Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sản xuất cà phê ở nước ta hiện nay 1...

Tài liệu Sản xuất cà phê ở nước ta hiện nay 1

.PDF
29
1
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH  BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LỚP L18--- NHÓM L08 --- HK 202 NGÀY NỘP 11/04/2021 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trung Hiếu Sinh viên thực hiện Trần Thị Thảo Yến Hoàng Ngọc Ánh Trần Tấn Lộc Đậu Thùy Dung Nguyễn Thành Long Nguyễn Thị Như Ý Mã số sinh viên 1916059 1912360 1914037 1910925 1914003 1916065 0 MỤC LỤC A. Lời mở đầu B. Nội dung: 1. Yêu cầu về kiến thức 1.1. Khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá 1.2. Tính hai mặt của lao động SXHH 1.3. Lượng giá trị hàng hoá 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị HH: năng suất lao động và cường độ lao động 2. Vận dụng 2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê ở nước ta hiện nay 2.2. Vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế nước ta( đóng góp thế nào, đối với thị trường trong nước và xuất khẩu) 2.3. Thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất cà phê ở nước ta (đưa vào những nhân tố gây thuận lợi và cản trở) 4. Những chính sách của nhà nước trong định hướng phát triển ngành sản xuất và phê C. Kết luận D. Tài liệu tham khảo 1 A. LỜI NÓI ĐẦU Trong nhiều thập kỷ qua, cà phê là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung. Sản xuất cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cả khách quan lẫn chủ quan, như: biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ các loại cây trồng khác; cần tái canh những cây cà phê già cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp. Do cạnh tranh khốc liệt, chính sách sản xuất cà phê của Việt Nam đã chuyển sang một kỷ nguyên mới với hai mục tiêu: thứ nhất là duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới; thứ hai, để tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. 2 B. NỘI DUNG 1. Yêu cầu về kiến thức 1.1. Khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hóa 1.1.1. Khái niệm hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (sắt, thép, lương thực, thực phẩm…) hoặc phi vật thể (dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ và nghệ sĩ…). 1.1.2. Thuộc tính của hàng hóa: Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. * Giá trị sử dụng của hàng hóa: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất... Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất. Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên (lý, hoá học) của thực thể hàng hóa đó quyết định. Do đó, giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm. 3 Ví dụ: Than đá ngày xưa chỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học – kỹ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất. Gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế.. Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua. Cho nên, nếu là người sản xuất, phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua. * Giá trị của hàng hóa Để nhận biết được thuộc tính giá trị, xét trong quan hệ trao đổi. Thí dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA = yB Ở đây, số lượng x đơn vị hàng hóa A, được trao đổi lấy số lượng y đơn vị hàng hóa B. Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau, với những tỷ lệ nhất định? Sỡ dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì giữa chúng có một điểm chung. Điểm chung đó không phải là giá trị sử dụng mặc dù giá trị sử dụng là yếu tố cần thiết để quan hệ trao đổi được diễn ra. Điểm chung đó phải nằm ở trong cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một bên thì giữa chúng có điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động bằng nhau đã hao phí để tạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi đó. Trong trường hợp quan hệ trao đổi đang xét, lượng lao động đã hao phí để tạo ra x đơn vị hàng hóa A đúng bằng lượng lao động đã hao phí để tạo ra y đơn vị hàng hóa B. Đó là cơ sở để các hàng hóa có giá trị hàng hóa sử dụng khác nhau trao đổi được với nhau theo tỷ lệ nhất định; một thực tế chung giống nhau là lao động xã hội đã hao phí để sản xuất ra các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Lao động xã hội đã hao phí để tạo ra hàng hóa là giá trị hàng hóa. 4 Ví dụ: Giả sử một con gà có thể được đổi lấy 10kg táo. Có nghĩa là gà và táo là vật mang giá trị trao đổi. Cụ thể trong ví dụ này, hao phí lao động của người nuôi gà sẽ bằng với hao phí lao động của người trồng táo. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội cần thiết để nuôi một con gà sẽ bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng được 10kg táo => 1 con gà có giá trị bằng 10kg táo. Giá trị là lao động xã hội của con người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau. Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thi trường chấp nhận. Hàng hóa phải được bán đi. * Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa: - Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một sản phẩm, hàng hóa. Phải có đủ hai thuộc tính này sản phẩm, vật phẩm đó mới được gọi là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính, thì sản phẩm, vật phẩm không được coi là hàng hóa. - Mặt mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục đích của họ là mặt giá trị (tức là lợi nhuận) chứ không phải là giá trị sử dụng. Trong tay người bán có giá trị sử dụng, tuy nhiên cái mà họ quan tâm là giá trị hàng hóa. Ngược lại, đối với người mua, họ lại rất cần giá trị sử dụng. Nhưng để có giá trị sử dụng, trước hết họ cần thực hiện giá trị hàng hóa sau đó mới có thể chi phối giá trị sử dụng. Vì vậy mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này chính là quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình thực hiện giá trị được thực hiện trước (trên thị trường), quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau (trong tiêu 5 dùng). Nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất. Nói tóm lại, giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. 1.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính đó do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thần hàng hoá. C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây không phải là hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng. - Lao động cụ thể: + Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng. Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế. + Đặc trưng của lao động cụ thể: *    Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. *    Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. 6 *   Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền vối vật phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. *   Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển và sự áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ ở mỗi thời đại. *    Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người. -   Lao động trừu tượng : + Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng. Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người. + Đặc trưng của lao động trừu tượng: *    Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi. *    Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa. Chú ý: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có quan hệ với tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa có mâu thuẫn với nhau, đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn biểu hiện ở chỗ sản phẩm của người sản xuất hàng hóa 7 riêng biệt có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội hoặc hao phí lao động cá biệt của ngưòi sản xuất hàng hoá có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng “sản xuất thừa”. 1.3. Lượng giá trị hàng hóa 1.3.1. Lượng giá trị của hàng hóa là gì ? Hàng hoá là sản phẩm của lao động , có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi , mua bán . Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình như : sắt , thép , lương thực , thực phẩm ... hoặc ở dạng vô hình như những dịch vụ thương mại , vận tải hay dịch vụ của giáo viên , bác sĩ và nghệ sĩ ... Hàng hoá có hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị . Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi . Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng , là tỷ lệ theo đó một lượng giá trị sử dụng này đổi được với một lượng giá trị sử dụng khác . Như vậy , giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá . Còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị , giá trị là nội dung , là cơ sở của giá trị trao đổi . Đồng thời , giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá . Chính vì vậy , giá trị là một phạm trù lịch sử , chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá . Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động tiêu hao để làm ra hàng hóa đó quyết định và được đo bằng đơn vị thời gian như : ngày , giờ , tuần , tháng , năm . Lượng giá trị của hàng hóa không phải tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết . Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình , với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó . 8 Thời gian lao động xã hội cần thiết hình thành tự phát trên thị trường do cạnh tranh , thường là do thời gian trung bình của người sản xuất và cung cấp đại bộ phận hàng hóa cho thị trường . Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết , hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa , mới quyết định đại lượng giá trị cá biệt của hàng hóa . 1.3.2. Tính chất : Về bản chất , thời gian lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao động xã hội trung bình ( thời gian lao động xã hội trung bình ) để sản xuất ra hàng hóa . Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt ( mức hao phí lao động cá biệt ) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định vì rằng trình độ thành thạo trung bình , cường độ lao động trung bình , điều kiện trang bị kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau ( có nước phát triển , có nước chậm phát triển ) và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất . Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi ( cao hay thấp ) thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ thay đổi . 1.3.3. Ý nghĩa : Khái niệm này dùng để bổ sung , giải thích cho khái niệm giá trị của hàng hóa . Theo đó , giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội , lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa . Và lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó và lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động . Như vậy , việc dùng đại lượng thời gian lao động để đo giá trị của sản phẩm , hàng hóa có thể dẫn đến mâu thuẫn và gây ngộ nhận rằng người sản xuất ra hàng hóa hay người lao động càng làm biếng hay càng vụng về bao nhiêu thì lượng giá trị hàng hóa của anh ta lại càng lớn bấy nhiêu , vì anh ta càng phải dùng nhiều thời gian hơn để sản xuất 9 ra hàng hóa đó . Như vậy sẽ dẫn đến trường hợp một người làm việc chậm chạp , lê mê , làm việc mất thời gian thì hàng hóa của anh ta tạo ra sẽ có giá trị lớn . Chính vì vậy , Các Mác mới đưa ra khái niệm lao động xã hội cần thiết để giải thích cụ thể , theo đó lao động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống nhau của con người và là chi phí của cùng một sức lao động của con người cho nên nó có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình . Do đó , để sản xuất ra một hàng hóa nhất định , chỉ cần dung một thời gian lao động trung bình lao động cần thiết hoặc “thời gian lao động xã hội cần thiết”. 1.4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hoá tùy thuộc vào 3 yếu tố là:  Năng suất lao động  Cường độ lao động  Mức độ phức tạp của lao động 1.4.1. Năng suất lao động: + Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội nhưng chỉ có năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa vì trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà theo giá trị xã hội. + Năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên. 10 + Ảnh hưởng của năng suất lao động tới lượng giá trị của hàng hóa: năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống, thì ta phải tăng năng suất lao lộng xã hội. >> Kết luận: Sự thay đổi của năng suất lao động tác động theo tỷ lệ nghịch đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng không tác động đến tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian. >> Liên hệ: Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Để cạnh tranh về giá cả với nhà sản xuất khác thì phải tăng năng suất lao động cá biệt vì nó làm giảm lượng giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hoá xuống thấp hơn lượng giá trị xã hội của nó lớn hơn giá cả bán hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác mà vẫn thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao hơn. 1.4.2. Cường độ lao động: + Khái niệm: Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian, nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ tăng lên, đồng thời sức hao phí lao động để sản xuất ra lượng hàng hóa đó cũng tăng lên, vì vậy mà giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng không đổi. + Bên cạnh đó, tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động đều dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động tăng lên. Két luận: 11 Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng nó tác động theo tỷ lệ thuận đến tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian. >> Liên hệ: Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị là 60 USD, như vậy giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì giá trị 1 sản phẩm sẽ giảm đi 2 lần, là 2 USD. Đồng thời số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên 2 lần, là 30 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày vẫn là 60 USD. Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì giá trị 1 sản phẩm vẫn giữ nguyên là 4 USD. Đồng thời số lượng sản xuất ra cũng tăng lên 1,5 lần là 22,5 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày là 90 USD  Trong thực tế sản xuất hàng hoá TBCN, việc các nhà tư bản áp dụng tăng cường độ lao động đối với người làm thuê (trong khi không trả công tương xứng) không nhằm làm giảm lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả năng cạnh tranh về giá mà là nhằm tăng mức độ lao động làm thuê. + Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào: 1. Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động. 2. Trình độ tổ chức quản lý. 3. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. 1.4.3. Mức độ phức tạp của lao động: Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. + Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. + Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. + Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân 12 lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát >> Ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa và tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian 13 2. Vận dụng 2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê ở nước ta hiện nay. Cây cà phê đến nước ta theo côn đường truyền đạo công giáo, xuất hiện đầu tiên ở hai tỉnh là Quảng Bình và Quảng Trị và dần lan rộng ra các tỉnh khác. Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, cà phê ngày càng khẳng định vị trí và giá trị của mình trong nền nông nghiệp Việt Nam. a. Sản xuất Nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu thích hợp, cà phê ngày càng được sản xuất nhiều ở nước ta, trở thành mặt hàng thương mại lớn của đất nước, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế. Nước ta cũng trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Tổng diện tích bao phủ bởi canh tác cà phê ước tính khoảng 600.000ha, với các tỉnh trồng cà phê chính nằm ở Tây Nguyên, bao gồm Đăk Lăk (190.000 ha), Lâm Đồng (162.000 ha), Đăk Nông (135.000 ha), Gia Lai (82.000 ha) ) và Kon Tum (13.500 ha). Hiện nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết kế 1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay - tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan - tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%. Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe,… không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt. Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ các loại cây trồng khác; cần tái canh những cây cà phê già cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp. Do cạnh tranh khốc liệt, chính sách sản xuất cà phê của Việt Nam 14 đã chuyển sang một kỷ nguyên mới với hai mục tiêu: thứ nhất là duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới; thứ hai, để tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. b. Tiêu thụ Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%). Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hòa tan, Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu, trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn đang là một nước với mức tiêu thụ cà phê rất thấp so với lượng sản xuất ra. 2.2 Vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế nước ta Đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường. – Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn,   khoảng 500 triệu USD. Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. – Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao động. Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số 15 lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân. – Mặt khác khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có trọng điểm, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế. – Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì cây cà phê thích hợp với những vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến  xuất khẩu cà phê – Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình. – Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh của đơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận. – Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín. Với người sản xuất cà phê – Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu không cao do thói quen tiêu dùng của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thích uống trà hơn cà phê. Vì vậy xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thu nhập. – Cà phê là một cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình. 16 – Ngoài ra việc trồng cà phê xuất khẩu giúp họ giải tạo ra việc làm cho người nhà trong thời buổi nông nhàn. Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê còn giúp cho người nông dân trồng cà phê được Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vật tư, giống và kỹ thuật chăm sóc sẽ làm cho họ nâng cao năng xuất lao động, cây trồng và chất lượng sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ. 17 2.3. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất café 2.3.1. Thuận lợi: Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : nguồn cung cà phê, thị trường, cầu cà phê thế giới. Ngành cà phê Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể. Năm 1991 chỉ đạt 1% thị phần thế giới thì đến niên vụ 2015 – 2016 đã tăng lên trên 19%. Hiện nay, Việt Nam là nơi đang cung cấp tới trên 40% lượng cà phê trên thế giới. - Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Được hưởng sự bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ hội thị trường mở rộng, có điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. - Người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro.  cà phê vẫn được coi là một trong những cây trồng chiến lược trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân. - Điều kiện khí hậu ở Việt Nam rất thích hợp cho sự phá triển của cây cà phê, tạo cho cà phê của chúng ta một hương vị rất riêng. Bên cạnh đó, đất đỏ bazan là điều kiện quan trọng để cây cà phê phát triển tốt. Trong đó phổ biến ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng ngàn hecta. 2.3.2. Khó khăn: - Cũng như nhiều loại cây trồng khác thì việc sản xuất cà phê cũng phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, gặp năm thời tiết không thuận lợi thì không thể đảm bảo đủ lượng cà phê xuất khẩu, khó duy trì mức sản lượng xuất khẩu ổn định. Tuy nhiên năm được mùa thì cà phê xuất khẩu lại phải đối mặt với một thực trạng là giá cà phê xuống thấp do cung lớn hơn cầu. 18 - Diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng - Chất lượng cà phê nhân còn thấp. các công ty cà phê chưa chứng nhận hoặc có nhu cầu mở rộng chứng nhận, diện tích trồng cà phê, nông dân trồng cà phê chưa chứng nhận vẫn còn nhiều. - Sử dụng nước tưới chưa hợp lý - Tác động của biến đổi khí hậu - Thị trường không ổn định, giá cà phê thấp đã tác động nhiều đến sản xuất cà phê bền vững. - Nông dân nhỏ lẻ, phân tán hoặc không đồng nhất - Cung cầu chưa cân đối - Một vấn đề khác mà ngành cà phê đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ các cây trồng khác có giá trị cao hơn. Nhiều cây trồng có giá trị cao hơn, như hồ tiêu, sầu riêng, bơ, chanh dây, … đang lấn đất cà phê, nhất là sau khi Chính phủ đã lệnh đóng cửa rừng. Trong đó, hồ tiêu là nguy cơ lớn nhất đối với cà phê hiện nay. Ngành hồ tiêu theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ đạt diện tích là 50.000 ha, nhưng đến nay đã tăng lên 100.000 ha. - Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt.  Báo Dân kinh tế cho rằng: “- Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan