Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm bảo tồn khu di tích lục bộ kinh thàn...

Tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm bảo tồn khu di tích lục bộ kinh thành huế (tt)

.PDF
25
197
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN BÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHẰM BẢO TỒN KHU DI TÍCH LỤC BỘ KINH THÀNH HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH HÀ NỘI, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN BÌNH KHÓA: 2009 - 1011 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHẰM BẢO TỒN KHU DI TÍCH LỤC BỘ KINH THÀNH HUẾ Chuyên ngành: quy hoạch Mã số: 60.58.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KTS. NGÔ THỊ KIM DUNG HÀ NỘI, NĂM 2011 LỜI CÁM ƠN Tác giả xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS. KTS Ngô Thị Kim Dung trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin ghi ơn các thầy cô giáo đã bồi đắp cho tác giả khối lượng kiến thức rất quý giá trong suốt hai năm học cao học. Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học đã giúp cho tác giả những lời khuyên quý giá, giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn các Phòng, Ban của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã tạo điều kiện trong việc sưu, tra tài liệu cung cấp thông tin cho luận văn. Một lần nữa xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc! Huế, tháng 11 năm 2011. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Bình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Bình MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục hình minh họa Danh mục bảng, biểu Danh mục sơ đồ, đồ thị MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 - Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 1 - Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 2 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 - Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 3 - Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 3 - Cấu trúc luận văn ................................................................................................................ 4 NỘI DUNG ........................................................................................................................... 6 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỤC BỘ ................................................... 6 1.1. Vai trò, vị trí khu di tích Lục Bộ.................................................................................... 6 1.1.1. Di tích Lục Bộ thuộc quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận............................................................................................................. 6 1.1.2. Vị trí địa lý khu di tích trong quy hoạch xưa và nay ................................................. 6 1.1.3. Vai trò và mối liên hệ với các di tích trong Hoàng thành Huế .................................. 8 1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển khu di tích Lục Bộ ............................... 10 1.2.1. Lịch sử hình thành các di tích thuộc Lục Bộ ........................................................... 10 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của Lục Bộ: ....................................................................... 14 1.3. Đặc điểm, giá trị khu di tích Lục Bộ ........................................................................... 29 1.3.1. Đặc điểm ................................................................................................................... 29 1.3.2. Các giá trị của khu di tích Lục Bộ ............................................................................ 31 1.4. Hiện trạng khu di tích Lục Bộ ..................................................................................... 35 1.4.1. Quá trình lấn chiếm đất và phá vỡ cấu trúc khu di tích ........................................... 35 1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất khu di tích: .......................................................................... 37 1.4.3. Thực trạng bảo tồn .................................................................................................... 39 1.4.4. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan, môi trường ............................................................ 42 1.4.5. Hiện trạng kỹ thuật hạ tầng khu Lục Bộ .................................................................. 43 1.4.6. Công tác quản lý và khai thác sử dụng di tích ......................................................... 45 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỤC BỘ........................................................................................................................................ 46 2.1 Hệ thống các văn bản pháp qui, tiêu chuẩn, qui phạm qui hoạch đô thị và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan .......................................................................................... 46 2.1.1. Luật xây dựng, luật qui hoạch và các văn bản dưới luật ......................................... 46 2.1.2. Luật di sản, các nguyên tắc và quy chế đối với di sản văn hoá. .............................. 49 2.1.3. Hiến chương và Công ước Quốc tế .......................................................................... 52 2.1.4. Các văn bản, quyết định có liên quan (Qui hoạch chung thành phố, khu vực, Dự án qui hoạch bảo tồn Di tích Cố đô Huế) ................................................................................ 55 2.2. Định hướng phát triển của khu vực ............................................................................. 55 2.2.1. Qui hoạch chung ....................................................................................................... 55 2.2.2. Qui hoạch chi tiết ...................................................................................................... 58 2.3. Các lý thuyết về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan .......................................... 62 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan..................... 71 2.4.1. Tự nhiên .................................................................................................................... 71 2.4.2. Kinh tế, văn hoá, xã hội ............................................................................................ 72 2.5. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của một số nơi có điều kiện tương đồng........................................................................................................................... 73 2.5.1. Bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc ở Hội An ........................................................ 73 2.5.2. Bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc làng cổ Đường Lâm - Hà Tây....................... 77 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỤC BỘ........................................ 80 3.1. Quan điểm và nguyên tắc chung ................................................................................. 80 3.1.1. Quan điểm ................................................................................................................. 80 3.1.2. Nguyên tắc chung ..................................................................................................... 80 3.2. Giải pháp quy hoạch không gian khu Di tích.............................................................. 81 3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ............................................................................................. 81 3.2.2. Mật độ xây dựng ....................................................................................................... 81 3.2.3. Phân khu chức năng .................................................................................................. 82 3.3. Giải pháp kiến trúc ....................................................................................................... 85 3.3.1. Hình thức công trình ................................................................................................. 85 3.3.2. Tầm vóc..................................................................................................................... 86 3.3.3. Khoảng lùi ................................................................................................................. 86 3.3.4. Màu sắc công trình .................................................................................................... 87 3.3.5. Vật liệu ốp lát ............................................................................................................ 87 3.4. Giao thông, cây xanh, mặt nước, sân vườn ................................................................. 90 3.4.1. Giao thông ................................................................................................... 90 3.4.2. Mặt nước, sân vườn, cây xanh.................................................................................. 91 3.5. Tổ chức không gian liền kề di tích .............................................................................. 91 3.5.1. Lớp không gian bao quanh di tích ............................................................................ 91 3.5.2. Giao thông ................................................................................................... 94 3.5.3. Cây xanh.................................................................................................................... 99 3.6. Giải pháp về quản lý và khai thác sử dụng ............................................................... 102 3.6.1. Quản lý .................................................................................................................... 102 3.6.2. Khai thác và sử dụng............................................................................................... 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 107 Kết luận ............................................................................................................................. 107 Kiến nghị ........................................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Kinh Thành Huế và Lục Bộ qua các thời kỳ (từ năm 1805 2000) 6 Hình 1.2 Dãy Trại cạnh cửa Chính Đông năm 1968 13 Hình 1.3 Thượng Thư Đường và Ty Phòng Bộ Lại 15 Khu vực Lục Bộ Mậu Thân 1968, ảnh chụp từ vọng lâu cửa Hình 1.4 Đông Ba. 17 Hình 1.5 Trường mầm non II nằm trên đất Tả Hữu Tham Tri Đường Bộ Lễ 19 Hình 1.6 Trường Trung học Văn Hóa Nghệ Thuật 22 Hình 1.7 Vọng gác xây chồng lên cổng sau của Bộ Công 23 Hình 1.8 Thượng Thư Đường Bộ Công 24 Hình 1.9 Bản vẽ hiện trạng Phủ Phụ Chính(Phủ Chính Phủ) 25 Hình 1.10 Phủ Phụ Chính và Cổng 27 Hình 1.11 Bộ Học nay là Công ty sách và thiết bị trường học 29 Hình 1.12 Bản vẽ hiện trạng Thượng Thư Đường 31 Hình 1.13 Một số hình ảnh chiến sự ở cửa Đông Ba và khu vực Lục Bộ năm 1968 Hình 1.14 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất khu Lục Bộ Hình 1.15 Hiện trạng Thượng Thư Đường Bộ Công – Các cấu kiện mục hỏng. 36 38 40 Hình 1.16 Bản vẽ hiện trạng Thượng Thư Đường 41 Hình 1.17 Bản vẽ hiện trạng nhà Hữu Ty 41 Hình 1.18 Bản vẽ hiện trạng nhà Nhà Dài (Nhà A) 42 Ảnh hiện trạng môi trường cảnh quan bị ô nhiễm Hình 1.19 trong khu vực 43 Hình 1.20 Giao thông Thành phố Huế và giao thông khu vực 43 Hình 1.21 Bản đồ phân bố lũ lụt hằng năm của Kinh Thành. 44 Hình 2.1 57 Quy hoạch chung xây dựng thành phố Huế đến năm 2020 Hình 2.2 Quy hoạch chi tiết khu vực Kinh Thành và Khoanh vùng bảo vệ Lục Bộ, Khâm Thiên Giám, Bộ Học 62 Hình 2.3 Minh họa các yếu tố tạo thành kiến trúc cảnh quan 64 Hình 2.4 Minh họa các yêu cầu tạo thành kiến trúc cảnh quan. 68 Hình 2.5 Phố cổ Hội An 76 Hình 2.6 Làng cổ Đường Lâm 79 Hình 3.1 Phân khu chức năng trong khu vực Di tích Lục Bộ 84 Hình 3.2 Chiều cao của công trình tạo không gian cho khu Lục Bộ 86 Hình 3.3 Minh họa tổ chức trang trí bề mặt nền cho không gian cảnh quan 89 Hình 3.4 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Lục Bộ 90 Hình 3.5 Đề xuất hướng quản lý, thiết kế các công trình kiến trúc liền kế 93 Hình 3.6 Nhà hàng nhà khách Tỉnh ủy đang cải tạo 94 Hình 3.7 Giao thông khu vực nội thành chịu sự chi phối của 10 cổng thành 95 Hình 3.8 Áp dụng mô hình lý thuyết vào thực tiễn để tổ chức không gian cảnh quan 98 Hình 3.9 Ví dụ minh họa về các thành phần kiến trúc nhỏ đường phố 99 Hình 3.10 Tổ chức trồng cây xanh cho không gian cảnh quan đường phố. 101 Sử dụng các vật dụng sinh hoạt và công cụ làm việc để Hình 3.11 104 trưng bày DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Bảng 2.1 Tên bảng, biểu Quy phạm kỹ thuật thiết kế 20 TCN-104-83 về khả năng thông hành của một làn đi bộ Trang 69 DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Số hiệu sơ đồ, đồ thị Tên sơ đồ, đồ thị Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ vị trí khu Lục Bộ trong Kinh Thành Huế 7 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.2: Mối liên hệ giữa Lục Bộ với các di tích khác trong Hoàng Thành 9 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bố trí của Bộ Lại trong khu vực Lục Bộ 12 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ chế tạo vữa truyền thống 30 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ liên hệ các điểm du lịch Sơ đồ 1.5 tỉnh Thừa Thiên Huế. 33 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ 3.1: Tổ chức phân luồng, tuyến giao thông của khu vực 96 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ phân cấp quản lý Di sản – Di sản đô thị 103 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ 3.3: Bảo tồn và Phát triển phải quan hệ cộng sinh 106 1 MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài: Nói đến Huế người ta nghĩ ngay đến một thành phố yên tĩnh, với nhiều cảnh đẹp nên thơ mà nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đã không tiếc ca từ khi ca ngợi về mảnh đất này. Không chỉ cảnh sắc thiên nhiên mang lại cho Huế nguồn cảm hứng thi ca, mà còn là một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam và Thế giới, với Quần thể Di tích kiến trúc, Đền đài, Lăng tẩm, Đàn, Miếu... của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - Một quần thể di tích Lịch sử - Văn hoá đã được UNESCO ghi vào danh sách Di sản Văn hoá Thế giới đầu tiên của nước ta. Quần thể Di tích Huế là sự cô đúc, kế thừa, phát triển nghệ thuật và kỹ thuật kiến trúc truyền thống từ mọi miền đất nước, có chắt lọc ảnh hưởng bên ngoài, song vẫn mang dáng vẻ riêng của vùng văn hoá Huế và tính mực thước của kiến trúc Cung Đình. Nhưng những gì hiện tồn không đủ để chúng ta thấy bộ mặt của Cố đô xưa. Thời gian và chiến tranh đã để lại nhiều thương tích trên quần thể Di tích Huế và đã mất đi nhiều công trình có giá trị, đặc biệt là khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Sau khi thống nhất đất nước và lập nên vương triều Nguyễn, năm 1802 vua Gia Long đã bắt tay ngay vào thiết kế và xây dựng Kinh đô Huế trên phần đất của thành Phú Xuân. Trải qua 13 triều vua, với gần 143 năm tồn tại, các công trình kiến trúc nơi đây luôn có nhiều biến đổi và những điều chỉnh đó thường tuỳ thuộc vào quan niệm, ý tưởng của từng vị Hoàng Đế kế tiếp nhau. Ngày nay, cố đô Huế lộng lẫy thủa nào đã bị hủy hoại, xuống cấp nghiêm trọng do chiến tranh, do khí hậu khắc nghiệt và do cả sự hạn chế và thiếu ý thức của con người gây nên. Nhiều công trình kiến trúc tuyệt mỹ giờ chỉ là phế tích, thậm chí bị triệt giải không còn dấu vết. Những điều kiện đó đã gây nên những trở ngại không nhỏ cho công tác tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và phát huy giá trị của Quần thể Di tích Cố đô Huế. Trong hệ thống chính quyền trung ương tập quyền thời Nguyễn, Lục Bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Sự tồn tại của nó gắn liền với sự hình thành, phát triển và suy tàn của đế chế nhà Nguyễn. Các vua Nguyễn điều hành công việc, cai trị đất nước thông qua sáu Bộ này. 2 Dù các di tích của khu Lục Bộ không còn nguyên vẹn như trước, song những dấu vết phế tích ít ỏi còn sót lại và đặc biệt là vị trí địa danh lịch sử vẫn mang ý nghĩa giá trị lịch sử rất lớn, đánh dấu vị trí từng là nơi tọa lạc của các cơ quan đầu não trong bộ máy chính quyền quân chủ thời Nguyễn. Lục Bộ không chỉ là một phần quan trọng trong quần thể di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật được UNESCO công nhận (năm 1993); đồng thời là di tích cấp Quốc gia đặc biệt (năm 2009) mà còn là nơi duy nhất ở nước ta còn có khả năng tái hiện lại diện mạo lịch sử của các cơ quan quyền lực cao nhất của vương triều phong kiến. Vì vậy, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị khu di tích này hết sức cần thiết, nhằm làm phong phú thêm Di sản văn hoá Huế. Mặc dù Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế xây dựng tại các phường nội thành nhằm quản lý, nghiêm cấm việc xây cất, cải tạo, cơi nới tại khu vực trên, song do những nhu cầu thực tiễn trong đời sống, nên việc người dân tự ý xây dựng, cơi nới sửa chữa vẫn diễn ra thường xuyên. Điều này khiến cho khu vực Lục Bộ ngày càng phức tạp và trở thành nỗi bức xúc của người dân cũng như sự khó khăn trong trong quản lý của chính quyền địa phương khi lâm vào tình cảnh không thể nào kiểm soát nổi. Các di tích còn lại ngày càng xuống cấp, trong lúc dân cư mỗi lúc mỗi phát triển. Do vậy, việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu này đòi hỏi phải có một giải pháp khoa học mang tính thực tế và khả thi cũng như cần sự hỗ trợ và phối hợp của các ban ngành liên quan. Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích Lục Bộ là hết sức cấp thiết, một mặt sẽ bảo tồn, tôn tạo, phục hồi lại một khu di tích đã được xếp trong danh mục của di sản Quốc gia và Thế giới, mặt khác sắp xếp ổn định và nâng cao điều kiện sống cho dân cư, tôn tạo cảnh quan đô thị, cảnh quan môi trường. Đây sẽ là một mẫu không gian đô thị có di sản điển hình tạo tiền đề tái lập một số khu vực khác của di tích triều Nguyễn. - Mục đích nghiên cứu: + Đánh giá hiện trạng khu di tích Lục Bộ. 3 + Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm bảo tồn khu di tích Lục Bộ một cụm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa Thế giới. + Tổ chức một khu di tích có dịch vụ du lịch nhằm phục vụ trực tiếp cho phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế, nhất là trong khu vực Kinh thành. + Sắp xếp và ổn định đời sống của nhân dân sống trong khu vực di tích. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Khu vực Lục Bộ (tức 6 bộ) là các cơ quan chủ chốt thuộc bộ máy chính quyền quân chủ thời Nguyễn phụ trách những vấn đề về tổ chức chính quyền, tài chính, văn hóa giáo dục, quân sự, tư pháp và xây dựng nhằm giúp Hoàng Đế điều hành công việc của triều đình. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu đề cập trong khuôn khổ Luận văn này là khu di tích Lục Bộ đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa vào khu vực khoanh vùng bảo vệ I và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin trước đây cùng các cơ quan, ban ngành địa phương phê duyệt và không gian tiếp giáp khu di tích. Diện tích khu vực nghiên cứu: 96.520 m2; Diện tích đất: 51.929,0 m2 - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp điền dã, ghi chép kết hợp thu thập thông tin. + Khảo sát và đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu. + Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp tài liệu để đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của khu lục bộ. - Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: + Ý nghĩa khoa học: Luận văn hy vọng đưa ra các luận cứ khoa học xác đáng, nêu bật được giá trị lịch sử, kiến trúc, cảnh quan và các vấn đề tồn tại cần bảo tồn. + Ý nghĩa thực tiễn: Bảo tồn một khu di tích đã được xếp trong danh mục của di sản Quốc gia và Thế giới, mặt khác sắp xếp ổn định và nâng cao điều kiện sống cho cư dân trong 4 khu vực nghiên cứu, đề xuất mẫu tổ chức không gian đô thị có di sản và là khu di tích gắn liền một khu dịch vụ du lịch nhằm phát triển du lịch cho khu vực Kinh thành và cho tỉnh Thừa Thiên Huế. - Cấu trúc luận văn: - Cấu trúc luận văn gồm có 3 phần: + Phần mở đầu: Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn. + Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về khu di tích Lục Bộ Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các định hướng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích Lục Bộ. Chương 3: Đề xuất một số định hướng và giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích Lục Bộ. Phần kết luận và kiến nghị: Tổng hợp các nội dung đã đề cập trong luận văn và đưa ra một số kiến nghị đề xuất. 5 SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỤC BỘ 1.1. VAI TRÒ, VỊ TRÍ KHU DI TÍCH LỤC BỘ 2.1. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI, TIÊU CHUẨN, QUI PHẠM QUI HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG 1.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU DI TÍCH LỤC BỘ 1.3. ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỤC BỘ CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỤC BỘ 2.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC 2.3. CÁC LÍ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ LỤC BỘ CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỤC BỘ 3.2. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ CỦA KHU DI TÍCH 3.3. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LIỀN KỀ DI TÍCH KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.4. HIỆN TRẠNG KHU DI TÍCH LỤC BỘ 2.5. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CỦA VIỆT NAM CÓ ĐIỀU KIỆN TƯƠNG ĐỒNG 3.4. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 107 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Kết luận + Khu Lục Bộ đóng một vai trò rất quan trọng trong Quần thể di tích Huế, nơi duy nhất ở nước ta còn có khả năng tái hiện lại diện mạo lịch sử của các cơ quan quyền lực cao nhất của vương triều phong kiến. Mặt khác kiến trúc Lục Bộ là đặc trưng của các công trình có chức năng là công sở của thời phong kiến từ Kinh đô đến trực tỉnh. Vì vậy, không gian này phải được gìn giữ, phát huy, nâng cao giá trị, nhằm làm phong phú thêm di sản văn hóa Huế. + Việc tổ chức không gian cảnh quan cho khu vực phải bao gồm cả bảo tồn các không gian cảnh quan chứa đựng di tích. Phát triển mở rộng không gian tiếp giáp khu di tích đáp ứng nhu cầu thực tế của việc phát triển tất yếu của đô thị. + Do tính chất đặc thù của khu vực nên việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với phương pháp nghiên cứu phải khoa học và tìm hiểu sâu về tất cả các lĩnh vực lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nhu cầu của xã hội, tính chất vùng miền. Thu thập tư liệu lịch sử, văn hóa, kiến trúc và các cơ sở khoa học khác để phân tích, nhận định mới đạt kết quả tốt. + Thực tế cho thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích là một việc hết sức khó khăn, nhất là di tích nằm trong khu dân cư, rất khó bảo tồn khi xã hội đang có nhu cầu phát triển. Nên việc bảo tồn thích nghi khu vực Lục Bộ là một hướng giải quyết nhằm bảo tồn và phát huy giá trị cho khu vực đáp ứng theo nhu cầu xã hội hiện nay. Việc lựa chọn này trước nhất để làm cơ sở, động lực bảo tồn hữu hiệu, đồng thời quan tâm sâu sắc đến đời sống cư dân, góp phần phát huy giá trị di sản kiến trúc để chúng không bị động, bị “đóng băng” hay kìm hãm sự phát triển tự thân để không đi ngược quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. + Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho khu vực, bài học từ thực tiễn đúc rút kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa trong và ngoài nước, nghiên cứu khoa học về hướng đi khu vực nghiên cứu. Phải đối mặt với bài toán muôn thuở, bức xúc hiện nay chính là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. nguy cơ thì có, nhưng không bế tắc. Kinh nghiệm dung hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế nếu biết hỗ trợ, bổ 108 sung cho nhau, đào sâu nhận thức, tìm ra phương pháp hợp lí để biến di sản thành tài nguyên. Điển hình là bài học từ Hội An, là nơi đã vận dụng thành công giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, mâu thuẫn giữa bảo tồn và quyền lợi của người dân. Hội An khi phát hiện cũng trong tình trạng đời sống người dân còn nghèo, nhưng bây giờ người dân tự tin sống no đủ với di sản của mình song song với việc bảo tồn. Hội An là khu đô thị nhỏ nhưng lại có giá trị lớn. Lục Bộ nói riêng và Quần thể di tích Huế nói chung dù mang trong mình giá trị lớn nhưng là một khu di tích bị “đóng băng” chưa phát huy hết nội lực mà bản thân mỗi di tích đều có. Chúng ta nghiên cứu mối quan hệ cộng sinh giữa phát huy giá trị di tích và du lịch văn hóa về các mặt kinh tế, xã hội, mối quan hệ du lịch và dịch vụ... nhằm tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho đời sống người dân sống trong khu vực có di tích. - Kiến nghị: + Mặc dù có quyết định của Thủ tướng chính phủ số 818/TTg về việc Phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2011 - 2020. Với mục tiêu trước mắt của đề án: Tập trung đầu tư bảo tồn tôn tạo cho khu vực Đại Nôi, Để khu di tích Lục Bộ sớm được biết đến với giá trị lịch sử, văn hóa của mình Luận văn đề xuất đưa khu vực Lục Bộ vào dự án đầu tư có mục tiêu của Chính Phủ để sớm bảo tồn, tu bổ khu di tích này. + Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế: Thành phố Huế là thành phố của Lễ hội, thành phố Festival, thành phố của du lịch nên tác giả luận văn thiết nghĩ việc đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi (phê duyệt dự án, cấp vốn, giải tỏa cư dân trong khu vực và ổn định tái định cư cho cư dân trong khu vực) cho việc bảo tồn tôn tạo khu vực này là một việc làm cấp bách. + Các nhà Chuyên Môn: Tập trung những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, đề ra giải pháp và chính sách thích hợp, phù hợp với từng trường hợp, từng đối tượng. Mọi đóng góp hữu ích cho định hướng quy hoạch hợp lý phục vụ du lịch đều được ghi nhận, nghiên cứu, luận bàn. + Đối với cộng đồng: Gắn với quá trình thực hiện quy chế dân chủ, thảo luận thống nhất, những quy ước văn hóa. Từ nhận thức đúng đắn để chuyển đổi hành vi 109 và đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhất là cấp cơ sở. Việc giải tỏa, đền bù và ổn định tái định cư hiện nay vẫn là vấn đề nhức nhối cho các nhà quản lí, nên xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc và kiến trúc cảnh quan, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và không kém phần phức tạp. Người dân chưa thấy hết trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của họ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của di tích nên có khi đi ngược lại với công cuộc bảo tồn. Chỉ thông qua giải pháp xã hội hóa mới giải quyết vấn đề phát triển bền vững và lâu dài. Trước hết tuyên truyền vận động để người dân hiểu và tự giác đóng góp vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị. Gắn với quá trình thực hiện quy chế dân chủ, thảo luận thống nhất, những quy ước văn hóa. Từ nhận thức đúng đắn để chuyển đổi hành vi và đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhất là cấp cơ sở. Khắc phục tình trạng bàng quan, thiếu trách nhiệm, phê phán hành vi cố tình hủy hoại, gây tổn hại đến giá trị của di tích. + Để việc bảo tồn và khai thác di tích Lục Bộ có hiệu quả cần có sự đồng thuận rất lớn của các ban ngành liên quan và nhân dân sở tại. Hy vọng ý đồ của tác giả được thực hiện sớm để Lục Bộ được biết đến nhiều hơn bởi chính giá trị lịch sử và văn hóa của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phan Thuận An (2009), Kiến trúc Cố đô Huế, NXB Đà Nẵng, Đà Nẳng. 2. Đỗ Bang, Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hóa - Huế, 2000, tr. 538, 550, 605, 620, 663- 664, 667. 3. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Báo cáo Thám sát Khảo cổ học khu vực Tham Tri Đường Bộ Lễ (41 Đinh Tiên Hoàng), Huế, 2007. 4. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994, tr.443, 446, 448, 450. 5. Nhiều tác giả, Cố đô Huế Đẹp và Thơ, NXB Thuận Hóa, Huế, 1994, tr. 39. 6. Phan Tiến Dũng, (2005), Vai trò của Bộ Công trong việc xây dựng Kinh đô Huế dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1884), Luận án Tiến sỹ Lịch sử, Hà Nội, tr. 32. 7. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập Kinh sư, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960, tr.73 – 74 8. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 1- quyển Kinh sư, Bản dịch Viện Sử Học, NXB KH- XH, Hà Nội 1969, tr. 49- 51. 9. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, tập 1, bản dịch của Viện Sử Học, NXB Sử Học, Hà Nội, 1962, tr. 47, 207-208. 10. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, bản dịch của Viện Sử học, NXB Giáo Dục, Hà Nội 2004, tr 588. 11. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo dục, 2004, tr. 125, 623. 12. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 3, Bản dịch của Viện Sử Học, NXB Sử Học, Hà Nội, 1963, tr.126, 170, 308. 13. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr. 126. 14. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 4, Bản dịch của Viện Sử học, NXB KHXH Hà Nội, tr.14, 72, 261, 81, 207, 209.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất