Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Skkn một số biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3...

Tài liệu Skkn một số biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3

.DOC
42
102
66

Mô tả:

1.1. Thực trạng của vấn đề: Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy nhằn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của ngành Giáo dục, đặc biệt là bậc giáo dục Tiểu học. Đang tiến tới những thay đổi căn bản về thực hiện chương trình Sách giáo khoa mới, một chương trình thống nhất trong cả nước để đáp ứng đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bậc Tiểu học với những đặc thù riêng, lại là bậc học đầu tiên, là nền tảng cho mọi sự phát triển nên nó vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Ở Tiểu học có nhiều môn học và một trong những môn học cơ bản đó là môn Tiếng Việt. Đây là môn học đặc biệt bởi nó gồm nhiều phân môn, ở mỗi phân môn cụ thể lại có nội dung, phương pháp, cách thức dạy học khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau theo một lô gíc nhất định: Phân môn này chuẩn bị cho phân môn kia, những kỹ năng của phân môn này hỗ trợ cho phân môn kia cùng nhằm đạt mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đó là: Giúp HS hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng dấu câu trong Tiếng Việt vận dụng (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp; Cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam. Đồng thời, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam thời đại mới. Như vậy, cùng với một số môn học khác thì dạy môn Tiếng Việt là cực kỳ quan trọng, nó là nền móng xây dựng lên lâu đài văn hoá cho mọi người. Thông qua các bài học, bài tập phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, Tiếng Việt còn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản như so sánh, phân tích, tư duy, tưởng tượng. Ngoài ra Tiếng Việt còn là một trong các phương tiện để học tốt các môn học khác . Phần Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong Tiếng Việt. Nó cung cấp hệ thống các từ ngữ, cấu tạo câu...qua các bài luyện tập. Dạng bài tập của luyện từ và câu lớp 3 mà xuyên suốt cả quá trình học đó là dạng bài về dấu câu. Dấu câu có vị thế không nhỏ trong lượng kiến thức cần chiếm lĩnh của học sinh . Học tốt mảng " Dấu câu" sẽ có tác động tốt khi học phân môn tập đọc (có kỹ năng sử dụng dấu câu sẽ biết cách ngắt, nghỉ câu văn, câu thơ đúng chỗ, ngược lại biết đọc đúng, ngắt, nghỉ đúng chỗ sẽ dần dần hoàn thành kỹ năng sử dụng dấu câu). Ngoài ra học tốt mảng "dấu câu" còn là điều kiện quan trọng để học sinh viết câu văn, đoạn văn với ý tứ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc khi học môn Tập làm văn. Có thể thấy, với những thay đổi căn bản và sự nỗ lực không ngừng thì chất lượng giáo dục đào tạo đang có những bước ổn định và đem lại hiệu quả thiết thực. Trước những khó khăn mà thầy và trò trường Tiểu học .... đang gặp phải ở mỗi tiết Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội…tôi luôn băn khoăn, trăn trở xem: Làm thế nào để các em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đúng được câu, hoặc một văn bản hoàn chỉnh đạt được yêu cầu như mong muốn? Nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3” để nghiên cứu. Hy vọng thầy và trò sẽ đạt kết quả tốt hơn!
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .... TRƯỜNG TIỂU HỌC ....  SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH LỚP 3 LĨNH VỰC : TIẾNG VIỆT HỌ VÀ TÊN: .... CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN NĂM HỌC : 2018 - 2019 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục và Đào tạo Kim Động Tôi là: .... Ngày, tháng, năm sinh: 03/07/1971 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học .... Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học ....”. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng việt lớp 3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9 năm 2017 1. Bản chất của sáng kiến: * Nội dung sáng kiến: Sáng kiến đã hệ thống những lý luận về hoạt động rèn học sinh kĩ năng sử dụng dấu câu trong dạy học Tiếng Việt lớp 3 theo mô hình trường học mới; Nêu được những khó khăn mà các GV và HS trường tiểu học .... gặp phải trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động học. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó để phát huy năng lực học sinh , nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay. Ngoài phần mở đầu và kết luận, trọng tâm chính của đề tài là các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà các GV gặp phải trong quá trình dạy học sinh sử dụng dấu câu ở môn Tiếng Việt lớp 3. Đó là:  Dạng bài thứ nhất: Kiểu bài điền một loại dấu trong câu Biện pháp 1: Giáo viên đặt những câu hỏi phù hợp giúp học sinh phát hiện ra chỗ cần đặt dấu câu Biện pháp 2: Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi theo nhóm nhỏ để tự phát hiện ra các chỗ sai cần đặt dấu trong câu. Biện pháp 4: Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi tập trung.  Dạng bài thứ hai: Kiểu bài điền dấu cuối câu. *Dạng bài ngắt một đoạn thành các câu rồi viết lại cho đúng chính tả. Biện pháp 1: Đặt mỗi câu hỏi phù hợp với nội dung ý nghĩa của các câu trong đoạn để giúp học sinh phát hiện ra đoạn gồm mấy ý. Biện pháp 2: Sử dụng sơ đồ hỗ trợ học sinh tìm kiếm các ý tương ứng với các câu trong đoạn. Biện pháp 3: Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh Biện pháp 4: Sử dụng trò chơi tập trung. *Dạng bài điền dấu câu thích hợp trên một đoạn với các câu đã được phân các sẵn với những ô trống hay không có ô trống. +Kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu cuối câu Biện pháp 1: Cho học sinh trao đổi theo cặp hay theo nhóm nhỏ để đoán xem qua các câu, người viết muốn kể lại sự việc; hỏi để biết điều đó; hay bày tỏ cảm xúc, ra lệnh, yêu cầu... Biện pháp 2: Giáo viên dùng các thẻ từ trình bày những mục đích sử dụng khác nhau của câu, yêu cầu học sinh chọn một mục đích thích hợp rồi dựa vào nội dung câu đang tìm đó ghi dấu câu tương ứng với mục đích sử dụng ấy. Biện pháp 3: GV trình bày lên bảng ba loại dấu cuối câu , yêu cầu học sinh chọn dấu thích hợp rồi dựa vào nội dung câu giải thích vì sao chọn dấu ấy. +Kiểu bài yêu cầu điền nhiều loại dấu cuối câu Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm được tác dụng của dấu chấm hỏi trong câu trần thuật. Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm được tác dụng của dấu chấm hỏi trong câu nghi vấn. Biện pháp 3: Giúp học sinh nắm được tác dụng của dấu hai chấm  Dạng bài thứ ba: Kiểu bài hỗn hợp – điền dấu cuối câu và dấu trong câu. * Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến đã được áp dụng vào dạy học môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ở trường tiểu học .... năm học 2017-2018 và đã mang lại kết quả khả quan. Sáng kiến có thể áp dụng vào tất cả các khối lớp 3 ở các trường tiểu học trong toàn huyện Kim Động và các trường tiểu học trên toàn quốc đang trong giai đoạn dạy học theo hướng đổi mới hiện nay. 2. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thứ nhất: Về phía giáo viên - Trước hết GV phải là tấm gương sáng cho HS noi theo về tinh thần tự giác, tích cực và ý thức hợp tác trong công việc; Phải có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng và phải tâm huyết với nghề, yêu thương con trẻ. Thứ hai: Về phía học sinh - Lớp học không quá đông ( Chỉ từ 25- 30 học sinh); HS phải có ý thức trách nhiệm trong học tập, có tinh thần tự giác, tích cực, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình; Phải biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của người khác, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt. Thứ ba: Về cơ sở vật chất: - Lớp học phải có không gian thoáng, rộng, bàn ghế dễ di chuyển, dễ sắp xếp; Có đầy đủ các phương tiện và đồ dùng dạy học như: máy tính, máy chiếu, bảng phụ và các đồ dùng cần thiết khác; Có đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để học sinh tự nghiên cứu. 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến * Đối với GV: - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và nâng cao kĩ năng tổ chức điều hành các hoạt động tập thể cho GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. - Tạo điều kiện để GV mạnh dạn và tự tin khi tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới; Tháo gỡ được những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải. - GV quan tâm nhiều hơn đến mọi đối tượng học sinh; Biết hướng dẫn mọi đối tượng HS biến quá trình học thành quá trình tự học. Như thế, mối quan hệ thầy- trò được cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân thiện, cởi mở. * Đối với HS: - Chất lượng HS cũng từng bước được nâng lên, HS chủ động, tự giác và tích cực hơn trong học tập, bồi dưỡng tình yêu thích viết văn cho học sinh. Nếu sáng kiến này được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường thì chắc chắn chất lượng dạy và học của thầy - trò sẽ ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Vậy kính đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Động xem xét, công nhận. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật. Nếu có sai sót xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. ...., ngày 15 tháng 01 năm 2019 Người làm đơn Trần Thị Thủy SƠ LƯỢC LÍ LỊCH Họ và tên: .... Ngày, tháng, năm sinh: 03/07/1971 Nơi sinh: Đặng Lễ - Ân Thi – Hưng Yên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học .... Chức vụ: Giáo viên + Chủ tịch Công đoàn Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học Năm nhập ngành: 1997 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp hình thành kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3. ” Lĩnh vực nghiên cứu: Tiếng Việt lớp 3 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018 Thời gian thực nghiệm: Năm học 2018 - 2019 MỤC LỤC Nội dung 1. Đặt vấn đề 1.1. Thực trạng của vấn đề 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2. Phương pháp tiến hành 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc Trang 8 8 8 9 9 10 10 10 nghiên cứu tìm giải pháp của đề tài 2.2. Thực trạng của dạy và học phần dấu câu 3. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo giải pháp 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.2. Thời gian tạo ra giải pháp PHẦN II. NỘI DUNG 1. Mục tiêu của đề tài 2. Một số dạng bài nhằm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho HSL3 2.1. Dạng thứ nhất: Kiểu bài điền một loại dấu trong câu 2.2. Dạng thứ hai: Kiểu bài điền dấu cuối câu 2.3. Dạng thứ ba: Kiểu bài hỗn hợp - điền dấu cuối câu và dấu trong câu PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Những nhận định chung 2. Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình 11 13 13 13 14 14 15 15 26 33 37 37 37 nghiên cứu và thực hiện 3. Một số ý kiến đề xuất 3.1. Về phía nhà trường 3.2. Về phía giáo viên 4. Tài liệu tham khảo 38 38 38 40 PHẦN I. MỞ ĐẦU PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Thực trạng của vấn đề: Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy nhằn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của ngành Giáo dục, đặc biệt là bậc giáo dục Tiểu học. Đang tiến tới những thay đổi căn bản về thực hiện chương trình Sách giáo khoa mới, một chương trình thống nhất trong cả nước để đáp ứng đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bậc Tiểu học với những đặc thù riêng, lại là bậc học đầu tiên, là nền tảng cho mọi sự phát triển nên nó vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Ở Tiểu học có nhiều môn học và một trong những môn học cơ bản đó là môn Tiếng Việt. Đây là môn học đặc biệt bởi nó gồm nhiều phân môn, ở mỗi phân môn cụ thể lại có nội dung, phương pháp, cách thức dạy học khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau theo một lô gíc nhất định: Phân môn này chuẩn bị cho phân môn kia, những kỹ năng của phân môn này hỗ trợ cho phân môn kia cùng nhằm đạt mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đó là: Giúp HS hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng dấu câu trong Tiếng Việt vận dụng (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp; Cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam. Đồng thời, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam thời đại mới. Như vậy, cùng với một số môn học khác thì dạy môn Tiếng Việt là cực kỳ quan 3 trọng, nó là nền móng xây dựng lên lâu đài văn hoá cho mọi người. Thông qua các bài học, bài tập phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, Tiếng Việt còn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản như so sánh, phân tích, tư duy, tưởng tượng. Ngoài ra Tiếng Việt còn là một trong các phương tiện để học tốt các môn học khác . Phần Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong Tiếng Việt. Nó cung cấp hệ thống các từ ngữ, cấu tạo câu...qua các bài luyện tập. Dạng bài tập của luyện từ và câu lớp 3 mà xuyên suốt cả quá trình học đó là dạng bài về dấu câu. Dấu câu có vị thế không nhỏ trong lượng kiến thức cần chiếm lĩnh của học sinh . Học tốt mảng " Dấu câu" sẽ có tác động tốt khi học phân môn tập đọc (có kỹ năng sử dụng dấu câu sẽ biết cách ngắt, nghỉ câu văn, câu thơ đúng chỗ, ngược lại biết đọc đúng, ngắt, nghỉ đúng chỗ sẽ dần dần hoàn thành kỹ năng sử dụng dấu câu). Ngoài ra học tốt mảng "dấu câu" còn là điều kiện quan trọng để học sinh viết câu văn, đoạn văn với ý tứ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc khi học môn Tập làm văn. Có thể thấy, với những thay đổi căn bản và sự nỗ lực không ngừng thì chất lượng giáo dục đào tạo đang có những bước ổn định và đem lại hiệu quả thiết thực. Trước những khó khăn mà thầy và trò trường Tiểu học .... đang gặp phải ở mỗi tiết Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội…tôi luôn băn khoăn, trăn trở xem: Làm thế nào để các em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đúng được câu, hoặc một văn bản hoàn chỉnh đạt được yêu cầu như mong muốn? Nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3” để nghiên cứu. Hy vọng thầy và trò sẽ đạt kết quả tốt hơn! 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Giúp học sinh có khả năng tự phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức, một cách sáng tạo, linh hoạt, có khả năng phân tích , tổng hợp tìm cách sử dụng dấu câu cho hợp lý. Biết kết hợp lý thuyết và thực hành, vận dụng vào thực tế. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp Hình thành kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học ..... 4 Là những dạng bài tập thuộc mạch kiến thức " Hình thành kỹ năng sử dụng dấu câu ” trong chương trình lớp 3 ở trường Tiểu học. 1.3.2. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên và học sinh lớp 3 trường tiểu học ..... 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy sử dụng dấu câu trong môn Tiếng Việt lớp 3 ở trường Tiểu học ..... - Đề xuất một số biện pháp Hình thành kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học .... . - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu và rút ra các bài học kinh nghiệm trong dạy học Tiếng Việt lớp 3. 2. Phương pháp tiến hành 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu tìm giải pháp của đề tài 2.1.1. Mục tiêu dạy học Tiếng Việt lớp 3 nhằm: 1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. (Nghe, nói, đọc,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. 2) Củng cố cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. 3) Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.1.2. Nội dung, chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 Sách hướng dẫn học Tiếng Việt gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2 tuần( trừ chủ điểm Ngôi nhà chung học trong 3 tuần), cụ thể như sau: * Tập I gồm 8 chủ điểm: * Tập II gồm 7 chủ điểm: 5 Tuần 1 + 2: Măng non Tuần 19 + 20: Bảo vệ Tổ quốc Tuần 3 + 4: Mái ấm Tuần 21 + 22: Sáng tạo Tuần 5 + 6: Tới trường Tuần 23 + 24: Nghệ thuật Tuần 7 + 8: Cộng đồng Tuần 25 + 26: Lễ hội Tuần 9 Tuần 27 : Ôn tập GHKI : Ôn tập GHKII Tuần 10 + 11: Quê hương Tuần 28 + 29: Thể thao Tuần12 + 13: Bắc – Trung – Nam Tuần 30 + 31+32: Ngôi nhà chung Tuần 14 + 15: Anh em một nhà Tuần 33 + 34: Bầu trời và mặt đất Tuần 16 + 17: Thành thị - Nông thôn Tuần 35 Tuần 18 : Ôn tập cuối HKII : Ôn tập cuối HKI 2.2.3. Thực trạng của dạy và học phần dấu câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 ở trường Tiểu học .... Qua dự giờ thăm lớp, phỏng vấn các GV dạy lớp 3 ở trường Tiểu học .... tôi thấy, trong dạy học Tiếng Việt lớp 3, phần sử dụng dấu câu GV và HS trường Tiểu học .... đã có những thành tựu và hạn chế như sau: * Đối với GV: Giáo viên tuy có nhiều cố gắng, đạt được mô ̣t số thành công song cũng còn những điểm hạn chế nhất định. Trong giảng dạy giáo viên chưa thực sự chú tâm vào việc rèn kỹ năng sử dụng dấu câu. Thể hiện qua việc khi dạy các bài tập về dấu câu rất lúng túng lựa chọn hình thức tổ chức, việc tìm con đường giúp học sinh tiếp cận với lời giải đúng một cách ngắn, nhanh ,dễ hiểu nhất là rất khó khăn. Phần lớn thường sa vào giảng giải hoặc ấn định hoặc "bơm " sẵn cho học sinh mà không giúp các em vận dụng kiến thức ở các bài tập dạng khác , ở các phân môn khác để giải quyết vấn đề . Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học đang được phổ biến rộng rãi, đặc trưng chủ yếu của phương pháp là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh tự tìm ra kiến thức. Điều đó không có nghĩa là trong việc cung cấp kiến thức mới về dấu câu giáo viên bỏ mặc cho học sinh tự đọc đề bài, tự tìm hiểu, tự chia sẻ, tự làm và tự trình bày bài theo ý hiểu. Một số giáo viên cứ thấy học sinh làm được bài tập là được mà không quan tâm và 6 biết rằng em đó thực chất có hiểu nội dung bài tập đó nói gì không? Hay có phải thực chất em đó làm được bài tập đó không? Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn kĩ năng đọc đề bài của học sinh. Hoặc có giáo viên vẫn áp dụng cách dạy cũ: Thầy giảng – Trò nghe, chưa chủ động thiết kế bài giảng mà còn phụ thuộc vào tài liệu hướng dẫn giáo viên, sách thiết kế, dẫn đến không xác định được trọng tâm. Mặt khác, khi dạy hình thành các loại dấu câu, giáo viên chưa chú ý hướng dẫn HS theo quy trình nên hầu như học sinh không có thói quen phân tích bài tập mà chủ yếu dựa vào GV dẫn đến việc giáo viên dạy theo kiểu áp đặt, không phát huy được tính tích cực của HS. * Đối với HS: Bài tập về sử dụng dấu câu là dạng bài khó đối với học sinh Tiểu học. Nhiều em làm tốt dạng bài điền từ nhưng sang dạng bài này các em vẫn không tiếp thu được, các em chỉ nắm (biết) cách làm bài tập ngay ở trên lớp dưới sự hướng dẫn , giúp đỡ của giáo viên, song khi rèn kĩ năng thực hành hay vận dụng vào thực tế thì còn rất nhiều hạn chế. Tại sao vậy? * Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Nguyên nhân thứ nhất: Do vốn từ ngữ, vốn sống thực tế của các em còn nhiều hạn chế, các em không hiểu quan hệ giữa các yếu tố nêu trong bài tập dẫn đến các em không phân tích được bài tập. - Nguyên nhân thứ hai: Do tâm lý bản thân các em cho đó là dạng bài khó nên không đọc kĩ bài tập, không tự suy luận được yêu cầu bài tập đặt ra là gì ? khi không suy nghĩ được cách dùng dấu câu nào thì không mày mò làm tiếp hoặc làm đại khái qua loa, từ từ dẫn đến chuyện không làm được các bài tập về dấu câu. - Nguyên nhân thứ ba: Từ việc không hiểu cách dùng dấu câu phù hợp trong khi viết sẽ dẫn đến sự không rõ ràng mạch lạc trong khi nói, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do chủ quan. Ngoài ra, còn có những trường hợp học sinh hiểu bài nhưng còn lúng túng trong cách diễn đạt và trình bày. Tìm hiểu được những nguyên nhân trên, tôi tiến hành khảo sát chất lượng lớp 3B năm học 2017 – 2018. 7 3. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo giải pháp 3.1. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, quan sát thực tiễn, đánh giá thực trạng dạy học dấu câu ở lớp 3 trong môn Tiếng Việt ở trường tiểu học ..... - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất. 3.2. Thời gian tạo ra giải pháp Năm học 2016-2017: Nghiên cứu lý luận, quan sát thực trạng và hệ thống những tồn tại hạn chế của GV và HS trong quá trình dạy học dấu câu lớp 3. Năm học 2017-2018: Đề xuất và áp dụng các biện pháp vào thực tế dạy học phần dấu câu ở lớp 3B trường tiểu học ..... Năm học 2018-2019: Viết báo cáo sáng kiến. 8 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Mục tiêu của đề tài Ở môn Tiếng Việt, một trong những tiêu chí lựa chọn nội dung, mục đích dạy học đó là rèn kỹ năng giao tiếp. Muốn giao tiếp tốt học sinh phải có kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Từ việc hiểu cách dùng dấu câu phù hợp trong khi viết sẽ dẫn đến sự rõ ràng mạch lạc khi nói . Song thực tế giảng dạy nhiều giáo viên chưa thực sự chú tâm vào việc rèn kỹ năng sử dụng dấu câu. Thể hiện qua việc khi dạy các bài tập về dấu câu rất lúng túng lựa chọn hình thức tổ chức, việc tìm con đường giúp học sinh tiếp cận với lời giải đúng một cách ngắn, nhanh ,dễ hiểu nhất là rất khó khăn .Phần lớn thường sa vào giảng giải hoặc ấn định hoặc "mồi " sẵn cho học sinh mà không giúp các em vận dụng kiến thức ở các bài tập dạng khác , ở các phân môn khác để giải quyết vấn đề . Mặt khác, về phía học sinh lớp 3 do còn nhỏ nên khả năng tư duy, khả năng phân tích chưa cao nên khi gặp các dạng bài tập về dấu câu các em thường không có hứng thú nhiều. Các em thường chờ đợi sự gợi ý của giáo viên, hoặc tuỳ tiện dùng bất kỳ dấu câu nào vào bất cứ chỗ nào mà không cần cân nhắc tại sao lại điền dấu đó. Chính vì thế ,đôi khi chúng ta thường hay gặp những bài làm với cách đặt dấu câu đó, đọc lên thấy lủng củng, nghiã của câu cũng thay đổi hoàn toàn so với văn bản gốc. Với một số em khá, giỏi gặp bài khó, phức tạp một chút là làm bài có thể đúng nhưng bài làm đó thường dựa vào cảm tính, phỏng đoán chứ không có kỹ năng phân tích nên khi giáo viên hỏi về lý do đặt dấu câu đó thì các em giải thích một cách theo cảm tính em hiểu thế thì em dùng dấu câu đó, không có cơ sở . Xuất phát từ mục đích cần đạt được của môn Tiếng Việt, xuất phát từ những khó khăn gặp phải của giáo viên, đặc biệt xuất phát từ thực tế học sinh, tôi rất trăn trở và đã cố gắng suy nghĩ để khi dạy và học phần dấu câu, với giáo viên mở được con đường bằng phẳng nhất để các em đi, với học sinh tạo được hứng thú khi học và có kỹ năng làm được các bài tập về dấu câu. 9 Sau khi áp dụng vào lớp 3 có hiệu quả , tôi xin mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc "Hình thành kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3" để các thầy cô tham khảo và góp ý, bổ sung thêm. 2. Một số dạng bài nhằm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3. 2.1. Dạng thứ nhất: KIỂU BÀI ĐIỀN MỘT LOẠI DẤU TRONG CÂU. Như đã nói ở trên, dấu trong câu gồm dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy....Trong các loại dấu này, ở chương trình lớp 3 tập trung nhiều và chủ yếu là dấu phẩy. Dấu phẩy có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình viết văn của học sinh. Khi hướng dẫn học sinh sử dụng dấu phẩy điều đầu tiên tôi cần làm đó là giúp học sinh nhận ra chức năng của dấu phẩy được thể hiện trong câu. Dấu phẩy ngăn cách các danh từ, cụm danh từ ,động từ, cụm động từ ...đi liền nhau trong câu, ngăn cách các trạng ngữ với bộ phận chính của câu...vv.Tuy nhiên theo chương trình thay sách lớp 3 thì các khái niệm về danh từ , động từ ...trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ không được giới thiệu tường minh mà được thể hiện thông qua việc nhận diện mẫu câu với những bộ phận chính được diễn đạt dưới dạng các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Là gì? Làm gì? Như thế nào?. Với bộ phận phụ (trạng ngữ) diễn đạt qua các câu hỏi: Ở đâu? Khi nào? Để làm gì? Vì sao?. Do vậy, khi tiến hành các biện pháp dạy học các bài tập sử dụng dấu câu, giáo viên cần lưu ý học sinh các điểm sau: *Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu, cụ thể là : - Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ của câu với bộ phận chính của câu.Thông thường, bộ phận trạng ngữ bao giờ cũng ngăn cách với bộ phận chính của câu bởi dấu phẩy. Vì vậy việc dạy xác định bộ phận phụ của câu là quan trọng. Từ ngữ trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Khi nào?... Ví dụ trong bài 6C SHDHTV3 tập 1A trang 5: Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường . - Đánh dấu ranh giới giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu: 10 (Đối với câu có nhiều chủ ngữ - dấu phẩy ngăn cách giữa các chủ ngữ; Đối với câu có nhiều vị ngữ - dấu phẩy ngăn cách giữa các vị ngữ). Ví dụ trong bài 19ASHDHTV3 tập 2A trang 5: Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. + Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống , lấy cái nón của má đội lên đầu.( bài Cô giáo tí hon SHDHTV3trang ). - Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. Ví dụ trong bài Nhớ buổi đầu đi học SHDHTV3 tập 1A trang 5: Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép ( chức năng này ít được sử dụng ở các bài tập về dấu câu ở lớp 3) Ví dụ trong bài 19A HDDCB2 SHDHTV3 tập 2A trang 5: Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt . Sau khi nắm vững các điều cần lưu ý , giáo viên áp dụng vào việc thực hiện các bài tập điền dấu trong câu tôi đưa ra một số biện pháp như sau: * BIỆN PHÁP1: Giáo viên đặt những câu hỏi phù hợp giúp học sinh phát hiện ra chỗ cần đặt dấu câu. Ví dụ bài 6C SHDHTV3 tập1trang 79: Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a) Ông em bố em và chú em đều là thợ mỏ. b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan trò giỏi. c) Nhiệm vụ của Đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy tuân theo Điều lệ đội và giữ gìn danh dự Đội. GV: Ông em - bố em - chú em GV:Vậy chúng ta có thể đặt dấu phẩy ở đâu? HS: Ông em, bố em và chú em. Ngay ở câu a , tôi đã lưu ý và giúp học sinh hiểu :Dùng dấu phẩy để tách các từ chỉ sự vật(chỉ người )đứng liền nhau trong câu. 11 Trường hợp giữa các cụm từ có từ "và" liên kết thì không cần phân cách bằng dấu phẩy. Tương tự cách hỏi như vậy với câu b,c. GV:Các bạn mới được kết nạp vào đội là người như thế nào ? HS: Con ngoan - trò giỏi. Sau khi trả lời xong , học sinh tự đặt dấu phẩy ở vị trí "con ngoan ,trò giỏi". GV: Nhiệm vụ của Đội viên là gì? HS:Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy - tuân theo Điều lệ đội và giữ gìn danh dự Đội. Học sinh sẽ đặt dấu phẩy ở vị trí "...thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy , tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội". Ví dụ 2 bài 17B SHDHTV3 tập 1 trang 100: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: a) Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh. b) Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. c) Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Với bài tập này, câu hỏi cần được đưa ra gợi ý hướng dẫn để học sinh định hướng và tìm được vị trí đặt dấu câu chính xác như sau: /?/ - Êch con như thế nào ? - Ngoan ngoãn - chăm chỉ và thông minh Tương ứng :...(ngoan ngoãn , chăm chỉ và thông minh.) /?/ Nắng cuối thu như thế nào ? - Vàng ong- dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. Tương ứng :..(.vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.) /?/- Trời như thế nào ? - Xanh ngắt trên cao - xanh như dòng sông trong- trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Tương ứng:... (xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.) Như vậy với cách đặt câu hỏi như trên, giáo viên đã định hướng giúp học sinh hiểu : 12 +Dấu phẩy sẽ được đặt ở nội dung câu trả lời. +Dấu phẩy sẽ dùng (sẽ đặt )để tách từng sự vật, từng việc, từng hành động , từng tính chất, từng đặc điểm ...có trong nội dung câu trả lời. Sau 2 ví dụ trên, tôi giao tiếp các bài tập tự luyện cho học sinh, yêu cầu các em tự đặt câu hỏi, tự trả lời, tự ghi dấu vào vị trí phù hợp. Bài tập 1 bài 22B SHDHTV3 tập 2 trang 54: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau: a)Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. b)Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng. c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt . d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít. Bài tập 2 bài 22B SHDHTV3 tập 2 trang 54: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau: a) Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà . b) Cây hồi thẳng cao tròn xoe. c) Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. d) Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Bài tập 3: bài 29C SHDHTV3 tập 2 trang 30: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a)Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt hội thi tài năng tuổi thơ đã thành công rực rỡ b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục. c) Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện. *BIỆN PHÁP2: Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu: Ví dụ : bài 26B SHDHTV3 tập 2A trang 110: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây: a) Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải . b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô -Phi đã về ngay. c)Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. 13 d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. Đây là một bài tập khá phức tạp đối với học sinh lớp 3. Với dạng bài tập này, giáo viên có thể dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việctheo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu như sau: Câu a: - Giáo viên đưa ra sơ đồ: Vì sao ?Ai ?...làm gì ? - Học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình như sau: Vì thương dân - Chử Đồng Tử và công chúa - đi khắp nơi dạy dân cách trồng    Vì sao? Ai? Làm gì ? lúa nuôi tằm dệt vải. - Giáo viên đưa ra câu hỏi phụ như sau: Dạy dân những cách gì ? - Học sinh tách thành 3 việc theo sơ đồ : (Dạy cách trồng lúa - nuôi tằm - dệt vải .) Khi học sinh phân cách các phần trong câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi như sau: GV: Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu a? HS: Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa , nuôi tằm dệt vải. Câu b: - Giáo viên đưa ra mô hình tổng quát cho câu b: Vì sao? Ai?...làm gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh với mô hình câu a để thấy 2 mô hình tương tự nhau.Vì vậy, giáo viên yêu cầu học sinh tự phân tích mô hình ấy để tìm ra chỗ đặt dấu phẩy. - Học sinh phân tích mô hình như sau: Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác - chị em Xô-Phi đã về ngay    Vì sao? Ai? Làm gì ? 14 Sau khi phân tích theo mô hình như trên, học sinh có thể dễ dàng đặt dấu phẩy vào vị trí đúng như sau: Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô -Phi đã về ngay. Câu c: Trong câu c có phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân khá phức tạp , với 3 cụm từ chỉ đặc điểm đi liền nhau(Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ.) Vì vậy cần có mô hình hỗ trợ khác để giúp các em tìm ra chỗ cần phân cách bằng dấu phẩy như sau: Giáo viên đưa ra sơ đồ : Vì sao? Ai? ...thế nào ? Học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình như sau : Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.    Vì sao? Ai? Thế nào? Giáo viên đưa tiếp câu hỏi phụ như sau: Vì những gì mà Quắm Đen đã bị thua ? Học sinh phân tích theo câu hỏi phụ : (Tại thiếu kinh nghiệm - nôn nóng - và coi thường đối thủ.) Sau khi học sinh phân cách các phần của câu hỏi theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi : - Như vậy ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu c? Học sinh sẽ đặt đúng dấu phẩy vào vị trí thích hợp như sau (Tại thiếu kinh nghiệm , nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm đen đã bị thua.) - Sau khi học sinh đặt đúng đấu phẩy trong câu c,giáo viên cần nhấn mạnh lại để lưu ý học sinh: Trường hợp cụm từ đi trước nó là từ "và " thì không cần phân cách bằng dấu phẩy. Ví dụ : - Lan, Mai, Hồng đều là học sinh giỏi . - Lan, Mai và Hồng đều là học sinh giỏi . Câu d: Giáo viên cho học sinh nhận xét để thấy câu d có cấu trúc tương tự câu c với phần trạng ngữ cũng gồm 3 cụm từ chỉ đặc điểm đi liền nhau và cụm 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan