Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích đàn nam giao thành phố hu...

Tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích đàn nam giao thành phố huế (tt)

.PDF
25
137
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------------------- NGÔ CHÂU THANH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC DI TÍCH ĐÀN NAM GIAO THÀNH PHỐ HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUI HOẠCH Hà Nội, năm 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: PGS.TS.KTS Nguyễn Minh Sơn - Người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Xây dựng và Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Huế đã tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn: UBND thành phố Huế, Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Phòng Quản lý Đô thị và đơn vị tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình đào tạo. Xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, các bằng hữu bạn bè đồng nghiệp, và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Ngô Châu Thanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Ngô Châu Thanh MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu................................................................................................ 2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu .......................................................................... 3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 4 Chương 1: Tổng quan giá trị kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao. ..................................................................................................... 4 1.1 Thuật ngữ và khái niệm: ................................................................................... 4 1.1.1 Theo khái niệm vành đai di tích:............................................................ 4 1.1.2 Tổ chức kiến trúc cảnh quan và các yếu tố tạo hình trong đô thị: ........... 4 1.1.3 Di sản văn hóa vật thể: .......................................................................... 5 1.1.4 Di sản văn hóa phi vật thể:..................................................................... 5 1.1.5 Di tích lịch sử - văn hóa:........................................................................ 6 1.1.6 Danh lam thắng cảnh: ............................................................................ 6 1.1.7 Bảo tồn di tích: ...................................................................................... 6 1.1.8 Tôn tạo di tích: ...................................................................................... 6 1.1.9 Khu vực: ................................................................................................ 6 1.2 Sơ lược hình thành và phát triển kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao: ................................................................................................................. 6 1.2.1 Hình ảnh đô thị Huế dưới góc độ lịch sử, truyền thống, văn hoá xã hội và con người:.................................................................................................. 7 1.2.2 Hình ảnh đặc trưng của khu vực Đàn Nam Giao nhìn từ góc độ kiến trúc cảnh quan (khu vực bao gồm Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và núi Bân): ..... 15 1.3 Thực trạng khu vực di tích Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và núi Bân: .... 19 1.3.1 Đặc điểm văn hóa lịch sử:.................................................................... 19 1.3.2 Qui hoạch – Kiến trúc:......................................................................... 20 1.3.3. Đặc điểm cảnh quan – Môi trường...................................................... 25 1.4 Những biến động kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và núi Bân: ....................................................................................... 32 1.4.1 Văn hóa lịch sử: ................................................................................... 32 1.4.2 Qui hoạch – Kiến trúc:......................................................................... 33 1.4.3 Cảnh quan – Môi trường:..................................................................... 33 1.5. Những vấn đề còn tồn tại: .............................................................................. 33 Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao thành phố Huế. .............................. 34 2.1. Cơ sở pháp lý: .................................................................................................. 34 2.1.1 Các Văn bản và Quy định ban hành: .................................................... 34 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao: ............................................................................ 37 2.2.1 Yếu tố tự nhiên: ................................................................................... 37 2.2.2 Yêu tố kinh tế - xã hội: ........................................................................ 39 2.2.3 Yếu tố di sản: ...................................................................................... 40 2.3 Mối quan hệ chức năng các không gian phục vụ kết nối di tích Đàn Nam Giao với chùa Ba Đồn và núi Bân. ....................................................................... 47 2.3.1. Các chức năng lễ hội văn hóa. ............................................................ 47 2.3.2. Qui hoạch - Kiến trúc: ........................................................................ 48 2.3.3. Du lịch văn hóa - di sản - sinh thái thành phố Huế. ............................. 48 2.4 Nhu cầu tổ chức kiến trúc cảnh quan không gian kết nối khu di tích Đàn Nam Giao, Chùa Ba Đồn và Núi Bân. ................................................................. 49 2.4.1. Yêu cầu bảo tồn các yếu tố cảnh quan tự nhiên và bảo tồn văn hóa. ... 49 2.4.2. Yêu cầu về tổ chức các không gian chức năng. ................................... 51 2.4.3. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật. ............................................................... 52 2.4.4. Yêu cầu về thẩm mỹ. .......................................................................... 52 2.4.5. Yêu cầu về sử dụng, đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng. .................. 53 2.5 Thành phần cơ bản tạo thành kiến trúc cảnh quan khu di tích Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và núi Bân: ............................................................................ 54 2.5.1 Kiến trúc:............................................................................................. 54 2.5.2 Lễ hội: ................................................................................................. 56 2.5.3 Các thành phần khác:........................................................................... 57 2.6 Vai trò và giá trị của vùng cảnh quan đồi núi xung quanh khu vực nghiên cứu trong tổng thể đô thị Huế:.............................................................................. 59 2.6.1 Vai trò: ................................................................................................ 59 2.6.2 Giá trị: ................................................................................................. 59 2.7 Bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu di tích: .................................................................................... 60 2.7.1 Trong nước: ......................................................................................... 60 2.7.2 Nước có điều kiện tương đồng:............................................................ 63 2.8 Khả năng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan để phát huy giá trị khu vực di tích Đàn Nam Giao:.................................................................................... 66 2.8.1 Khả năng tổ chức lễ hội: ...................................................................... 66 2.8.2 Khả năng tổ chức không gian qui hoạch - kiến trúc: ............................ 66 2.8.3 Khả năng tổ chức cảnh quan và môi trường: ........................................ 67 Chương 3: Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao thành phố Huế. ....................................... 67 3.1 Quan điểm, mục tiêu của việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan tại khu di tích: ........................................................................................................................... 67 3.1.1 Quan điểm: .......................................................................................... 67 3.1.2 Mục tiêu: ............................................................................................. 68 3.2 Tiêu chí: ............................................................................................................. 69 3.2.1 Tôn trọng hiện trạng bảo tồn................................................................ 69 3.2.2 Kết nối các thành phần trong tổ chức không gian. ............................... 69 3.2.3 Hài hòa với không gian xung quanh. ................................................... 69 3.2.4 Khai thác tiềm năng của di sản. ........................................................... 69 3.3 Đề xuất tổ chức giải pháp không gian kiến trúc cảnh quan kết nối của di tích Đàn nam Giao với chùa Ba Đồn và núi Bân: .............................................. 70 3.3.1 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan di tích Đàn Nam Giao: ............................................................................................................ 70 3.3.2 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chùa Ba Đồn: ........ 75 3.3.3 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan núi Bân: ................ 76 3.3.4 Giải pháp kết nối của khu vực nghiên cứu: .......................................... 76 3.4 Không gian kết nối giữa cảnh quan khu vực Đàn Nam Giao với cảnh quan của đô thị Huế: ................................................................................ 101 3.5 Một số ví dụ minh chứng để kết nối không gian kiến trúc cảnh quan: .. 105 3.5.1 Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:.................................. 105 3.5.2 Một số giải pháp thí điểm không gian kiến trúc cảnh quan: ............... 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 108 Kết luận: ................................................................................................................ 108 Kiến Nghị:.............................................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Ký hiệu Bảng 1.1: Tên Bảng Số liệu Công trình kiến trúc dọc các tuyến qua khảo sát hiện trạng Trang 28 Đánh giá theo phương pháp S.W.O.T về kiến trúc cảnh Bảng 1.2: quan không gian kết nối Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và Núi Bân qua tuyếnNgự Bình, Tam Thai và Minh 29 Mạng Bảng 2.1: Thống kê dân số các phường nằm trong khu vực nghiên cứu 40 Bảng 2.2: Phân loại vườn Huế 45 Bảng 2.3: Bản đồ du lịch thành phố Huế 49 Bảng 3.1: Tiêu chí lựa chọn cây trồng trong đô thị 90 Bảng 3.2: Các loại đèn chiếu sáng cảnh 92 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Ký hiệu Tên hình vẽ Trang Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu trong tổng thể thành phố Huế. 7 Hình 1.2: Kinh thành Huế và nhà vườn truyền thống. 8 Hình 1.3: Kiến trúc cảnh quan đô thị Huế Chùa Thiên Mụ Tp Huế. 8 Hình 1.4: Chùa Thiên Mụ Tp Huế. 9 Hình 1.5: Các không gian đặc trưng của đô thị Huế. 11 Hình 1.6: Không gian công viên. 15 Hình 1.7: Hình ảnh tổng quan Đàn Nam Giao 16 Hình 1.8: Chùa Ba Đồn 18 Hình 1.9: Núi Bân (nơi Hoàng đế Quang Trung lên ngôi năm 18 1788). Hình 1.10: Hình ảnh lễ tế Đàn Nam Giao. 19 Hình 1.11: Kiến trúc Đàn Nam Giao 19 Hình 1.12: Bản đồ khoanh vùng Di tích Đàn Nam Giao. 21 Hình 1.13: Chùa Ba Đồn 22 Hình 1.14: Núi Bân. 23 Hình 1.15: Hình 1.16: Hiện trạng nhà ở trục đường Ngự Bình, Tam Thai và Minh Mạng xung quanh khu vực nghiên cứu Kiến trúc công trình tôn giáo xung quanh khu vực nghiên cứu 24 25 Hình 1.17: Hình ảnh địa hình 27 Hình 1.18: Hình ảnh không gian lễ hội 32 Hình 2.1: QH Cơ cấu phân khu chức năng phía Tây Nam thành phố Huế 36 Hình 2.2: Không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Huế 38 Hình 2.3: Hiện trạng Đàn Nam Giao và Lễ tế giao 43 Hình 2.4: Hình ảnh nhà vườn Huế 44 Hình 2.5: Mặt bằng Đàn Nam Giao 55 Hình 2.6: Hình ảnh lễ Đàn Nam Giao xưa 57 Hình 2.7: Hình ảnh lễ tế Đàn Nam Giao xưa 58 Hình 2.8: Cảnh quan vào khuôn viên Đàn Nam Giao 59 Hình 2.9: Hình ảnh Đàn Nam Giao trong tổng thể cảnh quan xung quanh 60 Hình 2.10: Hình ảnh một số di tích đô thị Huế 63 Hình 2.11: Hình ảnh một số cảnh quan đô thị Huế 64 Hình 2.12: Hình ảnh một số cảnh quan Tây Hồ – Hàng Châu – 66 Trung Quốc Hình 3.1: Đề xuất tầm nhìn xung quanh di tích Đàn Nam Giao. 72 Hình 3.2: Đề xuất không gian vùng II di tích Đàn Nam Giao. 74 Hình 3.3: Đề xuất phương án phân khu chức năng 78 Hình 3.4: Khai thác nhà ở khu vực bán hàng lưu niệm. 79 Hình 3.5: Đề xuất mô hình sử dụng vỉa hè kết hợp dịch vụ. 80 Hình 3.6: Khai thác sử dụng nhà vườn trên tuyến. 81 Hình 3.7: Một số loại cây xanh trong đô thị 88 Hình 3.8: Một số loại cây cảnh 89 Hình 3.9: Một số phương pháp bố cục cây xanh 89 Hình 3.10: Một số mẫu đèn chiếu sáng tham khảo 94 Hình 3.11: Một số mẫu nhà tham khảo 96 Hình 3.12: Một số trang thiết bị đô thị tham khảo 97 Hình 3.13: Đề xuất tổ chức tua du lịch 100 Định hướng tầm nhìn. Đề xuất không gian kiến trúc cảnh Hình 3.14: quan theo hướng tôn trọng tầm nhìn đẹp trong tổng thể 101 đô thị Huế. Hình 3.15: Khai thác tính đa đạng của địa hình và thảm thực vật. Hình 3.16: Hình 3.17: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu Tổ chức thí điểm một số không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực nghiên cứu 104 105 106 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Ký hiệu Sơ đồ 2.1: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ 3.2: Sơ đồ 3.3: Tên Sơ đồ Các yêu cầu bảo tồn cảnh quan tự nhiên và văn hóa Minh họa Không gian kết nối giữa cảnh quan khu vực Đàn Nam Giao với cảnh quan của đô thị Huế Minh họa Không gian kết nối của Đàn Nam Giao với Chùa Ba Đồn và Núi Bân Đề xuất mô hình tổ chức cảnh quan Chùa Trang 50 76 77 84 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Huế trở thành thành phố Festival đầu tiên của Việt Nam. Festival Huế đã trở thành một lễ hội văn hóa đặc sắc mỗi hai năm một lần, chính sách ưu tiên phát triển du lịch của thành phố Huế đã thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Huế phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự phát triển của đô thị Huế cũng đang nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đời sống người dến đang dần được nâng cao rõ rệt. Nói đến Huế người ta thường nói đến Kinh thành Huế cổ kính, sông Hương như dãi lụa nhẹ nhàng uốn lượn, Ngự Bình làm tiền án Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ, lăng tẩm đền đài và chùa chiền hòa mình trong cảnh quan xanh của núi đồi. Tất cả giá trị về mặt vật thể nói trên đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, hiện tượng đô thị hóa cũng đang chuyển biến dần, qui hoạch thành phố Huế không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội… đã và đang làm thay đổi bộ mặt đô thị Huế. Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và núi Bân đang bị “xâm lăng” phát triển không theo quy hoạch, sự phát triển hạ tầng đô thị không đồng bộ, sự xuất hiện nhiều loại hình kinh tế mới đang làm thay đổi bộ mặt kiến trúc cảnh quan. Đặc biệt, Đàn Nam Giao hằng năm vua tôi nhà Nguyễn lên tế trời đất, tế Nam Giao là cuộc lễ trọng thiêng liêng nhất trong năm của triều đình. Đây là một di tích mang ý nghĩa vừa tôn giáo vừa chính trị. Nơi được dựng làm chỗ gối đầu cho chế độ và diễn tả được vũ trụ quan, nhân sinh quan của bao triều đại. Đàn Nam Giao nằm trong hệ thống quần thể di tích triều Nguyễn. Tháng 12 năm 1993, UNESCO đó công nhận hệ thống quần thể di tích của triều Nguyễn là di sản văn hóa thế giới. 2 Từ đó với sự giúp đỡ của UNESCO, Chính phủ và các ngành ở Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu triển khai một số dự án đầu tư nhằm gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử hệ thống quần thể di tích của nhà Nguyễn. Trước nhu cầu đô thị hóa, cơ sở hạ tầng và nhu cầu phát triển các dịch vụ du lịch ngày càng gia tăng đó ảnh hưởng nhất định đối với di tích đàn Nam Giao và cảnh quan khu vực. Để bảo vệ và phát huy không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích Đàn Nam Giao (bao gồm Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và núi Bân) vừa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động du lịch và phát triển đô thị, vừa không làm ảnh hưởng đến các giá trị cảnh quan tự nhiên, giá trị truyền thống của di tích, cần phải có những nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về các giá trị của cảnh quan tự nhiên và vùng đồi núi xung quanh, mối quan hệ của nó với không gian văn hóa di tích lịch sử, để đưa ra các định hướng tổ chức, khai thác không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với việc xây dựng và phát triển đô thị Huế. Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao (bao gồm Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và núi Bân) thành phố Huế là việc làm rất thiết thực, nhằm góp phần định hướng sự phát triển hài hoà của các công trình di tích, tôn giáo và sự kết hợp giữa du lịch với kiến trúc cảnh quan, góp phần làm tôn vinh các giá trị của khu vực di tích Đàn Nam Giao của đô thị Huế tạo ra bước đột phá cho du lịch thành phố Huế - thành phố Festival. Mục đích nghiên cứu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao thuộc thành phố Huế nhằm tìm giải pháp bảo vệ và phát huy tốt các giá trị không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực di tích Đàn Nam Giao, giá trị văn hóa kiến trúc và giá trị của vùng cảnh quan góp phần bảo vệ di sản thế giới nói 3 chung, đồng thời phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch thành phố Huế và phát triển đô thị Huế bền vững trong quần thể di sản thế giới. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu không gian kiến trúc cảnh quan chung quanh khu vực di tích Đàn Nam Giao bao gồm Đàn Nam Giao, chùa Ba Đồn và núi Bân. - Giới hạn nghiên cứu: Giới hạn về không gian: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao trong phạm vi bao gồm Đàn Nam Giao, Chùa Ba Đồn và Núi Bân. Được giới hạn bởi các phường Trường An, phường Phường Đúc và một phần phường An Tây, An Cựu, Thủy Xuân phường Thủy Biều, phường Phước Vĩnh- thành phố Huế. Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu trong bối cảnh KTXH giai đoạn 2010 - 2020. Phương pháp nghiên cứu Thu thập tài liệu nghiên cứu có liên quan. Điều tra, khảo sát thực tế, đánh giá. Phân tích, so sánh, phân loại các thông tin thu thập được. Tổng hợp đề xuất giải pháp quy hoạch kiến trúc cảnh quan. Rút ra các kết luận và kiến nghị. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả của luận văn làm tài liệu phục vụ đào tạo kiến trúc sư, phục vụ nghiên cứu về bảo tồn. - Tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tôn tạo các di tích. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: 1. Khu vực di tích Đàn Nam Giao là di tích lịch sử văn hóa, là điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Việc tạo lập không gian để phát triển trục đường này luôn là vấn đề nhạy cảm, cũng như sự không thống nhất giữa cái cần bảo tồn, phát triển cải mới. 2. Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản: - Việc bảo tồn và khai thác không gian Kiến trúc cảnh quan, các chính sách văn hoá không mang tính mục đích cao, còn thiếu sự phối hợp liên ngành trong khâu quản lý và hoạch định chiến lược. khoảng cách giữa các chiến lược bảo tồn, trưng bày và truyền thông về di sản. - Chưa có sự khảo sát đánh giá đúng và đủ giá trị Kiến trúc cảnh quan Chùa trong khu vực và mối quan hệ giữa các chùa với nhau. Chưa có sự liên kết để khai thác giữa các điểm di tích, văn hóa. - Quản lý di tích còn chồng chéo, lỏng lẻo, thiếu những quy chế, quy định cụ thể để kiểm soát sự phát triển. Người dân thiếu nhạy bén với các cơ hội phát triển kinh doanh phục vụ du lịch. 3. Để giải quyết những vấn đề trên, đề tài “tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao” đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các nội dung sau: - Yêu cầu đối với tổ chức Kiến trúc cảnh quan không gian kết nối các điểm di tích, lịch sử, văn hóa. - Đề xuất nguyên tắc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu vực di tích Đàn Nam Giao và các giải pháp để tổ chức Kiến trúc cảnh quan các vùng đệm xung quanh di tích Đàn Nam Giao. - Đề xuất khai thác tuyến du lịch trong khu vực nghiên cứu. 4. Không gian xung quanh khu di tích Đàn Nam Giao mang nặng tính truyền thống và cần thiết bảo tồn. Do đó đề tài đã nghiên cứu xác định không 109 gian cần bảo tồn đó là di tích Đàn Nam Giao, phát huy thế mạnh của nhà vườn, chùa Huế và không gian văn hóa lễ hội để phát triển du lịch. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, kết cấu mới vào tổ chức kiến trúc cảnh quan nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống con người và văn minh đô thị là thực sự cần thiết. Vì vậy đề tài đã nghiên cứu đề xuất chủng loại cây trồng bố trí trên trục đường xung quanh Đàn Nam Giao và mẫu đèn chiếu sáng đô thị. Kiến Nghị: Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu trên, đề tài kiến nghị các cấp có thẩm quyền như sau: 1. Khảo sát tổng thể các loại hình kiến trúc trong khu vực, đánh giá đặc điểm giá trị của từng loại hình không gian để có cơ sở đề xuất việc tạo lập sự kết nối hoàn thiện hơn cho các điểm di tích, văn hóa, lịch sử. 2. Khảo sát sự đa dạng về thảm thực vật, cây xanh và địa hình để lựa chọn phương hướng phát triển. 3. Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, sàng lọc và quyết định chọn lọc khai thác các điểm có khả năng phục vụ du lịch ở quy mô trên toàn khu vực để đầu tư nhằm tạo cơ hội cho hai khu vực phát triển đột phá. 4. Tiến hành nghiên cứu hoàn thiện hơn trên cơ sở các đề xuất bước đầu của đề tài về việc xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu để đánh giá giá trị văn hóa, lịch sử của khu vực nghiên cứu. 5. Trên cơ sở tuyến du lịch đề xuất, tổ chức thêm khu vực quãng trường và bãi xe, theo giá trị đặc trưng của di tích, các điểm văn hóa để làm “sống lại” giá trị lịch sử, phát triển đời sống văn hóa của người dân và tính đa dạng văn hóa của các không gian nhằm nhằm tìm giải pháp bảo vệ và phát huy tốt các giá trị không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực di tích Đàn Nam Giao, giá trị văn hóa kiến trúc và giá trị của vùng cảnh quan phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch thành phố Huế và phát triển đô thị Huế bền vững trong quần thể di sản thế giới để thu hút khách du lịch tham quan. 110 6. Quản lý tổng hợp kiến trúc cảnh quan của khu vực nghiên cứu: a. Về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: - Bảo tồn các giá trị đặc trưng của cảnh quan (bao gồm các giá trị đã qua quá trình chất lọc tự nhiên và tồn tại với thời gian: giá trị lịch sử, giá trị thẩm mỹ, giá trị kiến trúc…) - Bảo tồn các yếu tố cấu thành nên các giá trị cảnh quan đó (bao gồm: hình thái, tính chất, mối liên hệ của các yếu tố cấu thành không gian cảnh quan) - Bảo tồn chất lượng môi trường của các không gian cảnh quan có giá trị trên - Để bảo tồn được toàn vẹn các giá trị đặc trưng của cảnh quan, cần cụ thể hóa giá trị của cảnh quan bằng việc xác lập hệ thống không gian cảnh quan đặc trưng ở nhiều cấp bậc và đề xuất các nguyên tắc đối với việc bảo tồn và tổ chức cảnh quan phục vụ du lịch. Hệ thống không gian này cần thể hiện rõ các giá trị đặc trưng của cảnh quan cũng như đặc điểm môi trường của chúng. b. Về phát triển hệ thống cảnh quan du lịch: - Phát triển cảnh quan du lịch phù hợp với xu hướng phát triển KTXH thời đại. Phát triển các giá trị cảnh quan du lịch (cảnh quan mới) phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống cảnh quan di tích, sao cho vừa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của thời đại, vừa bảo tồn được các giá trị cảnh quan truyền thống của di tích. - Phát triển cảnh quan du lịch trên cơ sở đáp ứng hài hòa các yêu cầu của hoạt động du lịch về: công năng, thẩm mỹ, môi trường và kinh tế. Yêu cầu về môi trường: + Khống chế quy mô phát triển của cảnh quan du lịch, sao cho không vượt quá ngưỡng khống chế phát triển của môi trường di tích + Hạn chế tối đa các tác động của hoạt động phát triển du lịch tới môi trường di tích, cấm việc vứt chất thải, rác thải xuống hồ, nước thải phải được đưa vào hệ thống thoát nước chung, không thải trực tiếp xuống hồ 111 Yêu cầu về công năng: + Xác định vị trí, quy mô, cấu trúc, hình thái của không gian cảnh quan du lịch sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch vừa bảo tồn được các giá trị cảnh quan truyền thống của di tích. + Lựa chọn vị trí, số lượng, quy mô, hình thức các công trình phù hợp sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch vừa bảo tồn được các giá trị cảnh quan truyền thống của di tích. Yêu cầu về kinh tế – kỹ thuật: Lựa chon phương thức đầu tư xây dựng cảnh quan phù hợp với điều kiện kinh tế – kỹ thuật của từng giai đoạn sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch vừa bảo tồn được các giá trị cảnh quan truyền thống của di tích. Yêu cầu về thẩm mỹ: Giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa hình thái cảnh quan mới của du lịch và hình thái cảnh quan truyền thống của di tích. Việc bố cục không gian và thiết kế công trình du lịch cần đảm bảo sự liên kết hài hòa về quy mô, cấu trúc, hình thái giữa hai hệ thống cảnh quan cũ và mới. c. Về quản lý kiến trúc cảnh quan tại khu vực nghiên cứu: Việc quản lý và kiểm soát Kiến trúc cảnh quan tại các di tích cần thông qua hệ thống các quy hoạch phát triển không gian du lịch văn hóa từ tổng thể đến chi tiết với các tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể. Các quy hoạch cần xác định rõ quan điểm và nguyên tắc chung của việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan trong các không gian chức năng du lịch. - Quản lý và kiểm soát kiến trúc cảnh quan thông qua các quy hoạch vùng. Kiểm soát thông qua hệ thống phân vùng cảnh quan và hệ thống các nguyên tắc Kiến trúc cảnh quan đảm bảo tính bền vững của hệ thống phân vùng. 112 - Quản lý và kiểm soát Kiến trúc cảnh quan thông qua quy hoạch chung. Kiểm soát thông qua các sơ đồ định hướng phát triển không gian (các giải pháp bố cục). Kiểm soát thông qua hệ thống các tiêu chí sau: + Các tiêu chí kinh tế kỹ thuật + Các chỉ tiêu về sức chứa (sức chứa vật lý, tâm lý, sinh học, xã hội) + Tỷ trọng diện tích cây xanh + Chỉ tiêu về chiều cao tầng + Chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất - Quản lý và kiểm soát Kiến trúc cảnh quan thông qua các quy hoạch chi tiết. Kiểm soát thông qua hệ thống các tiêu chí sau: + Phong cách kiến trúc + Quy mô và hình dáng công trình + Phân chia hình khối và việc sử dụng vật liệu xây dựng + Màu sắc công trình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất