Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan, cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng các công trình ...

Tài liệu Tổng quan, cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng các công trình tại ban quản lý dự án & phát triển quỹ đất huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp. từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý

.PDF
22
133
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HỒ HIẾU NHÂN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN & PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HỒ HIẾU NHÂN KHÓA 2016 – 2018 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN & PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Quản Lý Đô Thị & Công Trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS LÊ ANH DŨNG Hà Nội - năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HỒ HIẾU NHÂN KHÓA 2016 – 2018 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN & PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Quản Lý Đô Thị & Công Trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS LÊ ANH DŨNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - năm 2018 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình cao học. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Anh Dũng người hướng dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Ban Quản lý Dự án và Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Quá trình thực hiện luận văn diễn ra trong một thời gian ngắn, mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn về kiến thức và có bước nghiên cứu bổ sung phát triển. Xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hồ Hiếu Nhân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hồ Hiếu Nhân MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 01 * Lý do chọn đề tài: ........................................................................................ 01 * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:.................................................................. 03 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................. 03 * Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 03 * Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài ................................................... 04 * Cấu trúc luận vân:....................................................................................... 04 NỘI DUNG ..................................................................................................... 05 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ......................................................................... 05 1.1. Tổng quan về quản lý chất lượng công trình ở Việt Nam .................... 05 1.1.1. Những kết quả đạt được về quản lý chất lượng công trình .............. 05 1.1.2. Những yếu kém trong quản lý chất lượng công trình ...................... 06 1.2. Tình hình quản lý chất lượng công trình tại Đồng Tháp ...................... 11 1.2.1. Về thẩm quyền thẩm tra thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình ........................................................................................................ 11 1.2.2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại Đồng Tháp .................................................................. 12 1.2.3. Công tác quản lý về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................... 15 1.3. Giới thiệu chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Ban Quản lý Dự án và Phát triển quỹ đất huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ............. 19 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 19 1.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị ..................... 20 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của đơn vị ............................................ 24 1.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý Dự án và Phát triển quỹ đất huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp 30 1.4.1. Đặc điểm chung của các dự án tại đơn vị ...................................... 30 1.4.2. Đánh giá tình hình và hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2017 tại Ban Quản lý Dự án và Phát triển quỹ đất huyện Thanh Bình ............................................................................................ 31 1.4.3. Tình hình quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát triển quỹ đất huyện Thanh Bình ............................................................... 35 1.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại Ban QLDA&PTQĐ huyện Thanh Bình. ........................................ 36 1.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 36 1.5.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .......................................... 41 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .................................................................... 45 2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình ................................. 45 2.1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................ 45 2.1.2. Chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng .................. 50 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình xây dựng 56 2.1.4. Tổ chức đảm bảo chất lượng xây dựng .......................................... 59 2.1.5. Kiểm soát chất lượng công trình xây dựng. .................................... 59 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng ................... 60 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan ................................... 60 2.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng xây dựng công trình ............. 66 2.2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp ban hành ................................................................................................. 76 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP .......................... 77 3.1. Nhóm giải pháp về cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý ............................... 77 3.1.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 78 3.1.2. Nguyên tắc hoạt động .................................................................... 79 3.1.3. Phân công trách nhiệm của từng Tổ chuyên môn ........................... 80 3.2. Nhóm giải pháp về quản lý chất lượng nhân sự .................................... 87 3.2.1. Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ........................................ 88 3.2.2. Tăng cường công tác làm việc nhóm và sự phối hợp giữa các tổ ... 89 3.2.3. Các hoạt động khác liên quan đến nâng cao chất lượng nhân sự ... 90 3.3. Đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác quản lý ........................................ 90 3.4. Giải pháp quản lý chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế. .......... 91 3.5. Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. .................. 92 3.5.1. Công khai ngăng lực của nhà thầu. ................................................. 92 3.5.2. Áp dụng công tác đánh giá tổng hợp để lựa chọn nhà thầu. ............ 93 3.6. Giải pháp quản lý chất lượng trong công tác thi công xây dựng công trình................................................................................................................. 94 3.7. Công tác quản lý chất lượng công trình có sự tham gia của cộng đồng. ................................................................................................................ 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 97 Kết luận .......................................................................................................... 97 Kiến nghị ........................................................................................................ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CLCT Chất lượng công trình QCXD Quy chuẩn xây dựng QLDA&PTQĐ TCXD BXD Quản lý dự án và phát triển quỹ đất Tiêu chuẩn xây dựng Bộ Xây dựng NĐ-CP Nghị định - Chính Phủ UBND Uỷ ban Nhân dân QĐ-TTg Quyết định -Thủ tướng QĐ-BXD Quyết định - Bộ Xây dựng TT-BKH Thông tư - Bộ Kế hoạch TT-BXD Thông tư - Bộ Xây dựng TT-BKHĐT Thông tư - Bộ Kế hoạch Đầu tư NQ-HĐND Nghị Quyết - Hội đồng Nhân dân TT-BTC Thông tư - Bộ Tài chính ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức QPPL Quy phạm pháp luật QPKT Quy phạm kỹ thuật GĐNN Giám định Nhà nước CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban QLDA&PTQĐ huyện Thanh Bình Hình 2.1 Các thành tố chính của một dự án xây dựng Hình 2.2 Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam Hình 2.3 Quan hệ giữa Quy chuẩn và tiêu chuẩn Hình 2.4 Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng Hình 2.5 Các hoạt động xây dựng liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật Hình 2.6 Mô hình quản lý nhà nước về chất lượng công trình Hình 2.7 Quy trình hỗ trợ để tạo ra sản phẩm chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước Hình 3.1 Sơ đồ Tổ chức bộ máy Ban QLDA&PTQĐ huyện Thanh Bình Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức quản lý Tổ Kế toán Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức quản lý Đấu thầu Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ Tư Vấn đầu tư Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ Giám sát kỹ thuật Hình 3.6 Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổ Phát triển quỹ đất Hình 3.7 Sơ đồ tổ chức quản lý của TổVăn phòng Tổng hợp – Tiếp công dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1.1 Tổng số công trình xây dựng trong kỳ báo cáo Bảng 1.2 Tổng số công chức, viên chức Ban QLDA&PTQĐ huyện Thanh Bình Bảng 1.3 Chất lượng một số dự án chưa được quan tâm thỏa đáng 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Cùng với quá trình phát triển của đất nước, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện Thanh Bình là một trong mười hai đơn vị hành chính cấp huyện của Tỉnh, huyện Thanh Bình là một trong những huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất tỉnh Đồng Tháp, Trong những năm qua, Thanh Bình đã có bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện của địa Phương, phát triển theo cơ cấu “Công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp”. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,12%, trong đó nông nghiệp tăng 5,65%, công nghiệp – xây dựng tăng 23,78%, thương mại – dịch vụ tăng 18,87%. Từ đó sớm đưa Thanh Bình từ một huyện thuần nông trở thành địa phương có vai trò quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp. Trước sự tốc độ phát triển của huyện Thanh Bình Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư phát triển như hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, xây dựng các điểm trường học, trụ sở làm việc của các cơ quan, bệnh viện, trạm y tế và các công trình phúc lợi xã hội khác đã góp phần nâng cao đời sống và trình độ dân trí của người dân trong huyện. Các dự án lớn đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Thanh Bình như: DA Khu đô thị thị trấn Thanh Bình; DA dân cư cồn Tô Châu; DA Khu du lịch Bắc Dầu Quán Tre; DA Khu liên hợp thể thao; DA Khu thương mại, dịch vụ; DA Chợ Tân Hòa… đã tạo sức phát triển mới cho huyện Thanh Bình nói riêng và cho tỉnh Đồng Tháp nói chung. Kết quả của những công trình đầu tư xây dựng trong những năm qua của tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những tiêu chí về chất lượng, tiến độ, thẩm 2 mỹ phải kể đến công tác quản lý dự án của các Ban Quản lý Dự án trong đó có Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình. Ban Quản lý Dự án huyện Thanh Bình được thành lập năm 2000 nay là Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình. Từ khi thành lập đến nay Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình đã quản lý nhiều dự án, công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Phần lớn các công trình qua thời gian sử dụng đến nay vẫn trong quá trình sử dụng tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số công trình trong quá trình thi công hoặc đưa vào sử dụng khai thác đã gặp sự cố về mặt chất lượng như sự cố dẫn đến làm công trình biến dạng; nền, móng bị lún, kết cấu bị nghiên, võng, vặn xoắn, không thể sử dụng bình thường được, sự cố sai lệch vị trí của kết cấu, của trục, tâm, sự cố về công năng không phù hợp với chức năng sử dụng, thấm, dột, cách âm, cách nhiệt kém, mất mỹ quan. Mặc dù Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình đã kịp thời phát hiện và khắc phục nhưng dù sao nó cũng đã gây tổn thất về tài chính của Nhà nước và làm giảm niềm tin của Nhân dân trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Có thể nói đây là vấn đề mà đa số các Ban Quản lý Dự án ở Việt Nam thường hay mắc phải. Do trình độ quản lý và trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế và quan trọng hơn là trình độ quản lý chất lượng công trình còn yếu, chưa đáp ứng kịp thời trong tình hình phát triển nhanh chóng như hiện nay. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các dự án, công trình xây dựng ngày càng đa dạng và phức tạp, có quy mô ngày càng lớn hơn, đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao hơn, công tác quản lý chuyên nghiệp hơn để đảm bảo về mặt chất lượng cũng như về mặt mỹ thuật của các công trình. 3 Xuất phát từ những yếu tố thực tiễn trên và những đòi hỏi ngày càng cao đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, do đó tác giả chọn đề tài: “Giải pháp quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu. Với mong muốn Luận văn sẽ đề ra được những giải pháp quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình, góp phần nâng cao chất lượng những dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn huyện Thanh Bình. * Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm ra những thiếu sót trong công tác quản lý chất lượng xây dựng các công trình trong thời gian qua từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng các công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình trong thời gian tới. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác Quản lý chất lượng các công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất trực thuộc cấp huyện. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình trong giai đoạn 2012 – 2017 và đề xuất một số giải pháp công tác quản lý chất lượng các công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình trong thời gian tới. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết liên quan đến việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng. 4 Tham khảo các tài liệu có liên quan, phân tích, đánh giá thực tế công tác quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình. Phương pháp nghiên cứu so sánh giữa lý luận và thực tế. * Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài. Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý chất lượng các công trình xây dựng. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình đối với các dự án xây dựng công trình. Đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu đề ra một số giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tạo tiền đề cho việc quản lý và thực hiện tốt các dự án xây dựng tại huyện Thanh Bình. * Cấu trúc luận vân Ngoài các phần Mở đầu, Kết Luận và Kiến Nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý chất lượng các công trình xây dựng. Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình tại Ban Quản Lý Dự án và Phát Triển Quỹ Đất huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * KẾT LUẬN Trong những năm qua, chất lượng xây dựng công trình của tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Thanh Bình nói riêng đã có những chuyển biến rất tích cực về chất lượng công trình. Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban QLDA&PTQĐ huyện Thanh Bình vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Một số công trình phải đều chỉnh, bổ sung, thiết kế, tổng mức đầu tư làm chậm việc tổ chức đấu thầu chỉ định thầu thi công, triển khai thực hiện công trình; Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm; Công tác phối hợp với các ngành liên quan và đơn vị sử dụng từng lúc, từng nơi chưa chặt chẽ, nhịp nhàng; Một số nhà thầu đồng thời nhận thi công nhiều công trình ở nhiều Chủ đầu tư khác nhau, do đó ảnh hưởng đến việc điều động nhân lực, thiết bị, vật tư để triển khai thi công công trình cũng như việc huy động nguồn vốn để thực hiện công trình; Các đơn vị sử dụng công trình phần lớn chưa am hiểu về công tác đầu tư xây dựng, do đó trong công tác phối hợp quản lý đầu tư còn gặp khó khăn trong quá trình thi công; Một số đơn vị tư vấn ký hợp đồng một lúc nhiều công trình với nhiều Chủ đầu tư nên công việc còn chậm trễ, nhân sự của nhà tư vấn thường hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ; Công tác quản lý, kiểm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán công trình đôi lúc, còn chậm, chưa chặt chẽ; Đồng thời, một số viên chức tại Ban QLDA&PTQĐ huyện Thanh Bình trình độ chuyên môn còn hạn chế, mặt khác phải quản lý và giám sát đồng thời nhiều công trình, từ đó công tác kiểm tra thi công ngoài hiện trường còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Qua quá trình nghiên cứu luận văn cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên như: Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý; Giải pháp về quản lý chất lượng nhân sự; Đảm bảo đầy đủ cơ sở cho 98 công tác quản lý và Giải pháp quản lý chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế; Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; Giải pháp quản lý chất lượng trong công tác thi công xây dựng công trình; Nâng cao vai trò giám sát cộng đồng trong quản lý chất lượng công trình * KIẾN NGHỊ Về phía Nhà nước cần thực hiện việc rà soát và hệ thống hóa văn bản pháp luật một cách thường xuyên để làm cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản hợp nhất hoặc sửa đổi, bổ sung hủy bỏ các văn bản không còn phù hợp, đảm bảo hiểu và thực hiện các điều khoản được thống nhất trong mọi vùng, giữa các chủ thể, hạn chế những điểm chưa nhất quán, tạo ra sơ hở trong thực tế khi thực hiện ảnh hưởng đến chất lượng quản lý. Về phía Ủy ban Nhân dân Tỉnh và các Sở ngành tỉnh Đồng Tháp, trên cơ sở các văn bản pháp huy của Nhà nước ban hành, căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất đặc trưng các công trình xây dựng trên địa bàn huyện trong những năm qua, Ủy ban Nhân dân Tỉnh và các Sở ngành tỉnh Đồng Tháp cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng khi triển khai thực hiện. Vấn đề bất cập hiện nay là trình độ, năng lực và cơ cấu tổ chức của Chủ đầu tư chưa được đảm bảo, hình thức sử dụng các cơ quan tư vấn chuyên ngành giúp việc trực tiếp cho Chủ đầu tư chưa phổ biến và chưa phải bắt buộc. Do đó, trong các văn bản pháp quy cần quy định cụ thể yêu cầu về năng lực, tổ chức, nhiệm vụ, các quy định chế tài và cả những quy định quyền hạn của Chủ đầu tư và tiến tới mô hình sử dụng các Ban QLDA&PTQĐ có tính chất chuyên nghiệp hoặc bắt buộc sử dụng tư vấn trong quản lý đầu tư và xây dựng. Thực hiện nghiêm chế độ chuyên môn, nghiệp vụ của Chủ đầu tư với cấp có thẩm quyền, đảm bảo chỉ Chủ đầu tư có đầy đủ năng lực pháp lý và 99 năng lực thực hiện mới được quản lý theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Còn lại, các Chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý thì thuê tư vấn nhưng phải có sự tham gia của cán bộ chuyên môn về xây dựng của cơ quan quản lý ngành trong Ban QLDA&PTQĐ để hướng dẫn Chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án, tránh tình trạng giao toàn bộ các khâu của quá trình đầu tư cho tư vấn. Để phát huy hoạt động giám sát cộng đồng đạt hiệu quả cao hơn nữa thì rất cần sự quan tâm hơn của các cấp, các ngành. Đồng thời, hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ cũng như kinh phí hoạt động của giám sát cộng đồng được tốt hơn. 100
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất