Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Tích hợp trong dạy học ngữ văn ở trường phổ thông...

Tài liệu Tích hợp trong dạy học ngữ văn ở trường phổ thông

.DOC
10
131
115

Mô tả:

TÍCH hợp TRONG dạy học NGỮ văn ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên th ế giới. Ở n ước ta, t ừ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn h ọc tích h ợp v ới nh ững m ức đ ộ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp d ụng vào nhà tr ường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và cấp THCS. Trước đó, tinh th ần gi ảng d ạy tích h ợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến th ức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau đ ể gi ải quy ết m ột v ấn đ ề gi ảng d ạy. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghi ệm và áp d ụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên t ắc ch ỉ đ ạo đ ể t ổ ch ức n ội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp gi ảng d ạy.” (tr. 27) “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn h ọc, t ừ Đ ọc văn, Ti ếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình d ạy h ọc; quán tri ệt tromg m ọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích h ợp trong SGK; tích h ợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt đ ộng h ọc t ập c ủa HS; tích h ợp trong các sách đọc thêm, tham khảo.” (tr. 40). Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp trong xây d ựng n ội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp gi ảng d ạy môn Ng ữ văn không đặt ra nữa. Bài toán đang đặt ra trong lĩnh v ực lí lu ận và ph ương pháp d ạy h ọc b ộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích h ợp vào d ạy h ọc Ng ữ văn ở THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS m ột cách có hi ệu qu ả h ơn, góp ph ần th ực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. II.1. Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu m ột cách khái quát là s ự h ợp nh ất hay là s ự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là m ột th ể th ống nh ất trên nh ững nét b ản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không ph ải là m ột phép c ộng gi ản đ ơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên k ết và tính toàn v ẹn. Liên k ết ph ải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành ph ần k ết h ợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành ph ần liên k ết, ch ứ không ph ải s ự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không th ể g ọi là tích h ợp n ếu các tri th ức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có s ự liên k ết, ph ối h ợp v ới nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách h ữu c ơ, có h ệ th ống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thu ộc các môn h ọc khác nhau ho ặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nh ất, dựa trên c ơ s ở các m ối liên h ệ v ề lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn h ọc ho ặc các h ợp ph ần c ủa b ộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn , năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan h ệ m ật thi ết v ới nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, ph ối h ợp v ới nhau nh ằm t ạo nên k ết qu ả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (tr. 27) II.2. Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại bên cạnh các trào lưu sư phạm theo mục tiêu, giải quyết v ấn đ ề, phân hoá, t ương tác... Trào l ưu s ư phạm tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn th ể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng l ực rõ ràng, có d ự tính nh ững ho ạt đ ộng tích hợp trong đó HS học cách sử dụng phối h ợp các ki ến th ức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội một cách riêng rẽ. Khái niệm năng lực ở đây được hiểu là một khái niệm tích hợp bao hàm c ả nh ững n ội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó di ễn ra các ho ạt đ ộng. Theo ý nghĩa đó, năng lực được định nghĩa là sự tích h ợp các kĩ năng (các ho ạt đ ộng) tác đ ộng một cách thích hợp và tự nhiên lên các nội dung trong m ột lo ại tình hu ống cho tr ước đ ể giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra. Năng lực này là một hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp, phối hợp các kiến thức và kĩ năng, ch ứ không ph ải là s ự tác đ ộng các kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung. Khoa sư phạm tích hợp nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận d ụng ki ến th ức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho HS bi ết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm m ục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau đ ể b ảo đ ảm cho HS kh ả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào gi ải quy ết các tình hu ống tích hợp. III.1. Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPTchẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đ ề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ ph ận tri th ức khác nh ư hi ểu bi ết l ịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi th ực tế là cần ph ải kh ắc ph ục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt th ế gi ới nhà tr ường và th ế gi ới cu ộc s ống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách r ời ki ến th ức với các tình huống có ý nghĩa, những tình hu ống cụ th ể mà HS s ẽ g ặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, bi ệt l ập các b ộ ph ận Văn h ọc, Ti ếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản ch ất, n ội dung và kĩ năng cũng nh ư m ục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau c ả v ề lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững ch ắc trong vi ệc gi ải quy ết nh ững tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách th ức đ ể kh ắc ph ục, h ạn ch ế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh h ội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu qu ả nh ững ki ến th ức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là m ột tình hu ống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh đ ược nh ững n ội dung, ki ến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh h ội những n ội dung, tri th ức và năng l ực mà m ỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được. III.2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong m ọi m ặt, m ọi khâu c ủa quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự h ọc, năng l ực sáng t ạo c ủa HS. Do v ậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý b ảo đ ảm các yêu c ầu sau: - Giúp HS tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh h ội, xác l ập m ối liên h ệ gi ữa các tri th ức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học bằng cách tổ ch ức, thiết k ế các n ội dung, tình hu ống tích hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng r ẽ c ủa các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát tri ển năng l ực, kĩ năng tích hợp. - Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để HS học cách sử d ụng ph ối h ợp nh ững ki ến thức và kĩ năng đã thụ đắc trong “nội bộ các phân môn”. - Đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học để HS trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri th ức thành quá trình HS t ự ý th ức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. - Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; chú tr ọng m ối quan h ệ gi ữa HS v ới SGK; phải buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo h ướng d ẫn c ủa GV. III.3. Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng m ột h ệ th ống vi ệc làm, thao tác t ương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện đ ể chiếm lĩnh đ ối t ượng h ọc t ập, n ội dung môn học, đồng thời hình thành và phát tri ển năng l ực, kĩ năng tích h ợp, tránh áp đ ặt một cách làm duy nhất.Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích h ợp ph ải là m ột gi ờ h ọc ho ạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng l ực liên môn đ ể gi ải quy ết n ội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng r ẽ lên m ột n ội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”. IV.1. Dạy học TPVC theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS, hướng tới làm cho các em có năng l ực đ ọc hi ểu b ất kì văn bản nào. Khái niệm đọc hiểu là một trong những khái niệm cơ b ản làm c ơ s ở cho vi ệc d ạy họcTPVC ở THPT theo quan điểm tích hợp, là một trong những năng l ực t ối thi ểu c ần hình thành và phát triển cho HS. Khái niệm đ ọc hi ểu nói lên ho ạt đ ộng c ủa HS ph ải đ ược thay thế cho khái niệm giảng văn chỉ nói lên ho ạt động c ủa ng ười th ầy theo quan đi ểm “l ấy người dạy làm trung tâm”. Dĩ nhiên ở đây không h ề tri ệt tiêu y ếu t ố “gi ảng” c ủa ng ười thầy, một yếu tố vốn có vai trò kích thích hứng thú đ ọc hi ểu cho HS, n ếu đ ược s ử d ụng thích đáng, mà là để nhấn mạnh hoạt động đ ọc hiểu c ủa trò, đ ược coi là hoạt động trung tâm của quá trình dạy học TPVC. Hoạt động đọc hiểu trong nhà trường ph ải được thi ết k ế và thực hiện theo một trình tự qua các giai đoạn và ở những mức đ ộ khác nhau: t ừ d ễ đ ến khó, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đọc tích luỹ đ ến đ ọc hi ểu, t ừ đ ọc đánh giá đ ến đọc sáng tạo... IV.2. Dạy đọc hiểu TPVC theo quan điểm tích hợp đòi hỏi GV phải thay đổi cách dạy học. GV phải có ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt, đặc thù và ho ạt đ ộng c ảm th ụ văn học của HS để có phương pháp phát triển, nâng cao lên cho ngang t ầm v ới vi ệc đ ọc hi ểu văn bản. Tất nhiên, có nhiều cách đọc đ ối v ới m ột văn b ản, nh ưng trong nhà tr ường THPT phải tập trung chú ý trước hết mức độ phổ thông, không đi sâu vào nh ững khía c ạnh tri ết học, tâm lí phức tạp. HS phải biết vai trò biểu đạt của từ ng ữ, câu, đo ạn, m ạch l ạc, hình ảnh, biểu tượng, những cách biểu đạt đa dạng như hàm ẩn, ngh ịch lí, ng ữ c ảnh h ẹp và rộng; từ đó HS nắm được cái chìa khoá nằm trong h ệ th ống bi ểu đ ạt c ủa văn b ản đ ể t ự mình đọc được và tự học. Muốn vậy, GV phải biết lựa chọn và sử dụng phương pháp d ạy học nhằm kết hợp hữu cơ hoạt động đọc hiểu văn bản v ới tri thức và kĩ năng ti ếng Vi ệt. Dạy đọc hiểu TPVC cần chú trọng hình thành cho HS cách đ ọc có ph ương pháp, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trực tiếp, khêu gợi tưởng tượng tái hi ện và t ưởng t ượng sáng tạo, liên tưởng hình tượng và liên tưởng ý niệm, bồi dưỡng năng l ực c ảm th ụ tinh t ế, nhanh nhạy, phát triển năng lực tư duy, cắt nghĩa, khái quát, tránh suy di ễn máy móc tuỳ tiện, xuyên tạc dung tục, mô phỏng sáo mòn hời h ợt, thi ếu màu s ắc ch ủ quan, cá tính sáng tạo. Giờ dạy đọc hiểu TPVC cần tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Vi ệt và Làm văn; ph ải làm cho HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng m ẹ đ ẻ, b ồi d ưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luy ện cho HS cách di ễn đ ạt gi ản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ đ ộc l ập, b ộc l ộ thái đ ộ riêng tr ước những vấn đề về văn học và đời sống, tránh lối nói, vi ết sáo r ỗng, sao chép... IV.3. Thiết kế giáo án giờ học TPVC theo quan điểm tích hợp Giáo án giờ học TPVC không phải là một bản đề cương ki ến th ức đ ể GV lên l ớp gi ảng gi ải, truyền thụ áp đặt cho HS, mà là một bản thiết k ế các ho ạt đ ộng, thao tác nh ằm t ổ ch ức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng l ực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, h ệ th ống các tình hu ống d ạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài văn, phù h ợp v ới tính ch ất và trình đ ộ ti ếp nhận của HS. Hai là, một hệ thống các hoạt đ ộng, thao tác t ương ứng v ới các tình hu ống trên do GV sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chi ếm lĩnh bài văn một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học TPVC phải bám chặt vào những giá trị tư tưởng và ngh ệ thu ật v ốn có và ổn định của TP trong đời sống văn hoá - lịch s ử đ ầy bi ến động c ủa nó, đ ồng th ời phải mở ra hướng thu nạp các nhu cầu, thị hiếu, cá tính và kh ả năng di ễn d ịch c ủa cá nhân HS. Thiết kế giáo án giờ học TPVC ở THPT phải bảo đảm nội dung và c ấu trúc đ ặc thù nh ưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần t ạo ra nh ững chân tr ời m ở cho s ự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của HS, trên c ơ s ở b ảo đ ảm đ ược ch ủ đích, yêu cầu chung của giờ học. Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học TPVC ph ải làm rõ nh ững tri th ức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chi ếm lĩnh bài văn; m ặt khác, ph ải chú tr ọng nội dung tích hợp giữa tri thức lí thuyết và lịch sử văn học với Tiếng Việt, Làm văn, v ới hi ểu biết văn hoá và đời sống, v.v... Giáo án giờ học TPVC theo quan điểm tích hợp phải chú tr ọng thi ết k ế các tình hu ống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để HS vận dụng ph ối h ợp các tri th ức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chi ếm lĩnh tri th ức và phát triển năng lực tích hợp. Nội dung tích hợp của thiết kế giáo án cần tập trung vào những điểm quy tụ, liên kết nội dung ba bộ phận Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong văn bản đ ể xây d ựng các tình hu ống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương ứng nhằm giúp HS tích h ợp tri th ức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có thể là những từ ngữ, câu th ơ, đo ạn văn, nh ững chi ti ết, hình tượng, các sự kiện, quan hệ, tình huống mà mu ốn c ảm hi ểu, c ắt nghĩa, đánh giá đòi h ỏi phải vận dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều m ặt v ề l ịch s ử, xã h ội, tâm lí, văn hoá, văn học, ngôn ngữ... IV.4. Tổ chức giờ học TPVC trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của GV và HS theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa h ọc, trong đó GV gi ữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không ph ải truy ền th ụ áp đ ặt m ột chiều. HS được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nh ận, đóng vai trò ch ủ th ể c ảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chi ếm lĩnh bài văn, chuyển TP của nhà văn vào trong t ư duy, c ảm xúc c ủa mình, bi ến TP thành th ế gi ới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát tri ển theo m ục đích định hướng giáo dục của GV. Tổ chức hoạt động đọc hiểu TPVC trên lớp, GV phải chú trọng m ối quan h ệ gi ữa HS và văn bản (nội dung dạy học), phải coi đây là mối quan h ệ c ơ b ản, quan tr ọng nh ất trong c ơ ch ế giờ học. Muốn vậy, GV phải từ bỏ vai trò, chức năng truy ền th ống là truy ền đ ạt ki ến th ức có sẵn cho HS, còn HS không thể duy trì thói quen nghe gi ảng, ghi chép, h ọc thu ộc, r ồi “làm văn” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui ch ột d ần năng l ực t ư duy trên văn b ản, kh ả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các ki ến thức m ột cách sáng t ạo. Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nh ấn m ạnh r ằng ho ạt đ ộng c ủa HS trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích h ợp đòi h ỏi GV ph ải có cách dạy chú trọng phát triển ở HS cách thức lĩnh h ội ki ến th ức và năng l ực, ph ải d ạy cho HS cách thức hành động để hình thành ki ến th ức và kĩ năng cho chính mình, ph ải có cách dạy buộc HS phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen t ự đ ọc, t ự h ọc su ốt đ ời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình h ọc t ập ở nhà tr ường. Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đ ọc, t ự h ọc không coi nh ẹ vi ệc cung cấp tri thức cho HS. Vấn đề là phải xử lí đúng đ ắn m ối quan h ệ gi ữa b ồi d ưỡng ki ến th ức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng l ực, ti ềm l ực cho HS. Đây th ực ch ất là bi ến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS t ự ý th ức v ề ph ương pháp chi ếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những c ần kh ắc ph ục khuynh h ướng d ạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần kh ắc ph ục khuynh h ướng rèn luy ện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đ ọc hi ểu văn b ản, vào nh ững tình huống có ý nghĩa đối với HS, coi nh ẹ kiến th ức, nh ất là ki ến th ức ph ương pháp. V. Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán tri ệt trong m ọi khâu c ủa quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt đ ộng h ọc t ập; tích h ợp trong ch ương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy h ọc c ủa GV và tích h ợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đ ọc thêm, tham kh ảo. Quan đi ểm “l ấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá ho ạt đ ộng h ọc t ập c ủa HS trong m ọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng l ực t ự h ọc c ủa HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự h ọc, m ới xem t ự h ọc là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.” ( Chương trình THPT môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002)./. Tác giả: Kiều Mai
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan