Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự chuyển đổi của các nhà máy cũ trong khu vực trung tâm thành phố hà nội. trườn...

Tài liệu Sự chuyển đổi của các nhà máy cũ trong khu vực trung tâm thành phố hà nội. trường hợp các nhà máy cũ tại văn điển

.PDF
29
36
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC QUỐC GIA, ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ NGHIÊN CỨU BỘ XÂY DỰNG BỘ VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC QUỐC GIA TOULOUSE TỪ HOÀNG VƯƠNG LÂM SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA CÁC NHÀ MÁY CŨ TRONG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI. TRƯỜNG HỢP CÁC NHÀ MÁY CŨ TẠI VĂN ĐIỂN. LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP NGỮ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ, DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hà Nội, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC QUỐC GIA, ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ NGHIÊN CỨU BỘ XÂY DỰNG BỘ VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC QUỐC GIA TOULOUSE TỪ HOÀNG VƯƠNG LÂM KHÓA: 2014- 2016 SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA CÁC NHÀ MÁY CŨ TRONG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI. TRƯỜNG HỢP CÁC NHÀ MÁY CŨ TẠI VĂN ĐIỂN. Chuyên ngành: Thiết kế Đô thị, Di sản và Phát triển Bền vững Luận văn Thạc sĩ Pháp ngữ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. Prof.Dr. NGUYỄN THÁI HUYỀN 2. prof.Dr. SYLVIE ASSASSIN Hà Nội - Năm 2016 LỜI CÁM ƠN Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS.KTS. Nguyễn Thái Huyền và cô Sylvie Assassin đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô – người đồng hướng dẫn khoa học, TS.KTS. Trần Minh Tùng, TS.KTS. Huỳnh Thị Bảo Châu, PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh và các thầy cô giáo công tác tại Khoa Cao học Pháp ngữ - Đại học Kiến trúc Hà Nội đã hỗ trợ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cám ơn bạn bè, các đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu, tư liệu,.. Tôi xin cám ơn những người thân trong gia đình đã động viên, khuyến khích, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nghiệp luận văn này.   Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016 TỪ HOÀNG VƯƠNG LÂM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã được nêu trong luận văn và được đưa vào phần danh mục tài liệu tham khảo. Tôi cam đoan đã được công bố về hậu quả kỷ luật đối với các trường hợp sao chép hoặc gian dối có chủ ý đối với các dữ liệu khoa học đã thu thập và sử dụng trong luận văn này. Tác giả luân văn TỪ HOÀNG VƯƠNG LÂM MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các hình vẽ, đồ thị, bảng biểu GIỚI THIỆU Lý do lựa chọn đề tài. Mục tiêu của luận văn. Đối tượng và khu vực nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. Giá trị khoa học và thực tiễn của luận văn, Cấu trúc luận văn. NỘI DUNG Chương I Sự hình thành và phát triển của các nhà máy cũ trong khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. 1.1 Bối cảnh hình thành các nhà máy cũ trong trung tâm thành phố Hà Nội.....7 1.1.1.Lịch sử............................................................................................................7 1.1.2. Nguyên tắc bố trí các nhà máy cũ.............................................................8 1.2. Chuyển đổi các nhà máy cũ của Hà Nội: Định hướng quy hoạch và thực tế..................................................................................................................................10 1.2.1. Bản vẽ quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.............10 1.2.2. Quá trình chuyển đổi của các nhà máy cũ.............................................11 1.2.3. Đánh giá việc chuyển đổi các nhà máy cũ tại Hà Nội..........................21 1.3. Những nhà máy cũ - một di sản bị lãng quên của thành phố..........................22 Chương II Khu Công nghiệp cũ Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội 2.1 Hiện trạng............................................................................................................26 2.2 Phân tích và đánh giá ........................................................................................28 2.2.1. Những giá trị di sản..................................................................................28 2.2.2. Cấu trúc không gian.................................................................................29 2.2.3. Một vùng công nghiệp bị ô nhiễm nghiêm trọng.................................41 2.3 Định hướng phát triển trong tương lai của khu công nghiệp Văn Điển.....43 Chương III Tương lai nào cho các nhà máy cũ ở Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội 3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới..........................................................41 3.1.1. Lưu vực Ruhr - Đức................................................................................41 3.1.2. Công viên Olympic London - Anh .....................................................49 3.1.3. Công Viên Zhongshan - Trung Quốc...................................................65 3.1.4. Khu Zone 9 ở Hà Nội.............................................................................69 3.2. Rút ra bài học từ các mô hình chuyển đổi khu công nghiệp cũ..................74 3.3. Một số hướng phát triển cho khu công nghiệp cũ Văn Điển.......................75 KẾT LUẬN. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH STT Tên hình Trang Hình 4, 5 Royal city 07 Hình 6 Hình ảnh nhà máy cơ khí Hà Nội 09 Hình 7 nhà máy cơ khí Hà Nội 2008 10 Hình 8 “ Royal city” thay thế nhà máy cơ khí Hà Nội 2010 10 Hình 9, 10 Time city 11 Hình 12 Time city 14 Hình 13 Nhà máy rượu Hà Nội 17 Hình 14 Nhà máy rượu Hà Nội 18 Hình 15 Nhà máy thuốc lá Thăng Long 18 Hình 16 Bác Hồ thăm nhà máy dệt 8/3 19 Hình 17 Vị trí khu vực nghiên cứu 20 Hình 18 Hiện trạng khu vực nghiên cứu 21 Hình 19 Công nhân nhà máy pin Văn Điển 22 Hình 20 Công nhân nhà máy phân lân Văn Điển 22 Hình 21 Khu tập thể trong KCN Văn Điển 23 Hình 22 Các yếu tố cảnh quan, kiến trúc đặc trưng 24 Hình 23 Đường tàu hỏa 24 Hình 24 Các loại hình nhà 24 Hình 25 Không gian cộng đồng 24 Hình 27 Cây xanh mặt nước trong khu vực nghiên cứu 27 Hình 28 Giao thông 29 Hình 29 Các mối liên hệ giao thông trong khu vực nghiên cứu 30 Hình 30 Hình 31,32 Hình 33 Mặt cắt giao thông điển hình khu vực nghiên cứu 30 Mối liên hệ chặt chẽ với sông Tô Lịch thế kỉ 14 31 Mặt cắt điển hình khu vực nghiên cứu 32 Hình 34 Hình thái đô thị khu vực nghiên cứu 33 Hình 35 Bán kính phục vụ của các công trình công cộng 34 Hình 36 Các đối tượng gây ô nhiễm 35 Hình 39 Hiện trạng môi trường ở Văn Điển 36 Hình 41 Phối cảnh phân khu S5 38 Hình 43 Khu công nghiệp cũ Văn Điển và những không gian đặc trưng: nhà ở, nhà máy, ruộng. 40 Hình 45 Hiện trạng ô nhiễm sông Emscher 42 Hình 47 Hệ thống xử lý nước thải ở Ruhr 44 Hình 48 Chiến lược với sông Emscher 45 Hình 49 Sông Emscher hiện tại 45 Hình 50 Nâng cao giá trị cảnh quan công nghiệp ở Ruhr 46 Hình 51 Làm sống lại những nhà máy bỏ hoang ở Ruhr 46 Hình 52 Cải tạo cảng Duisburg năm 2010 47 Hình 53 Cải tạo thành phố Schüngelberg 47 Hình 54 Những khu ở Eco ở Duisburg. 47 Hình 55 Vị trí công viên Olympic London 49 Hình 56 Cây xanh mặt nước ở công viên Olympic London 50 Hình 57 Hình ảnh trước khi được cải tạo của công viên Olympic 50 Hình 58 Hình ảnh ga Stratford trong công viên Olympic trước khi được cải tạo 51 Hình 59 Hệ thống giao thông đa dạng tại công viên Olympic 52 Hình 60 hệ thống giao thông mềm tại công viên Olympic 53 Hình 61 Ý tưởng chính trong việc thiết kế công viên Olympic 54 Hình 63,63,65 Di sản công nghiệp tại Công viên Olympic 56 Hình 66 Hoạt động tại Công viên Olympic 57 Hình 68 một mô hình nhà điển hình trong công viên Olympic 58 Hình 69 Hiện trạng của Nhà máy đóng tàu Zhongshan 59 Hình 71 Bảo tồn thiên nhiên 61 Hình 72 Phục hồi công viên Zhongshan 61 Hình 73 Tháp nước đã trở thành một điểm nhấn trong công viên 62 Hình 74 Vị trí Zone 9 63 Hình 75 Hiện trạng zone 9 trước khi cải tạo 63 Hình 76 Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của các tòa nhà Zone 9 64 Hình 77, 78, 79 Hình 80 Sự biến đổi của Zone 9 65 Công trình lâu đời nhất Zone 9 trở thành một quán bar 67 Hình 81 Những loài cây có thể sử dụng để lọc ô nhiễm ở Việt Nam 69 Hình 82 Một vài định hướng cho sự chuyển đổi các nhà máy cũ ở Văn Điển 70 Hình 83 Một vài ý tưởng cho sự chuyển đổi các nhà máy cũ ở Văn Điển 71 Hình 84 Giao thông mềm kết nối các khu vực của Văn Điển trong tương lai 72 DANH MỤC BẢN ĐỒ STT Tên hình Trang Hình 1 Các nhà máy cũ ở Hà Nội 01 Hình 2 Quy hoạch tổng thể cho Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 04 Hình 3 Sự biến đổi của nhà máy cũ tại Hà Nội 06 Hình 26 Phân khu S5 - Hà Nội 26 Hình 40 Quy hoạch phân khu S5 37 Hình 42 Định hướng phát triển của các nhà máy cũ Văn Điển 39 Hình 44 Lưu vực Ruhr 42 Hình 46 Dự án chuyển đổi lưu vực Ruhr 43 Hình 62 Quy hoạch tổng thể công viên Olympic 2030 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên hình Trang Hình 11 Ô nhiễm nước và không khí ở nhà máy dệt 8/3 13 Hình 37 Tình trạng ô nhiễm nước thải ở Văn Điển 35 Hình 38 Ô nhiễm không khí 36 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Việc chuyển đổi các nhà máy cũ của thành phố là một xu hướng không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển đô thị. Tại Hà Nội, trong những năm gần đây, các khu công nghiệp, nhà máy cũ dần được thay thế bởi các khu đô thị mới. Khu đô thị hiện đại đã tạo ra một cái nhìn mới và hấp dẫn đối với các thành phố bằng các hoạt động thương mại, hoạt động vui chơi ... Nhưng nó nổi lên vấn đề mới mà chúng ta không thể lường trước được: mật độ cao của dân số, sự chênh lệch về mức sống giữa khu vực cũ và mới, tác động đối với sức khỏe do sinh sống trên các khu công nghiệp bị ô nhiễm.   Do đó, các dự án để thay thế cho các khu công nghiệp cũ, nhà máy cũ phải có định hướng đúng đắn và thích hợp trước khi đưa vào thực tế. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với luận văn này, tôi muốn đóng góp một giải pháp thích hợp để chuyển đổi các khu vực công nghiệp cũ, các nhà máy cũ của Hà Nội. Giải pháp được xây dựng dựa trên việc phân tích các vấn đề nội tại trong việc chuyển đổi các khu công nghiệp cũ, các nhà máy cũ của thành phố Hà Nội. Đồng thời, nó được đúc rút từ việc học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Giải pháp này sẽ đưa ra được một hướng dẫn chung cho việc thực hiện một đồ án chuyển đổi các khu công nghiệp, nhà máy cũ và được minh họa dựa trên việc áp dụng vào đồ án chuyển đổi khu công nghiệp cũ ở Văn Điển. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU Các nhà máy cũ ở Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội Giải thích từ ngữ Các nhà máy cũ: khu vực xây dựng các nhà máy, nhóm nhà máy ở Hà Nội trong giai đoạn phát triển XHCN trước1990. Trong giai đoạn này chưa có định hướng phát triển các nhà máy theo mô hình của các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy cũ này ở Hà Nội phát triển phân tán dưới hình thức của một hay một nhóm các nhà máy. Chúng tạo nên những khu vực được công nghiệp hóa ( khu công nghiệp cũ ) với nhà máy, các khu ở công nhân, hệ thống hạ tầng phục vụ công nghiệp.v.v... Các khu công nghiệp cũ có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử cũng như kiến trúc . Chúng đã gắn bó với lịch sử phát triển của thành phố. Chúng là minh chứng cho một giai đoạn phát triển của thành phố trong quá khứ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng một số phương pháp dưới đây: - Phương pháp thu thập thông tin: Nghiên cứu được tiến hành tại các khu công nghiệp Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội. Các quy định và các quyết định của chính phủ trong lĩnh vực kế hoạch và xây dựng đô thị. - Phương pháp thực tế: Khảo sát đánh giá tình hình hiện tại. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát và phỏng vấn người dân. GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Đề xuất một giải pháp phù hợp với các dự án chuyển đổi các nhà máy cũ của Hà Nội. Nó rất hữu ích để giúp thành phố nhận thấy giá trị di sản của các nhà máy cũ trước khi quá muộn. Đó là điều cần thiết trong quá trình đô thị hóa hiện nay. 1 CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NHÀ MÁY CŨ TRONG KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1.1. Bối cảnh hình thành các nhà máy cũ trong khu vực trung tâm thành phố Hà Nội Hình1: Các nhà máy , khu công nghiệp của Hà Nội 2 Lịch sử của các nhà máy, khu công nghiệp của Hà Nội bắt đầu khi người Pháp xây dựng và hiện đại hóa thành phố cho đến nay. Trong hình 1, chúng ta có thể thấy sự phát triển của các nhà máy, khu công nghiệp tại Hà Nội được chia thành ba giai đoạn chính: - 1888, sự hiện diện chính thức của Pháp tại Hà Nội đánh dấu sự ra đời của nhà máy đầu tiên để đáp ứng nhu cầu phát triển và hiện đại hóa của thành phố, chẳng hạn như nhà máy nước, nhà máy điện, nhà máy sản xuất muối ... -Thời kì phát triển XHCN: sau khi cuộc chiến tranh chống Pháp, miền Bắc đã tập trung vào việc phát triển kinh tế và quân sự. Đây là một giai đoạn phát triển nhanh chóng tại Hà Nội. Từ năm 1960 đến năm 1980, chín khu công nghiệp đã được thành lập tại Hà Nội. Bao gồm Thượng Đình ở phía tây của Hà Nội; Văn Điển, Pháp Vân, Cầu Bươu và Giáp Bát-Trương Định, Minh Khai-Vĩnh Tuy phía đông, Cầu Đuống ở bờ bắc của sông Hồng; Chèm và Đông Anh ở phía bắc, Cầu Diễn, Mai Dịch ở phía tây bắc của Hà Nội. Trong tỉnh Hà Tây cũ, có các khu công nghiệp tại Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn chưa có sự phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước và xử lý nước thải bên trong và bên ngoài các khu công nghiệp, nhà máy này. - Trong nửa sau của năm 1990, nhờ vào các chính sách về việc thành lập các khu công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài, sáu khu công nghiệp đã được thành lập: Nội Bài Thăng Long (còn được gọi là Bắc Thăng Long) và Nam Thăng Long ở các vùng ngoại ô phía bắc, và Sài Đồng A, B Sài Đồng và Đại Từ ở các vùng ngoại ô phía đông dọc theo quốc lộ 5. Tất cả đều ở phía bắc sông Hồng. khu vực công nghiệp cũ ở vùng ngoại ô đã được mở rộng để kết hợp với các khu công nghiệp mới. Dần dần, các nhà máy và khu công nghiệp cũ của trung tâm thành phố đã được loại bỏ. Hiện nay, tổng số các khu công nghiệp tại Hà Nội là 17.  Tuy nhiên, việc thay thế các khu công nghiệp cũ, các nhà máy trong thành phố cho thấy những vấn đề mới gây ra sự mất ổn định về cấu trúc của thành phố Hà Nội. 1.1.2. Nguyên tắc quy hoạch  Nhìn vào hình 1, có thể nhìn thấy rõ ràng logic quy hoạch của các nhà máy, khu công nghiệp tại Hà Nội. Chúng có liên quan chặt chẽ đến các đầu mối giao thông như đường giao thông, sông. Trong thời thuộc địa, các nhà máy, khu công nghiệp nằm trong khu vực trung tâm của Hà Nội và gần với các tuyến đường lớn như Tràng Tiền, Quốc lộ 1A và sông Hồng để tạo thuận lợi cho thương mại và vận tải. Trong thời kỳ XHCN, các khu công nghiệp được xây dựng ở khu vực ngoại thành. Chúng thường được kết nối với các tuyến đường lớn như đường quốc 3 lộ. Đặc biệt, các nhà máy, khu công nghiệp của thời kỳ này đều nằm bên cạnh dòng sông trong thành phố để tạo thuận lợi cho việc thải các chất thải, nước thải công nghiệp trực tiếp ra sông. Cách quy hoạch này đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các con sông của Hà Nội hiện nay. Trong nửa sau của năm 1990, các khu công nghiệp nằm xa trung tâm thành phố. Chúng được tổ chức dưới hình thức khu công nghiệp tập trung (KCN). Chúng gần kề với các trục giao thông lớn để thuận lợi cho vận chuyển. 4 1.2. Chuyển đổi các nhà máy cũ của Hà Nội: Định hướng quy hoạch và thực tế 1.2.1. Quy hoạch tổng thể cho Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Hình 2: Quy hoạch tổng thể cho Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Nguồn: Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố Hà Nội 5 Về vấn đề của các khu công nghiệp, định hướng trong quy hoạch tổng đã chỉ rõ:  -Từng bước di chuyển cáckhu công nghiệp cũ ở trung tâm của Hà Nội như: khu vực cũ công nghiệp Cao Xa La, Cầu Diễn, Minh Khai.etc. đến vị trí mới đã được xác định trong quy hoạch. Chuyển đổi chúng thành các khu dịch vụ, công cộng của thành phố . Xây dựng 3 khu công nghiệp mới với diện tích khoảng 7.000-8.000 ha (đến năm 2030) bao gồm: Khu công nghiệp: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, bắc Từ Liêm (4000 - 4500ha) - Khu vực này sẽ phát triển ngành công nghiệp nặng, kho bãi, dịch vụ hậu cần kết hợp với các sân bay quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng. Khu công nghiệp: Thường Tín - Phú Xuyên Nam (1000 -1500 ha) - Khu vực này sẽ phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp đa ngành gắn với vùng nông nghiệp phía Nam Hà Nội và đầu mối giao thông Đỗ Xá và Quan Sơn, các hành lang kinh tế bắc-nam dọc theo tuyến đường 1A. Các ngành công nghiệp công nghệ cao ở Hòa Lạc, công nghiệp chế biến, đa ngành ở Xuân Mai, Miếu Môn (khoảng 2.000 ha) gắn kết với đường Hồ Chí Minh.  Phát triển nghề thủ công - làng nghề truyền thống kết hợp với các hoạt động nông nghiệp,hoạt động bảo tồn và du lịch. Đồng thời, có kế hoạch bảo vệ môi trường. 1.2.2. Các hình thức chuyển đổi của các nhà máy cũ.  Ngày càng có nhiều khu đô thị, các tòa nhà được xây dựng trên đất di dời của các nhà máy cũ tại Hà Nội. Điều đó gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc thành phố. Quyết định số 130 / QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ 23/01/2015 ghi rõ: “việc di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm được áp dụng trong 11 quận của Hà Nội. Việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, cơ quan đơn vị được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị; không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch. “Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên và môi trường Hà Nội, trong 41 cơ sở sản xuất công nghiệp sau khi di dời, đã có 24 cơ sở đã được chuyển giao cho các tòa nhà, văn phòng. Các vị trí còn lại được một phần chuyển sang xây dựng trường học, nhưng diện tích nhỏ, chỉ đủ để xây dựng trường mẫu giáo.   Việc thay thế các nhà máy cũ bằng các công trình cao tầng đã dẫn đến những hậu quả không thể kiểm soát được. Chúng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc, hạ tầng đô thị của thành phố. Chúng ta có thể thấy rõ qua việc phân tích các ví dụ cụ thể sau đây. 6 Hình 3: Sự biến đổi các nhà máy cũ tại Hà Nội 7 Trường hợp Royal city Royal city - 72A- Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội Hình 4: Royal city là nhà máy cơ khí Hà Nội trước đây Nguồn: Google earth / minh họa: tác giả Hình 5: Royal city 2016 Nguồn: Google earth / minh họa: tác giả 8 Royal city /Dân số: 13.000 người Royal City được xây dựng trên khu đất của nhà máy cơ khí Hà Nội với tổng diện tích 16,9 ha. Nhà máy được thành lập năm 1958 với mục đích để sản xuất máy móc cho ngành công nghiệp Bắc Việt Nam. nó đánh dấu một bước tiến quan trọng trong kỹ thuật cơ khí ở miền bắc trong chiến tranh.  Theo công bố của sở quy hoạch thành phố Hà Nội 1/7/2010 : “ Khu đất là Nhà máy Cơ khí Hà Nội có tổng diện tích 16,9 ha, theo quy hoạch xây dựng một khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng, chất lượng cao, khớp nối với khu dân cư hiện có. Trong đó, hơn 1ha dành xây dựng trường học, nhà trẻ. Các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch có kiến trúc hiện đại gồm văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, căn hộ cho thuê. Ba ô đất có tổng diện tích hơn 33.100m2 được dành để xây dựng nhà ở chung cư với tầng cao công trình tối đa là 35 tầng. Các tòa nhà chung cư dự kiến sẽ có 3 tầng hầm. Tầng 1 và 2 được sử dụng làm dịch vụ công cộng. Mỗi nhóm nhà ở đều có diện tích dành để trồng cây xanh, thảm cỏ kết hợp với sân chơi”. * Vấn đề về quy hoạch   Tuy Nhiên, Công trình Royal city đã không đạt được những tiêu chí ban đầu đã được công bố đồng thời gây nên những vấn đề không mong muốn đối với quy hoạch của thành phố. Sai phạm so với công bố quy hoạch ban đầu: Khu đô thị royal city là một kết cấu khổng lồ bằng bê tông với 5 tầng hầm và các tòa nhà cao trên 30 tầng. Diện tích cây xanh, mặt nước ít ỏi chỉ có tác dụng về trang trí, không thể tạo nên một tác động tích cực nào về đa dangh sinh học hay góp phần cải thiện môi trường.   Việc khớp nối các khu dân cư bị quên lãng hoàn toàn. Khu dân cư cũ và royal city được ngăn cách bằng hàng rào bêtông. Các tiện ích công cộng như trường học, nhà trẻ cũng chỉ để phục vụ cho nhu cầu và mức sống của người dân sinh sống tại đây. Học phí rất đắt1: 2130 EUR( 52 triệu VND)/ kì học đối với nhà trẻ, 1350 EUR (33 triệu VND)/kì học của trường tiểu học. Trong khi mức thu nhập bình quân của người Việt Nam2 là 1990 EUR/ năm ~ 166 EUR ( 3,8 triệu VND)/ tháng. * Vấn đề cơ sở hạ tầng Royal City đã mang lại một số lợi ích cho các thành phố: lợi ích kinh tế, đáp ứng nhu cầu việc làm, nhà ở cho 15.000 người. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực cũng dần được bộc lộ. Nó bao gồm: áp lực về mật độ dân số. Việc thay thế nhà máy bằng một khu dân cư là nguyên nhân khiến mật độ dân số tăng nhanh. nó gây ra áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng.Ví dụ như: Hệ thống giao thông bị quá tải bởi sự tăng nhanh của một lượng lớn phương tiện đế từ các khu dân cư 1 2 Báo cáo tài chính Vinschool năm 2015-2016 Báo cáo của tổ chức lao động thế giới ILO về tiền lương 2014/15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất