Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Tuần 1 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 ...

Tài liệu Tuần 1 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 giáo án thầy sáu

.DOC
26
38
66

Mô tả:

Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 TUẦN 1 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2018 Toán: ÔN TẬP VỀ ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I.Mục tiêu: -KT: Em ôn lại cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. -KN: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số -TĐ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. -NL: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: Các thẻ ghi số có ba chữ số,phiếu học tập - HS: SGK, ĐDHT III. Hoạt động dạy học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động Việc 1 : - Hoạt động nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm chơi trò chơi “ Đố bạn”: - Đọc các số sau : 201,389, 403 ,245. - Việc 2: + Em và bạn cùng kiểm tra lại. Rồi bạn đố em tương tự. - Việc 3: Nhận xét, chốt +Nội dung: Đọc đúng các số : 201,389, 403 ,245. Tích cực hoạt động cùng bạn sôi nổi. +Phương pháp: Vấn đáp +Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Viết ( theo mẫu) SGK Đọc số ; viết số Việc 1 : Cá nhân làm bài vào vở : Việc 2 : Chia sẽ nhóm đôi. Đổi bài cho nhau kiểm tra kết quả. +Nội dung: Đọc viết số có 3 chữ số đúng. Tích cực hợp tác chia sẽ với bạn +Phương pháp : Quan sát, vấn đáp +Kĩ thuật : Ghi chép ngắn ; hỏi đáp, nhận xét bằng lời. Bài tập 2: Viết số thích hợp vào ô trống : -Việc 1 : Làm việc cá nhân vào giấy nháp -Việc 2 : Chia sẽ trong nhóm ; trước lớp. a, HS điền đúng các số : 312 ;313 ; 314 ; 316 ; 317 ; 318 GV : Nguyễn Văn Sáu - 1 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 b, 398 ; 397 ; 396 ; 394 ; 393 ; 392 ;391 - Việc 3 : Nhận xét- đánh giá GVKết luận: Viết số liền sau ta cộng thêm một đơn vị +Nội dung : Điền đúng các số vào ô trống theo thứ tự tăng dần ở bài a : 312 ;313 ; 314 ; 316 ; 317 ; 318 ; theo thứ tự giảm dần ở bài b : 398 ; 397 ; 396 ; 394 ; 393 ; 392 ;391 - Nắm được mối quan hệ giữa 2 số tiếp liền. - Đọc số to rõ ràng, viết số chính xác. +Phương pháp: Vấn đáp +Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; trình bày miệng; tôn vinh học tập Bài tập 3: > ; < ; =... Việc 1- Cá nhân làm bài vào vở : 303 ....330 ; 30 + 100 ....131 615 ....516 ; 410 - 10 .... 400 + 1 199 .....200 ; 243 ..... 200 + 40 + 3 Việc 2 - Chia sẽ trong nhóm - trước lớp. HS làm đúng 303 < 330 ; 30 + 100 < 131 615 . > 516 ; 410 - 10 < 400 + 1 199 . < .200 ; 243 = 200 + 40 + 3 - Việc 3 : Nhận xét- đánh giá, chốt +Nội dung : Nắm được cách so sánh 2 số tự nhiên - Điền đúng dấu > ; < ; = vào chỗ chấm - Làm bài nhanh ; trình bày lưu loát, - Tích cực làm bài, chia sẽ sôi nổi với bạn +Phương pháp: Vấn đáp +Kĩ thuật : Hỏi đáp, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập Bài tập 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau : 375 ; 421 ; 573 ; 241 ; 735 ; 142 Việc 1: Cá nhân làm miệng Việc 2 : Hoạt động nhóm đôi : Hỏi - đáp HS tìm được số lớn nhất trong các số là 735. HS tìm được số bé nhất trong các số là 142. Việc 3: Hoạt động nhóm lớn : Thống nhất ý kiến, chia sẽ trước lớp. GV chốt GV : Nguyễn Văn Sáu 2 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 +Nội dung : Biết tìm số lớn nhất ,số bé nhất trong dáy số đã cho 375 ; 421 ; 573 ; 241 ; 735 ; 142 - Tích cực làm bài, chia sẽ sôi nổi với bạn +Phương pháp: Vấn đáp +Kĩ thuật : Hỏi đáp, nhận xét bằng lời ; tôn vinh học tập C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Em đọc, viết các số có ba chữ số. TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: CẬU BÉ THÔNG MINH ( T1) I.Mục tiêu: -KT: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. -KN: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. -TĐ: Có thái độ khâm phục và đồng tình với cách ứng xử của cậu bé. -NL: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát, II.Tài liệu và PTDH: GV: TLHDH, MC, MT HS: Vở, TLHDH III.Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc lớp 3kỳ 1 - GV giới thiệu chủ điểm Măng non. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. Hoạt động 1: Luyện đọc Việc 1: - GV đọc bài và HS lắng nghe. Việc 2: -Giải nghĩa từ khó ở chú giải: kinh đô; om sòm; trọng thưởng -Đọc các từ chú giải ở SGK Việc 3: Đọc bài GV : Nguyễn Văn Sáu 3 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 -Đọc nối tiếp câu, đoạn, cả bài -Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm luyện đọc, phát hiện từ khó, câu dài cùng giúp nhau đọc. ( GV theo dõi, giúp đỡ) - Một số nhóm đọc trước lớp, nhóm khác lắng nghe, bổ sung. +Tiêu chí:Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. Giải thích được nghĩa của các từ trong bài. Đọc trôi chảy lưu loát; phân biệt được giọng của nhân vật: (người dẫn chuyện; lời cậu bé, nhà vua. +Phương pháp: Vấn đáp. +Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung. Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình. Hoạt động nhóm lớn: Trả lời các câu hỏi ở SGK: 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? ( H: dân làng nộp gà trống biết đẻ trứng..) 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? (H: Vì lo sẽ không tìm được gà trống để đẻ trứng) 3.Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?(H: Bố con mới đẻ em bé bắt con đi xin sữa cho em, con không xin được liền bị đuổi đi) 4. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? (H: Rèn chiếc kim để xẻ thịt chim) Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.(H: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé). Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư kí tổng kết kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. Nghe GV nhận xét, kết luận… +Tiêu chí: Hiểu nghĩa của từ: trọng thưởng; thành tài. Hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) +Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Hoạt động 3: Luyện đọc lại: GV : Nguyễn Văn Sáu 4 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 - Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. ? Để đọc tốt bài này ta cần đọc như thế nào? - Nghe GV HD luyện đoạn 2 - Nghe GV đọc mẫu, một số HS đọc. - Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm ( Đại diện một số nhóm đọc). Lớp nghe bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. +Tiêu chí:-Đọc trôi chảy lưu loát; thể hiện được giọng đọc của nhân vật: (người dẫn chuyện; Lời cậu bé: hồn nhiên, vui vẽ. Lời nhà vua: dứt khoát -Biết nhấn giọng hợp lý, phân vai thể hiện được giọng đọc của các nhân vật. +Phương pháp: vấn đáp +Kĩ thuật đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Em có suy nghĩ gì về đức vua trong câu chuyện vừa học? - Kể lại cho bố mẹ anh chị nghe về câu chuyện bằng ngôn ngữ của chính mình. ***** * TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: CẬU BÉ THÔNG MINH ( T2) I.Mục tiêu: -KT: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. -KN: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. -TĐ: Có thái độ khâm phục và đồng tình với cách ứng xử của cậu bé. -NL: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ, và HS kể lại được câu chuyện đã học.... II.Tài liệu và PTDH: GV: TLHDH, MC, MT HS: Vở, TLHDH A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - GV nêu nhiệm vụ của tiết học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh họa để kể lại từng đoạn truyện Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu. GV : Nguyễn Văn Sáu 5 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 2. Hình thành kiến thức mới: *Hướng dẫn kể chuyện Việc 1: Quan sát tranh 1 và kể đoạn 1. Việc 2: Quan sát tranh 2 và kể đoạn 2. Việc 3: Quan sát tranh 3 và kể đoạn 3 +Tiêu chí:- Nhìn tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyên đúng. - Giọng kể lưu loát, hấp dẫn , hay, diễn xuất tốt bộc lộ được cảm xúc. - Có thói quen kể chuyện tự nhiên, - Hợp tác, tự học +Phương pháp: Quan sát, vấn đáp +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn ; kể chuyện; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Các nhóm thi đua cử đại diện nhóm kể nối tiếp từng đoạn chuyện, cả câu chuyện. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Tiêu chí:- Nhìn tranh kể lại được từng đoạn , toàn bộ câu chuyện. - Giọng kể lưu loát, hấp dẫn , hay, diễn xuất tốt bộc lộ được cảm xúc. - Có thói quen kể chuyện tự nhiên, - Hợp tác, tự học +Phương pháp: Quan sát, vấn đáp +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn ; kể chuyện; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe. - Chia sẽ ý nghĩa nội dung câu chuyện cho người thân, bạn bè. ÔLTV: TUẦN 1 I. Mục tiêu : -KT : Đọc và hiểu câu truyện Diều Hâu và Quạ Non. Tìm được từ chỉ sự vật, các vật được so sánh với nhau trong câu thơ câu văn.Viết đúng từ chứa tiếng có vần ao/oao.Nói , viết được về Đội TNTPHCM, hiểu được nội dung bài. -KN : Biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi, không ỷ lại vào người lớn. GV : Nguyễn Văn Sáu 6 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 hiểu được nội dung bài, trình bày sạch đẹp, trình bày lưu loát. -TĐ : HS phải siêng năng, chăm chỉ, không ỷ lại người khác. Có ý thức phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để được trở thành đội viên. -NL: Đọc hiểu văn bản, trình bày tốt ý kiến cá nhân II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: Vở ÔLTV HS: Vở ÔLTV, Bảng nhóm ; bút lông … III. Hoạt động dạy học : A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: Việc 1:*Tæ chøc trß ch¬i “ Ai nhanh; ai đúng” - TBHT Nêu luật chơi,nội dung chơi (theo phiếu) - Nêu đặc điểm của mỗi loài chim trong bài “ Vè chim” VBT- Trang 5 - Nói về khả năng đặc biệt về các loài vật mà các em biết. Việc 2: HS tham gia chơi. -Việc 3: Tổng kết trò chơi. 2. Bài mới: Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BT 3 : Đọc truyện « Diều Hâu và Quạ non» - Việc 1: Yêu cầu học sinh đọc thông tin vở ôn luyện và trả lời câu hỏi: a, Câu chuyện có nhứng nhân vật nào? (H: Diều Hâu; Quạ non; Chàng lười) Vì sao Diều Hâu mang thức ăn đến cho Quạ non? (H: Quạ non không tự kiếm thức ăn được. c, Lí do gì khiến Diều Hâu nói sẽ không tiếp tục mang thức ăn cho Quạ non nữa? (H: Lớn rồi, tự kiếm ăn) d, Theo em, anh chàng lười sẽ nhận được bài học gì từ những sự việc anh ta trông thấy? (HTự lập không phụ thuộc và ỉ lại người khác...) e, Em có thể làm việc được việc gì khi ở nhà ? (H : quét nhà, rửa bát, nấu cơm.) - Việc 2: Chia sẽ trong nhóm; trước lớp. +Tiêu chí : HS Đọc và hiểu truyện « Diều Hâu và quạ non » trả lời 5 câu hỏi đủ ý, chính xác. - Biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi, không ỷ lại vào người lớn. +Phương pháp: Vấn đáp +Kĩ thuật: Ghi chép nhắn; hỏi đáp, trình bày miệng; nhận xét bằng lời. Bài 4 ,5: GV : Nguyễn Văn Sáu 7 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 Việc 1 : Làm việc cá nhân - YC học sinh quan sát tranh đọc thông tinVBT. BT4 y/c làm gì ? (H : Viết tên các sự vật được vẽ trong bức tranh) - Làm bảng con. (H :mặt trăng ; cây cối, hàng rào..) BT5y/c làm gì ? (H :tìm và viết tên các sự vật so sánh với nhau trong đoạn văn (làm vở) (H: Chú cá kim bé xíu - que diêm; con cá khoai khoác chiếc áo trong suốt- nước đá; anh cá hồng - ánh lửa; anh cá song lực lưỡng - võ sĩ) - Việc 2 : Hoạt động nhóm (Chia sẽ nhóm đôi, trước lớp) - Việc 3 : Nhận xét- chốt KT +Tiêu chí : HS quan sát tranh nhận biết được từ chỉ sự vật đó là : mặt trăng ; cây cối, hàng rào… HS tìm được tên các con vật được so sánh với nhau qua đoạn văn chính xác. Trình bày,diễn đạt lưu loát +Phương pháp :Vấn đáp +Kĩ thuật: Trình bày miệng; nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập. Bài tập 6 : Viết đúng cá từ có chứa vần ao/ oao. VBT - T 9 - Việc 1 : Làm việc cá nhân - YC học sinh đọc y/c bài tập. Việc 2 : Chia sẽ trong nhóm ; trước lớp. - Việc 3 : Nhận xét. +Tiêu chí :Viết đúng cá từ có chứa vần ao/ oao vào chỗ trống rào ; nào ; ngoao ; ngoao Trình bày,diễn đạt lưu loát +Phương pháp :Vấn đáp +Kĩ thuật :Trình bày miệng; nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Bài tập 7 : Tô màu hình vẽ dưới đây cho đúng với huy hiệu ĐTNTPHCM Bài tập 8 : Em có muốn kết nạp vào ĐTNTPHCM không ? Vì sao ? +Tiêu chí :HS biết tô màu đúng với huy hiệu ĐTNTPHCM.Nói lên cảm nhận của mình về kết nạp ĐTNTPHCM. HS nhận biết , diễn đạt lưu loát. Viết được 3-5 câu nói về Đội TNTPHCM. +Phương pháp : Viết(tô màu), vấn đáp +Kĩ thuật: Viết nhận xét, trình bày miệng HĐGD ĐẠO ĐỨC: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( T1) GV : Nguyễn Văn Sáu 8 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 I.Mục tiêu: -KT:HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đát nước, với dân tộc.Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. -KN: Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. -TĐ: Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ -NL: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức. II. Tài liệu phương tiện dạy học: GV : Tranh minh họa HS : Vở BT Đạo đức III.Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể. - GV nêu mục tiêu, giới thiệu bài. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Việc 1: hai bạn quan sát, thảo luận về các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh. - Việc 2: trình bày trước nhóm về nội dung từng bức tranh. - Việc 3: Nhận xét, thống nhất kết quả. - GV nêu một số câu hỏi, yêu cầu hS Thảo luận nhóm trả lời. + Em còn biết gì thêm về Bác Hồ? (H:vị lãnh tụ, nhà thơ,nhà văn, hoạt động c/m, yêu nước, thương dân....) + Bác sinh ngày, tháng, năm nào? (H: 19/5/1890) - GV kết luận: Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ. +Tiêu chí: HS quan sát tranh và biết đặt tên cho nội dung bức tranh hợp lí. Nói về sự hiểu biết của mình về Bác Hồ kính yêu. Học tập tấm gương về đạo đức, lối sống của Bác. Thực hiện tốt 5 điều BH dạy. +Phương pháp: Quan sát trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp… +Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Hoạt động 2: GV kể chuyện - Việc 1: GV kể cho HS nghe một số câu chuyện về Bác Hồ GV : Nguyễn Văn Sáu 9 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 - Việc 2: Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu Thiếu nhi như thế nào? *Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy. - Việc 1: Cho HS nêu 5 điều Bác Hồ dạy. - Việc 2: Tổ chức học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy - GV củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng. +Tiêu chí: - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Kể chuyện lưu loát, hấp dẫn bọc lộ được t/c cảm xúc qua câu chuyện. - Học tập tấm gương về đạo đức, lối sống của Bác. Thực hiện tốt 5 điều BH dạy. - Tự học, hợp tác +Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - Viết 3- 5 câu nói về Bác Hồ. TN-XH: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP (T1) I. Mục tiêu: -KT: Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người. Biết được HĐ thở diễn ra liên tục, nếu ngừng thở sẽ bị chết. -KN: Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. Biết xác định và nêu tên các bộ phận trên cơ thể mình -TĐ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân -NL: Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác , tự phục vụ. * Tích hợp KNS - Kĩ năng tìm kiếm và xữ lí thông tin. Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bừng mũi mà không nên thở bằng miệng. - Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng làm chủ bản thân. Kĩ năng giao tiếp. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHDH, Tranh cơ quan hô hấp,khăn tay, gương soi. HS: TLHDH, khăn tay, gương soi III. Điều chỉnh hoạt động 1.Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 2,3,4,5 thêm HĐ cá nhân 2.Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh 3.Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: 1. Thực hành cách thở sâu: GV : Nguyễn Văn Sáu 10 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 +Nội dung:HS nắm được thực hiện động tác thở sâu. Khi hít vào lồng ngực phồng lên, khi thở ra lồng ngực xẹp xuống. +Phương pháp:Quan sáti, vấn đáp +Kỹ thuật: Ghi chép ngắn ; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. Khái niệm về cơ quan hô hấp và chức năng của nó. +Nội dung: HS nắm được khái niệm về cơ quan hô hấp, chỉ trên sơ dồ và nói được các bộ phận của cơ quan hô hấp; chỉ trên sơ đồ và nói đưọc đường đi cùa không khí khi ta hút vào và thở ra; hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với cuộc sống của con người. +Phương pháp: vấn đáp, +Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng - HS còn hạn chế: Giúp học sinh nắm được các bộ phận của cơ quan hô hấp và vai trò của hoạt động thở đối với sự sống chúng ta. - HSHTT: Nêu vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người? IV. Hoạt động ứng dụng; - Giáo dục HS biết vệ sinh hằng ngày, Làm những việc có lợi cho cơ quan hô hấp. - Thực hiện theo sách HDH Ngày dạy: Thứ ba, ngày 28 tháng 8 năm 2018 Toán: ÔN TẬP VỀ CỘNG , TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ(0 NHỚ)T1 I.Mục tiêu: -KT: Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn . -KN: Rèn kỹ năng tính và giải toán có liên quan đến phép cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ ) -TĐ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. -NL: Hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề, Biết giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn II.Chuẩn bị ĐD DH GV: SHD, Bảng phụ HS: SHD, vở III. Hoạt động dạy học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” Cho một số HS đọc ,viết các số có 3 chữ số . - Việc 2: Chia sẽ, nhận xét. +Nội dung: -Đọc to, rõ và đúng các số có 3 chữ số. +Phương pháp: Vấn đáp, quan sát GV : Nguyễn Văn Sáu 11 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 +Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Bài tập 1: Tính nhẩm Việc 1: Cá nhân làm miệng Việc 2 : Chia sẽ nhóm đôi, trước lớp : Hỏi - đáp Việc 3 : Nhận xét , chốt kiến thức : +Nội dung: HS nhẩm tính kết quả đúng, nhanh. Biết được mối quan hệ giữa phép cộng , phép trừ( Tổng trừ số hạng này thì được số hạng kia cột a). Nắm được thứ tự tính nhẩm (2 lượt ở cột c). +Phương pháp: Vấn đáp +Kỹ thuật: Trình bày miệng, *Bài tập 2: Đặt tính rồi tính - Việc 1 : Cá nhân làm bài vào bảng : (GV quan sát, tiếp sức cho h/s chậm tiến bộ) -Việc 2 : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. -Việc 3: Thống nhất ý kiến *Bài tập 3 : Giải toán Việc 1 : Phân tích bài toán ; lập kế hoạch giải. - YC học sinh đọc bài toán. - GV hướng dẫn phân tích bài toán - Bài toán cho biết gì ?( H : Khối 1 có 245 h/s ; khối 2 ít hơn khối 132 h/s - Bài toán y/c tìm gì ? ( H : Khối 2 có ... học sinh ?) - Nhận xét. Việc 2 : YC HS làm bài vào vở, 1 h/s làm bảng nhóm. Chia sẽ kq Bài giải : Khối Hai có số học sinh là : 245 - 132 = 213 (học sinh) Đáp số : 213 học sinh Việc 3 : Đổi vở kiểm tra kết quả. Nhận xét, chữa bài +Nội dung: Đặt tính thẳng hàng và thực hiện đúng các phép tính, HS giải được bài toán về ít hơn đúng. (Làm phép tính trừ). Trình bày khoa học, đẹp. Nói to,rõ ràng. GV : Nguyễn Văn Sáu 12 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 +Phương pháp: viết, vấn đáp +Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Em hãy đố người thân tìm cách giải bài toán : Khối lớp Ba có 215 học sinh , khối lớp Hai nhiều hơn khối lớp Hai 78 em . .Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh ? Tiếng Việt: BÀI 1 B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO?(T1) I.Mục tiêu: -KT: Kể câu chuyện Cậu bé thông minh.( Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ). -KN: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật và nội dung. -TĐ: Có thái độ tích cực trong học tập; trân trọng sự khéo léo của cậu bé khi đối đáp với nhà vua -NL: Kể chuyện diễn cảm, tạo hứng thú cho người nghe II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động 1. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh 2. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh 3. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: 1: Nói về người bạn thông minh * Tiêu chí: kể được về một người bạn thôn minh mà em biết, hợp tác tích cực * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật: kể chuyện 2,3. Kể chuyện * Tiêu chí: quan sát tranh dựa theo gợi ý, kể đúng được từng đoạn của câu chuyện cậu bé thông minh, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật: kể chuyện, nhận xét bằng lời - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em quan sát tranh, đọc gợi ý kể đúng ND từng đoạn câu chuyện . - HSHTT: Tiếp cận giúp các em kể từng đoạn câu chuyện hay kết hợp thêm điệu bộ khi kể .Em Phương, Thư kể được toàn bộ câu chuyện hay. IV.Hoạt động ứng dụng: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe GV : Nguyễn Văn Sáu 13 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 ***** Tiếng Việt: BÀI 1B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO?(T2) I.Mục tiêu: -KT: Nghe viết đúng một đoạn văn.Nhớ 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.Nhận biết từ chỉ sự vật , nhận biết phép so sánh., viết chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả. --KN: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n -TĐ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. Học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở sạch đẹp. - Năng lực: Nắm được quy tắc viết hoa đúng. Phân biệt được l hay n, an hay ang, Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, PHT cho BT 5 HĐCB,BT 1 HĐTH HS: SHD,vở III. Điều chỉnh hoạt động 1. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh 2. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh 3. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: 4,5. TÌm từ chỉ sự vật * Tiêu chí: Tìm đúng các từ chỉ sự vật: Tay em, răng, mặt biển, tấm thảm, cánh diều, dấu á, dấu hỏi, vành tai; tìm được các sự vật được so sánh với nhau: Hai bàn tay với hoa đầu cành, mặt biển so sánh với tấm thảm khổng lồ, cánh diều so sánh với dấu á, dấu hỏi so sánh với vành tai + Diễn đạt to, rõ ràng mạnh dạn tự tin * Phương pháp: viết, vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng 1. Trò chơi * Tiêu chí: Đọc đúng tên các chữ cái, hợp tác tích cực * Phương pháp:Trò chơi * Kỹ thuật:trờ chơi 2,3 Viết chính tả * Tiêu chí: Viết đúng các từ dễ viết sai: chim sẻ, xẻ thịt, sứ giả...., hoàn thành bài viết. Nắm được quy tắc sau dấu chấm và tên riêng phải viết hoa * Phương pháp: viết, vấp đáp * Kỹ thuật: viết, nhận xét - HS còn hạn chế: Bài 3 : Tiếp cận giúp các em kể từng đoạn câu chuyện như em Trường, Ngọc Bài 4 : Tiếp cận giúp các em tìm các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn. Gợi ý: Sự vật nào được nói đến trong bài? Sự vật nào được so sánh với sự vật nào? Từ dùng so sánh giữa hai sự vật là từ nào? Bài 1: Giúp HS đọc đúng tên chữ . GV : Nguyễn Văn Sáu 14 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 Bài 2(HĐTH) Giúp HS còn hạn chế nghe-viết đúng chính tả đoạn văn Cậu bé thông minh, viết hoa sau dấu hai chấm (Xin) , dấu chấm xuống dòng( Vua), tên gọi vua( Đức Vua). Chữ viết đúng mẫu chữ quy định. - HSHTT: Bài 3: Tiếp cận giúp các em kể toàn bộ câu chuyện kết hợp thêm điệu bộ khi kể( em Dương, Phương..)và hiểu được câu chuyện. Bài 4: Tự tìm được các sự vật được so sánh và hiểu được tác dụng của việc so sánh. ( làm cho sự vật được so sánh thêm đẹp và đáng yêu hơn) Bài 2 ( HĐTH) Viết đẹp, đúng. IV.Hoạt động ứng dụng: -Thực hiện theo hướng dẫn TN-XH: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP (T2) I. Mục tiêu: -KT: Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người. Biết được HĐ thở diễn ra liên tục, nếu ngừng thở sẽ bị chết. -KN: Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. Biết xác định và nêu tên các bộ phận trên cơ thể mình -TĐ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân -NL: Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác , tự phục vụ. * Tích hợp KNS - Kĩ năng tìm kiếm và xữ lí thông tin. Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bừng mũi mà không nên thở bằng miệng. - Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng làm chủ bản thân. Kĩ năng giao tiếp. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHDH, Tranh cơ quan hô hấp,khăn tay, gương soi. HS: TLHDH, khăn tay, gương soi III. Điều chỉnh hoạt động 2.Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh 3.Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh 4.Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS; 1. Thảo luận * Nội dung: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng, mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến * Phương pháp: vấn đáp, * Kỹ thuật: trình bày miệng, phân tích 2. làm việc với Sách * Nội dung: Nói được lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khỏe. * Phương pháp: vấn đáp GV : Nguyễn Văn Sáu 15 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 * Kỹ thuật: Nhận xét, trình bày - HS còn hạn chế: Giúp học sinh thực hành một số BT có liên quan đến được các bộ phận của cơ quan hô hấp và vai trò của hoạt động thở đối với sự sống chúng ta. - HSHTT: Nêu một số việc nên làm, không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp? IV. Hoạt động ứng dụng. - Qua bài học có thể vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. - Thực hiện theo sách HDH Ngày dạy: Thứ tư, ngày 29 tháng 8 năm 2018 Toán: ÔN TẬP VỀ CỘNG , TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ(0 NHỚ)T2 I,Mục tiêu: -KT: Biết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ ). -KN: Rèn kỹ năng tính và giải các bài toán liên quan đến các phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) -TĐ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. -NL: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...( hoạt động tích cực, mạnh dạn; nắm cách tìm các thành phần chưa biết…) II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, BP, thẻ số làm BT 7 HS: SHD, vở, 4 hình tam giác ( Bộ ĐDHT) III. Điều chỉnh hoạt động 1.Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: - Tất cả các bài tập HS bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. 2.Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh 3.Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: 4. Tìm x * Nội dung: Xác định đúng các thành phần chưa biết, giải đúng các bài toán; hợp tác tích cực a. x + 35 = 455 b. x- 27 = 861 c. 652- x = 202 x = 455 - 35 x = 861 + 27 x = 652 - 202 x = 420 x = 888 x = 450 * Phương pháp: viết, vấn đáp * Kỹ thuật:Trình bày miệng, nhận xét 5,6: Trò chơi GV : Nguyễn Văn Sáu 16 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 * Nội dung: Lập đúng và nhanh các phép tính từ 3 số bất kỳ, và các dâu +,-,=; Trình bày đẹp, mạch lạc * Phương pháp: vấp đáp * Kỹ thuật:trình bày miệng, nhận xét - HS còn hạn chế hướng dẫn các em làm bài Bài 5: a) Bài toán dạng toán gì? Muốn biết nhà bác Hằng nuôi bao nhiêu con vịt em làm thế nào? b) Muốn biết quảng đường từ nhà Lan đến trường dài bao nhiêu mét làm làm thế nào? Bài 7: Hướng dẫn HS cách lập. - HSHTT: Tìm ba số bất kỳ và ba dấu +,-,= và lập các phép tính đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân thực hiện bài toán ứng dụng Tiếng Việt: BÀI 1 B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO?(T3) I.Mục tiêu: -KT: - Viết đúng chữ hoa A (1 dòng ), V , D (1 dòng ); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng ) và câu ứng dụng (1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ: “Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” - Hiểu câu ứng dụng: Anh em thân thiết như chân với tay nên lúc nào cũng phải đùm bọc, yêu thương nhau. -KN: : Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng -TĐ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. Biết cẩn thận, sạch sẽ khi viết bài - Năng lực: Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng. Biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, Thẻ từ BT4, Chữ mẫu A và từ Vừ A Dính, BP HS: SHD,vở, bảng con III. Điều chỉnh hoạt động 1. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh 2. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh 3.Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: 4,5. Tìm từ ngữ viết đúng * Tiêu chí: Tìm đúng các từ viết đúng chính tả, viết được vào vở các từ viết đúng chính tả, chia sê tích cực các từ đúng chính tả: ngọt ngào, ngao ngán, nghêu ngao * Phương pháp: vấn đáp, viết * Kỹ thuật: nhận xét, viết, đánh giá GV : Nguyễn Văn Sáu 17 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 6. Viết chữ hoa * Tiêu chí: viết đúng chữ hoa A viết đúng tên riêng Vừ A Dính và câu ứng dụng: “ Anh em ........dở hay đỡ đần” bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng * Phương pháp: viết, vấn đấp * Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, viết 7,8. Tìm từ chỉ sự vật * Tiêu chí: Tìm đúng các từ chỉ sự vật trong đoạn lời đã cho, nêu to, rõ ràng Từ ngữ chỉ sự vật: bàn, ghế, phấn, bảng, mực, bút * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời - HS còn hạn chế : Bài 4 : Tiếp cận giúp các em đọc từ viết đúng và viết vào vở: Ngọt ngào, ngao ngán nghêu ngao (Ngọc, Thương..) và nắm được quy luật chính tả khi viết ng,ngh. Bài 6 : Tiếp cận giúp các em còn hạn chế viết đúng chữ hoa A và từ Vừ A Dính, câu ứng dụng của bài.Chữ A gồm máy nét? Cao mấy dòng? Rộng mấy ô? Bài 8: Giúp HS còn hạn chế tìm và viết các từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ đã cho. ( bàn, ghế, mực, bút, phấn, bảng) - HSHTT: Bài 4: HS tìm và viết thêm ba từ khác có chứa ng,ngh Bài 6: Viết đẹp, đúng chữ hoa và từ ứng dụng, câu ứng dụng của bài. Bài 8: Tìm thêm một số từ ngữ chỉ sự vật mà em biết? IV. Hoạt động ứng dụng: Cùng với người thân tìm 5 từ ngữ chỉ sự vật ở nhà và viết vào vở các từ ngữ đó Tiếng Việt: BÀI 1 C: HAI BÀN TAY EM (T1) I.Mục tiêu: -KT: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, dòng thơ. Hiểu từ ngữ: Thủ thỉ; Siêng năng; giăng giăng. Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc 2-3 khổ thơ trong bài, HS Hoàn thành tốt thuộc cả bài). -KN: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát, cảm nhận được vẻ đẹp của hai bàn tay. -TĐ: Có thái độ tích cực trong học tập, có ý thức giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay luôn sạch đẹp -NL: Cảm nhận được vẻ đẹp của đôi bàn tay.Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm và linh hoạt. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: TLHDH HS: TLHDH III. Điều chỉnh hoạt động 1. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh GV : Nguyễn Văn Sáu 18 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 2. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh 3. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: 1. Nói về đôi bàn tay em * Tiêu chí: Nói được đôi bàn tay của mình làm những việc gì, các việc làm để giữ đôi bàn tay sạch đẹp; trình bày rõ ràng, mạch lạc * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật:Trình bày miệng 2. Nghe thầy cô đọc bài 3,4. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa * Tiêu chí: Đọc và nêu đúng nghĩa của các từ, trình bày rõ ràng * Phương pháp: vấp đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng 5,6: Trả lời câu hỏi * Tiêu chí: Trả lời được nội dung các câu hỏi, trình bày mạch lạc - hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành - Hai bàn tay thân thiết với be: cùng bé đi ngủ, đánh răng, chải tóc, học bài * Phương pháp: viết, vấn đáp * Kỹ thuật: trình bày miệng, nhận xét - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em đọc còn hạn chế em Trường, Thương..) đọc bài ngắt nghỉ đúng nhịp thơ , đọc trôi chảy bài thơ và nắm ND bài. - HSHTT: Tiếp cận giúp các em đọc thuộc và đọc diền cảm bài thơ (em Đại, Phú, Cường..) và hiểu được ý nghĩa của bài thơ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài thơ cho người thân nghe Ngày dạy: Thứ năm, ngày 30 tháng 8 năm 2018 Toán: CỘNG CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ(CÓ NHỚ) (T1) I. Mục tiêu : -KT: - Biết cách thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm).Tính được độ dài đường gấp khúc. -KN: Rèn kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số. -TĐ: Có ý thức tự giác trong khi làm bài. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. -NL: Tích cực hợp tác, biết thực hiện thành thạo phép tính II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, BP, phiếu thảo luận BT3,BT HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động 1. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh 2. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh GV : Nguyễn Văn Sáu 19 Trường TH Cam Thủy Năm học : 2018 -2019 3.Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: 1. Trò chơi: Truyền điện cộng, trừ trong phạm vi 20 * Nội dung: nêu nhanh, chính xác các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20, hợp tác tốt * Phương pháp:trò chơi * Kỹ thuật:trò chơi 2,3. Tính 435 + 127 = ?, 537 + 162= ? * Nội dung: Biết cách đặt tính và tính. Diễn đạt to , rõ ràng * Phương pháp: vấn đáp * Kỹ thuật:trình bày miệng, nhận xét - HS còn hạn chế: - Biết cách thực hiện các phép tính cộng các số có ba chữ số có nhớ sang hàng chục ,hàng trăm một lần. + Khi thực hiện phép tính ta thực hiện như thế nào? + Khi tính ta phải tính từ đâu sang đâu? - HSHTT: Thực hiện thành thạo các phép tính BT giao thêm : 456+ 270 168 + 105 95 + 515 V. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân thực hiện bài toán ứng dụng Tiếng Việt: BÀI 1 C: HAI BÀN TAY EM (T2) I.Mục tiêu: -KT: Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật, tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu … -KN: Nhận biết, phán đoán nhanh từ chỉ sự vật và tìm từ chỉ sự vật so sánh với nhau -TĐ: Tích cực tự giác học tập, có ý thức giũ gìn vệ sinh cá nhân -NL: Cảm nhận được vẻ đẹp của đôi bàn tay.Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm và linh hoạt. II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, phiếu BT1 HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động 1. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh 2. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Chọn Bt 2b 3. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: 1. Thi Ai thuộc nhanh hơn? * Tiêu chí: Nhớ được những từ còn trống trong mỗi khổ thơ rồi được đủ từng khổ thơ, đọc thuộc từng khổ thơ; đọc hay, có ngữ điệu * Phương pháp: trò chơi * Kỹ thuật: trò chơi 2. Tìm các từ * Tiêu chí: Tìm đúng các từ chứa tiếng có vần an/ang; trình bày rõ ràng, trôi chảy - Trái ngược với dọc: Ngang GV : Nguyễn Văn Sáu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan