Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án Kĩ năng sống THCS...

Tài liệu Giáo án Kĩ năng sống THCS

.DOC
11
36413
166

Mô tả:

\Ngày soạn: ......................... Ngày giảng: /9/2016 - 6A; /9/2016 - 6B Chuû ñeà thaù n g 9 , 10 KỸ NĂNG GIAO TIẾP I. MỤC ĐÍCH - Giao tiếp, truyền thông là sự trao đổi thông tin, ý nghĩa, cảm xúc của người khác bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. - Truyền thông có hiệu quả là biết thể hiện cảm xúc, ngôn ngữ, cử chỉ dễ hiểu, bình dị. - Qua giao tiếp biết xây dựng tốt mối quan hệ với mọi người tạo cho mình cuộc sống tươi vui, hạnh phúc. II. CHUẨN BỊ - Đĩa VCD Kỹ năng sống cho thiếu niên. - Tài liệu Kỹ năng sống - Giấy mảnh nhỏ. - Kéo, băng dính, bút. III. NỘI DUNG * Hoạt động khởi động - GV cho HS hát tập thể bài “Anh em ta về” - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tìm chủ đề. GV chuẩn bị 4 bức tranh, phía sau mỗi tranh mang một từ khóa, các bức tranh được cắt ra từng mảnh, mỗi đội nhận 1 bức tranh và có nhiệm vụ ghép tranh lại, đồng thời đến các nhóm khác để tìm từ ghép lại. Bức tranh 1: KỸ Bức tranh 1: NĂNG Bức tranh 1: GIAO Bức tranh 1: TIẾP - Các nhóm đưa cho GV để ghép lại thành chủ đề bài học. * Hoạt động 1: Giao tiếp là nhu cầu hết sức cần thiết, thiếu giao tiếp mọi người sẽ không thể hiểu nhau. - GV chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn tham gia. - Mỗi nhóm nhận 1 phiếu gồm 10 nội dung thông tin, 2 bạn này có nhiệm vụ phối hợp và diễn tả bằng cử chỉ để nhóm mình giải mã. Nhóm nào giải mã được nhiều nội dung nhất sẽ thắng cuộc. - GV cho HS tự do trình bày ý nghĩ của mình. + Nhóm nào đã có sự phối hợp tốt nhất? sự phối hợp xuất sắc nhất thể hiện ở điểm nào? + Những yếu tố nào là rào cản việc truyền thông giữa 2 người. + Trong cuộc sống, có khi nào bạn bị hiểu lầm vì ngôn ngữ hoặc cách diễn đạt của mình chưa tốt. * Hoạt động 2: Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là phương tiện giúp ta diễn đạt suy nghĩ - GV mời tổ chức cho HS tham gia giới thiệu bản thân bằng cách: + Vẽ một biểu tượng cho mình + Sau đó mỗi cá nhân có 2 phút để giới thiệu về bản thân mình với biểu tượng của mình theo trình tự Họ tên 1 Địa chỉ Học tập Sở thích Tính cách Dự định trong tương lai - GV yêu cầu HS thảo luận + Qua phần tự bạch, em cảm thấy phần trình bày của mình thế nào? + Em có cảm thấy bình tĩnh, tự tin? + Theo em cách trình bày của mình có mạch lạc, dễ hiểu, thu hút? * Hoạt động 3: Không dễ nói lên điều ta nghĩ - GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy nhỏ. Đề nghị các em viết ra một điều mà mình không hài lòng về người khác, thầy cô và bạ bè mà mình không tiện nói ra. Nên thẳng thắn vì tờ giấy không ghi tên. - GV thu lại các tờ giấy và đọc cho cả lớp nghe với thái độ trân trọng, nghiêm túc, không cho phép HS cười cợt về ý kiến của bạn mình., - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm + Vì sao ta ngại nói lên ý nghĩ hay nêu lên nhưng câu hỏi cho người khác? + Nếu ta giữ mãi các ý nghĩ trong lòng thì về lâu dài chuyện gì sẽ xảy ra? - Các nhóm viết ý kiến vào giấy, đại diện trình bày. * Hoạt động 4: Khi nói chuyện với người khác - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi điền và những chỗ ... trong câu thơ Chim Khôn Nghe Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe - GV giải thích cho HS hiểu về ý nghĩa của câu thơ. - GV đề nghị HS tự tìm cặp đôi, tham gia sắm vai trong vòng 5 phút. Lưu ý cần quan sát người đối diện trong cuộc giao tiếp đó. + Tình huống 1: Một người bạn mới về trường, bạn chủ động làm quen với người ấy + Tình huống 2: Bạn nói về dự định, hoài bão của mình cho người kia + Tình huống 3: Bạn kể về những kỉ niệm tuổi thơ của mình đáng nhớ nhất + Tình huống 4: Học sinh đang đi trên đường thì gặp cô giáo + Tình huống 5: Con đi học về nhà thì gặp khách của bố mẹ. - HS sắm vai, các cặp khác quan sát, nhận xét. * Hoạt động 5: Hoạt động thực hành a. GV chiếu một số video về hoạt động giao tiếp cho HS xem. Yêu cầu HS quan sát và trình bày cảm nhận của bản thân về câu chuyện đó. b. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi có nội dung về giao tiếp. * Trò chơi Ngôn ngữ hành vi - GV yêu cầu mỗi nhóm cử 2 HS lên nhận phiếu yêu cầu làm động tác - 2 người này có nhiệm vụ phối hợp với nhau trong thời gian 2 phút diễn tả 10 động tác theo phiếu yêu cầu. Chỉ được thực hiện bằng động tác, không đươc dùng lời nói. - Các thành viên của nhóm ngồi dưới quan sát, phán đoán và đọc ra ý nghĩa của động tác. - Khi 2 người thực hiện động tác mà thành viên chưa hiểu, người chơi chuyển sang động tác khác, và có thể thực hiện lại động tác khi còn thời gian cho phép. 2 - Nhóm nào có số đáp án đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. Mỗi đáp án đúng được một điểm. - Phiếu yêu cầu Phiếu 1 Phiếu 2 Thức dậy Gọi điện thoại cho bạn Vệ sinh răng miệng Giúp bạn hiểu bài Ăn sáng Đi học về Uống nước Chào mẹ Thay quần áo Thay đồ Dắt xe đạp đi học Dọn cơm Đến chở bạn cùng đi học Ăn cơm Mượn tập của bạn Rửa bát Lên trả bài Lau nhà Chào bà khi đi học về Gấp đồ c. GV kể cho HS nghe một số câu chuyện về giao tiếp trong sách Tuyển tập các câu chuyện giáo dục nhân cách của Trung tâm huấn luyện kĩ năng sống Phù sa đỏ. Ngày soạn: ......................... Ngày giảng: /10/2016 - 6A; /10/2016 - 6B 3 Chuû ñeà thaù n g 11 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết xác định vấn đề xung đột - HS hiểu được nguyên nhân xung đột và ảnh hưởng của xung đột đối với cuộc sống của chúng ta. - HS học được cách thương thuyết và giải quyết xung đột. - HS nhận thấy sự cần thiết phải giải quyết những mâu thuẫn, xung đột một cách tích cực. 2. Kỹ năng - HS có kỹ năng giải quyết xung đột. - Rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sang tạo, ra quyết định, giao tiếp, thiện chí khi nhìn nhận vấn đề….. 3. Thái độ - HS bình tĩnh trước những mâu thuẫn và xung đột. - HS thiện chí và suy nghĩ tích cực khi giải quyết mâu thuẫn. II. CHUẨN BỊ - Giấy A4 và A0 - Kéo, băng dính, bút. III. NỘI DUNG 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Bó đũa kì diệu a. Dụng cụ: 1 bó đũa và ghế ngồi cho từng HS. b. Chuẩn bị Mỗi bạn sẽ ngồi trên một ghế và ghế được xếp thành hình vòng tròn. Mỗi bạn dùng 2 ngón trỏ của mình để giữ 2 đầu đũa (bên trái và bên phải), sao cho không rơi xuống. Trong nhóm sẽ chọn ra 1 người làm mốc và chọn 1 hướng di chuyển nhất định (theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều). c. Tiến hành Lần lượt cả nhóm đứng dậy và xoay theo chiều đã được chọn và bắt buộc phải ngồi xuống ở mỗi ghế đi qua, cặp nào trong lúc di chuyển làm rơi đũa sẽ thua và bị phạt, dù là do lỗi của chỉ một bạn mà thôi. Xoay 3 vòng (nhiều hay ít hơn tùy bạn). Khi bạn được chọn làm mốc trở lại vị trí cũ của mình mới được tính là 1 vòng. Ở vòng 2 và vòng 3 để tăng tính hồi hộp người quản trò có thể bắt nhóm tăng tốc độ di chuyển dần lên, vì lúc này mọi người đã dần quen với cách chơi. d. Ý nghĩa và bài học rút ra Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải tôn trọng tập thể, hành động vì lợi ích tập thể. Tiếng nói và quyết định của người trưởng nhóm rất quan trọng, nếu không nhất quán sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn, trì trệ trong việc hoàn thành công việc đã đặt ra. 2. Tìm hiểu tình trạng xung đột và các nguyên nhân nảy sinh - GV cho HS HĐ nhóm trong thời gian 5 phút, trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một tình huống xung đột đã xảy ra? Những ai có tham gia vào việc xung đột đó? 4 + Những người tham gia trong tình huống xung đột đó thể hiện những kiểu hành vi giao tiếp như thế nào? + Em có còn nhớ điều gì đã khiến cho xung đột xảy ra không? + Làm thế nào mà việc xung đột đó được giải quyết (Hoặc chưa được giải quyết)? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm khác bổ sung - Giáo viên chốt: * Những mâu thuẫn thường nảy sinh trong cuộc sống: + Mâu thuẫn với bạn bè. + Mâu thuẫn với người trong gia đình, họ hàng. + Mâu thuẫn với những cá nhân khác trong cộng đồng....... * Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn: + Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm. + Sự khác nhau về mong muốn/nhu cầu về lợi ích cá nhân. + Không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác. + Tính cách gây hấn, hiểu chiến, thích người khác phải phục tùng, lệ thuộc vào mình. + Sự kèn cựa, muốn hơn người. + Sự định kiến, phân biệt đối xử. + Sự bảo thủ, cố chấp. + Nói không đúng về nhau.......... Các cách giải quyết thường sử dụng: + Nói chuyện với nhau để hiểu, thông cảm và bỏ qua cho nhu. + Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau. + Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau.............. 3. Giải quyết các mâu thuẫn - GV treo bảng phụ về: + Cách kiềm chế khi tức giận. + Bí quyết biểu lộ sự cương quyết. + Các bước của kỹ năng thương lượng. - GV giao cho mỗi nhóm 1 tình huống và yêu cầu các thành viên trong từng nhóm vận dụng cách xử lý và cách kiềm chế khi tức giận. + Tình huống 1: Giờ ra chơi, một nhóm học sinh bước vào quán nước ở cổng trường, lúc đó bạn đang ngồi uống nước trong quán. Một học sinh trong nhóm này vô tình nhổ nước bọt vào chân bạn. Bạn quay lại yêu cầu người học sinh đó phải xin lỗi, tuy nhiên người đó đã khước từ không chịu xin lỗi bạn lại còn cười bạn? Vậy bạn sẽ ứng xử như thế nào? + Tình huống 2: Giờ ra chơi có một vài học sinh lớp khác đến trêu bạn hoặc phá quấy trò chơi mà bạn đang tham gia. Họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa để chăm chọc. Bạn sẽ giải quyết thế nào? +Tình huống 3: Bạn đang tham gia vào một trò chơi giữa các nhóm bạn cùng tuổi tại sân trường. Một thành viên của lớp khác chạy xô vào bạn, cả hai người cùng ngã. Mặc dù người kia sai , bạn vẫn đỡ người đó dậy, nói lời xin lỗi hoặc hỏi han rất lịch sự. Tuy nhiên để đáp lại thái độ rất lịch sự của bạn, người kia chửi tục, xúc phạm hoặc đe dọa bạn. Vậy bạn sẽ xử lí thế nào? - HS được lựa chọn hình thức trình bày: + Viết ra giấy khổ lớn để trình bày 5 + Sắm vai thể hiện các giải quyết - Các nhóm lên trình diễn cách giải quyết của mình. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt: Khi rơi vào mâu thuẫn trong quan hệ với người khác, chúng ta nên vận dụng các bước giải quyết mâu thuẫn như sau: + Kiềm chế cảm xúc - sử dụng các kỹ năng thư giãn. Tự đưa mình ra khỏi tâm trạng/ tình huống đó + Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn - Ai là người gây ra mâu thuẫn/ chịu trách nhiệm. Cần suy nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực. (Nếu cần tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian để suy nghĩ và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó). 4. Giải quyết xung đột - GV đề nghị học sinh đóng vai để minh hoạ các kỹ năng được sử dụng để giải quyết xung đột. - GV yêu cầu các học sinh nhớ lại về các kiểu hành vi giao tiếp (thụ động, hung hăng, quyết đoán), các kỹ năng giao tiếp không lời để cuốn hút được người nghe, thấu cảm được quan điểm của người khác và để sử dụng mệnh đề “TÔI” (ví dụ “Tôi nghĩ rằng…” hoặc “Tôi muốn…”). Có những công cụ then chốt cho việc giao tiếp và giải quyết xung đột thành công. - GV chia HS trong lớp ra thành các nhóm nhỏ. Mỗi học sinh sẽ lần lượt đóng vai trong các tình huống xảy ra xung đột, và cũng lần lượt đóng là quan sát viên trong hoạt động. - Khi hoàn thành, yêu cầu các học sinh thể hiện một hoạt cảnh trước lớp. 5. Vận dụng - Vận dụng các kỹ năng sống như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giao tiếp, thiện chí khi nhìn nhận vấn đề và đánh giá người khác, suy nghĩ tích cực, biết lắng nghe, thừa nhận ý kiến hợp lý của người khác, thương lượng... - GV kể cho HS nghe một số câu chuyện về giải quyết xung đột trong sách Tuyển tập các câu chuyện giáo dục nhân cách của Trung tâm huấn luyện kĩ năng sống Phù sa đỏ. 6 Ngày soạn: ......................... Ngày giảng: /11/2016 - 6A; /11/2016 - 6B Chuû ñeà thaù n g 12 QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM I.MỤC TIÊU Giúp học sinh: Hiểu được các quyền được sống còn của trẻ em là một trong các nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Chỉ ra những tình huống đe dọa sự sống còn của trẻ em. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quyền sống còn của trẻ em. Nâng cao ý thức thực hiện quyền sống còn của trẻ em. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Giấy to khổ A4 - Bút dạ - Những mảnh giấy ghi nhiệm vụ, câu hỏi hay những câu chuyện để nhóm thảo luận. - Bộ tranh về Quyền trẻ em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động khởi động: Món salat.(10 phút) Cách chơi: - Cả lớp ngồi thành vòng tròn mỗi người một ghế. - Điểm danh bằng tên các trái cây, rau quả có thể làm nên món Salat.Lập đi, lậy lại cho đến hết. - Người quản trò đứng ở giữa hô: “ Su hào thì tất cả những người có tên Su hào đứng dậy đổi chỗ cho nhau.” Khi đó người quản trò cũng nhanh chóng ngồi vào một ghế.Người nào dư ra người đó phải làm quản trò và hô tiếp các rau quả khác. Nếu hô “món Salat” thì tất cả mọi người phải đứng dậy đổi chỗ cho nhau. Lưu ý phải tìm ghế đối diện mình, chứ không được dịch ngay sang ghế bên cạnh. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức “ Các nhóm quyền của trẻ em”  Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về Công ước quốc tế Quyền trẻ em đã học ở chương trình GD Công Dân.  Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những gì các em đã biết về QTE. Các em có thể cho biết ý kiến dựa trên bài đã học hoặc từ những gì các em biết được qua báo chí, bạn bè hay gia đình về quyền trẻ em. Bước 2: Ghi lên bảng ý kiến của các em. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến các em, dẫn dắt vào phần trình bày các nội dung cơ bản: Kết luận: Công ước về Quyền trẻ em là luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản. Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989 7 Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tính và phê chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em. Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản (theo công thức 4-3-1) sau: Bốn nhóm quyền: + Quyền được sống còn. + Quyền được bảo vệ. + Quyền được phát triển. + Quyền được tham gia. Việc phân chia bốn nhóm quyền này là chỉ mang tính ý nghĩa tương đối, trên thực tế, các nhóm quyền cá liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau Ba nguyên tắc: + Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi. + Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử. Một quá trình: + Việc thực hiện quyền trẻ em là một quá trình phối hợp nhiều hoạt động can thiệp hỗ trợ và tất cả mọi người kể cả trẻ em đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện Công ước. Hoạt động 2: Thế nào là quyền sống còn của trẻ em? - Mục tiêu:Giúp cho học sinh nhận thức được rằng trong xã hội của chúng ta có những nhóm trẻ em mà quyền sống còn đang bị đe dọa. - Cách tiến hành: Bước 1: Chia lớp thành 4-5 nhóm. Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo luận: + Hãy tìm những hình vẽ trong tranh có liên quan đến quyền sống còn của trẻ em? + Những gì các em đang xem trong tranh có diễn ra trong thực tế không? Hãy nêu ví dụ. Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4:Giáo viên liệt kê các nhóm trẻ em mà các hóm vừa nêu lên bảng, tổng hợp ý kiến trình bày của các em. Trẻ sơ sinh * Trẻ em trong chiến tranh  Trẻ lang thang * Trẻ em các dân tộc thiểu số  Trẻ phải lao động sớm * Trẻ em bị khuyết tật  Trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV * Trẻ em bị tị nạn  …. * Trẻ em bị bỏ rơi Kết luận : Quyền được sống còn bao gồm quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em được khai sinh sau khi ra đời. Hoạt động 3: Những yếu tố cần thiết để đảm bảo quyền sống còn của trẻ em. Mục tiêu:Giúp học sinh hiểu được các yếu tố cần thiết để đảm bảo và tăng cường quyền sống còn của trẻ em Cách tiến hành: Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm đóng vai dựa theo một trường hợp cụ thể: 8 Các tình huống và câu hỏi thảo luận: Tình huống 1: Thắng là 1 em trai 10 tuổi,bị liệt 1 chân. Cha mẹ em làm nghề nông. Trong một lần khi đi thăm bà con ở xa, họ đã bị tai ạn ô tô và chết. Thắng có 2 người thân là cô ruột và chú ruột nhưng họ không muốn nuôi em.Gia đình họ đông con và rất khó khăn về kinh tế. Thắng đành bỏ nhà lang thang đi xin ăn để kiếm sông. Câu hỏi thảo luận: - Những quyền gì của em Thắng bị ảnh hưởng? - Những nguy cơ nào có thể xảy ra với Thắng khi em kiếm sống trên đường phố? - Ai cs thể giúp đỡ em Thắng? Tình huống 2: Em T.H 13 tuổi, ở xã Bảo Vinh, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai một buổi chiều xin cha mẹ đi học nhóm rồi mất tích.Mười ngày sau, có người gọi điện cho cha mẹ em đến đón em tại một nơi xa lạ. Lúc gặp cha mẹ, trông em ốm yếu tiền tụy, không nhận được ra bố mẹ, lúc nào cũng hoảng hốt lo sợ, và trông thấy đàn ông thì bỏ chạy. Bệnh viện xác minh em đã bị cưỡng hiếp. Câu hỏi thảo luận: - Những quyền nào của em đã bị vi phạm? - Làm thế nào để bảo vệ những trẻ em này? Tình huống 3: Đêm 23/8/1997, cháu Vàng Mí Vừ, 6 tháng tuổi ở xóm Pắc Ngàm Cót Cọt xã Yên Minh và cháu Mí Sìn 2 tuổi, xóm Khuổi Hao xã Yên Minh đã bị bọn cướp bắt cóc. Câu hỏi thảo luận: - Những điều gì có thể xảy ra với các cháu? - Làm thế nào để bảo vệ các cháu? Bước 2: Các nhóm thảo luận, phân vai. Bước 3: Từng nhóm thể hiện tình huống sắm vai của nhóm mình. Sau mỗi tình huống, cả lớp thảo luận tình huống theo câu hỏi. Giáo viên tóm tắt ý kiến vào một tờ giấy to chung cho cả lớp: Trẻ em trong Những nguy cư Trẻ bị tước đoạt Các biện pháp giải quyết những hoàn cảnh đe dọa sự sống những quyền khác nhau còn của trẻ sống còn nào? Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Kết luận: Những nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em hiện nay gồm :  Thiên tai * Chiến tranh  Nạn đói * Ốm đau, bệnh tật  Bị người lớn lạm dụng sức lao động * Nghiện hút  Bị người lớn bỏ rơi * Bị lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp  …. * Bị nhiễm HIV  …. 9 Hoạt động 4 Trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện quyền sống còn của trẻ em.  Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thực được trách nhiệm của bản thân và cộng đồng với những nhóm trẻ đặc biệt khó khăn mà quyền sống còn bị đe dọa.  Cách tiến hành: Bước 1: Học sinh tự liệt kê và viết ra mảnh giấy nhỏ: _ Ai có trách nhiệm giúp đỡ những trẻ bị thiệt thòi ? _ Các tổ chức có thể làm gì để giúp đỡ các em đó? _ Bản thân các em cs thể làm gì? Bước 2: Trao đổi trong nhóm 4-5 HS Bước 3: Các nhóm cùng nhau chia sẻ trước lớp. Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của các em và kết luận: Kết luận: Thực hiện và bảo vệ các quyền sống còn của trẻ em là trach nhiệm chung của các cá nhân và tổ chức vã hội bao gồm: - Trẻ em, người lớn - Gia đình, nhà trường, cộng đồng - Chính phủ, các tổ chức quốc tế. Các giải pháp mà xac hội và các tổ chức từ thiện khác nhau dành cho các nhóm trẻ bị thiệt thòi có thể là: - Cung cấp lương thực, nhường cơm sẻ áo Giúp trẻ được đoàn tụ với gia đình cho các bạn gặp nhiều khó khăn Chăm sóc y tế - Chương trình tiêm phòng Cải thiện môi trường - Cung cắp nơi tạm trú cho trẻ Giáo dục, dạy nghề,… * GV kể cho HS nghe một số câu chuyện về quyền sống còn của trẻ trong sách Tuyển tập các câu chuyện giáo dục nhân cách của Trung tâm huấn luyện kĩ năng sống Phù sa đỏ. 10 Ngày soạn: ......................... Ngày giảng: /12/2016 - 6A; /12/2016 - 6B Chuû ñeà thaù n g 1 + 2 KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BẮT NẠT I. MỤC TIÊU - Ứng phó với tình trạng bị bắt nạt - Tìm những giải pháp để xử lí mâu thuẫn, xung đột. - Trang bị kĩ năng giải quyết vấn đề, ứng phó với cảm xúc, nhằm phòng ngừa những nguy cơ có thể dẫn đến trình trạng bị bắt nạt. II. CHUẨN BỊ - Đĩa VCD Kỹ năng sống cho thiếu niên. - Tài liệu Kỹ năng sống - Giấy mảnh nhỏ. - Kéo, băng dính, bút. III. TIẾN HÀNH * Khởi động - Trưởng ban Văn nghệ lên tổ chức cho HS chơi trò chơi để tạo bầu không khí thoải mái, năng động, tích cực để HS tham gia hăng hái, nhiệt tình và chủ động * Hoạt động 1: Như thế nào là bắt nạt? - GV chiếu một số hình ảnh có nội dung bị bắt nạt và không bị bắt nạt, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh nào trên đây gọi là bị bắt nạt? - GV đưa ra các tình huống và yêu cầu HS tìm ra các hành vi coi là bắt nạt? + Bắt nộp tiền. + Xúi người khác làm bậy + Đánh nhau + Sai khiến người khác làm theo ý muốn của kẻ mạnh + Lấn lướt áp đặt ý kiến lên người khác + Lấy đồ chơi + Khủng bố tinh thần - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh + Cho biết hình ảnh muốn nói lên điều gì? (Bắt nạt dựa theo số đông, bắt nạt 1 người, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu...) - GV kết luận. * Hoạt động 2: Đối tượng thường bị bắt nạt 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan