Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích cấu trúc các hệ thống, trang bị điện cấp nguồn và cơ cấu nâng hạ hàng ...

Tài liệu Phân tích cấu trúc các hệ thống, trang bị điện cấp nguồn và cơ cấu nâng hạ hàng cầu trục qc hãng kalmar cảng greenport

.DOCX
54
1401
86

Mô tả:

Mục Lục Chương 1. Khái quát về hệ thống cầu trục QC của hãng Kalmar cảng Greenport ...............................................................................................................................3 1.1. Khái quát chung về cầu trục QC của hãng Kalmar cảng Greenport......3 1.2. Bố trí lắp đặt thiết bị trạm biến áp và buồng điện chính.......................7 1.2.1. Bố trí trạm biến áp..............................................................................8 1.2.2. Sơ đồ bố trí các tủ điện trong phòng điện chính E- House....................11 1.3. Cấu trúc động học của cơ cấu nâng hạ hàng và điều khiển ngoạm contener...........................................................................................................13 Chương 2. Phân tích trang bị điện hệ thống cấp nguồn của cầu trục QC hãng Kalmar cảng Greenport.......................................................................................17 2.1. Sơ đồ điện hệ thống cấp nguồn động lực và điều khiển của cầu trục QC17 hãng Kalmar cảng Greenport..........................................................................17 2.1.2. Thống kê các tín hiệu I/O thông báo nguồn đã được cấp cho hệ thống 24 2.2. Hệ thống quấn cáp của cầu trục QC hãng Kalmar cảng Greenport.........27 Chương 3. Phân tích trang bị điện – điện tử của hệ thống nấng hạ hàng của cầu trục QC hãng Kalmar cảng Greenport.................................................................31 3.1. Tìm hiểu về cabin điều khiển của cầu trục...............................................31 3.2. Trang bị điện – điện tử cơ cấu nâng hạ hàng của cần trục QC.................33 3.2.1. Chức năng và các phần tử có trong mạch.............................................33 3.2.2. Nguyên lý hoạt động............................................................................38 3.2.3. Các chế độ bảo vệ..................................................................................39 3.3. Hệ thống điều khiển độ chênh và cơ cấu ngoạm của hệ thống nâng hạ hàng.................................................................................................................40 3.3.1. Hệ thống điều khiển độ chênh...............................................................40 3.3.2. Cơ cấu điều khiển ngoạm......................................................................42 3.4. Thống kê các tín hiểu điều khiển của hệ thống nâng hạ hàng..................44 Kết Luận Và Kiến Nghị.......................................................................................48 Tài Liệu Tham Khảo...........................................................................................49 i Danh Mục Các Hình Vẽ Số hình Tên hình Hình 1.1 Cầu trục QC của hãng Kalmar cảng Greenport Hình 1. 2 Bố trí các buồng chính của cầu trục Hìn 1.3 Sơ đồ bố trí các thiết bị trong trạm biến áp Hình 1.4 Sơ đồ từ tang quấn đến trạm Hình 1.5 Sơ đồ bố trí các thiết bị trong buồng điện chính Hình 1.6 Sơ đồ động học của cơ cấu nâng hạ hàng Hình 1.7 Cơ cấu nâng hạ hàng trong thực tế Hình 1.8 Cơ cấu ngoạm contener Hình 2.1 Sơ đồ cấp nguồn các hệ thống chính Hình 2.2 Sơ đồ cấp nguồn các hệ thống phụ trợ khác Hình 2.3 Sơ đồ cấp nguồn các thiết bị điều khiển Hình 2.4 Tang cáp của hệ thống cầu trục QC hãng Kalmar cảng Greenport ii Trang Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý hệ thống quấn cáp Hình 2.6 Hệ thống điều chỉnh căng cáp Hình 3.1 Các thiết bị điều khiển trong cabin chính Hình 3.2 Sơ đồ mạch động lực động cơ nâng hạ 1 và khớp điện từ Hình 3.3 Sơ đồ động lực động cơ nâng hạ 2 Hình 3.4 Sơ đồ mạch điều khiển cơ cấu nâng hạ hàng Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý điều khiển đổ chênh của cơ cấu nâng hạ hàng Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều kiển ngoạm iii Danh Mục Các Bảng Số bảng Tên bảng Bảng 2.1 Thống kê tín hiệu vào ra của hệ thống cấp nguồn Bảng 3.1 Bàn điều khiển tay bên phải DCR Bảng 3.2 Bàn điều khiển tay trang bên trái DCL Bảng 3.3 Các tín hiệu vào ra của hệ thống nâng hạ hàng iv Trang Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với những tiến bộ không ngừng của khoa học và kĩ thuật, các hệ thống, trang bị điện hiện đại được ra đời và có vai trò rât quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp. Nhằm mục đích phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống của người lao động hơn dẫn đưa các nước phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Nước ta là một đất nước có đường bở biển kéo dài từ bắc vào nam rất thuận tiện cho việc phát triển các cảng biến, vì thế nên ở các cảng biển lớn luôn đòi hỏi sự chung chuyển hàng hóa cao. Việc bốc xếp contener là công việc diễn ra hàng ngày. Chính vì thế nên tại các cảng biển luôn được trang bị các hệ thống cầu trục, xe nâng... hiện đại nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc. Từ đó, tôi đã được giao đề tài tốt nghiệp: “ Phân tích cấu trúc các hệ thống, trang bị điện cấp nguồn và cơ cấu nâng hạ hàng cầu trục QC hãng Kalmar cảng Greenport” nhằm đi sâu tìm hiểu quá trình hoạt động của hệ thống để nâng cao chất lượng điều khiển. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu nguyên lý hoạt động cấp nguồn của hệ thống cầu trục QC và cơ cấu nâng hạ hàng của nó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với hai mục đích trên ta cần tìm hiểu về đối tượng là các hệ thống cấp nguồn và cơ cấu nâng hạ hàng nhằm khái thác và vận hành, bảo dưỡng tốt hơn. Đồ án này tôi đã tìm hiểu về hệ thống cấp nguồn, cơ cấu nâng hạ hàng của cầu trục QC hãng Kalmar cảng Greenport, từ đó có thể tìm hiểu và nghiên cứu các hệ thống cầu trục của các cảng biển tương tự. 4. Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu hoạt động của hệ thống cấp nguồn và cơ cấu nâng hạ hàng của cầu trục QC hãng Kalmar. Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá, tổng hợp nhưng ưu nhược điểm đề xuất phương án thiết của bản thân. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a) Ý nghĩa khoa học của đề tài nắm được nguyên lý hoạt động của hệ thống để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình vận hành hệ thống, nâng cao tính ổn định, bền vững của hệ thống. i b) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nâng cao kiến thức chuyên môn về nguyên lý, hoạt động cầu trục. Cũng như xây dựng phần mềm điều khiển hệ thống để hệ thống làm việc đạt hiệu quả cao hơn trong khai thác, sử dụng và bảo dưỡng. ii Chương 1. Khái quát vềề hệ thốống cầều trục QC của hãng Kalmar cảng Greenport 1.1. Khái quát chung về cầu trục QC của hãng Kalmar cảng Greenport a. Khái quát về cầu trục QC của hãng Kalmar cảng Greenport Cầu trục giàn QC của hãng Kalmar cảng Greenport là cầu trục giàn container di động, vận hành theo cơ chế lắp đặt vào ray có hành trình. Chúng ta có thể di chuyển cầu trục này đến tàu , không cần tàu phải di chuyển đến cầu trục để thực hiện công tác xếp dỡ. Cầu trục QC của hãng Kalmer cảng Greenport được thiết kế nhằm thích ứng cho các hoạt động xếp dỡ tại cảng một cách vượt trội. Kích thước của nó được điều chỉnh dựa và kích cỡ của tầu. Nó là cầu trục dạng cổng có công son liên kết kiểu bản lề, xe con di chuyển bằng cáp kéo, cơ cấu nâng hạ hàng và nâng hạ boom cũng thực hiện bằng cáp kéo. Cầu trục này cho phép xếp dỡ 40 container /giờ, đồng nghĩa là một khối lượng hàng hóa lớn được xấp dỡ trong khoảng thời gian rất ngắn. Cầu trục QC của hãng Kalmar cảng Greenport được biểu diễn trên hình 1.1. Hình 1.1. Cầu trục QC của hãng Kalmar cảng Greenport iii Các đặc điểm cơ bản: - Cầu trục điều khiển mọi chuyển động đều được thực hiện từ cabin vận do người vận hành, cabin này được lắp đặt trên cơ cấu xe con. Trọng lực của xe con nhẹ do vậy toàn bộ kết cấu của cầu trục cũng nhẹ hơn, hệ thống thang giằng đảm bảo cầu trục là 1 khối vũng chắc và hạn chế rung lắc tối đa... - Việc điều khiển chuyển động phải đảm bảo sữ thay đổi tốc độ phù hợp với các cơ cấu chính ( cơ cấu nâng hạ hàng, cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu nâng hạ boom, cơ cấu di chuyển trên ray). - Các thiết bị an toàn của cầu trục là các khóa liên động, công tắc giới hạn, các phanh hãm, và các nút dừng khẩn cấp. - Bộ điều chỉnh chống lắc được điều khiển bằng máy tính. - Cẩu trục được thiết kế ưu tiên về yêu cầu công tác bảo dưỡng thấp điều này giúp cho nó vận hành liên tục mà vẫn đảm bảo tuổi thọ. b. Các thông số kỹ thuật cơ bản của cầu trục QC hãng Kalmar cảng Greenport - Loại cầu trục: dạng cổng, cơ cấu di chuyển xe con bằng cáp kéo, công song nâng hạ kiểu bản lề. - Sức nâng định mức: Contener operation: 51.5 tấn ( nâng hạ dùng khung nâng). Hook operation: 53.5 tấn ( nâng hạ dùng dầm nâng). - Khả năng quá tải của cơ cấu: 125% định mức. - Chiều cao nâng hạ: 36m - Hành trình xe con mang hàng: 46m Tầm với ngoài (từ tâm ray ra phía bờ sông ): 26m. Tầm với trong (từ tâm ray về phái đất ): 20m. - Số cụm chân: 4 cụm. - Số bánh xe: 4 bánh/1 cụm. Các động cơ truyền động chính: Động cơ nâng hạ hàng: - Công suất định mức:Pđm= 250 kW iv - Điện áp định mức: U đm= 400V - Tốc độ :n= 985 vòng/ph - Hiệu suất: Cosφ = 0.84 - Tần số : F= 50Hz Động cơ di chuyển xe con: - Công suất định mức:Pđm= 9.2 kW - Điện áp định mức: U đm= 400V - Hiệu suất: Cosφ = 0.84 - Tần số : F= 50Hz Động cơ di chuyển giàn: - Công suất định mức:Pđm= 22 kW - Điện áp định mức: U đm= 400V - Hiệu suất: Cosφ = 0.86 - Tần số : F= 50Hz Động cơ nâng hạ boom: - Công suất định mức:Pđm= 75 kW - Điện áp định mức: U đm= 400V - Hiệu suất: Cosφ = 0.85 - Tần số : F= 50Hz c. Cách độc bản vẽ của cầu trục QC Để tìm hiểu nghiên cứu về trang bị điện các cơ cấu của cầu trục QC hãng kalmar cảng Greenport chúng ta cần nên biết các ký hiệu, quy ước sử dụng trong bản vẽ. Bản vẽ về phần điện của cầu trục này chia thành 10 cột, được đánh số từ 0- 9 và được sắp xếp thành các nhóm, mỗi nhóm bản vẽ thể hiện một cơ cấu: Ký hiệu của các nhóm bản vẽ: Nhóm = 01 Giới thiệu tổng quan về cầu trục. Nhóm = 10.A Sơ đồ 1 sợi của hệ thống. Nhóm = 11.C Cấp nguồn cao áp cho hệ thống. Nhóm = 11.M Bảo vệ dừng khẩn cấp nguồn cao áp. v Nhóm = 12.C Sơ đồ chi tiết hệ thống cấp nguồn động lực. Nhóm = 12.M Sơ đồ chi tiết cấp nguồn điều khiển. Nhóm = 13.C Cấp nguồn chuyển chế động làm việc. Nhóm = 14.A Mạch cung cấp phụ trợ. Nhóm = 14.M Mạch phụ trợ cung cấp điều khiển. Nhóm = 15.A Mạch chiếu sáng. Nhóm = 16.A Mạch bố trí thiết bị sấy. Nhóm = 20.M Mạch động lực tín hiệu PLC. Nhóm = 21.J Mạch động lực động cơ nâng hạ 1. Nhóm = 22.J Mạch động lực động cơ nâng hạ 2. Nhóm = 24.J Mạch điều khiển độ chênh của việc nâng hạ. Nhóm = 31.J Mạch động lực cơ cấu di chuyển xe con. Nhóm = 41.J Mạch động lực cơ cấu di chuyển boom. Nhóm = 41.M Mạch động lực cơ cấu nâng hạ boom. Nhóm = 51.J Mạch động lực cơ cấu di chuyển giàn 1. Nhóm = 52.J Mạch động lực cơ cấu di chuyển giàn 2. Nhóm = 56.A Mạch các đèn pha. Nhóm = 56.D Phanh an toàn của giàn khi có hiện tượng sạt lở ray. Nhóm = 56.M Dừng khẩn cấp khi có hiện tượng sạt lở. Nhóm = 57(. A. D. M ) Mạch động lực ray phía bờ sông. Nhóm = 71.J Động cơ quấn cáp. Nhóm = 71.M Tín hiệu điều khiển tang cáp. Nhóm = 91.M Các thiết bị trong tủ PLC Nhóm = 92.A Tín hiệu thiết bị của cabin Nhóm = 92.M Tín hiệu ra vào của PLC vi Nhóm = 93.M Tín hiệu từ ghế lái (cabin ). Nhóm = 94.D Tín hiệu các phanh của xe con. Nhóm = 94.M Tín hiệu nguồn và động cơ của cơ cấu di chuyển xe con. Nhóm = 95.D Điều khiển mở rộng Nhóm = 95.A Tín hiều từ các cảm biến đo nhiệt của cơ cấu di chuyển xe con. Nhóm = 95.M Sự phân ra của tín hiệu điều khiển. Nhóm = 99.M Các đầu chờ của tủ điện. Nhóm = 600 Bố trí tủ điện và các thiết bị trong tủ. Ký hiệu các tủ điện chính: +EF14: Tủ đèn chiếu sáng và phân phối các thiết bị phụ. +EF15: Tủ các thiết bị sấy. +EF16: Tủ quấn cáp. +EF10: Tủ phân phối. +EF23: Tủ kiểm soát tín hiệu vào ra. +EF91: Tủ PLC. +EF31 +EF41: Tủ xe con và boom. +EF22: Tủ nâng hạ 2. +EF12: Tủ phân phối. +EF21: Tủ nâng hạ 1. +EF51: Tủ giàn. Các thiết bị hay phần tử được ký hiệu như sau: nhóm bản vẽ- vị trí thiết bị- tên thiết bị. Ví dụ như ký hiệu: = 15. A +EH1 –7E5 là biểu diễn đèn 7E5 thuộc thiết bị chiếu sáng cho phòng điện chính E- House. Đối với các tiếp điểm ký hiệu theo mẫu: nhóm bản vẽ- vị trí/số trang. Số cột. Ví dụ: = 14. M +EF14/5. 6 là biểu diễn thiết bị thuộc nhóm bản vẽ 14. M trong tủ chiếu sáng (+EF14) ở bản vẽ số 5 cột 6. 1.2. Bố trí lắp đặt thiết bị trạm biến áp và buồng điện chính 1.2.1. Bố trí trạm biến áp vii Trạm biến áp 1000 KVA được đặt tại vị trí trung tâm trên cầu trục. Có thông số kích thước như sau: Longh x Width x Height: 500 x 290 x 310 cm Khối lượng của toàn bộ trạm biến áp: Gross Weight: 7000 Kg Hình ảnh của trạm biến áp được thế hiện trên hình 1.2 Hình 1.2. Bố trí các buồng chính của cần trục 1: Buồng thiết bị nâng hạ (+MH1) 2: Buồng điện chính E- House (+EH1) 3: Buồng trạm biến áp (+TR1) 4: Buồng thiết bị nâng hạ boom (+MB1) Ngoài các buồng thiết bị chính như trên hình, cầu trục còn được trang bị các cẩu nâng và hệ thống phụ trợ phục vụ cho việc bảo trì bảo dưỡng. Trạm biến áp được cấp nguồn cao áp 22kV được lấy từ hố cáp ở cầu cảng. Nguồn điện cao áp này sẽ được đưa qua bộ chuyển mạch trước khi tới máy biến áp chính, từ đây nguồn cao áp sẽ được hạ xuống 0.4kV cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống. Sơ đồ bố trí các thiết bị của trạm biến áp được thể hiện trong hình 1.3. viii +TR1 =11.C +TR1-2A1 =11.C +TR1-3T1 =15.A +TR1-8S1 =12.M+TR1-4S4 =14.A +TR1-5X6 =14.A +TR1-8X4 =16.A+TR1-5B2 =15.A +TR1-8E2 =15.A +TR1-8E1 Hình 1.3. Sơ đồ bố trí các thiết bị trong trạm biến áp Việc bố trí các thiết bị từ lười điện tới máy biến áp thể hiện qua hình 1.4. =11. C +TR1 -3T1 =11. C +TR1 -2A1 -Q0 F1 =11. C +LT1 -1W1 Hình 1.4. Sơ đồ từ tang quấn đến trạm ix -3T1 3.1 Các thiết bị và chức năng: - 1W1: Hệ thống tang quấn cáp có chức năng thu và nhả cáp điện khi di chuyển cầu trục. - 2A1: Thiết bị chuyển mạch cao áp có cầu chì (F1: bảo vệ quá dòng), máy cắt, đèn cảnh báo cách điện cáp, cầu dao cao áp (Q0: đóng cắt nguồn cao áp với máy biến áp). - 3T1: Máy biến áp chính Dyn5 1000kVA, 22kV/400V, IP00 biến đổi điện áp. - 8E1, 8E2: 2 đèn chiếu sáng phòng máy biến áp. - 8S1: Công tắc tự động bật đèn khi cửa phòng được mở. - 5B2: Cảm biến đóng cắt quạt làm mát phòng máy biến áp. - 4M2:Quạt làm mát trạm biến áp (U = 400V, f = 50Hz, P = 0.48kw, I=1.2A, n = 1350 v/p). - Q0: Cầu dao đóng cắt nguồn cao áp, bảo vệ chạm mát các pha. - F1: Cầu chì cao áp, bảo vệ quá dòng. Thông số chính của trạm biến áp: - Dung lượng định mức: Sđm = 1000 kVA - Điện áp định mức: U đm1 = 22 kV U đm2 = 0.4 V - Tần số của nguồn: f = 50 Hz - Cấp bảo vệ vỏ : IP00 - Tổ đấu dây: Dyn5 Máy biến áp thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, được bọc kín để tránh sự thâm nhập của độ ẩm. Đặc biệt máy biến áp sử dụng là máy biến áp khô, không dùng dầu giúp việc bảo vệ môn trường tốt hơn, và việc vận hành an toàn hơn vì đặt ở vị trí khá cao. Cách vận hành của trạm: Trạm biến áp của cầu trục này được cấp nguồn cao áp 22kV được lấy từ hố cáp ở cầu cảng. Nguồn điện được lấy từ hố cáp tại cầu cảng, qua cầu chì cao x áp (F1- chịu được dòng 200A) có tác dụng bảo vệ quá dòng, và qua cầu dao Q0 có tác dụng đóng cắt khi sửa chữa hay bảo trì trạm. Để cầu dao Q0 được đóng thì hệ thống đèn sẽ cảnh báo cách điện từng pha với nhau sáng, nếu đảm bảo điều này thì cầu dao sẽ đóng, nguồn sẽ được cấp cho máy biến áp (3T1) ở đây nguồn cao áp 22kV sẽ được hạ xuống 0.4kV và đưa tới 2 tủ phân phối EF12 và EF10 trong buồng điện chính (+EH1). Trong trạm biến áp có 2 đèn chiếu sáng (=15. A + TR1- 8E1 và =15. A + TR1- 8E2) ở 2 ngăn của phòng. Ở cửa vào phòng có công tắc tự động (=15. A + TR1- 8S1) để bật đèn khi có người mở của bước vào phòng, điều này đảm bảo phòng máy biến áp luôn trong tình trạng dễ quan sát vì đây là khu vực điện cao thế nguy hiểm. Và để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm trong phòng máy luôn ổn định thì nhà thiết kế đã bố trí một cảm biến nhiệt độ (16. A + TR1- 5B2) được lắp đặt gần cửa có nhiện vụ thu thập và đo nhiệt độ phòng, và gửi tín hiệu xử lý về PLC. Đẩm bảo rằng nhiệt độ buồng máy biến áp luôn trong dải làm việc cho phép. Nếu phòng máy có dấu hiệu nóng lên thì PLC gửi tín hiệu cấp nguồn cho quạt 2M2 hoạt động để làm mát phòng. Các thiết bị bảo vệ trạm biến áp: - Cầu chì bảo vệ quá dòng cho hệ thống trạm biến áp F1, chịu được dòng quá tải vượt quá 200A. - Đèn báo tín hiệu cách điện từng pha với nhau đảm bảo không xảy ra chập cháy phía cao áp. - Cầu dao Q0 phân cách cao áp với máy biến áp giúp người vận hành có thế sửa chữa và bảo trì àn toàn và dễ dàng hớn - Cảm biến đo nhiệt độ 5B2, đo nhiệt độ phòng gửi dữ liệu về điều khiển quạt làm mát nhằm duy trình nhiệt độ của phòng luôn ổn định trong làm việc. xi 1.2.2. Sơ đồ bố trí các tủ điện trong phòng điện chính E- House Buồng điện chính E- House dài 7.26 x 2.6 m được đặt đối xứng với trạm biến áp trên cầu trục. Đây là nơi tập trung các thiết bị điệu khiển chính: Các biến tần điều khiển, Các bộ chỉnh lưu, và các rơ le công tắc tơ điều khiển chính.... Vì đây là buồng điện quan trọng, nên nhà thiết kế đã lắm đặt hệ thống điều hòa điều hai chiều làm mát cho phòng đảm bảo nhiệt độ phòng luôn duy trì trong dải làm việc cho phép. Sơ đồ bố trí các tủ điện trong buồng điện E- House được biểu diễn qua hình 1.5 Hình 1.5. Sơ đồ bố trí các thiết bị trong buồng điện chính Các tủ điện được bố trí song song hai bên của buồng E- House ( 7260 x 2700 cm), tạo cho ta cảm giác rộng rãi và định hình được các vị trí của tủ. Từ cửa vào phía bên trái gồm các tủ: EF14(1200 x 600 cm)- tủ các thiết bị điều khiển chiếu sáng. EF15 ( 600 x 600 cm)- tủ điều khiển các thiết bị sấy và làm mát. EF16 ( 600 x 600 cm)- tủ điều khiển hệ thống quấn cáp. EF10 ( 1200 x 600 cm)- tủ phân phối thứ nhất. EF23 ( 1200 x 600 cm)- tủ các tín hiệu vào ra 400V, 50Hz. EF91 (1200 x 600 cm)- tủ các thiết bị PLC. Từ bên của vào phía xii bên phải có các tủ: EF51 ( 600 x 600 cm)- tủ các thiết bị điều khiển giàn. EF12 ( 600 x 600 cm)- tủ phân phối thứ 2. EF21 ( 800 x 600 cm)- tủ các thiết bị điều khiển động cơ nâng 1. EF13 ( 1200 x 600 cm)- tủ phụ trợ lắp đặt. EF22 ( 800 x 600 cm) – tủ các thiết bị điều khiển động cơ nâng hạ 2. EF31 và EF41 ( 1200 x 600 cm, hai tủ này lắp chung cánh)- tủ các thiết bị điều khiển di chuyển xe con và nâng hạ boom. Và một bàn làm việc của người vận hành. Hệ thống chiếu sáng của buồng điện chính được đặt chính giữa phòng gồm có 5 đèn bố trí thành một hàng. Và tại bàn làm việc của phòng còn bố trí thêm đèn thứ 6 để cung cấp ánh sáng đầy đủ cho người vận hành. 1.3. Cấu trúc động học của cơ cấu nâng hạ hàng và điều khiển ngoạm contener a. Cơ cấu nâng hạ hàng Trọng tải: Contener operation: 51.5 tấn ( nâng hạ dùng khung nâng). Hook operation: 53.5 tấn ( nâng hạ dùng dầm nâng). Khả năng quá tải của cơ cấu: 125% định mức. Chiều cao nâng hạ: 36m Cơ cấu nâng hạ hàng sử dụng cáp kéo- rulo, được lai bởi 2 động cơ có thông số như sau: - Điện áp định mức:Uđm= 250 KW - Dòng định mức: I đm= 400V - Tốc độ :n= 985 vòng/ph - Hiệu suất: Cosφ = 0.84 - Tần số : F= 50Hz Hai động cơ này được nối với nhau bởi khớp nối điền từ (-6Y1 =10A + 7/36), chúng cùng làm việc đồng thời cùng chiều quay và cùng đảo chiều như là một. Sơ đồ động học của cơ cấu nâng hạ hàng thể hiện qua hình 1.6. Ta có: - I, I’: Hai động cơ nâng hàng chính xiii - II: Hộp số của động cơ - III: Hệ thống tang trống ở đây tang trống là hệ thống tang kép, mỗi động cơ lai 1 tang trống và mỗi tang được chia làm 2 để móc vào hệ thống nâng. Vì vậy nên ta biểu diễn 2 tang trống nhưng thực ra nó tương đương là 4 tang. - IV: Hệ thống tải trọng - V: Khớp li hợp nối hai động cơ nâng hàng V II II I I' III III IV G Hình 1.6. Sơ đồ động học của cơ cấu nâng hạ hàng Hình 1.7 là hình ảnh thực tế của cơ cấu nâng hạ hàng. xiv Hình 1.7. Cơ cấu nâng hạ hàng trong thực tế 1: Rulo, 2 tang trống kép được đặt song song nhau trong buồng các thiết bị nâng hạ hàng. 2: Khớp nối điện từ có tác dụng đồng bộ tốc độ và chiều quay của hai động cơ chính 3: Động cơ nâng hạ chính Qua sơ đồ động học của cơ cấu, ta có thể thấy cơ cấu nâng hạ hàng của cần trục sử dung hệ thống cáp kéo rulo. Hệ thống dây tời được thiết kế thả gần như song song giữa xe con và khung chụp. Là yếu tố bổ trợ hoàn hảo cho hệ thống chống lắc điện tử và là một phần của cơ chế định vi chuẩn của cầu trục hãng kamlmar. d. Cơ cấu điều khiển ngoạm container Ngoạm contener được đặt ở 4 góc của giàn và việc điều khiển đóng mở ngoạm trực tiếp từ cabin do người vận hành. Khi cảm biến báo tín hiệu giàn đã vào vị trí, thì sẽ hiển đèn báo điều khiển. Lúc này người vận hành sẽ ấn nút vàng (bên tay trái tay điều khiển trên ca bin) cánh dẫn hướng đã cố định khung ngoài của contener, khi cả 4 góc của giàn đều được cánh dẫn hướng để cho vào đúng vị trí để đảm bảo khi ấn nút đỏ (bên tay phải của tay điều khiển trên cabin ) thì xv đinh gù (chốt ngoạm) sẽ đẩy ra giữ chặt contener lại. Khi muốn nhả contener ra thì người vận hành sẽ ấn nút xanh lần lượt từ bên phải để thu đinh gù lại. Cơ cấu này người ta gọi là cơ cấu bản lề. Chốt ngoạm này được đóng mở bằng hệ thống thủy lực. Hình 1.8 thế hiện hình ảnh của cơ cấu ngoạm và động cơ thủy lực điệu khiển ngoạm. 1: Chốt ngoạm cố định 4 góc contener để nâng lên 2: Flipper cánh dẫn hướng đảm bảo contener được cố định trong vị trí để chốt có thể cố định mà không có sai lệch 3: Động cơ điều khiển văn thủy lực đóng mở chốt. Hình 1.8. Cơ cấu ngoạm container Cơ cấu ngoạm container sử dụng động cơ thủy lực, đẩy học thu lại chốt. Tại đầu các chốt có chắc cảm biến nhận tín hiệu áp chốt. Khi cảm biến áp chốt có tín hiệu thì có tín hiệu báo trên cabin, người vận hành nhận được tín hiệu sẽ thực hiện việc đóng chốt. Trong khi chốt được đóng, để đảm bảo giàn cố định ôm lấy contener thì nhà thết kế đã đặt các cảm biến không cho ra vào giàn khi ngoạm được đóng. xvi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất