hội không chỉ là mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia mà cũng là sự quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống ASXH, song nhận thức và quan niệm về ASXH còn rất khác nhau . Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, hệ thống ASXH bao gồm các bộ phận cấu thành ( các trụ cột) sau : - Hệ thống bảo hiểm xã hội ( hưu trí, bảo hiểm y tế, chế độ trợ cấp, BHXH ngắn hạn ) - Hệ thống trợ giúp xã hội ( trợ cấp xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ xã hội nhóm yếu thế,..) - Hệ thống trợ cấp xã hội chung- Universal Social Benefil ( trợ cấp gia đình, dịch vụ y tế công cộng, trợ cấp người cao tuổi,.. - Hệ thốn trợ cấp tư nhân ( Private Benefil Systems) Hệ thống ASXH có 2 chức năng cơ bản là chức năng đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội ở mức tối thiểu và chức năng duy trì thu nhập . Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống ASXH là toàn dân mọi người được đảm bảo quyền an sinh và tiếp cận hệ thống ASXH , chia sẻ trên cơ sở gắn bó, đoàn kết, liên kết, tương trợ, bù đắp giữa các cá nhân,các nhóm trong xã hội và nhà nước, công bằng và bền vững, gắn trách nhiệm và quyền lợi, giữa đóng góp và hưởng lợi, tăng cường trách nhiệm các chủ thể, thúc đẩy nỗ lực bản thân người dân, gia đình,cộng đồng trong việc đảm bảo an sinh . Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có một hệ thống ASXH nào hoàn chỉnh, tuy nhiên nhà nước đã ban hành trên 50 loại chính sách về ASXH ( do ngành Lao động 4 – thương binh và xã hội quản lý ) liên quan đến các đối tượng khác nhau, từng bước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập. Các chính sách này được phân loại theo các phần (trụ cột) của hệ thống ASXH mà Việt Nam theo đuổi, đó là : Chính sách thị trường lao động và việc làm; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chính sách trợ giúp xã hội; chương trình lưới an toàn xã hội ( có tính tạm thời). Trong gần 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân. Thứ nhất, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tiến bộ và phát triển xã hội, với thành tựu phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường. Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nước và quốc tế, nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển dân sinh trong mối tương quan hài hòa và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế, giữa đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo, theo đó nhiều chính sách về an sinh xã hội được ban hành. Thứ hai, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện để bảo đảm quyền an sinh xã hội cho mọi người dân Thứ ba, đầu tư của Nhà nước cho an sinh xã hội ngày càng tăng. Thứ tư, Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện hành còn phân tán, manh mún, thiếu sự gắn kết, chưa khuyến khích người dân tích cực tham gia hoắc người dân chưa tiếp cận được với các chính sách an sinh xã hội, hiệu quả chính sách còn hạn chế. Chính những lý do khách quan nói trên về thực trạng thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, được sự giúp đỡ tiếp cận địa bàn của Giảng viên TS. MAI TUYẾT HẠNH tại Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội tôi đã tiếp cận được với đối tượng và lựa chọn đề tài : “Chính sách An Sinh Xã Hội với người dân – nghiên cứu trường hợp ông Nguyễn Văn Th 83 tuổi – Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội” với 5 trọng tâm là mô tả các chế độ An sinh xã hội mà ông đang được thụ hưởng và sẽ được thụ hưởng, đưa ra giải pháp và khuyến nghị. 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ LỰA CHỌN TẠI VIỆT NAM 2.1 Khái niệm ASXH Có nhiều khái niệm an sinh xã hội như : Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khắn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. An sinh xã hội cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em ( ILO – 1984) Theo hiệp hội an sinh thế giới ( ISSA): An sinh xã hội giống như là sự chi phối kết hợp các thành tố (hợp phần) của chính sách công, có thể điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của người công nhân, các công dân trong bối cảnh toàn cầu với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học chưa từng xảy ra. Ngoài ra, còn có các quan điểm về an sinh xã hội của Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), các tài liệu của Nhật Bản, các tài liệu của Hoa Kỳ, các chuyên gia Việt Nam. Trên cơ sở những khái niệm của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia Việt Nam trong các hội thảo, đã đúc kết để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh hơn, phù hợp với về an sinh xã hội, nó bao gồm cái phổ biến và cái đặc thù của việt nam như sau: An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách giải pháp của nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế – xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm soc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt Từ những định nghĩa trên rút ra : “An sinh xã hội là mạng lưới các chương trình, hệ thống chính sách cụ thể từ nhà nước hoặc các tổ chức xã hội nhằm trợ giúp, hỗ trợ, bảo vệ cá nhân và toàn xã hội, đặc biệt là các cá nhân gặp phải rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, bảo 6 đảm mức sông tối thiểu và góp phần nâng cao đời sống của họ, từ đó, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội.” Về bản chất, ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các cá nhân; Về vai trò, ASXH trước hết trợ giúp, hỗ trợ, bảo vệ, bảo đảm cuộc sống tối thiểu và tiếp đó là thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và toàn xã hội thông qua hệ thống chính sách. Về chức năng, ASXH tạo ra mạng lưới, “giá đỡ” an toàn cho các thành viên xã hội bao gồm chức năng phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro. An sinh xã hội là sự đảm bảo thu nhập và đời sống trong trường hợp người dân gặp phải các rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, với phương thức hoạt động là thông qua các chương trình, chính sách cụ thể từ Nhà nước hoặc các lực lượng xã hội khác nhằm đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Về mục đích, ASXH hướng đến sự phát triển bền vững, thúc đẩy TBXH trên cơ sở đảm bảo thực hiện được công bằng xã hội. Có thể thấy rằng, ASXH trong bản chất của nó mang 2.2 Thực trạng ASXH ở Việt Nam - Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống ASXH, đã được thể chế hóa bằng Luật BHXH, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 và được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2016 (trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2018); Luật BHYT được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008 được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2015). Các chế độ BHXH, BHYT bắt buộc theo luật định hiện nay ở nước ta bao gồm: +) Bảo hiểm xã hội bắt buộc: (a) Ốm đau; (b) Thai sản; (c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (d) Hưu trí; (đ) Tử tuất. +) Bảo hiểm xã hội tự nguyện: (a) Hưu trí; (b) Tử tuất +) Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định. +) Bảo hiểm y tế bắt buộc. Một số thay đổi về chế độ bảo hiểm từ ngày 01/07/2017 Từ ngày 1/7/2017, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP dẫn đến mức hưởng 7 BHYT trong nhiều trường hợp cũng được điều chỉnh cho phù hợp với quy định mới. Tính mức đóng bảo hiểm xã hội Từ ngày 01/7/2017 sẽ áp dụng mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng làm căn cứ tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN). Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn để tính mức đóng BHXH tự nguyện từ ngày 01/7/2017 cao nhất là 26.000.000 đồng/tháng (1.300.000 đồng/tháng x 20 lần). Áp dụng mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng tính mức đóng BHYT đối với đối tượng chỉ tham gia BHYT. Các nội dung này được quy định tại Công văn số 2159/BHXH-BT ngày 01/6/2017của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn mức đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN và thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN theo mức lương cơ sở mới. Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế Ngày 29/5/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 2039 / BHXH-CSYT về việc áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định số 47/2017/NĐCP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.Theo đó, từ ngày 01/7/2017, sẽ áp dụng mức lương cơ sở mới 1.300.000 đồng/tháng để thanh toán chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đơn cử như sau: Người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở tương đương với 195.000 đồng không phải thực hiện cùng chi trả. Quy định hiện hành là 181.500 đồng. Khoản 1 của Công văn số 2046/BHXH-CSYT ngày 06/6/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cũng theo Công văn số 2039/BHXH-CSYT thì việc thực hiện thanh toán chế độ bảo hiểm y tế này áp dụng kể cả trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế vào viện trước ngày 01/7/2017 nhưng xuất viện từ ngày 01/7/2017. Trường hợp người bệnh được cơ sở y tế chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật quy định tại Quyết định 36/2005/QĐ-BYT về việc ban hành Danh mục dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi mức hưởng nhưng không vượt quá 52.000.000 đồng cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật (Quy định hiện hành tại Khoản 2 Công văn 2046 là không vượt quá 48.400.000 đồng). Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 58.500.000 đồng (Quy định hiện hành là 54.450.000 đồng); không 8 áp dụng quy định này đối với vật tư y tế có quy định tỷ lệ thanh toán tại cột 5 Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BYT . Tăng tiền dưỡng sức sau khi ốm đau Từ ngày 01/7/2017, tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau (sau đây gọi gọn là tiền dưỡng sức sau khi ốm đau) của người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ tăng lên thành 390.000 đồng/ngày (hiện hành là 363.000 đồng/ngày). Để hưởng tiền dưỡng sức sau khi ốm đau, người lao động đã hưởng hết thời gian quy định chế độ ốm đau trong một năm, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức sau khi ốm đau do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định. - Trợ giúp xã hội (bao gồm trợ cấp xã hội, xoá đói giảm nghèo…) là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức và biện pháp khác nhau với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Theo tác giả Mai Ngọc Cường, khái niệm trợ giúp xã hội (TGXH) có nhiều nội dung và hình thức, tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất mà phân biệt TGXH thường xuyên và TGXH đột xuất : + Trợ giúp xã hội thường xuyên là hình thức TGXH bằng tiền hoặc hiện vật mà nhà nước định ra để trợ cấp đối với những người hoàn toàn không thể tự lo cuộc sống trong một thời gian dài (một hoặc nhiều năm) hoặc trong suốt cả cuộc đời của đối tượng được trợ giúp. + Trợ giúp xã hội đột xuất (một hoặc một số lần xã định) là hình thức TGXH do nhà nước và cộng đồng giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặc những biến cố khác mà đời sống của họ bị đe doạ về lương thực, nhà ở, chữa bệnh, chôn cất và phục hồi sản xuất nếu không có sự giúp đỡ khấn cấp Ngày 24/8/2017, tại tỉnh Lâm Đồng, diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam (SASSP), với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và một số bộ, ngành, địa phương thực hiện dự án. Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả việc xây dựng Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội để quản lý thông tin, dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội trên phạm vi cả nước vào đầu năm 2018. Bên cạnh đó, sẽ 9 đẩy mạnh công tác truyền thông, giám sát, đánh giá; đào tạo nâng cao năng lực mạng lưới cho cán bộ tham gia dự án các cấp, cộng tác viên thôn/bản; hệ thống thông tin phản hồi, công tác chi trả trợ cấp. Nằm trong lộ trình cải cách hành chính về lĩnh vực giảm nghèo và trợ giúp xã hội, Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam thời gian qua đã xây dựng Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội MIS Posasoft để quản lý thông tin, dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội trên phạm vi cả nước. Ông Đặng Kim Chung, Vụ trưởng, Giám đốc Ban Quản lý dự án cho biết, ngoài phần mềm quản lý, Dự án SASSP sẽ trang bị hạ tầng phần cứng để hệ thống vận hành đồng bộ từ cấp T.Ư đến cấp tỉnh và cấp huyện thuộc Dự án. Được biết, trong giai đoạn 1 từ tháng 6 đến tháng 8-2017, Dự án trang bị hạ tầng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan như: Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Cục Bảo trợ xã hội, Cục Trẻ em, bốn sở, ngành lao động tại bốn tỉnh: Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh; 50 phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thuộc bốn tỉnh này. Dự kiến, trong giai đoạn 2 vào quý IV năm nay, Dự án sẽ hoàn thành việc lắp đặt, bàn giao thiết bị công nghệ thông tin cho 59 tỉnh/thành phố và 659 huyện còn lại trên cả nước, phục vụ cho việc vận hành chính thức hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội. - Ưu đãi xã hội (ưu đãi người có công). So với mô hình phổ biến trên thế giới, hệ thống ASXH ở Việt Nam có một cấu phần đặc thù, đó là chính sách ưu đãi người có công. Chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước; thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện. Trong hơn 60 năm qua, chính sách ưu đãi xã hội nước ta đã đạt được những kết quả to lớn đó là xây dựng được một hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng khác nhau. Ưu đãi xã hội đã ghi nhận và tri ân những cá nhân, tập thể đã có công đã có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng, đất nước, đảm bảo công bằng xã hội, tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, giáo dục truyền thống cho thế hệ tương lai. Đảm bảo ổn định thể chế chính trị của Nhà nước. 10 2.3 Một số nghiên cứu, công trình nghiên cứu về ASXH tại Việt Nam An sinh xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, ASXH đã và đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong nước và trên thế giới với cách tiếp cận, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến những công trình chủ yếu và các kết quả nghiên cứu chính sau: Cuốn An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực của Mạc Văn Tiến tập hợp 101 bài viết nghiên cứu, bài trao đổi tại các Hội thảo trong và ngoài nước của tác giả, cuốn sách chia làm 3 phần: Phần I - Một số vấn đề về an sinh xã hội, gồm 17 bài, đã đề cập đến nhiều nội dung, nhiều khía cạnh khác nhau về ASXH, như khái niệm, cấu trúc, nội dung của ASXH. Phần II - Bảo hiểm xã hội (BHXH), gồm 55 bài, đề cập đến nguồn gốc, đặc trưng, chức năng, vai trò của BHXH, tác giả đã nhấn mạnh, BHXH là một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của hệ thống ASXH. Phần III - Phát triển nguồn nhân lực, gồm 29 bài, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau về nguồn nhân lực hiện nay ở nước ta. Cuốn Giáo trình An sinh xã hội của tác giả Nguyễn Văn Định đã cung cấp những kiến thức cơ sở về ASXH. Cuốn giáo trình đã nêu ra vai trò của ASXH; bản chất và chức năng của ASXH; hệ thống các chính sách ASXH, như bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo, quỹ dự phòng; nêu ra sự cần thiết, các nguyên tắc và nội dung của quản lý nhà nước về ASXH. Với những nội dung được trình bày, giáo trình này là tài liệu cơ sở để phân tích những vấn đề lý luận về ASXH và ASXH ở Việt Nam hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ: Đảm bảo an sinh xã hội - Định hướng mô hình và giải pháp, do Đặng Nguyên Anh làm chủ nhiệm, đã phân tích khái niệm và các chức năng, cấu trúc và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống ASXH, tạo cơ sở lý luận cho việc định hướng mô hình và giải pháp về ASXH ở Việt Nam. Đề tài làm rõ những đặc điểm chung và nét đặc thù của từng mô hình, từ đó có thể gợi mở cho Việt Nam. Đề tài cấp Nhà nước: Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn năm 2011 - 2020, mã số KX.02.07/11-15, do Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện, đã phân tích và thống nhất về cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam, đề xuất các mức chuẩn để xây dựng sàn ASXH, các chính sách trong sàn ASXH. Đây là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về ASXH, vai trò của ASXH ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra 11 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện chiến lược an sinh xã hội 11 thời kỳ 2011 - 2020, bao gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, nâng cao thu nhập và tham gia thị trường lao động; nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHXH; nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHYT; nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách TGXH; nhóm giải pháp về giảm nghèo; nhóm giải pháp tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các đối tượng và vùng đặc thù; nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ASXH; nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về ASXH; nhóm giải pháp huy động sự tham gia của các đối tác xã hội trong thực hiện ASXH; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ASXH; phát triển hệ thống giám sát đánh giá thực hiện chiến lược ASXH.  Hầu hết các tài liệu và những công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích những vấn đề lý luận về ASXH cũng như vai trò của nó và đã có cái nhìn khá toàn diện về cấu trúc, mô hình của ASXH, tạo nên bức tranh tổng quát về ASXH và chính sách ASXH. Mặc dù vậy, những công trình trên đây chủ yếu mới đề cập đến từng khía cạnh của ASXH ở góc độ xã hội học, kinh tế học, luật học, quản lý xã hội, v.v….. chưa đề cập trực tiếp tới góc độ trực tiếp việc tiếp cận các chính sách xã hội của người dân trên nhưng trường hợp cụ thể. Dựa trên các lý thuyết được kế thừa của các nhà nghiên cứu trước đó, từ góc độ thực tế bài tiểu luận đưa ra các vấn đề cụ thể sau : - Mô tả chi tiết hoàn cảnh của đối tượng - Mô tả chế độ đối tượng đang được hưởng thụ hoặc chế độ đối tượng sẽ được thụ hưởng - Nhận xét về tác động của chính sách đó lên đời sống của đối tượng - Một số giải pháp và khuyến nghị 3. TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ LỰA CHỌN TẠI ĐỊA BÀN 3.1 Mô tả hoàn cảnh chi tiết của đối tượng Đối tượng tên là Nguyễn Văn Th sinh năm 1935( Ất Hợi ) năm nay 83 tuổi, đang sinh sống tại phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Vì một số lý do nên ông không tham gia chiến đấu trong những năm nước nhà có chiến tranh.Ông có bố là liệt sỹ. Năm 1955 ông công tác tại Nhà in Lê Văn Tân 136 Hàng Bông, thành phố Hà Nội nay là Công ty cổ phần in và thương mại Thống Nhất. Với 16 năm công tác, do công việc với đặc thù tiếp xúc nhiều với 12 chất độc hại cụ thể là bị nhiễm độc chì, bị suy giảm khả năng lao động nên ông đã được nghỉ trong 10 năm.Sau đó tiếp tục đi làm nhưng sau 10 năm nghỉ ông không đi làm trở lại. Trong khoảng thời gian ông nghỉ việc cho đến nay ông ở nhà, làm lao động bình thường, hiện nay ông phụ giúp con dâu ngồi bán quán bún chả ngay gần nhà. Đối với sức khỏe thể chất : Trong quá trình lao động tiếp xúc với các hóa chất độc hại tại nhà máy in Lê Văn Tân, theo như ông nói, ông bị suy giảm 18% khả năng lao động do nhiễm độc chì, hiện nay sức khỏe ông khá ổn định và chỉ mắc một số bệnh người già như là thấp khớp, đau lưng,.. không có gì đáng lo ngại, ngày nào ông cũng đi tập thể dục nên dù cao tuổi nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn và khỏe mạnh, ông còn đi khám sức khỏe thường xuyên định kì 3 tháng một lần. Đối với sức khỏe tinh thần : Ông rất vui vẻ, lạc quan, thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ, lúc rảnh rỗi ông còn đánh cờ tướng cùng một số ông bạn của ông. Tính cách : cởi mở, vui vẻ khá lạc quan nên ông rất được mọi người yêu quý Nhu cầu : Được chia sẻ, giao lưu, lạc quan tuổi già Gia đình ông Nguyễn Văn Th gồm có 3 người con, 1 gái và 2 trai. Hiện tại ông đang sống cùng vợ tại căn nhà chính cùng vợ chồng con trai cả. Con gái ông đã đi lấy chồng, con trai thứ ông lấy vợ và đều ở riêng. Điều kiện kinh tế gia đình không khó khăn, gia đình ông còn là gia đình văn hóa. Bạn bè với nhóm bạn bè của ông đa số đều là những người bạn hàng xóm, cùng hội người cao tuổi, hội văn nghệ của Phường. Bên cạnh đó còn có những người họ hàng cùng khu phố. Việc thu thập thông tin chủ yếu được thực hiện thông qua các phương pháp như: Phỏng vấn, quan sát, lắng nghe,… Thuận lợi: • Thân chủ là người dễ chia sẻ • Sinh viên nắm bắt được tâm lý của thân chủ khá tốt nhờ những lý thuyết đã được học về các giai đoạn được học trong môn tâm lý học phát triển. Khó khăn: • Kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn hạn chế, chưa thật sự khiến thân chủ dễ dàng chia sẻ những câu chuyện của bản thân. 13 • Buổi gặp gỡ không được báo trước cho Đối tượng, khoảng thời gian còn ngắn, còn nhiều thông tin chưa thu thập được từ đối tượng 3.2 Mô tả chế độ đối tượng đang được hưởng thụ hoặc chế độ đối tượng sẽ được thụ hưởng. a. Khái quát Theo như lời ông Nguyễn Văn Th hiện tại ông đang được nhà nước hỗ trợ các khoản: - Một là 180.000 Vnđ/ tháng tiền trợ cấp người cao tuổi - Hai là 1.318.000 Vnđ/ tháng tiền gia đình thân nhân liệt sỹ - Ngày trước, sau khi công tác 16 năm tại Nhà máy in Lê Văn Tân được tạm thời nghỉ việc do sức khỏe suy giảm 18%, ông được công ty cho nghỉ 10 năm. Trong 10 năm nghỉ ông vẫn có lương, hưởng bảo hiểm. Nhưng sau 10 năm, ông không đi làm tại đây nữa. Từ đấy ông cũng không còn nhận được lương. Hiện giờ ông không có lương hưu. - Bên cạnh đó, vào nhưng ngày lễ 27-7 hay Tết cổ truyền ông vẫn nhận được quà trong đó gồm 500.000 – 700.000 Vnđ và một xuất quà từ chính quyền, nhà nước. Ông được nhà nước đóng bảo hiểm y tế hàng năm, việc ông đi kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, mọi chi phí thuốc thang, viện phí ông không mất khoản nào. b. Cụ thể 1. Trợ cấp người cao tuổi - Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP và Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC thì mức chuẩn áp dụng từ ngày 1/1/2015 như sau: · Đối với trường hợp NCT nghèo thuộc diện hưởng TCXH hằng tháng thì áp dụng mức chuẩn theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là 270.000 đồng. · Đối với trường hợp NCT không nghèo mà thuộc diện hưởng TCXH hằng tháng thì áp dụng mức chuẩn theo quy định trước khi ban hành Nghị định 136/2013/NĐ-CP là 180.000 đồng · Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quy định mức chuẩn cao hơn các mức trên thì áp dụng theo mức quy chuẩn của địa phương. Cách tính tiền trợ cấp như sau: · Hệ số 1,5 đối với NCT từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ TCXH hằng tháng. 14 · Hệ số 2,0 đối với NCT từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ TCXH hằng tháng. · Hệ số 1,0 đối với NCT từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, TCXH hằng tháng. · Hệ số 3,0 đối với NCT thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở BTXH, Nhà xã hội nhưng có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở BTXH, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.  Quy theo những điều khoản trên, ông Th năm nay 83 tuổi (Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.) hưởng trợ cấp hệ số 1,0 là 180.000 Vnđ là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý. 2. Trợ cấp hàng tháng với gia đình thân nhân liệt sỹ Điều 14, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012) quy định: Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; Vợ hoặc chồng; Con; Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm: - Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử. - Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng. 15 - Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tổ quốc ghi công" được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ. - Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần. - Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở theo chính sách đối với thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở. - Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm. - Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp. - Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học. Tại thời điểm tháng 9/2015, theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ là 1.318.000 đồng, của 2 liệt sĩ là 2.636.000 đồng, của 3 liệt sĩ là 3.954.000 đồng. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng là 1.054.000 đồng.  Theo các điểu khoản trên, bố ruột ông Th là liệt sỹ, (mức trợ cấp hàng tháng đối với thân nhân của 1 liệt sỹ là 1.318.000 Vnđ) ông nhận được mức trợ cấp này đều đặn mỗi tháng là hòan toàn hợp lý. 3. Trợ cấp đóng bảo hiểm y tế hàng năm Đối tượng tham gia BHYT: 16 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm: a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. 2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm: a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm: a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an; b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; e) Trẻ em dưới 6 tuổi; g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; 17 k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này; l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật; n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam. 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm: a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; b) Học sinh, sinh viên. 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này MỨC HƯỞNG BẢO HIỂM BHYT đúng tuyến BHYT trái tuyến - Hưởng 100% đối với các trường hợp: + Đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3. + Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã. + Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến. - Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương. - Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2015 đến 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2021 trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến tỉnh; - Hưởng 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2015 đến 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2016 tại bệnh viện tuyến huyện. Như vậy, trường hợp điều trị ngoại trú vượt tuyến sẽ KHÔNG được hưởng BHYT BHYT chuyển tuyến Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh chuyển tuyến điều trị, có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp lệ thì: - Hưởng 100% đối với các trường hợp: + Đối tượng quy định tại các Điểm d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 + Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; trẻ em dưới 6 tuổi; + Chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã; Trường hợp cấp cứu, + Chi phí cho một lần khám bệnh, người tham gia bảo chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương 18 - Hưởng 95% đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và được hưởng BHYT như đúng tuyến Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia - Hưởng 80% chi đình nghèo tham gia bảo phí khám bệnh, hiểm y tế đang sinh chữa bệnh đối với sống tại vùng có điều các đối tượng khác kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo đúng tuyến cơ sở; + Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục tính từ thời điểm người đó tham gia bảo hiểm y tế đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tính từ thời điểm tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; - Hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm k Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 - Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.  Ông Th là đối tượng thuộc nhóm i - Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ, theo như mức hưởng chế độ BHYT ông Th được hưởng 100% nếu theo đúng tuyến. (Hưởng 100% đối với các trường hợp: Đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3.) 19 4. Trợ cấp những ngày lễ, tết,.. Cùng với các chế độ ưu đãi nêu trên, chính quyền và tổ chức đoàn thể ở địa phương có trách nhiệm thường xuyên quan tâm thăm hỏi, động viên, tặng quà thân nhân liệt sĩ, nhất là vào dịp Lễ Tết, Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm.  Vào mỗi dịp lễ 27 -7 , Tết Nguyên Đán ông Th vẫn nhận đều đặn các hỗ trợ của chính quyền địa phương về cả tinh thần lẫn vật chất. 3.3 Nhận xét về tác động của chính sách đó lên đời sống của đối tượng “ Tôi rất hài lòng, phấn khởi những gì nhà nước, chính quyền quan tâm chúng tôi, không có gì mà phải bức xúc cả, hoan nghênh lắm” là lời nói của ông Ng Văn Th khi được hỏi có hài lòng về những chính sách ASXH mà ông đang được hưởng. Có thể thấy, sự quan tâm của nhà nước, chính quyền về các chính sách ASXH dành cho ông Th đã phần nào giúp đỡ về tài chính cho ông Th thêm trang trải cuộc sống của mình, giúp đỡ trực tiếp trong quá trình khám chữa bệnh của ông. Cải thiện đời sống vật chất và đặc biệt là đời sống tinh thần. Sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái giúp ông thêm an lạc hưởng tuổi già. 3.4 Một sốố giải pháp và khuyếốn nghị Do đối tượng khá hài lòng về những chính sách ASXH mà ông đang hưởng nên phần giải pháp và khuyến nghị tôi xin được đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị chung cho việc thực hiện các chính sách ASXH trong thời gian sắp tới . a. Giải pháp Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội - Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân là giải pháp đảm bảo an sinh xã hội tích cực, hiệu quả, bền vững. - Phát triển đồng bộ, đa dạng, mở rộng, hiện đại hóa nâng cao chất lượng hệ thống bảo hiểm, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân tích cực tham gia nhất là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan