Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính toán dầm bê tông cốt thép chịu xoắn theo các tiêu chuẩn tcvn 5574 2012, aci...

Tài liệu Tính toán dầm bê tông cốt thép chịu xoắn theo các tiêu chuẩn tcvn 5574 2012, aci 318m 08, en 1992 (tt)

.PDF
26
333
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG VĂN TÙNG TÍNH TOÁN DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU XOẮN THEO CÁC TIÊU CHUẨN TCVN 5574:2012, AIC 318M-08, EN 1992 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG VĂN TÙNG KHOÁ 2011-2013 TÍNH TOÁN DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU XOẮN THEO CÁC TIÊU CHUẨN TCXD 5574:2012, AIC 318M-08, EN 1992 CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60.58.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TSKH. NGUYỄN TRÂM 2. TS. TRẦN THỊ THÚY VÂN Hà Nội - Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả các thầy cô trong Khoa sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội với những chỉ dẫn và giúp đỡ trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS. TSKH Nguyễn Trâm và TS. Trần Thị Thúy Vân những người trực tiếp hướng dẫn khoa học, các thầy cô giáo trong Bộ môn Bê tông cốt thép - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho nội dung của luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Với thời gian nghiên cứu cũng như năng lực của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế, luận văn chắc không tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ phía các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày tháng 10 năm 2013 Học viên Đặng Văn Tùng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình khoa học này là của riêng tôi, do tôi trực tiếp làm dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH Nguyễn Trâm và TS. Trần Thị Thúy Vân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà nội, ngày tháng 10 năm 2013 Học viên Đặng Văn Tùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU Mục đích nghiên cứu...................................................................................................1 Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài....................................................................2 Cấu trúc luận văn........................................................................................................3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU XOẮN 1.1. Sự làm việc của cấu kiện chịu xoắn..................................................................... 4 1.2. Sự phát triển lý thuyết tính toán xoắn.............................................................. 8 1.3. Các dạng xoắn quy định trong các tiêu chuẩn ................................................. 9 1.4. Vật liệu........................................................................................................... 11 1.4.1. Bê tông .................................................................................................... 11 a) Cường độ bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2012........ 19 b) Cường độ bê tông theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-08........................ 19 C) Cường độ bê tông theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1992........................ 19 1.4.2. Cốt thép ................................................................................................... 16 a) Cường độ cốt thép theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2012....... 19 b) Cường độ cốt thép theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-08 ....................... 19 a) Cường độ cốt thép theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1992........................ 19 1.5. Tải trọng và tổ hợp tải trọng .......................................................................... 18 1.5.1. Tải trọng .................................................................................................. 18 a) Về mặt dạng tải trọng .......................................................................... 19 b) Về mặt giá trị....................................................................................... 19 1.5.2. Tổ hợp tải trọng ....................................................................................... 19 a) Tổ hợp tải trọng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737 :1995.......... 19 b) Tổ hợp tải trọng theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-08........................... 20 c) Tổ hợp tải trọng theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1992 ........................... 21 CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU XOẮN THEO CÁC TIÊU CHUẨN TCVN 5574:2012, ACI 318M-08, EN 1992 2.1. Tính toán dầm chịu xoắn theo TCVN 5574:2012.......................................... 22 2.1.1. Điều kiện ứng suất nén chính .................................................................. 22 2.1.2. Điều kiện về tiết diện vênh...................................................................... 22 2.1.3. Tính toán xoắn theo sơ đồ 1 .................................................................... 28 2.1.4. Tính toán xoắn theo sơ đồ 2 .................................................................... 30 2.1.5. Tính toán xoắn theo sơ đồ 3 .................................................................... 32 2.1.6. Cấu tạo cốt thép ....................................................................................... 33 2.1.7. Trình tự tính toán..................................................................................... 34 2.1.8. Lược đồ tính toán .................................................................................... 37 2.2. Tính toán dầm chịu xoắn theo tiêu chuẩn ACI 318M-08 .............................. 41 2.2.1. Tính toán theo mô hình ống thành mỏng ................................................ 41 2.2.2. Mô hình giàn ảo....................................................................................... 43 2.2.3. Tính toán gia cường cốt đai..................................................................... 44 2.2.4. Tính toán gia cường cốt dọc .................................................................... 46 2.2.5. Mô men xoắn tới hạn............................................................................... 48 2.2.6. Sự giảm mômen xoắn.............................................................................. 49 2.2.7. Tính toán dầm chịu xoắn và cắt đồng thời .............................................. 50 2.2.8. Cấu tạo cốt thép ....................................................................................... 52 2.2.9. Trình tự tính toán..................................................................................... 54 2.2.10. Lược đồ tính toán .................................................................................. 57 2.3. Tính toán dầm chịu xoắn theo tiêu chuẩn EN 1992....................................... 59 2.3.1. Tổng quan................................................................................................ 59 2.3.2. Xoắn thuần túy ........................................................................................ 59 2.3.3. Xoắn và uốn kết hợp................................................................................ 63 2.3.4. Trình tự tính toán..................................................................................... 65 2.3.5. Lược đồ tính toán .................................................................................... 67 CHƯƠNG 3. VÍ DỤ, SO SÁNH VÀ KIẾN NGHỊ QUY TRÌNH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ DẦM CHỊU XOẮN THEO CÁC TIÊU CHUẨN 3.1. Ví dụ 1 (Dầm chịu xoắn thuần túy) ............................................................... 69 3.1.2. Tính toán theo tiêu chuẩn ACI 318M-08 ................................................ 72 3.1.3. Tính toán theo tiêu chuẩn EN 1992......................................................... 75 3.1.4. Tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 .......................................... 77 3.2. Ví dụ 2 (Tính dầm chịu uốn, xoắn, cắt đồng thời theo TCVN 5574:2012)... 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 1 MỞ ĐẦU Mục đích nghiên cứu Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, rất nhiều công trình dân dụng và công nghiệp đã không ngừng được xây dựng. Trong đó phần lớn các công trình vẫn được làm bằng bê tông cốt thép. Cùng với sự phát triển đó việc tính toán các cấu kiện theo các hình thức chịu lực khác nhau được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và hoàn thiện hơn. Hiện nay ở Việt Nam trong các thiết kế tính toán thông thường ta hay gặp các cấu kiện chịu uốn, nén, cắt, uốn – nén đồng thời,…Bên cạnh đó ta thấy ít gặp hơn trong các kết cấu bê tông cốt thép là cấu kiện chịu xoắn. Và loại hình thức chịu lực này chưa được nghiên cứu sâu về quy trình thiết kế và tính toán. Hơn nữa, bài toán thiết kế (tính toán cốt thép một cách trực tiếp) cho cấu kiện chịu xoắn chưa được đề cập trong tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Trong tiêu chuẩn của nước ta chỉ đề cập tới bài toán kiểm tra khả năng chịu xoắn cho cấu kiện, trong đó cốt thép dọc và cốt thép đai được chọn sơ bộ trên cơ sở tính toán với hình thức chịu lực là uốn và cắt. Điều đó chỉ đúng đắn nếu cấu kiện chịu xoắn – uốn (cắt) và khi giá trị mômen xoắn là rất nhỏ so với mômen uốn. Trong khi đó các tiêu chuẩn nước ngoài với hệ đơn vị SI được sử dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới là tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-08 và tiêu chuẩn Châu Âu EN 1992 đã xây dựng quy trình tính toán để thực hiện bài toán thiết kế cho cấu kiện chịu xoắn. Với lý do trên tác giả chọn đề tài: “ Tính toán dầm bê tông cốt thép chịu xoắn theo các tiêu chuẩn TCVN 5574:2012, ACI 318M-08, EN 1992” với mục đích làm rõ hơn quy trình tính toán cấu kiện chịu xoắn trong các tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến ở Việt Nam, cụ thể là TCVN 5574:2012, ACI 318M-08, EN 1992, đồng thời chọn sơ bộ thép cho cấu kiện chịu xoắn theo Tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 dựa vào kết quả (tính toán cốt thép) từ bài toán thiết kế của tiêu chuẩn ACI 318M-08, EN 1992. Để từ đó ta có cách đánh giá sâu hơn về ảnh hưởng của xoắn trong các cấu kiện và các kỹ sư thiết kế có thể áp dụng quy trình tính toán mà nghiên cứu đưa ra để thực hiện bài toán thiết kế một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu – Nghiên cứu lý thuyết tính toán dầm chịu xoắn và uốn xoắn, cắt đồng thời; – Thiết lập quy trình tính toán theo các tiêu chuẩn TCVN 5574:2012, ACI 318M-08, EN 1992; – Ví dụ tính toán cụ thể làm rõ các bước tính toán theo từng tiêu chuẩn, so sánh kết quả tính thép dọc và thép đai chịu mômen xoắn (bài toán thiết kế) theo tiêu chuẩn ACI và EN, kiểm tra sự hợp lý khi lấy kết quả tính thép theo tiêu chuẩn ACI và EN làm giá trị để chọn thép sơ bộ trong bài toán kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN. – Kiến nghị quy trình tính toán khi áp dụng thực tế. Đối tượng nghiên cứu Dầm bê tông cốt thép thường chịu xoắn thuần túy và xoắn uốn đồng thời. Phạm vi nghiên cứu – Dầm bê tông cốt thép tiết diện đặc chữ nhật chịu xoắn. Các cấu kiện có tiết diện tổ hợp, tiết diện rỗng, tiết diện hở (chữ C, U...) không đề cập tới ở đây. Ví dụ minh họa sẽ dùng số liệu thử nghiệm hoặc số liệu từ tính toán bằng phần mềm thực tế. – Lý thuyết tính theo các tiêu chuẩn sau: + Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574 : 2012; + Tiêu chuẩn Mỹ ACI 318M-08; + Tiêu chuẩn châu Âu EN 1992. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu; + Phương pháp lý luận biện chứng; + Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài Với đề tài “Tính toán dầm bê tông cốt thép chịu xoắn theo các tiêu chuẩn TCVN 5574:2012, ACI 318M-08 và EN 1992” tác giả muốn làm rõ bản chất của lý thuyết tính toán trong các tiêu chuẩn đồng thời phân tích và đưa ra quy trình tính toán phù hợp cho dầm bê tông cốt thép thường chịu xoắn theo đơn vị của hệ SI 3 thông dụng, hơn nữa đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các học viên cao học và các kỹ sư trong việc tính toán các cấu kiện thực tế ở Việt Nam. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm ba chương: – Chương I: Tổng quan về dầm chịu xoắn – Chương II: Cơ sở lý thuyết và quy trình tính toán dầm chịu xoắn theo các tiêu chuẩn. – Chương III: Ví dụ minh họa Phần kết luận và kiến nghị: Đánh giá các vấn đề mà luận văn đã giải quyết được, khả năng ứng dụng của đề tài vào việc thiết kế các công trình thực tế. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 104 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN – Trong đề tài này, từ việc nghiên cứu về lý thuyết tính toán để thấy rõ hơn bản chất trong các cách tính toán dầm bê tông cốt thép chịu xoắn của 3 tiêu chuẩn áp dụng phổ biến ở Việt Nam đó là: TCVN 5574 : 2012, ACI 318M-08, EN 1992 tác giả đưa ra quy trình tính toán phù hợp cho từng tiêu chuẩn. – Qua các ví dụ được đề cập ở Chương 3 cũng như phân tích tính toán nhiều ví dụ khác tác giả nhận thấy rằng ta có thể thực hiện bài toán thiết kế cho cấu kiện chịu xoắn theo TCVN 5574 : 2012 bằng cách tận dụng kết quả tính toán (diện tích cốt thép dọc và thép đai) theo 2 tiêu chuẩn ACI 318M-08 và EN 1992 để tiến hành kiểm tra cho cấu kiện chịu xoắn theo quy trình tính toán của TCVN 5574 : 2012. Ở đây ta thấy rằng phần trăm huy động chịu lực (tỉ lệ mômen tính toán với mômen giới hạn Mt/Mgh) khi tính toán đạt trên 75%, điều đó có nghĩa là quy trình thiết kế này khá sát so với sự làm việc thực tế của dầm. – Từ việc phân tích qua các ví dụ ta có thể thấy ảnh hưởng của mômen xoắn tới kết quả tính toán (cụ thể là diện tích cốt thép) là đáng kể và cần được xem xét tới kể cả khi giá trị của chúng không lớn. – Giá trị mômen xoắn dù rất nhỏ so với mômen uốn nhưng cũng cần được xem xét, qua ví dụ tính toán dầm chịu xoắn-uốn và xoắn-cắt đồng thời theo TCVN 5574 : 2012 nhận thấy ảnh hưởng của mômen xoắn đến kết quả tính toán là lớn hơn nhiều so với mômen uốn mặc dù giá trị mômen xoắn chỉ bằng 40% giá trị mômen uốn. – Khi tính cấu kiện chịu xoắn có tiết diện chữ nhật ta thấy rằng cùng diện tích tiết diện nhưng tỉ số giữa kích thước của tiết diện h/b có sự ảnh hưởng đáng kể tới kết quả tính toán. Cụ thể là với những tiết diện có tỉ số h/b<3 thì sự bố trí cốt thép ít ảnh hưởng đến khả năng chịu lực hơn so với trường hợp tiết diện có tỉ số h/b>3 105 KIẾN NGHỊ – Tính toán cho cấu kiện chịu xoắn theo TCVN 5574 : 2012 là tương đối phức tạp vì kể đến nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chịu xoắn. Do đó để thuận tiện tác giả kiến nghị các kỹ sư thiết kế nên tận dụng kết quả từ bài toán thiết kế cho cấu kiện chịu xoắn của 2 tiêu chuẩn ACI 318M-08 và EN 1992. – Kết quả tính toán cho cấu kiện chịu xoắn theo TCVN 5574 : 2012 phụ thuộc nhiều vào vị trí và hình dạng vùng nén, do đó cần thiết phải xây dựng biểu đồ tương tác giữa mômen xoắn và mômen uốn cũng như thiết lập quy trình tính toán cho những tiết diện có hình dạng phức tạp hơn như tiết diện rỗng, chữ I, chữ L, … – Cần sự hỗ trợ của các phần mềm tính toán chuyên dụng để kể đến sự phân bố của ứng suất tiếp trên bề mặt tiết diện khi tính cấu kiện chịu xoắn theo 2 tiêu chuẩn ACI 318M-08 và EN 1992 vì bản chất tính toán cấu kiện chịu xoắn theo 2 tiêu chuẩn này dựa vào giả thiết là ứng suất tiếp được phân bố đều. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ khoa học và công nghệ (2012), TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 2. Bộ xây dựng (1995), TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 3. Nguyễn Trung Hòa (dịch và chú giải). Tiêu chuẩn Châu Âu - Eurocode EN 1992-1-1. Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 4. Lê Minh Long, Một số vấn đề về cường độ bê tông, Tạp chí KHCN Xây dựng, Hà Nội, 2008. 5. Lê Minh Long, Tính toán xoắn theo TCXDVN 356:2005, Tạp chí KHCN Xây dựng, Hà Nội, 2010. 6. Lê Minh Long, Tính toán xoắn theo ACI 318M-08, Tạp chí KHCN Xây dựng, Hà Nội, 2010. 7. Nguyễn Văn Liên, Đinh Trọng Bằng, Nguyễn Phương Thành (2003), Sức bền vật liệu, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 8. Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong (2011), Kết cấu bêtông cốt thép - Thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 9. Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống (2006), Kết cấu bêtông cốt thép - Phần cấu kiện cơ bản, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 10. Trần Mạnh Tuấn (2012), Tính toán kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn ACI 318-2002, tr. 100, 125, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. Tiếng Anh 11. ACI 318M-08, Building Code Requirements for Structural Concrete. 12. ACI 318M-08R, Recommendation for Building Code Requirements for Structural Concrete. 13. American Concrete Institure (2008), Building code requirements for structural concrete (ACI 318M-08) and commentary, USA. 14. EN 1992 Eurocode 2, Design of concrete structures - Part 1-1: General rules and rules for buildings. 15. MacGregor, J.G., and Ghonein, M.G., “Design for Tortion”, ACI 318M-08 Structural Journal, Mar.-Apr. 2008. 16. Portland Cement Association, Notes on ACI 318-08 Building Code Requirements for Structural Concrete, 2008. 17. Dr. Hazim Dwairi, “Analysis and Design for Torsion with code ACI 318M-08”, Oct-2008. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Thành lập công thức tính hình chiếu của vùng nén tiết diện vênh theo phương trục dầm, c, theo các thông số đầu vào để mômen xoắn giới hạn Mgh, đạt giá trị min. Thay giá trị λ = c vào biểu thức tính Mgh [công thức (2.8)] ta có: b + Nếu ϕw min ≤ ϕw ≤ ϕw max R s A s (1 + ϕw δλ 2 )(h 0 − 0,5x) M gh = ϕq λ + χ = ϕw δ 2 c ) b2 R s A s (h 0 − 0,5x)(1 + ϕq c+χ b + Nếu ϕw < ϕw min R s As M gh = R s As = ϕw (1 + ϕw δλ 2 )(h 0 − 0,5x) ϕw min ϕq λ + χ ϕw ϕ δ (h 0 − 0,5x)(1 + w2 c 2 ) ϕw min b ϕq c+χ b + Nếu ϕw > ϕw max R s A s (1 + ϕwmax δλ 2 )(h 0 − 0,5x) M gh = ϕq λ + χ = R s A s (h 0 − 0,5x)(1 + ϕq c+χ b ϕwmax δ 2 c ) b2 Đặt các giá trị A, B, D, E như sau: + Nếu ϕw min ≤ ϕw ≤ ϕw max : A = R s A s (h 0 − 0,5x) B= ϕw δ b2 + Nếu ϕw < ϕw min : A = R s As B= ϕw (h 0 − 0,5x) ϕw min ϕw δ b2 + Nếu ϕw > ϕw max : A = R s A s (h 0 − 0,5x) B= ϕwmax δ b2 ϕq + D= + E=χ b Ta được: A(1 + Bc 2 ) A + ABc 2 M gh = = = f (c) Dc + E Dc + E '  A + ABc 2  2ABc(Dc + E) − (A + ABc 2 )D f (c) =   = (Dc + E) 2  Dc + E  ' = 2ABc(Dc + E) − (A + ABc 2 )D (Dc + E) 2 =A (BD)c 2 +(2BE)c-D (Dc + E) 2 f ' (c) = 0 ⇔ (BD)c 2 +(2BE)c-D=0 ∆' = (BE) 2 +BD 2 Nghiệm dương: c = + Nếu ϕw ≤ ϕw max : -BE+ ∆ ' E ∆' = + BD D BD c= ϕq 2 ϕ w δ 2 ϕw δ χ + χ ) * ( ) b2 b2 b ϕ w δ ϕq * b2 b ( χ + ϕq ( ) b (ϕw δχ) 2 + ϕw δχb 2 * (ϕq b) 2 χb = +b ϕq ϕw δϕq + Nếu ϕw > ϕw max : Thay giá trị ϕw = ϕw max vào biểu thức tính c ở trên PHỤ LỤC 2: Xác định diện tích cốt thép dọc đối xứng trong trường hợp bố trí đều quanh các cạnh của tiết diện chữ nhật khi biết trước tổng diện tích cốt thép. As x thanh Ast As x thanh h n thanh A's x thanh b + Gọi tổng số thanh thép bố trí là: n (thanh) + Tổng diện tích thép theo tính toán đều theo chu vi là: Ast + Diện tích tiết diện một thanh bằng A st n + Gọi số thanh trên một cạnh tiết diện là: x (thanh) vì trên một cạnh luôn có 2 thanh ở góc, nên ta có: n = 4(x-2)+4 → x = n +1 4 Diện tích thép đối xứng trên hai cạnh đối diện của tiết diện: A s = A s' = x. A s = A s' = As A n = ( + 1) s n 4 n As As + 4 n As x thanh PHỤ LỤC 3: Xây dựng bảng tính toán tự động bằng phần mềm Excel Bảng tính toán dầm bê tông chịu xoắn-uốn (cắt) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2012 TÍNH TOÁN DẦM CHỮ NHẬT CHỊU XOẮN UỐN (CẮT) THEO TCVN 5574:2012 THÔNG SỐ ĐẦU VÀO TÍNH TOÁN Nội lực Mt = M= Q= Vật liệu Rb = Rbt = Rs = Rsc = Rsw = ξR = Tiết diện b= h= a= Kiểm tra ứng suất nén chính 0,1Rbcd2 = Mt ≤ 0,1Rbcd2 Tính thép dọc chỉ chịu uốn αm = ζ= M As = = R s ζh 0 37.4 84.89 35.64 kNm kNm kN 14.5 1.05 365 225 0.563 N/mm2 N/mm2 N/mm2 N/mm2 mm 300 700 40 mm mm mm 91350000 OK Nmm 0.045 0.977 361 mm2 10 2 78.5 80 mm thanh mm2 mm b13 = ho13 = 300 660 mm mm2 ξRho13 = 372 mm Φ1s = 20 mm n1s = 3 thanh Chọn thép đai bố trí Φđ = nnhánh = Asw1 = s= TÍNH THEO SƠ ĐỒ 1 Đặc trưng hình học khi tính theo sơ đồ 1; 3 Chọn thép dọc bố trí thép kéo Φ2s = 0 mm n2s = 0 thanh 942 mm2 Φ1sc = 16 mm n1sc = Φ2sc = 2 0 thanh mm n2sc = 0 thanh 402 mm2 45.31705747 mm 2a' = 80 mm ξRho = RA x1 = s s = bR b 372 mm 79 mm x= 79 mm Mu = χ = M / Mt 213339401 2.27 Nmm φq = 1 tổng As = thép nén tổng Asc = Chiều cao vùng nén Mômen uốn giới hạn Các hệ số R s A s − R sc A s' = bR b x= δ= b = 2h + b ϕw = R sw A sw1b = R s A ss ϕw.min = 0.193 0,5 = M 1+ 2ϕw M u  M ϕw.max = 1,5 1 −  Mu Mômen uốn giới hạn 0.176  =  0.25 0.90 φwmin ≤ φw ≤ φwmax Nhân RsAs c[M'gh=0] = cmax = 2h+b = c= c λ= = b R s As (1 + ϕw δλ 2 )(h 0 − 0,5x) M gh = = ϕq λ + χ 1083 1700 1083 mm mm mm 3.61 41006802 Nmm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất