Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp quy hoạch hành động để thực hiện quy hoạch chi tiết phường ...

Tài liệu Vận dụng phương pháp quy hoạch hành động để thực hiện quy hoạch chi tiết phường nhân chính, thanh xuân, hà nội (tt)

.PDF
23
88
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------- VƯƠNG PHAN LIÊN TRANG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT PHƯỜNG NHÂN CHÍNH, THANH XUÂN, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH Hà Nội - Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------- VƯƠNG PHAN LIÊN TRANG KHÓA 2009-2011 LỚP CH09Q VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT PHƯỜNG NHÂN CHÍNH, THANH XUÂN, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH MÃ SỐ: 60.58.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TỐ LĂNG Hà Nội - Năm 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Tố Lăng đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Ở cương vị lãnh đạo với bộn bề công việc và lịch công tác chuyên môn dày đặc nhưng thầy đã luôn dành thời gian để chỉ bảo cho tôi. Tôi có may mắn là được thầy giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học từ thời sinh viên và hiện nay được công tác ở đơn vị thầy lãnh đạo, thầy luôn là tấm gương sáng để tôi phấn đấu trong chuyên môn nghiệp vụ. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp trong trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi tìm đọc nhiều tài liệu quý báu trong nước và thế giới. Tôi cũng xin tỏ lòng tri ân đến gia đình, những người đã động viên hỗ trợ tôi trong mỗi bước đi trên con đường học tập và công việc. Hà Nội 14 tháng 11 năm 2011 Vương Phan Liên Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vương Phan Liên Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (dùng trong hình vẽ, bảng biểu) Viết tắt Cụm từ viết tắt QH Quy hoạch QHXD Quy hoạch xây dựng QHC Quy hoạch chung QHCT Quy hoạch chi tiết ĐT Đô thị TKĐT Thiết kế đô thị CCQH Chứng chỉ quy hoạch KTXH Kinh tế xã hội HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTXH Hạ tầng xã hội UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân GPMB Giải phóng mặt bằng MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 3 GIẢI THÍCH TỪ NGỮ..................................................................................... 5 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................8 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................8 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CHI TIẾT Ở VIỆT NAM........................................................................................ 10 1.1. Tổng quan về các phương pháp quy hoạch đô thị trên thế giới.............10 1.1.1. Quy hoạch tổng thể....................................................................................11 1.1.2. Quy hoạch pháp quy ..................................................................................13 1.1.3. Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng.................................................16 1.1.4. Quy hoạch cấu trúc ....................................................................................20 1.1.5. Quy hoạch chiến lược................................................................................23 1.1.6. Quy hoạch chiến lược hợp nhất và kế hoạch đầu tư đa ngành ..................24 1.1.7. Quy hoạch cấu trúc chiến lược ..................................................................26 1.1.8. Chiến lược Phát triển Thành phố...............................................................27 1.1.9. Quy hoạch hành động ................................................................................29 1.1.10. Nhận xét về các phương pháp .................................................................30 1.2. Thực trạng công tác quy hoạch chi tiết ở Việt Nam................................36 1.2.1. Sơ lược về công tác quy hoạch chi tiết ở Việt Nam theo các giai đoạn....36 1.2.2. Sơ lược về công tác quy hoạch chi tiết ở Hà Nội theo các giai đoạn........40 2 1.2.3. Những tồn tại trong các đồ án quy hoạch chi tiết thời gian qua................43 1.2.4. Tình hình nghiên cứu và áp dụng các phương pháp..................................46 1.3. Giới thiệu về phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội......................48 1.3.1. Giới thiệu chung ........................................................................................48 1.3.2. Vị trí và giới hạn nghiên cứu.....................................................................49 1.3.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng và quỹ đất xây dựng...................................49 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT PHƯỜNG NHÂN CHÍNH, THANH XUÂN, HÀ NỘI ...................... 53 2.1. Cơ sở lý luận về phương pháp quy hoạch hành động.............................53 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................53 2.1.2. Đặc điểm của quy hoạch hành động..........................................................55 2.1.3. Quy trình....................................................................................................57 2.1.4. Các công cụ hỗ trợ.....................................................................................57 2.1.5. Nội dung tám bước thực hiện quy hoạch hành động.................................66 2.1.6. Đánh giá và liên hệ ....................................................................................69 2.2. Kinh nghiệm áp dụng quy hoạch hành động trên thế giới .....................70 2.2.1. Colombo, Sri Lanka...................................................................................71 2.2.2. Boston, Hoa Kỳ .........................................................................................74 2.2.3. Schweizer Reneke, Nam Phi .....................................................................77 2.3. Các quy định hiện hành về quy hoạch chi tiết ở Việt Nam ....................79 2.3.1. Các văn bản luật ........................................................................................79 2.3.2. Các văn bản dưới luật ................................................................................81 2.4. Công tác lập và thực hiện quy hoạch chi tiết phường Nhân Chính.......82 2.4.1. Công tác lập quy hoạch chi tiết phường Nhân Chính................................82 2.4.2. Công tác thực hiện quy hoạch chi tiết phường Nhân Chính .....................86 3 CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT PHƯỜNG NHÂN CHÍNH, THANH XUÂN, HÀ NỘI .............................................................................. 92 3.1. Quan điểm vận dụng phương pháp quy hoạch hành động để thực hiện quy hoạch chi tiết tại Việt Nam ........................................................................92 3.2. Nguyên tắc vận dụng phương pháp quy hoạch hành động để thực hiện quy hoạch chi tiết tại Việt Nam ........................................................................92 3.2. Định hướng vận dụng phương pháp quy hoạch hành động để thực hiện quy hoạch chi tiết tại Việt Nam ........................................................................93 3.2.1. Đổi mới quy trình lập quy hoạch nói chung..............................................93 3.2.2. Vị trí của quy hoạch hành động trong hệ thống đồ án ..............................94 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật...................................................................96 3.2.4. Bổ sung chính sách hỗ trợ chính quyền đô thị ..........................................96 3.2.5. Đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo về quy hoạch..............................96 3.2.6. Xây dựng cơ chế đặc thù về quy hoạch cho thủ đô...................................97 3.4. Giải pháp vận dụng phương pháp quy hoạch hành động để thực hiện quy hoạch chi tiết tại Việt Nam ........................................................................97 3.4.1. Trách nhiệm thực hiện...............................................................................98 3.4.2. Quy trình quy hoạch hành động cải tiến cho Việt Nam ............................98 3.5. Hướng dẫn vận dụng quy hoạch hành động để thực hiện quy hoạch chi tiết phường Nhân Chính .................................................................................100 3.5.1. Bước 1 - Phân tích các thành phần liên quan và huy động tham gia ......100 3.5.2. Bước 2 - Xác định vấn đề ........................................................................108 3.5.3. Bước 3 - Xác định mục tiêu.....................................................................113 3.5.4. Bước 4 - Phân tích đối lực.......................................................................114 3.5.5. Bước 5 - Phân tích tác động và xác định phương án...............................116 3.5.6. Bước 6 - Phân tích ảnh hưởng, sắp xếp ưu tiên và lựa chọn phương án.117 3.5.7. Bước 7 - Xác định các nhiệm vụ và lập kế hoạch hành động .................120 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 121 Kết luận ............................................................................................................121 Kiến nghị ..........................................................................................................122 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 123 1. Tiếng Việt .....................................................................................................123 2. Tiếng Anh .....................................................................................................125 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Quy hoạch Bắc Kinh năm 1954 (Chao Lin và cộng sự, 2010). ................11 Hình 1.2. Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến 2020 đã được phê duyệt năm 1998 (Viện Quy hoạch đô thị nông thôn, Bộ Xây dựng, 1998). .............12 Hình 1.3. Bản đồ xác định chiều cao tối đa trong quy hoạch pháp quy (Planning Scheme - Adelaide, South Australia, 1991)..............................................................15 Hình 1.4. Bản đồ kiểm soát phát triển của một khu vực cụ thể trong quy hoạch pháp quy (Planning Scheme - Adelaide, South Australia, 1991). ............................15 Hình 1.5. Sơ đồ xác định các khả năng sử dụng đất trong quy hoạch pháp quy (Planning Scheme - Adelaide, South Australia, 1991). ............................................15 Hình 1.6. Bốn giai đoạn của quá trình quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị........16 Hình 1.7. Quá trình hợp tác nâng cấp nhà ổ chuột của chương trình Baan Mekong (S. Boonyabancha, 2005). .........................................................................................18 Hình 1.8. Hình ảnh trước và sau khi cải tạo ở Bangkok, đường dọc kênh rộng 3m được hợp tác xây dựng bởi chính quyền (1m) và người dân (2m) (ACHR, 2009)...19 Hình 1.9. Các bước thực hiện quy hoạch thí điểm tại thành phố Thái Nguyên (Dự án “Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị”, Bộ Xây dựng, 2004). ........................................................................................................................19 Hình 1.10. Quy trình lập quy hoạch và sự tham gia của cộng đồng tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội (Dự án VIE/95/050, 1998, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Viện Xã hội học)......................................................................................20 Hình 1.11. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến 2030 (Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010)........................21 Hình 1.12. Đồ án đạt giải Nhất cuộc thi Ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo đến 2020 (Liên danh giữa Công ty CREATIS - Pháp và Công ty MH Golden Sands - Mỹ, 2007). .......................................................................................22 Hình 1.13. Quy hoạch chiến lược hợp nhất bao trùm lên quy hoạch chuyên ngành (Nguyễn Đăng Sơn, 2005). .......................................................................................25 2 Hình 1.14. Hai loại đối tượng lập quy hoạch đô thị và đồ án tương đương của Việt Nam ...........................................................................................................................33 Hình 1.15. Các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng......................39 Hình 1.16. Tiểu khu nhà ở Kim Liên năm 1957 do chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế quy hoạch và chuyên gia Triều Tiên giúp xây dựng (Nguyễn Thế Bá, 2007)..........41 Hình 1.17. Khu tập thể Vọng Đức, Hà Nội (2006)...................................................41 Hình 1.18. Mối quan hệ giữa các hệ thống quy hoạch song hành hiện nay .............44 Hình 1.19. Bối cảnh phức tạp của quy hoạch tại Hà Nội..........................................45 Hình 2.1. Quy trình của quy hoạch hành động .........................................................57 Hình 2.2. Ví dụ về cây vấn đề (NORAD, 1989).......................................................61 Hình 2.3. Ví dụ về sơ đồ chuyển đổi từ vấn đề sang mục tiêu .................................61 Hình 2.4. Ví dụ về cây mục tiêu (NORAD, 1989)....................................................62 Hình 2.5. Ví dụ cây vấn đề, nguyên nhân và hậu quả...............................................67 Hình 2.6. Ví dụ sơ đồ đối lực....................................................................................68 Hình 2.7. Liên hệ giữa quy hoạch chiến lược và quy hoạch hành động (Davidson, 1995) .........................................................................................................................69 Hình 2.8. Sơ đồ vị trí các khu vực I, II, III, IV trong phạm vi nghiên cứu...............85 Hình 2.9. Chợ tạm Nhân Chính ................................................................................88 Hình 2.10. Cổng làng Nhân Chính............................................................................89 Hình 2.11. Giao thông hiện trạng..............................................................................90 Hình 2.12. Tập kết rác thải ngay trên đường mới xây dựng .....................................90 Hình 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quy hoạch xây dựng đô thị ............93 Hình 3.2. Các hệ thống quy hoạch song hành hiện nay............................................94 Hình 3.3. Vị trí của quy hoạch hành động trong hệ thống đồ án ..............................95 Hình 3.4. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo về quy hoạch ............96 Hình 3.5. Quy trình quy hoạch hành động cải tiến cho Việt Nam............................99 Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND phường Nhân Chính (2011)....................101 Hình 3.7. Hiện trạng giao thông và thoát nước ngõ 144 Nhân Chính ....................111 Hình 3.8. Trích hiện trạng kiến trúc và hiện trạng giao thông ngõ 144..................114 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. So sánh phương pháp quy hoạch tổng thể và phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng (Đỗ Hậu, 2007). ............................................................17 Bảng 1.2. Tính khả thi của các phương pháp với hai loại đối tượng áp dụng ..........34 Bảng 1.3. Quy hoạch chi tiết trong hệ thống các đồ án quy hoạch xây dựng theo các giai đoạn ....................................................................................................................40 Bảng 2.1. So sánh các đặc điểm của mô hình chính thống (cung cấp) và mô hình thay thế (thúc đẩy) (Nabeel Hamdi & Reinhard Goethert, 1997).............................54 Bảng 2.2. Ví dụ về bảng SWOT cho Cục bản đồ quốc gia tại châu Âu (Groenendijk, 2003) ..................................................................................................59 Bảng 2.3. Các thành phần liên quan trong đồ án quy hoạch chi tiết.........................62 Bảng 2.4. So sánh các thành phần chủ yếu của các phương pháp (Nguyễn Thế Bá, 2007). ........................................................................................................................70 Bảng 2.5. Các chỉ tiêu cơ bản đạt được tính trong toàn phường Nhân Chính ..........83 Bảng 3.1. Danh sách các khu dân cư phường Nhân Chính.....................................102 Bảng 3.2. Bảng đánh giá lợi ích các thành phần liên quan .....................................104 Bảng 3.3. Ma trận phân loại các thành phần liên quan ...........................................105 Bảng 3.4. Ma trận phân tích mâu thuẫn giữa các thành phần tham gia ..................106 Bảng 3.5. Ma trận phân tích mức độ đối thoại giữa các thành phần tham gia........107 Bảng 3.6. Ma trận tổng hợp về sự tham gia của các thành phần ............................108 Bảng 3.7. Bảng đơn giản của phân tích SWOT ......................................................109 Bảng 3.8. Bảng đầy đủ của phân tích SWOT .........................................................110 Bảng 3.9. Bảng SWOT nâng cao (Groenendijk, 2003) ..........................................110 Bảng 3.10. Phân tích đối lực ...................................................................................115 Bảng 3.11. Lực đẩy đối với mục tiêu ngắn hạn ......................................................115 Bảng 3.12. Lực cản đối với mục tiêu ngắn hạn ......................................................115 Bảng 3.13. Hành động thực hiện lực đẩy................................................................116 Bảng 3.14. Hành động khắc phục lực cản...............................................................116 4 Bảng 3.15. Bảng phân tích các hành động thực hiện lực đẩy .................................117 Bảng 3.16. Bảng phân tích ảnh hưởng của các dự án theo nhóm tiêu chí I............118 Bảng 3.17. Bảng phân tích ảnh hưởng của các dự án theo nhóm tiêu chí II ..........119 5 GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. (Theo khoản 4, Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009); Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. (Theo khoản 6, Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009); Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. (Theo khoản 9, Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009); Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm: phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng lô đất; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến từng lô đất; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện; danh mục các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch. (Theo điểm c, khoản 1, Điều 34, Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị). 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quy hoạch xây dựng hiện nay là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của xã hội bởi những phương án và quyết định về quy hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, xã hội, môi trường đô thị và cuộc sống của người dân. Để có được những đồ án quy hoạch khả thi, nhà quy hoạch phải có sự am hiểu về địa bàn nghiên cứu, phương pháp luận vững chắc và sự hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan. Phương pháp tiếp cận có tính chất quyết định không chỉ trong khâu thiết kế quy hoạch mà còn ở thực hiện và quản lý. Bên cạnh phương pháp quy hoạch tổng thể đã rất thịnh hành từ những năm 1960, trên thế giới đã có rất nhiều các phương pháp tiếp cận mới khác, ví dụ như quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, quy hoạch hành động, quy hoạch cấu trúc, quy hoạch chiến lược… để nghiên cứu, thiết kế, thực hiện, vận hành và quản lý. Ở Việt Nam, toàn bộ hệ thống đồ án quy hoạch đều thực hiện dựa trên phương pháp truyền thống là quy hoạch tổng thể, phương pháp mang tính kỹ trị, phản ánh sự phát triển của khoa học kỹ thuật thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ II, và đã chứng tỏ sự hiệu quả trong nền kinh tế tập trung, tổ chức hệ thống từ trên xuống. Tuy vậy, ngày nay, phương pháp này đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết và tính lỗi thời trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa của đất nước. Điều kiện tài chính, nhu cầu thực tiễn và các yếu tố thị trường đã tác động đến cấu trúc không gian đô thị, làm cho những đề xuất của người lập quy hoạch hay mong muốn của chính quyền về quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian trong các bản vẽ trở thành xa rời thực tế và khó thực thi. Hiện tượng đó vẫn thường được gọi là “quy hoạch treo”. Trước bối cảnh đó, bên cạnh phương pháp quy hoạch tổng thể đã được áp dụng từ trước tới nay ở Việt Nam, các phương pháp hiện đại khác cần được đưa vào nghiên cứu, đào tạo và vận dụng trong thực tế để bổ sung, hoàn thiện tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội của các đồ án. Trong các thể loại đồ án quy hoạch ở nước ta (quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết), quy hoạch chi tiết có quy mô nhỏ 7 nhất, nội dung thiết kế cụ thể và gần nhất với các dự án đầu tư xây dựng. Ngay cả công tác thực hiện quy hoạch chi tiết cũng phổ biến tình trạng “quy hoạch treo” vì nội dung thiết kế quá cụ thể đến từng mặt bằng công trình nhưng không đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhà đầu tư hoặc không huy động được nguồn lực thực hiện. Do đó, đề tài được chọn là vận dụng phương pháp quy hoạch hành động thực hiện một đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt ở Việt Nam, nhằm nghiên cứu tính ứng dụng của phương pháp mới này vào bối cảnh nước ta và vận dụng vào việc thực hiện quy hoạch chi tiết. Điều đó nghĩa là đề tài nghiên cứu tuân thủ theo hệ thống pháp lý và tôn trọng các giá trị của việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, chỉ tập trung vào nâng cao hiệu quả công tác triển khai, thực hiện. Đây cũng là yếu tố làm nên tính khả thi của luận văn. Địa bàn được chọn là phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là một phường có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, nhưng đang phải chịu áp lực đô thị hóa mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người dân bởi sự phát triển của các dự án. Đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt đã cụ thể hóa quy hoạch chung của thành phố và quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân, đã xác định chi tiết sử dụng đất, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, vùng bảo vệ di tích, bảo đảm sự ổn định về giao thông và chức năng sử dụng các lô đất quy hoạch; có định hướng cụ thể về kiến trúc cảnh quan, tạo được những nét đặc trưng riêng của phường và quận, nhằm thực sự có được một bộ mặt làng trong đô thị. Tuy nhiên, cũng như các đồ án đã được phê duyệt khác, tình hình thực hiện vẫn còn chậm và nhiều bất cập do phương pháp luận và quy trình thực hiện ảnh hưởng bởi tư duy “quy hoạch tổng thể” (master planning) và quy trình “từ trên xuống” (top-down process) đã có phần lỗi thời. Vì vậy đề tài luận văn được chọn “Vận dụng phương pháp quy hoạch hành động để thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội” là đề tài hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 121 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Trong khi quy hoạch tổng thể đã lỗi thời và không còn thích hợp với bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, trên thế giới đã có nhiều phương pháp quy hoạch đô thị được hình thành, phát triển và sử dụng hiệu quả. Trong chín phương pháp tiếp cận được nghiên cứu và hệ thống hóa, phương pháp thích hợp nhất để áp dụng cho các quy hoạch chi tiết ở nước ta là quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng và quy hoạch hành động. 2. Thực trạng công tác quy hoạch chi tiết ở Việt Nam cho thấy còn nhiều bất cập về quy trình và phương pháp luận như mối quan hệ chồng chéo giữa các hệ thống quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch xây dựng, khả năng không triển khai được sau khi được phê duyệt do thiếu nguồn lực thực hiện đặt ra nhu cầu cấp thiết về đổi mới quy trình và phương pháp luận quy hoạch. 3. Qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý, các quan điểm về vận dụng quy hoạch hành động vào đồ án quy hoạch chi tiết ở Việt Nam là: phải phù hợp với các đồ án quy hoạch đã được duyệt và điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn; đầu tư tập trung và dứt điểm trên cơ sở phân cấp ưu tiên; tiến hành công khai, minh bạch với sự tham gia của các bên liên quan và dựa trên nền tảng và thành tựu đã có trong thực hiện quy hoạch chi tiết của địa phương. 4. Sáu định hướng tạo điều kiện cho việc ứng dụng phương pháp mới vào hệ thống quy hoạch ở Việt Nam bao gồm đổi mới quy trình lập quy hoạch nói chung (quy hoạch chung phải hợp nhất với các quy hoạch chuyên ngành và chỉ nghiên cứu chiến lược trong khi quy hoạch chi tiết nghiên cứu kỹ thuật cụ thể); quy hoạch hành động được xác định vị trí trong hệ thống đồ án là sau quy hoạch chi tiết; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung chính sách hỗ trợ chính quyền đô thị và hướng tới mô hình thị trưởng; đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo về quy hoạch và cuối cùng là xây dựng cơ chế đặc thù cho thành phố Hà Nội. Tất nhiên những chuyển đổi này đòi hỏi lộ trình từng bước thay đổi với những nghiên cứu, thử 122 nghiệm và đánh giá ở tầm vĩ mô trong một thời gian dài. Trong lúc ấy, phải áp dụng một cách linh hoạt các quy định hiện hành về quy hoạch để có thể dần dần đổi mới. 5. Từ đó, giải pháp cải tiến quy trình quy hoạch hành động một cách chọn lọc cho bối cảnh Việt Nam đã được đề xuất trong đó chỉ ra bước nào cần lược bỏ, bước nào cần bổ sung thêm và bước nào cần thay đổi nội dung. Tiếp theo là bản hướng dẫn sử dụng cho chính quyền đô thị và chủ đầu tư, với nghiên cứu điển hình ở phường Nhân Chính. Cần chú ý rằng luận văn không đưa ra quy hoạch hành động chính thức và có thể sử dụng được ngay mà chỉ là bản hướng dẫn có ví dụ minh họa. Bởi vì bản chất của quy hoạch động là phải có sự tham gia thật sự của các bên liên quan ngay từ những bước đầu tiên để xác định đúng vấn đề, mục tiêu, kinh phí, nguồn lực... và cùng đồng thuận để thực hiện, giám sát và đánh giá. Kiến nghị 1. Thứ nhất, kiến nghị Nhà nước đổi mới quy trình quy hoạch, áp dụng quy hoạch hành động để thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác quy hoạch, giải quyết những vấn đề bức xức của đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đô thị. 2. Thứ hai, kiến nghị Bộ Xây dựng thực hiện công tác tham mưu để bổ sung hệ thống văn bản luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện và các tiêu chuẩn quy phạm liên quan nhằm phục vụ việc áp dụng phương pháp mới. 3. Thứ ba, kiến nghị các chính quyền đô thị nâng cao vai trò, năng lực và sự năng động của mình trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị với việc huy động các thành phần liên quan, xã hội hóa đầu tư, hợp tác đào tạo để đưa phương pháp luận quy hoạch mới vào thực tiễn địa phương, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt 1. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận và thực tiễn quy hoạch xây dựng đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Dự án Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Bộ Xây dựng; 2. Trần Trọng Hanh (2008), Chuyên đề Công tác quy hoạch xây dựng đô thị, Dự án Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Bộ Xây dựng; 3. Đỗ Hậu (2007), Giáo trình Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch xây dựng đô thị, Dự án Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Bộ Xây dựng; 4. Tạ Quỳnh Hoa (2009), Quy hoạch cấu trúc chiến lược, tổng hợp từ Hội thảo khoa học "Quy hoạch xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế tại Việt Nam" 2007; 5. Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Quy hoạch chi tiết 1/500 phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội; 6. Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU) thuộc Chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường 2005-2010, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng (2010), Sổ tay Quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam, NXB Xây dựng, tr.16-19; 7. Nguyễn Tố Lăng (2008), Chuyên đề Tổng quan phương pháp quy hoạch đô thị hiện đại - Một số phương pháp mới trong quy hoạch xây dựng đô thị, Dự án Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Bộ Xây dựng; 8. Nguyễn Đăng Sơn (2004), Cần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho quản lý đô thị thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo Giáo dục và đào tạo Đại học, Cao đẳng đáp ứng như cầu nhân lực cho sự phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, tr2; 9. Nguyễn Ðăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị, NXB Xây dựng;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất