Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) để hỗ trợ kiểm soát ngập lụt trong bối ...

Tài liệu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) để hỗ trợ kiểm soát ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại phường trại chuối, hồng bàng, hải ph̉òng (tt)

.PDF
19
211
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN PHÚC ÁNH ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐỂ HỖ TRỢ KIỂM SOÁT NGẬP LỤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI PHƯỜNG TRẠI CHUỐI, HỒNG BÀNG, HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------- NGUYỄN PHÚC ÁNH KHÓA: 2011-2013 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐỂ HỖ TRỢ KIỂM SOÁT NGẬP LỤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI PHƯỜNG TRẠI CHUỐI, HỒNG BÀNG, HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG QUỐC NGHỊ Hà Nội - Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Khoa sau đại học, ngành Quản lý đô thị và công trình, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dương Quốc Nghị đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, trường đại học Kiến trúc Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2013 Tác giả Nguyễn Phúc Ánh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lí (GIS) để hỗ trợ kiểm soát ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại phường Trại Chuối, Hồng Bàng, Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép. Tác giả Nguyễn Phúc Ánh 1 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) được hình thành vào những năm 60 của thập kỷ trước và phát triển rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong những năm gần đây đặc biệt là lĩnh vực đô thị. Tại Việt Nam, GIS được giới thiệu và đưa vào áp dụng từ những năm 90 như: Các Chương trình về Tài nguyên lãnh thổ Quốc gia (ví dụ như Atlas Việt Nam), hệ thống hành chính Quốc gia Việt Nam (www.gis.chinhphu.vn), thông tin công ích (ví dụ như www/map.bando.com), thương mại (ví dụ như dịch vụ dẫn đường của Vietmap, dịch vụ GPS được tích hợp trong điện thoại 3G... Nhiều đề tài nghiên cứu để chứng minh khả năng của GIS, qua đó đề ra các chính sách áp dụng GIS trong quy hoạch đô thị (đề tài khoa học cấp Bộ RD54). Gần đây, luận án tiến sĩ Lưu Đức Minh cho thấy GIS có thể hỗ trợ chọn đất thuận lợi để xây dựng áp dụng trong quy hoạch chung đô thị… Những năm gần đây, nhiều chính sách, chương trình, hội thảo, hội nghị, các đề tài nghiên cứu khoa học của các cấp, các ngành, trong nước và quốc tế,... đều đưa việc cần phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giải quyết các vấn đề ngập lụt trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng. Nhiều chuyên gia đều nhận định yếu tố cực đoan của khí hậu trong những năm gần đây đa phần là do ảnh hưởng của sự BĐKH toàn cầu gây ra (tình trạng băng tan ở Bắc cực dẫn đến nước biển dâng, thủng tầng ozon ở Nam cực, đất bị xâm nhập mặn bởi nước biển, ô nhiễm bầu không khí do khí thải công nghiệp và xe hơi...). Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cùng ứng phó với BĐKH và cải thiện tình hình như hiện nay, con người cần phải đưa ra giải pháp mang tính chiến lược để có thể kiểm soát tình trạng ngập lụt tại các thành phố duyên hải để từ đó đưa ra các giải pháp theo lộ trình, đảm bảo kiểm soát hiệu quả tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân đô thị. GIS là 2 một trong những công nghệ phù hợp để giải quyết các vấn đề này. Đến nay đã có một số nghiên cứu bước đầu áp dụng GIS về vấn đề này như nghiên cứu xây dựng mô hình cao độ địa hình lồng ghép với ảnh viễn thám về ngập lụt, kịch bản BĐKH... Việc áp dụng cần tiếp tục cho một địa bàn đô thị cụ thể. Nhằm đóng góp vào quá trình này, đề tài được lựa chọn để đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc ứng dụng GIS để hỗ trợ kiểm soát các vấn đề NLĐT trong bối cảnh BĐKH. Mục đích nghiên cứu Đề tài sẽ nghiên cứu các tính năng công dụng của Hệ thống thông tin địa lý GIS, cơ sở khoa học và thực tiễn, từ đó đề xuất ứng dụng các công nghệ của hệ thống này để hỗ trợ kiểm soát ngập lụt đô thị trong bối cảnh BĐKH. Cụ thể hơn đề tài sẽ đi sâu đánh giá tình hình áp dụng GIS trong lĩnh vực NLĐT ở trong và ngoài nước, các cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như phương pháp thực hiện và kinh nghiệm áp dụng GIS trong lĩnh vực này. Sau đó đề tài sẽ áp dụng những kiến thức chọn lọc được vào một hoàn cảnh đô thị ven biển cụ thể. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung của việc phân tích đánh giá tổng hợp các kiến thức, dữ liệu đầu vào có liên quan đến việc áp dụng GIS trong hỗ trợ kiểm soát NLĐT trong bối cảnh BĐKH tại các đô thị ven biển. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này áp dụng cho phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, nơi khá tiêu biểu cho các khu vực có rủi ro cao về ngập lụt từ các tác động của BĐKH và nước biển dâng. Thành phố Hải Phòng là một đô thị lớn và là đô thị trung tâm của vùng duyên Hải Bắc bộ, nơi đây là vùng đất có sức ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, giao thương hàng hóa và có tốc độ phát triển kinh tế xã hội lớn nhất nhất trong vùng. Trong những năm gần đây, Hải Phòng có tốc độ đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ, và điều đó đã khiến hạ tầng nơi đây trở nên quá tải, Hải Phòng 3 cũng là nơi có ảnh hưởng rõ nét của BĐKH. Một số quận nội thành là Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền thường xuyên phải hứng chịu tình trạng ngập lụt. Cứ sau mỗi trận mưa lớn và triều cường lên thì tình trạng ngập lụt trong thành phố lại diễn ra với tần suất và quy mô ngày càng lớn và dày đặc làm ảnh hưởng không ít tới hoạt động kinh tế xã hội và đời sống người dân. Một trong những địa điểm đại diện cho sự tác động này là phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng. Từ kinh nghiệm phường Trại Chuối có thể định hướng ứng dụng rộng rãi trên toàn thành phố Hải Phòng trong tương lai. Các tài liệu và điều kiện nghiên cứu về địa điểm này cũng thuận lợi cho hoàn cảnh nghiên cứu của đề tài. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng một số kỹ năng nghiên cứu sau: Điều tra, khảo sát dữ liệu: Xây dựng mô hình dữ liệu, điều tra, thu thập thông tin cơ bản như dữ liệu cao độ, dữ liệu ngập lụt, hệ thống tiêu thoát,… đảm bảo đầy đủ thông tin giúp cho việc áp dụng GIS trở nên dễ dàng hơn. Phương pháp kế thừa: Là việc tham khảo các nghiên cứu đã có (trong nước và quốc tế). Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là một phương pháp truyền thống dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đó để đưa ra các nhận định về vấn đề ứng dụng công nghệ nói chung và công nghệ GIS nói riêng cho việc quản lý đô thị ở nước ta. Phương pháp chuyên gia: Ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong nước (và Quốc tế) đưa ra là những góp ý vô cùng quý báu cho sự thành công của đề tài. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Ứng dụng GIS cho vấn đề mới rất cần giải quyết (ứng phó với BĐKH). 4 Tiếp tục đóng góp xây dựng cơ sở lý luận và khoa học cho việc ứng dụng chuyển giao công nghệ GIS vào trong công tác quản lý đô thị của các đô thị trên toàn quốc. Về tính thực tiễn: Tiếp tục góp phần đưa công nghệ GIS vào hỗ trợ giải quyết các vấn đề cụ thể của đô thị. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Công nghệ GIS và tiềm năng áp dụng trong hỗ trợ quản lý và kiểm soát NLĐT. Chương II: Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc ứng dụng GIS để hỗ trợ kiểm soát NLĐT trong bối cảnh BĐKH. Chương III: Ứng dụng GIS để hỗ trợ kiểm soát ngập lụt trong bối cảnh BĐKH tại phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Kết luận và kiến nghị. Các từ khóa: Hệ thống thông tin địa lý GIS, NLĐT, biến đổi khí hậu, hỗ trợ kiểm soát. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Luận văn đã đưa ra những cở sở nghiên cứu cảnh báo và thực tế chứng minh BĐKH là hiện tượng đang trở thành hiện hữu và gây ra những tác hại nguy hiểm mức độ cao trên phạm vi toàn cầu. Qua phân tích tình hình ngập lụt hiện nay cho thấy rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do BĐKH gây ra, không ngoại trừ thành phố Hải Phòng mà hầu hết các đô thị ven biển đều phải hứng chịu các tác động do BĐKH gây ra. Luận văn này cũng muốn mang đến thông điệp là cộng đồng trên thế giới cùng chung tay góp sức để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng gây ra do BĐKH. 2. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu các yêu cầu kiểm soát ngập lụt đô thị, nêu ra các tồn tại trong việc quản lý đô thị bằng phương pháp truyền thống để đưa ra các giải pháp tương ứng tối ưu hơn thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học của công nghệ GIS. Đề tài này đã chứng minh cho việc áp dụng GIS sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, đề tài còn tham gia tích cực trong việc bổ sung cơ sở lý luận và khoa học trong việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ GIS trong công tác quản lý đô thị nói chung và kiểm soát NLĐT nói riêng. 3. Nghiên cứu ứng dụng thực tế tại phường Trại Chuối giúp thành phố Hải Phòng có thêm một công cụ mới để theo dõi ngập lụt thông qua các bản đồ ngập lụt, hệ thống cảnh báo ngập lụt, đồng thời hỗ trợ chính quyền và người dân kịp thời ứng phó với BĐKH và nước biển dâng. 4. Xác định được vấn đề trọng tâm và những yêu cầu chung cho việc ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý đô thị tại địa phương, đặc biệt là việc kiểm soát ngập lụt trong thành phố Hải Phòng nói chung và phường Trại Chuối nói riêng. 95 5. Luận văn đóng góp các cơ sở khoa học và phương pháp luận trong việc ứng dụng GIS để góp phần giải quyết một vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Kiến nghị Luận văn có một số kiến nghị sau: 1. Lồng ghép công cụ hỗ trợ GIS cho một phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng để có thể trực tiếp quản lý và điều phối công tác phòng chống lụt bão, cũng như thí điểm ứng dụng GIS để kiểm soát ngập lụt phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 2. Xây dựng CSDL cho toàn thành phố Hải Phòng đảm bảo các thông số chi tiết (thông số tương tự như phường Trại Chuối). 3. Ứng dụng GIS kiếm soát ngập lụt cho toàn thành phố Hải Phòng. 4. Để vận hành ứng dụng GIS một cách thuần thục và đạt hiệu quả cao, thành phố Hải Phòng cần thiết tổ chức những khóa đào tạo để tập huấn cho các cán bộ chuyên trách trong toàn thành phố nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác quản lý đô thị nói chung và kiểm soát NLĐT nói riêng. 5. Cùng với Hải Phòng là các đô thị ven biển lân cận, cộng đồng Việt Nam và Thế giới cần phải hành động tức thời ngăn chặn các việc như xả thải độc hại ra môi trường tự nhiên, khai thác các nguồn tài nguyên có hạn… tất cả là để ứng phó với BĐKH và nước biển dâng. 97 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................ 1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3 Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS VÀ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG TRONG HỖ TRỢ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT NGẬP LỤT ĐÔ THỊ. ................................................................................................................... 5 1.1. Thành tựu của công nghệ GIS .................................................................. 5 1.1.1. Hệ thống thông tin địa lý GIS ......................................................... 5 1.1.2. Các chức năng của một hệ GIS ....................................................... 8 1.1.3. Mối quan hệ với các ngành khoa học khác ..................................... 9 1.2. Tổng quan về sự phát triển của việc ứng dụng GIS trên Thế giới. ....... 10 1.2.1. Những thành tựu về ứng dụng GIS trên thế giới. .......................... 10 1.2.2. Tổng quan về hỗ trợ kiểm soát NLĐT có ứng dụng GIS trên Thế giới. ........................................................................................................ 14 1.3. Tổng quan về việc ứng dụng GIS ở Việt Nam nói chung và hỗ trợ kiểm soát NLĐT nói riêng.............................................................................. 17 1.3.1. Những thành tựu về ứng dụng GIS ở Việt Nam. ........................... 17 1.3.2. Vận dụng GIS cho các chuyên đề. ................................................ 20 1.3.3. Ứng dụng GIS trong hỗ trợ kiểm soát ngập lụt tại một số đô thị. .. 27 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG GIS ĐỂ HỖ TRỢ KIỂM SOÁT NGẬP LỤT ĐÔ THỊ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. .................................................................................... 30 2.1. Bản chất, mức độ tác động của NLĐT ven biển trong bối cảnh BĐKH.............................................................................................................. 30 98 2.1.1. Khái niệm về BĐKH. ................................................................... 30 2.1.2. Kịch bản BĐKH của Việt Nam..................................................... 33 2.1.3. NLĐT ven biển trong bối cảnh BĐKH ......................................... 34 2.1.4. Ngập lụt trong bối cảnh BĐKH tại Hải Phòng. ............................. 36 2.2. Các nguyên tắc, chính sách và cơ chế trong phòng chống thiên tai, BĐKH và hệ thống kiểm soát NLĐT. ............................................................ 37 2.2.1. Các nguyên tắc chung. .................................................................. 37 2.2.2. Chính sách, cơ chế của Việt Nam trong phòng chống thiên tai và BĐKH. ................................................................................................... 39 2.2.3. Hệ thống kiểm soát NLĐT............................................................ 43 2.2.4. Các yêu cầu từ thực tiễn. .............................................................. 46 2.3. Các tính năng và giải pháp áp dụng GIS cho các yêu cầu từ thực tiễn về NLĐT trong bối cảnh BĐKH. ................................................................... 47 2.3.1. Công việc theo dõi, giám sát. ........................................................ 48 2.3.2. Công việc khắc phục sự cố. .......................................................... 50 2.3.3. Công việc giảm thiểu tác hại. ........................................................ 52 2.3.4. Công việc phòng tránh, ngăn ngừa sự cố. ..................................... 53 2.4. Các bài học, kinh nghiệm có liên quan đến đề tài .................................. 54 Chương 3: ỨNG DỤNG GIS ĐỂ HỖ TRỢ KIỂM SOÁT NGẬP LỤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI PHƯỜNG TRẠI CHUỐI, QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. ................... 63 3.1. Tổng quan về tình hình ngập lụt tại phường Trại Chuối và các giải pháp quản lý, kiểm soát rủi ro của chính quyền đô thị. ............................... 63 3.1.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng và phường Trại Chuối ............ 63 3.1.2. Tình hình ngập lụt. ....................................................................... 65 3.1.3. Một số nguyên nhân cơ bản gây ngập lụt ...................................... 66 3.1.4. Thực trạng các giải pháp quản lý kiểm soát ngập lụt và ứng phó với BĐKH. ............................................................................................. 69 3.1.5. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trên. ............... 72 3.1.6. Lý do và nội dung ứng dụng GIS. ................................................. 73 99 3.2. Ứng dụng xây dựng CSDL GIS để hỗ trợ theo dõi ngập lụt phường Trại Chuối. ..................................................................................................... 73 3.2.1. Bản đồ khảo sát địa hình. .............................................................. 73 3.2.2. Cao trình quy hoạch. ..................................................................... 75 3.2.3. Tình hình Sử dụng đất .................................................................. 75 3.2.4. Hệ thống giao thông và tiêu thoát nước. ....................................... 75 3.2.5. Xây dựng dữ liệu ngập lụt. ........................................................... 76 3.2.6. Xây dựng kịch bản ngập lụt tại phường Trại Chuối trong bối cảnh BĐKH. ........................................................................................... 78 3.3. Hỗ trợ, khắc phục ngập lụt ..................................................................... 85 3.4. Giảm thiểu ngập lụt. ................................................................................ 88 3.5. Phòng tránh ngập lụt. .............................................................................. 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 94 Kết luận........................................................................................................... 94 Kiến nghị ......................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Xây dựng (2001), Atlas bản đồ quy hoạch các đô thị và quy hoạch các khu công nghiệp. 2. Bộ Xây dựng (2008), QCVN: 01/2008/BXD – Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng. 3. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 03/2008/BXD ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. 4. Bộ Xây dựng (2005), Quyết định số 21/2005/BXD về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng. 5. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BXD hướng dẫn nghị định 42/2009/NĐ-CP. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”. TS. Phạm Khôi Nguyên - Bộ trưởng. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) “Kịch bản nước biển dâng cho thành phố Hải Phòng”, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và Môi trường. 8. Trần Ngọc Chính, Dương Quốc Nghị: “Nghiên cứu áp dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý phục vụ quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị” Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ RD54, Bộ Xây dựng, Hà Nội (2002). 9. C.W. FETTER: “Địa chất thủy văn ứng dụng”, tập 1, 2 nhà xuất bản giáo dục (2000). 10. “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH”, Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của CP (2008). 11. “Chiến lược đô thị quốc gia về BĐKH đến năm 2050 tầm nhìn đến năm 2100”, (2012) 12. Dự án thoát nước vệ sinh môi trường thành phố Hải Phòng do FINIDA và WB tài trợ. 13. Lê Mục Đích (biên dịch): “Kinh nghiệm phòng tránh và kiểm soát tai biến địa chất”, nhà xuất bản Xây dựng (2001). 14. Phạm Hữu Đức: Giáo trình cao học “Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý (GIS)” Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 15. Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng (2011) 16. Vũ Chí Đồng: “Ứng dụng GIS tại Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn” Kỷ yếu hội thảo: Ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch – kinh nghiệm quốc tế và trong nước, Hà Nội (2007). 17. Lưu Đức Hải: “Thực trạng và giải pháp thông tin địa lý thống nhất phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội” Kỷ yếu hội thảo: Ứng dụng GIS trong Phát triển đô thị, Hà Nội (2008). 18. Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Pham Việt Hòa: “Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi”, Giáo trình trường đại học thủy lợi, nhà xuất bản xây dựng (2006). 19. Vũ Sỹ Kiên: “Ứng dụng GIS trong quy hoạch sử dụng đất” Kỷ yếu hội thảo: Ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch – kinh nghiệm quốc tế và trong nước, Hà Nội (2007). 20. Võ Văn Lạc: “Địa chất đại cương” Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội. 21. PGS. TSKH Vũ Cao Minh: “Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Quân đội nhân dân” (2013). 22. Thành phố Hồ Chí Minh: “Web điện tử - Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn” (2010) 23. Lưu Đức Minh: “Phân tích lựa chọn đất xây dựng trong quy hoạch chung đô thị có ứng dụng hệ thống thông tin GIS” Luận án tiến sỹ quy hoạch, trường Đại học kiến trúc Hà Nội. 24. Võ Quang Minh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Nguyễn Thị Bích Vân - Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên: “Mô phỏng sự ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long dưới ảnh hưởng của cao trình mặt đất do sự dâng cao mặt nước bằng kỹ thuật thống kê và nội suy không gian” Bài viết đăng trên Web Viet An (2012). 25. Phạm Trọng Mạnh: “Cơ sở hệ thống thông tin địa lý - trong quy hoạch và quản lý đô thị” giáo trình trường đại học Kiến trúc Hà Nội, nhà xuất bản Xây dựng (1999). 26. Phạm Trọng Mạnh: “Thực trạng ứng dụng thông tin địa lý (GIS) tại trường đại học Kiến trúc Hà Nội” Kỷ yếu hội thảo: Ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch – kinh nghiệm quốc tế và trong nước, Hà Nội (2007). 27. Phạm Trọng Mạnh: “Chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng” nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội (2009). 28. Ngân hàng thế giới - WB: “Dự án nâng cấp đô thị 6 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh, Rạch Giá, Mỹ Tho và Cao Lãnh)” trong Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2009) 29. Nghị định 42/2009/NĐ-CP về Phân loại đô thị. 30. Nghị định 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư; 31. Nghị định 92/2002/NĐ-CP về hướng dẫn một số điều trong Luật di sản; 32. Nghị định 123/2007/NĐ-CP về xác định giá đất và khung giá đất các loại; 33. Nghị định 37/2010/NĐ-CP về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch; 34. Nghị quyết số 24/NQ/TW ngày 03/6/2013 “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và mội trường” Quốc hội nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013); 35. PGS.TS Hồ Long Phi: Trả lời phỏng vấn về ngập lụt đô thị (2013). 36. Nguyễn Bá Quảng, Phạm Khánh Toàn: “Những kiến thức cơ bản và ứng dụng về GIS trong quy hoạch xây dựng đô thị” Giáo trình trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, nhà xuất bản xây dựng (2012). 37. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai. 38. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa. 39. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Quy hoạch đô thị. 40. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng. 41. Thống kê số liệu về tình hình và những ảnh hưởng do thiên tai gây ra như bão, lũ lụt, lượng mưa giông,... đối với thành phố Hải Phòng. Các dữ liệu về Sử dụng đất, dân số đô thị thành phố Hải Phòng. 42. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên: “Hướng dẫn sử dụng phần mềm GIS” nhà xuất bản xây dựng (2005). 43. Bùi Đức Thọ: “Ứng dụng công nghệ GIS hỗ trợ thông tin cảnh báo lũ tại miền núi huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi” Luận văn thạc sĩ (2013). 44. VidaGIS – Tư vấn, đào tạo và phát triển GIS (2008) 45. Xây dựng hệ thống sơ sở dữ liệu quốc gia (Việt Nam). 46. Web điện tử của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh (2010). 47. Web: http://cnx.org (2013) Tiếng Anh 48. Banai–Kashani R. (1997), “A New Method for Site Suitability Analysis: The Analytic Hierachy Process”, Environmental Management Vol. 13, No. 6, Springer-Verlarg, USA. 49. Blakely E. J. (2007), Urban Planning for Climate Change, Lincoln Institute of Land Policy, USA. 50. Ewing R., Bartholomew, K., Winkelman, S., Walter, J., & Chen, D. (2008), Growing cooler: The evidence on urban development and climate change, Urban Land Institute, Washington, DC. 51. Hamin E.M., Gurran N. (2009), “Urban form climate change: Balancing adaptation and mitigation in the US and Australia”, Habitat International Vol. 33 238-245, Elservier, USA. 52. Miller W., Collins M. G., Steiner F.R., and Cook E. (1998), “An approach for greenway suitability analysis”, Landscape and Urban Planning Vol. 42, Elsevier, USA.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất